intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Chính sách cổ tức

Chia sẻ: Sdgvfcxg Sdgvfcxg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

383
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức...trong đề tài Chính sách cổ tức nhóm trình bày về lý thuyết, các mô hình chính sách cổ tức trên thế, và áp dụng tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Chính sách cổ tức

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỆ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ------------------------------------ Môn học: Tài chính doanh nghiệp Đề tài: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS Lê Thị Lanh Khóa 22 – Lớp Đêm 1 – Nhóm 1 TP.HCM, Tháng 6, năm 2013
  2. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH MỤC LỤC LÝ THUYẾT ....................................................................................................... 4 PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ....................................... 4 I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ CỔ TỨC ..................................................................... 4 1. Khái niệm cổ tức ......................................................................................... 4 2. Cách thức chi trả cổ tức ............................................................................... 4 3. Phân loại cổ tức theo hình thức chi trả ......................................................... 5 II. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ........................................................................... 5 1. Khái niệm chính sách cổ tức ........................................................................ 5 2. Các yếu tố quyết định chính sách cổ tức ...................................................... 5 III. GIẢI NOBEL KINH TẾ CỦA MM VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ..................................................................... 11 1. Những giả định của Lý thuyết MM ........................................................... 11 2. Nội dung lý thuyết MM ............................................................................. 11 2.1 Trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp hay đến tổng thu nhập các cổ đông .............. 11 2.2 Ví dụ minh họa trường hợp chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ đông .................................................................... 12 3. Các bất hoàn hảo của thị trường ................................................................ 15 IV. CÁC TRƯỜNG PHÁI VÀ PHẢN BIỆN, TRANH LUẬN VỀ LÝ THUYẾT MM ................................................................................................... 15 1. Các trường phái ......................................................................................... 15 2. Các phản biện, tranh luận .......................................................................... 15 2.1. Các lập luận về chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp ........................................................................................................... 15 2.2. Các lập luận về chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp ... 16 PHẦN II: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG THỰC TIỄN ........................... 18 I. CÁC CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG THỰC TIỄN ......................... 18 1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ....................................................... 18 2. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định ............................................................ 18 3. Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi .............................................. 19 HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 1
  3. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH 4. Chính sách cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối năm .................................................................................................................. 19 II. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRÊN THẾ GIỚI .......................................... 19 1. Tình hình chi trả cổ tức ở Mỹ .................................................................... 20 1.1 Cổ tức Mỹ trước khủng hoảng ............................................................ 20 1.2 Cổ tức Mỹ trong thời kỳ khủng hoảng ................................................ 21 2. Tình hình chi trả cổ tức của các nước Châu Âu ......................................... 22 3. Tình hình chi trả cổ tức ở các nước G7 ...................................................... 23 III. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................................................................................................ 23 1. Giai đoạn trước khủng hoảng (2006-2009) ................................................ 24 2. Giai đoạn khủng hoảng (2009 – 2012) ....................................................... 25 BÀI TẬP THỰC HÀNH 30 I. Bài 7 trang 174 về công ty House of Haddock ........................................ 30 II. Bài 4 trang 176 về công ty Little Oil ....................................................... 31 III. Bài 10 trang 177 về công ty Hors d’Age ................................................. 32 IV. Bài 17 trang 179 ........................................................................................ 34 V. Bài 19 trang 179 ....................................................................................... 36 BÀI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 38 TỶ LỆ NẮM GIỮ CỔ PHẦN CỦA CHỦ SỞ HỮU ẢNH HƯỞNG LÊN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA DOANH NGHIỆP BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI PAKISTAN ...................................... 38 Lời mở đầu ........................................................................................................ 38 1. Giới thiệu: ................................................................................................. 39 2. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................... 40 2.1 Lý thuyết chi phí đại diện ........................................................................ 40 2.2 Lý thuyết về tác động phát tín hiệu ......................................................... 41 2.3 Vốn sở hữu nhà quản trị và chính sách cổ tức ......................................... 42 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 45 3.1 Nguồn thu thập dữ liệu và kích thước mẫu .......................................... 45 3.2 Phân tích mô hình kinh tế lượng ......................................................... 46 3.3 Các biến số trong bài nghiên cứu ............................................................ 47 HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 2
  4. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH 4. Phân tích thực nghiệm ............................................................................... 48 4.1 Mô hình 1 .............................................................................................. 51 4.2 Mô hình 2 .............................................................................................. 52 4.3 Mô hình 3 ............................................................................................... 53 5. Kết luận ..................................................................................................... 53 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH TẠI VIỆT NAM ................................... 54 1. Mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 54 2. Cách thức lấy số liệu các biến ......................................................................... 55 3. Mô hình hồi quy .............................................................................................. 55 4. Kết quả kiểm định ........................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 61 HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 3
  5. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH LÝ THUYẾT PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ CỔ TỨC 1. Khái niệm cổ tức Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức. Trừ trường hợp cổ phiếu ưu đãi cổ tức, còn lại cổ tức được trả không cố định. 2. Cách thức chi trả cổ tức Ở hầu hết các doanh nghiệp, hội đồng quản trị triệu tập các cuộc họp hàng quý hoặc nửa năm để thẩm định thành quả vừa qua của doanh nghiệp và quyết định mức cổ tức chi trả cho kỳ tới bằng việc áp dụng thể thức thông báo. Thể thức này thường xoay quanh ngày công bố, ngày không có cổ tức, ngày ghi sổ và ngày chi trả. Ví dụ trục thời gian chi trả cổ tức của công ty X 24 tháng 2 27 tháng 2 3 tháng 3 15 tháng 3 Ngày công bố Ngày không Ngày ghi sổ Ngày chi trả có cổ tức Hội đồng quản trị của công ty họp vào “ngày công bố” (24/2) để xem xét quyết định cổ tức tương lai. Họ công bố một cổ tức vào ngày này, cổ tức này sẽ được trả cho các cổ đông trong danh sách liệt kê vào “ngày ghi sổ” (3/3). Vào ngày này, công ty lập danh sách từ các sổ chuyển giao cổ phần của các cổ đông được nhận số cổ tức đã công bố. Các thị trường chứng khoán ở Mỹ đòi hỏi 4 ngày làm việc trước ngày liệt kê danh sách để ghi nhận các thay đổi quyền sở hữu chứng khoán. Ngày bắt đầu của 4 ngày này được gọi là “ngày không có cổ tức” (27/2). Các nhà đầu tư mua cổ phần trước ngày 27/2 được hưởng cổ tức vào ngày 3/3. Các nhà đầu tư mua cổ phần vào ngày 27/2 hoặc sau ngày 27/2 không được hưởng cổ tức. Vào ngày 27/2 là ngày không có cổ tức, giá cổ phần được dự kiến sẽ sụt giảm một khoản bằng với số tiền cổ tức vì giá trị này đã được rút ra khỏi doanh nghiệp. “Ngày chi trả” thường từ 2 đến 4 tuần sau ngày ghi HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 4
  6. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH sổ (15/3), vào ngày này, doanh nghiệp chi trả cổ tức đến những người nằm trong danh sách. 3. Phân loại cổ tức theo hình thức chi trả  Cổ tức bằng tiền: cổ tức được chi trả cho cổ đông trực tiếp bằng tiền mặt. Nhà đầu tư có thể căn cứ vào số cổ tức được trả này để tính lợi suất hiện thời bằng cách lấy khoản này chia cho thị giá cổ phiếu. Nó là một trong nhiều tham số mang tính tham khảo (tính bằng %) giúp nhà đầu tư thực hiện các so sánh tương đối, dự liệu mức thu nhập… để ra quyết định đầu tư. Ví dụ: Cổ phiếu BVS có cổ tức được trả đợt 2 năm 2007 là 1.000 đồng trên một cổ phiếu.  Cổ tức bằng cổ phần và chia nhỏ cổ phần: Khi công ty có nhu cầu giữ lại lợi nhuận để đầu tư họ có thể sử dụng cổ phiếu được phép phát hành hay cổ phiếu quỹ (nếu có) để trả cổ tức, hoặc chia nhỏ cổ phần của cổ đông đang nắm giữ với tỷ lệ tương ứng với phần lợi nhuận được công ty giữ lại. Ví dụ: Cuối năm 2011 Vietinbank thực hiện chia cổ tức bằng cách phát hành thêm cổ phiếu với tỷ lệ 20% (cổ đông nắm giữ 1.000 cổ phần (CP) được chia 200 CP mới). II. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1. Khái niệm chính sách cổ tức Chính sách cổ tức là quyết định ấn định tỷ lệ phù hợp giữa phần lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và phần lợi nhuận chia cổ tức. Lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu tư cho công ty hay được chi trả cho cổ đông. Vì lí do này khi Đại hội cổ đông diễn ra cuối kỳ kinh doanh, Ban Giám đốc có thể đệ trình lên Hội đồng quản trị phương án sử dụng một tỷ lệ nhất định phần lãi sau thuế để chia cổ tức cho cổ đông, phần còn lại được giữ lại để tái đầu tư hoặc phân bổ vào các quỹ dự phòng. Nếu phương án chia này được biểu quyết thông qua thì chính sách chia cổ tức của năm kinh doanh đó chính thức được xác nhận và có hiệu lực. 2. Các yếu tố quyết định chính sách cổ tức 2.1 Các hạn chế pháp lý: Hầu hết các quốc gia đều có luật điều tiết chi trả cổ tức của một doanh nghiệp đăng ký hoạt động ở quốc gia đó. Về cơ bản, luật này quy định:  Không thể dùng vốn của một doanh nghiệp để chi trả cổ tức: Hạn chế này được gọi là hạn chế suy yếu vốn. Tùy theo đặc điểm mỗi quốc gia, vốn được định nghĩa HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 5
  7. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH như sau: Chỉ bao gồm mệnh giá của cổ phần thường hoặc định nghĩa bao quát hơn, gồm cả vốn góp vượt quá tài khoản mệnh giá (thường được gọi là thặng dư vốn). Điều này ngăn cản các chủ sở hữu thường rút đầu tư ban đầu của họ và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ của doanh nghiệp, giảm trách nhiệm với mức vốn mà doanh nghiệp phải chịu theo Luật doanh nghiệp hiện hành. Bởi vì doanh nghiệp đang trong tình trạng thua lỗ mà vẫn thực hiện chi trả cổ tức có nghĩa là doanh nghiệp đang dùng vốn chủ sở hữu chia lại cho chính cổ đông.  Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và trong thời gian qua: Hạn chế này được gọi là hạn chế lợi nhuận ròng đòi hỏi một doanh nghiệp phải phát sinh lợi nhuận trước khi được phép chi trả cổ tức tiền mặt. Nhằm ngăn chặn doanh nghiệp dùng vốn đầu tư ban đầu để chi trả cổ tức, làm suy yếu vị thế an toàn của chủ nợ  Không thể chi trả cổ tức khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán: Hạn chế này được gọi là hạn chế mất khả năng thanh toán, quy định rằng một công ty mất khả năng thanh toán có thể không chi trả cổ tức tiền mặt. Khi một công ty mất khả năng thanh toán nghĩa là nợ nhiều hơn tài sản. Chi trả cổ tức sẽ cản trở các trái quyền ưu tiên của các chủ nợ đối với tài sản của doanh nghiệp và vì vậy bị ngăn cấm. 2.2 Các điều khoản hạn chế Các điều khoản hạn chế ảnh hưởng đến chính sách cổ tức nhiều hơn là các hạn chế pháp lý. Các hạn chế này giới hạn tổng mức cổ tức một doanh nghiệp có thể chi trả. Các điều khoản hạn chế nằm trong các giao kèo trái phiếu, điều khoản vay, hợp đồng thuê tài sản, thỏa thuận cổ phần ưu đãi. Các điều khoản này có thể quy định không thể chi trả cổ tức cho đến khi lợi nhuận đạt đến một mức nhất định nào đó; hay các yêu cầu về quỹ dự trữ, quy định một phần ḍòng tiền của doanh nghiệp phải được dành để trả nợ; cũng có thể là vốn lưu động hay tỷ lệ nợ hiện hành không cao hơn một mức định sẵn nào đó. 2.3 Các ảnh hưởng của thuế Cổ tức được coi là thu nhập chịu thuế. Ví dụ tại Mỹ trước đạo luật điều chỉnh thuế năm 1986, thuế suất biên tế cá nhân (đến 50%) đánh trên thu nhập cổ tức cao hơn các thuế suất biên tế (đến 20%) đánh trên thu nhập lãi vốn dài hạn. Đây là một biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp giữ mức cổ tức thấp để các cổ đông có thể nhận được một phần lớn hơn tỷ suất sinh lợi trước thuế dưới hình thức lãi vốn và như vậy làm tăng tỷ suất sinh lợi sau thuế của họ. Tuy nhiên đạo luật điều chỉnh thuế năm 1986 HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 6
  8. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH đã bãi bỏ chênh lệch này bằng cách đánh thuế cả thu nhập cổ tức và thu nhập lãi vốn theo cùng một thuế suất biên tế. Mặc dù ưu đãi thuế đối với đối với thu nhấp lãi vốn đã bị hủy bỏ, hình thức này vẫn có 1 lợi điểm về thuế (dù nhỏ hơn) so với thu nhập cổ tức. Thu nhập cổ tức bị đánh thuế ngay (trong năm hiện hành), thu nhập lãi vốn (và thuế tương ứng) có thể được hoãn đến năm sau. Vì vậy, đối với hầu hết nhà đầu tư, hiện giá của thuế đánh trên thu nhập lãi vốn (tương lai) ít hơn thuế đánh trên 1 số lượng tương đương thu nhập cổ tức (hiện tại). Trong khi các yếu tố vừa trình bày trên đây có xu hướng khuyến khích các doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận, các quy định của cơ quan thuế lại có một tác động ngược lại. Về cơ bản, quy định này ngăn cấm các doanh nghiệp giữ lại một lượng lợi nhuận quá cao để bảo vệ các cổ đông khỏi chi trả thuế trên phần cổ tức nhận được. Nếu như cơ quan thuế kết luận rằng doanh nghiệp đã tích lũy dư thừa lợi nhuận nhằm bảo vệ các cổ đông khỏi phải chi trả thuế thu nhập cá nhân từ cổ tức, doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản thuế phạt rất nặng trên phần thu nhập này. Tuy nhiên, trách nhiệm của cơ quan thuế là phải chứng minh cho kết luận này. Vì vậy cơ quan thuế thường nghi ngờ một số công ty hơn các công ty khác. Thí dụ, cơ quan thuế thường theo dõi các doanh nghiệp nhỏ mà quyền kiểm soát nằm trong tay một số ít cổ đông vì các cổ đông này chịu khung thuế biên tế cao, các doanh nghiệp thường xuyên chi trả cổ tức thấp cũng như các doanh nghiệp có khối lượng lớn tiền mặt và chứng khoán thị trường. 2.4 Các ảnh hưởng của khả năng thanh toán Chi trả cổ tức là các dòng tiền chi ra. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng lớn càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức. Vì vậy mặc dù doanh nghiệp có thành tích quá khứ tái đầu tư lợi nhuận cao, số dư lợi nhuận giữ lại lớn, có thể doanh nghiệp này không có đủ khả năng chi trả nếu không có đủ tài sản có tính thanh khoản cao, nhất là tiền mặt. 2.5 Khả năng vay nợ và tiếp cận thị trường vốn - Doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức. - Doanh nghiệp lớn, có uy tín, dễ dàng tiếp cận với thị trường tín dụng và các nguồn vốn khác thì càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức bởi khả năng thanh khoản linh hoạt và tận dụng các cơ hội đầu tư và tài chính bất thường. HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 7
  9. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH - Ngược lại, đối với các doanh nghiệp nhỏ có vốn cổ phần được kiểm soát chặt chẽ và ít giao dịch thường xuyên, khó tiếp cận vốn bên ngoài. Vì vậy thu nhập giữ lại là nguồn vốn cổ phần mới duy nhất. Đối với các doanh nghiệp trên, khi có cơ hội đầu tư mới thuận lợi, thường việc chi trả cổ tức không nhất quán với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 2.6 Ổn định thu nhập: Hầu hết các doanh nghiệp lớn, có cổ phần được nắm giữ rộng rãi, thường do dự đối với việc hạ thấp chi trả cổ tức, ngay cả những lúc gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính. Một doanh nghiệp có lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả cổ tức cao hơn doanh nghiệp có thu nhập không ổn định. Một doanh nghiệp có các dòng tiền tương đối ổn định qua nhiều năm có thể tự tin về tương lai hơn, và thường phản ánh sự tin tưởng này trong việc chi trả cổ tức cao hơn. 2.7 Triển vọng tăng trưởng Tăng trưởng nhanh thường thì nhu cầu vốn lớn, thay vì chi trả cổ tức nhiều và cố gắng bán cổ phần mới để huy động vốn, các doanh nhiệp này thường giữ lại phần lớn lợi nhuận và tránh bán cổ phần mới ra công chúng vừa tốn kém, vừa bất tiện. Các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao thường có tỷ lệ tăng trưởng thấp và ngược lại. 2.8 Lạm phát: Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, vốn tích lũy từ khấu hao thường không đủ để bù đắp cho việc thay thế tài sản của một doanh nghiệp khi các tài sản này cũ kỹ, lạc hậu. Khi đó, doanh nghiệp có thể buộc phải giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn để duy trì năng lực hoạt động cho tài sản của mình. Lạm phát cũng có tác động trên nhu cầu vốn luân chuyển của doanh nghiệp. Trong môi trường giá cả tăng, số tiền thực tế đầu tư vào kho hàng và các khoản phải thu có chiều hướng tăng để hỗ trợ cho cùng một khối lượng hiện vật kinh doanh. Mặt khác do giá cả tăng, số tiền của các tài khoản phải trả cũng đòi hỏi một khoản chi tiền mặt lớn; số lượng tiền mặt giao dịch thường cũng phải tăng. Như vậy, lạm phát có thể buộc một doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận nhiều hơn để duy trì vị thế vốn luân chuyển giống như trước khi có lạm phát. 2.9 Ưu tiên các cổ đông Một công ty được kiểm soát chặt chẽ với tương đối ít cổ đông thì ban điều hành có thể ấn định mức cổ tức theo ưu tiên của các cổ đông. Thí dụ đa số cổ đông của một doanh nghiệp chịu một khung thuế suất biên tế cao thì họ thường thích một chính sách HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 8
  10. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH giữ lại lợi nhuận cao để sau cùng hưởng kết quả tăng giá cổ phần, hơn là chính sách chi trả cổ tức cao. Tuy nhiên, việc giữ lại lợi nhuận cao hàm ý là doanh nghiệp có đủ các cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được để biện minh cho chính sách chi trả cổ tức thấp, ngoài ra là cơ quan thuế không cho phép các doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận quá cao khi không có các cơ hội đầu tư thích đáng. Đối với một doanh nghiệp lớn có cổ phần được nắm giữ rộng rãi, giám đốc tài chính hầu như không thể tính đến các ưu tiên của cổ đông khi quyết định chính sách cổ tức. Một số cổ đông giàu có thích chính sách giữ lại lợi nhuận để hưởng lãi vốn, trong khi các cổ đông khác, có khung thuế biên tế thấp hơn coi cổ tức như nguồn thu nhập thường xuyên, thích tỷ lệ cổ tức cao hơn. Vì vậy, khi ưu tiên của các chủ sở hữu của doanh nghiệp khác nhau, ban điều hành chỉ nên xem xét các yếu tố cơ hội đầu tư, nhu cầu dòng tiền, tiếp cận thị trường tài chính và các yếu tố liên quan khác khi ấn định chính sách cổ tức. Các cổ đông nào thấy chính sách cổ tức này không thể chấp nhận được có thể bán cổ phần của mình và mua cổ phần ở các doanh nghiệp khác hấp dẫn hơn đối với họ. 2.10 Bảo vệ chống loãng giá Nếu một doanh nghiệp chấp nhận chính sách sử dụng phần lớn lợi nhuận của mình để chi trả cổ tức, thì khi có các dự án tiềm năng sinh lời doanh nghiệp có thể cần phải bán cổ phần mới nhằm huy động thêm vốn đầu tư cho dự án. Nếu các nhà đầu tư hiện hữu của doanh nghiệp không mua hay không thể mua một tỷ lệ cân xứng cổ phần mới phát hành, quyền lợi chủ sở hữu theo phần trăm của họ trong doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống. Vì thế, doanh nghiệp chọn cách giữ lại lợi nhuận nhiều hơn và chi trả cổ tức thấp hơn để tránh rủi ro loãng giá. 3. Mô hình cách điệu của Lintner về chi trả cổ tức John Lintner đã khảo sát hàng loạt các quan điểm cổ điển của các giám đốc doanh nghiệp về các chính sách phân phối cổ tức. Có thể tóm lược bốn mô hình cách điệu hóa về cách thức chi trả cổ tức ban đầu như sau: (1) Các doanh nghiệp có các tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu dài hạn. Với thu nhập tương đối ổn định, các doanh nghiệp sung mãn thường có tỷ lệ chi trả cổ tức cao, các doanh nghiệp tăng trưởng chi trả cổ tức thấp. (2) Các giám đốc thường tập trung nhiều vào những thay đổi cổ tức hơn là mức chi trả tuyệt đối. Như vậy, nếu cổ tức của năm vừa qua là 1$ thì thanh toán cổ tức HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 9
  11. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH là 2$ trong năn nay sẽ là một quyết định tài chính ấn tượng, nhưng sẽ không là gì cả nếu cổ tức là 2$ của năm vừa qua. (3) Cổ tức thay đổi theo sau những thay đổi trong lợi nhuận ổn định và kéo dài. Những thay đổi lợi nhuận tạm thời sẽ không ảnh hưởng đến chi trả cổ tức. (4) Các giám đốc tài chính đặc biệt lo lắng khi phải hủy bỏ chính sách chi trả cổ tức cao trước đây do những tác động ngược của quyết định này. Trong những trường hợp như thế, họ rất miễn cưỡng đưa ra những quyết định về thay đổi chính sách cổ tức. Lintner đã triển khai một mô hình nhất quán với các mô hình trên: Giả dụ rằng doanh nghiệp luôn bám sát tỷ lệ thanh toán cổ tức mục tiêu. Sau đó việc thanh toán cổ tức trong năm sắp đến DIV1 sẽ bằng tỷ trọng không đổi thu nhập trên mỗi cổ phần EPS1 DIV1 = cổ tức mục tiêu = tỷ lệ chia cổ tức mục tiêu * EPS1 Thay đổi cổ tức sẽ bằng ∆DIV = DIV1 – DIV0 = thay đổi cổ tức mục tiêu = tỷ lệ chia cổ tức mục tiêu * EPS1 – DIV0 Một doanh nghiệp luôn bám sát tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu sẽ thay đổi cổ tức bất cứ khi nào lợi nhuận thay đổi. Nhưng theo mô hình của Lintner, các giám đốc tài chính tin rằng cổ đông thích một tiến trình ổn định trong cổ tức hơn. Do đó, nếu như hoàn cảnh có vẻ ủng hộ việc chi trả cổ tức cao họ cũng chỉ thay đổi một phần trong chi trả cổ tức mà thôi: ∆DIV = DIV1 – DIV0 = tỷ lệ điều chỉnh * thay đổi cổ tức mục tiêu = tỷ lệ điều chỉnh * (tỷ lệ chia cổ tức mục tiêu * EPS1 – DIV0) Các doanh nghiệp càng bảo thủ thì họ càng chậm thay đổi mục tiêu của mình và do đó tỷ lệ điều chỉnh sẽ thấp hơn. Mô hình đơn giản của Lintner xác nhận rằng cổ tức phụ thuộc một phần vào lợi nhuận hiện tại của doanh nghiệp và một phần vào cổ tức của năm trước. Đến lượt mình cổ tức của năm trước lại phụ thuộc vào lợi nhuận của năm đó và cổ tức của năm trước đó. Do vậy, nếu Lintner đúng, chúng ta có khả năng mô tả cổ tức dựa trên bình quân gia quyền của lợi nhuận hiện tại và quá khứ. Khả năng tăng lên trong tỷ lệ cổ tức sẽ lớn nhất khi lợi nhuận của những năm trước đó tăng lên. Các kiểm định của mô hình Lintner cho thấy rằng mô hình này đưa ra một lời giải thích đáng tin cậy về việc các HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 10
  12. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH doanh nghiệp quyết định tỷ lệ cổ tức như thế nào nhưng vẫn chưa giải thích hết toàn bộ câu chuyện của chúng ta. III. GIẢI NOBEL KINH TẾ CỦA MM VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 1. Những giả định của Lý thuyết MM  Không có thuế: theo giả định này, các nhà đầu tư không quan tâm về việc họ sẽ nhận được thu nhập cổ tức hay thu nhập lãi vốn. Cũng có nghĩa là vấn đề chi trả cổ tức nhiều hay ít không tác động đến thu nhập của họ.  Không có chi phí phát hành: nghĩa là các doanh nghiệp không phải tốn chi phí cho việc phát hành cổ phần mới.  Không có chi phí giao dịch: giả định này có nghĩa là các cổ đông của các doanh nghiệp chi trả ít hoặc không chi trả cổ tức có thể bán lại (không tốn chi phí) bất cứ số cổ phần nào mà họ muốn bán để chuyển đổi lãi vốn thành thu nhập thường xuyên.  Chính sách đầu tư cố định: chính sách đầu tư của doanh nghiệp không chịu tác động của chính sách cổ tức. 2. Nội dung lý thuyết MM 2.1 Trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp hay đến tổng thu nhập các cổ đông. Khi doanh nghiệp muốn tăng chi trả cổ tức mà không làm thay đổi chính sách đầu tư và cố định chính sách vay nợ thì chỉ còn cách tài trợ cho cổ tức tăng thêm là phải phát hành thêm cổ phần mới. Khi đó sẽ có “sự chuyển dịch giá trị” từ cổ đông cũ sang cổ đông mới. Các cổ đông mới nhận được cổ phần vừa phát hành, mỗi cổ phần trị giá ít hơn so với trước khi có thông báo thay đổi cổ tức, và cổ đông cũ sẽ chịu một khoản sụt giảm trên cổ phần của mình. Phần sụt giảm này sẽ được bù đắp bằng cổ tức tiền mặt mà họ nhận được. Có 2 cách huy động tiền mặt cho cổ đông nguyên thủy của doanh nghiệp và chúng luôn tạo ra sự chuyển dịch giá trị từ cồ đông cũ sang cổ đông mới. Sự khác biệt chỉ là hình thức biểu hiện.  Thứ 1, cổ đông cũ sẽ nhận được tiền mặt và khoản bù trừ bởi sự sụt giảm trong giá trị của trái quyền của họ. Trong trường hợp này, sự chuyển dịch được tạo ra bởi sự pha loãng trong giá trị mỗi cổ phần. HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 11
  13. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH CỔ ĐÔNG MỚI Cổ phần Tiền mặt DOANH NGHIỆP Tiền mặt CỔ ĐÔNG CŨ  Thứ 2, cổ đông cũ bán một số cổ phần để thu lại tiền mặt. Khi đó, chuyển dịch giá trị tạo ra bởi dự giảm sút giá trị trong các cổ phần mà cổ đông nắm giữ. CỔ ĐÔNG MỚI Tiền mặt Cổ phần CỔ ĐÔNG CŨ 2.2 Ví dụ minh họa trường hợp chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ đông Xem xét bảng cân đối kế toán của Rational Damicomductor: ĐVT: $ Tài sản Nguồn vốn Tiền mặt 1.000 Nợ 0 Tài sản cố định 9.000 Vốn cổ phần 10.000 + NPV Cơ hội đầu tư (yêu cầu NPV vốn đầu tư 1.000$) Tổng tài sản 10.000 + NPV Giá trị doanh nghiệp 10.000 + NPV Tổng tài sản là 10.000$, trong đó bao gồm 1.000$ là tiền mặt và 9.000$ là tài sản cố định. Công ty không sử dụng nợ và cấu trúc vốn là tài trợ bằng 100% bằng vốn cổ phần. HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 12
  14. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH Giả sử công ty có cơ hội đầu tư (yêu cầu vốn đầu tư là 1.000$ tiền mặt) và giá trị mang lại giả sử là NPV. Như vậy tổng tài sản công ty X sau khi thực hiện dự án là 10.000$ + NPV và đây cũng là giá trị của doanh nghiệp. Ví dụ 1: Công ty chi trả cổ tức bằng tiền mặt Rational Damicomductor dự kiến chi trả 1.000$ cổ tức cho cổ đông và 1.000$ để đầu tư, tuy nhiên khoản tiền mặt 1.000$ đã được sử dụng để trả cổ tức cho cổ đông do đó để tài trợ cho cơ hội đầu tư doanh nghiệp phải huy động thêm vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần. Bảng cân đối mới sau khi bán cổ phần mới, chi trả cổ tức và đầu tư mới ĐVT: $ Tài sản Nguồn vốn Tiền mặt 0 Nợ 0 Vốn cổ phần cổ đông Tài sản cố định 9.000 1.000 mới Cơ hội đầu tư (yêu cầu 1.000 + NPV Vốn cổ phần cổ đông cũ 9.000 + NPV vốn đầu tư 1.000$) Tổng tài sản 10.000 + NPV Giá trị doanh nghiệp 10.000 + NPV Giả định rằng bỏ qua thuế, chi phí phát hành và các chi phi khác và thị trường là hiệu quả, cổ phần của Rational Damicomductor được bán với giá hợp lý Khi đó: - Giá trị cổ đông: Giá trị cổ phần của cổ đông cũ = Giá trị DN – giá trị cổ phần mới = (10.000 + NPV) – 1.000 = 9.000 + NPV  Như vậy, các cổ đông cũ nhận 1.000 cổ tức tiền mặt và chịu 1 khoản sụt giảm 1.000 trong giá trị vốn cổ phần. Chính sách cổ tức không có ảnh hưởng đến giá trị cổ đông. - Giá trị doanh nghiệp: + Giả sử trước khi chi trả cổ tức, doanh nghiệp này có 1.000 cổ phần đang lưu hành và dự án có NPV = 2.000 $ HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 13
  15. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH => Tổng giá trị doanh nghiệp = 10.000 + 2.000 = 12.000$ + Giá trị của 1 cổ phần cũ trước khi chi trả cổ tức = 12.000 / 1.000 = 12$/ cổ phần + Giá trị của 1 cổ phần cũ sau khi chi trả cổ tức = (9.000 + 2.000)/11 = 11$/ cổ phần  Như vậy, sau khi chi trả cổ tức thì giá cổ phần cũ giảm 1$/ cổ phần + Giá trị cổ phần mới: Cổ phần mới phát hành phải được bán với giá tương tự như các cổ phần còn lại, tức là 11$/ cổ phần. Để huy động 1.000$ tiền mặt thì doanh nghiệp phải phát hành: 1.000/11 = 91 cổ phần  Sau khi chia cổ tức, tổng giá trị doanh nghiệp là 1.091 cổ phần x 11$/cổ phần = 12.000$ và không thay đổi so với trước khi chia cổ tức. Ví dụ 2: Mua lại cổ phần Giả sử dự án của công ty Rational Damicomductor chắc chắn bị lỗ, tức là NPV < 0. Các nhà quản trị sẽ không thực hiện dự án này và dùng 1.000$ để chi trả cổ tức cho cổ đông bằng cách mua lại một số lượng cổ phần đang lưu hành. - Giả sử: + Lợi nhuận các năm đều là 1.000$ và không chi trả cổ tức mà sử dụng lợi nhuận này mua lại cổ phần + Suất sinh lời mong muốn của nhà đầu tư là k = 10% - Trước khi chi trả cổ tức: + Cổ tức cho mỗi cổ phần là DIV = 1.000 / 1.000 = 1$/CP + Giá trị mỗi cổ phần của cổ đông trong doanh nghiệp = DIV / k = 1 / 0,1 = 10$/CP + Giá trị của doanh nghiệp = 10 x 1.000 = 10.000$ - Sau khi chi trả cổ tức bằng cách mua lại cổ phần: + Giá trị mỗi cổ phần cổ đông muốn bán = 10 x (1+k) = 10 x 1,1 = 11$/CP  Như vậy cổ đông muốn bán cổ phần thì sẽ bán với giá 11$/CP - Giá trị mỗi cổ phần của các cổ đông không bán lại cổ phần + Với 1.000$ thì số lượng cổ phần doanh nghiệp mua lại là 1.000 / 11 = 90,9 cổ phần + Số lượng cổ phần còn lại = 1.000 – 90,9 = 909,1 cổ phần HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 14
  16. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH + Lợi nhuận năm 2 là 1.000$ -> Cổ tức cho mỗi cổ phần là DIV = 1.000 / 909,1 = 1,1$/CP + Giá trị mỗi cổ phần của cổ đông trong doanh nghiệp = DIV / k = 1,1/0,1 = 11$/CP + Giá trị của doanh nghiệp = 11 x 909,1= 10.000$ Những ai bán ngay thì nhận được 11 USD, những ai không bán sẽ nhận đuợc dòng cổ tức cao hơn trong những năm sau tương đương giá trị hiện tại 11 USD. Như vậy việc mua lại cổ phần của doanh nghiệp không tác động lên giá trị của các cổ đông và giá trị của doanh nghiệp. 3. Các bất hoàn hảo của thị trường Các kết luận của MM dựa trên giả định thị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo nhưng vẫn chưa được khẳng định là sát với thực tế. Vì vậy tranh luận về chính sách cổ tức là tranh luận về thị trường vốn bất hoàn hảo và không hiệu quả hoặc là các cổ đông có kỳ vọng hợp lý hoàn toàn hay không.  Một số cổ đông thích được chi trả cổ tức cao, tiêu biểu như các quỹ tín thác và quỹ trợ cấp, vì cổ tức được xem là thu nhập để chi tiêu trong khi đó lãi vốn chính là để tăng thêm vốn.  Một số cổ đông khác thích bán cổ phần của mình để thu lại tiền mặt hoặc đơn giản hơn họ có thể nhận được tờ séc thanh toán cổ tức hàng quý. IV. CÁC TRƯỜNG PHÁI VÀ PHẢN BIỆN, TRANH LUẬN VỀ LÝ THUYẾT MM 1. Các trường phái  Trường phái hữu khuynh bảo thủ tin rằng một gia tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp.  Trường phái tả khuynh cấp tiến tin rằng một gia tăng trong chi trả cổ tức sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp.  Trường phái trung dung cho rằng chính sách cổ tức không tác động gì đến giá trị doanh nghiệp. 2. Các phản biện, tranh luận 2.1. Các lập luận về chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp Miller và Modigliani (MM) là hiện thân của trường phái trung dung cho rằng giá trị của doanh nghiệp không chịu tác động của chính sách cổ tức mà giá trị doanh nghiệp HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 15
  17. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH lại tùy thuộc vào các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, kết luận này của MM được gắn với các giả định của một thị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo:  Không có thuế: theo giả định này, các nhà đầu tư không bận tâm về việc họ sẽ nhận được thu nhập cổ tức hay thu nhập lãi vốn.  Không có chi phí giao dịch: giả định này ngụ ý các nhà đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp chỉ trả ít hoặc không chi trả cổ tức có thể bán lại (không có phí tổn) bất cứ số cổ phần nào mà họ muốn bán để chuyển đổi lãi vốn thành thu nhập thường xuyên.  Không có chi phí phát hành: Nếu các doanh nghiệp không phải chi trả các chi phí phát hành cho việc phát hành chứng khoán mới, họ có thể đạt được vốn cổ phần cần thiết với cùng chi phí, không kể họ giữ lại lợi nhuận hay chi trả cổ tức. Đôi khi việc chi trả cổ tức đưa dến nhu cầu bán cổ phần mới theo định kỳ.  Chính sách đầu tư cố định: công ty đã thiết lập kế hoạch đầu tư và cũng đã xác định được kế hoạch này cần tài trợ bao nhiêu vốn vay, bao nhiêu từ lợi nhuận giữ lại. Số tiền thặng dư còn lại dùng để chi trả cổ tức. MM cho rằng các thay đổi quan sát được trong giá trị doanh nghiệp là kết quả của các quyết định cổ tức thật ra là do chính sách cổ tức mang nội dung hàm chứa thông tin và phát tín hiệu cho nhà đầu tư. Một gia tăng trong cổ tức chuyển một loại thông tin nào đó đến cổ đông, đó là ban điều hành doanh nghiệp dự kiến thu nhập tương lai sẽ cao hơn. Tương tự, một cắt giảm cổ tức xem như truyền đạt thông tin bất lợi về triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp. Hai ông còn dựa vào lập luận hiệu ứng khách hàng đó là các nhà đầu tư ưa thích chính sách cổ tức của một doanh nghiệp nào đó sẽ không có tác động trên giá trị cổ phần. Khi doanh nghiệp thay đổi chính sách cổ tức có thể mất đi một số cổ đông bởi lẽ họ sẽ bán cổ phiếu đang sở hữu và chuyển sang mua cổ phiếu của các doanh nghiệp có chính sách cổ tức hấp dẫn hơn. Điều này có thể đưa đến sự sụt giảm tạm thời giá cổ phần của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà đầu tư khác thích chính sách cổ tức mới sẽ cho rằng cổ phần của doanh nghiệp bị bán dưới giá và sẽ mua thêm cổ phần. Các giao dịch này diễn ra ngay tức khắc và không có tổn phí cho nhà đầu tư, kết quả là giá trị của cổ phần giữ nguyên không đổi. 2.2. Các lập luận về chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp Các lập luận của MM được công nhận là hợp lý cùng với các giả định của nó. Tuy nhiên, một khi không tồn tại những giả định hạn chế này, thì giá trị cổ phần thực HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 16
  18. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH sự chịu ảnh hưởng của sự phân chia lợi nhuận cho cổ tức và giữ lại để tái đầu tư. Các lập luận đưa ra như sau:  Không thích rủi ro: Gordon khẳng định rằng các cổ đông không thích rủi ro có thể thích một mức cổ tức nào đó hơn là hứa hẹn lãi vốn trong tương lai vì cổ tức là các thu nhập thường xuyên, chắc chắn, trong khi lãi vốn trong tương lai thì ít chắc chắn hơn. Cổ tức làm giảm tính bất trắc của cổ đông, cho phép họ chiết khấu lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp với một tỷ lệ thấp hơn, do đó làm tăng giá trị của doanh nghiệp, và ngược lại.  Các chi phí giao dịch: Thực tế, việc tồn tại chi phí giao dịch khiến các nhà đầu tư phải quan tâm đến việc họ nhận được cổ tức bằng tiền mặt hay lãi vốn. Các khoản chi phí môi giới và chênh lệch lô lẻ làm cho việc bán cổ phần bị tốn kém và không thể thay thế một cách hoàn hảo cho các chi trả cổ tức thường xuyên.  Thuế: Việc bỏ giả định có thuế cũng sẽ tác động đến cổ đông, vì lãi vốn không chịu thuế cho đến khi bán cổ phần. Nghiên cứu về chính sách cổ tức từ 1920 đến 1960, John A. Brittain kết luận rằng thuế suất tăng làm giảm tỷ lệ chi trả cổ tức.  Các chi phí phát hành: sự hiện diện của chi phí phát hành khi bán cổ phần mới cũng có khuynh hướng làm cho các doanh nghiệp ưa thích giữ lại lợi nhuận hơn. Chi phí của việc phát hành cổ phần nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư thường quá cao cho hầu hết các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp có đủ các cơ hội đầu tư để có thể sử dụng vốn giữ lại của mình một cách có lợi thường thích giữ lại lợi nhuận hơn.  Các chi phí đại diện: Việc chi trả cổ tức làm giảm số lượng lợi nhuận giữ lại có sẵn để tái đầu tư và đòi hỏi sử dụng nhiều vốn cổ phần từ bên ngoài hơn để tài trợ tăng trưởng. Việc huy động vốn cổ phần từ bên ngoài trong các thị trường vốn làm công ty phải chịu sự giám sát kỹ lưỡng của các cơ quan điều phối (Ủy ban chứng khoán và thị trường chẳng hạn) và các nhà đầu tư tương lai, việc này được coi như một chức năng giám sát thành quả của ban điều hành. Do đó có thể nói rằng chi trả cổ tức sẽ làm giảm chi phí đại diện giữa các cổ đông và ban điều hành. Do bất hoàn hảo của thị trường và sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nên nhiều nhà thực hành tin rằng cổ tức rất quan trọng. Như vậy, khi xác lập một chính sách cổ tức tối ưu, một doanh nghiệp nên xem xét ưu tiên của các cổ đông cùng với các cơ hội đầu tư và chi phí liên quan của lợi nhuận giữ lại so với vốn cổ phần huy động từ bên ngoài. HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 17
  19. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH PHẦN II: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG THỰC TIỄN I. CÁC CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG THỰC TIỄN 1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi nào mà doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông đòi hỏi. Nói cách khác, chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ngụ ý việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp là nên thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư sẵn có. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thường cố gắng duy trì một mức cổ tức ổn định theo thời gian. Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp đã bỏ qua nguyên lý về chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động, mà bởi vì cổ tức có thể được duy trì ổn định hàng năm theo hai cách: - Thứ nhất, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong những năm có nhu cầu vốn cao. Nếu công ty tiếp tục tăng trưởng, các giám đốc có thể tiếp tục thực hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức. - Thứ hai, doanh nghiệp có thể đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do đó tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần lên một cách tạm thời để tránh trường hợp giảm cổ tức. Nếu doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thì chính sách vay nợ sẽ thích hợp hơn so với cắt giảm cổ tức. Sau đó, trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp cần giữ lại lợi nhuận để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần về lại mức thích hợp. Ngoài ra, nguyên lý giữ lại vốn thụ động cũng đề xuất là các công ty tăng trưởng thường có tỷ lệ chi trả cổ tức tấp hơn các công ty đang trong giai đoạn sung mãn (bão hòa). 2. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương đối ổn định. Tính ổn định đựợc đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong việc giảm lượng tiền mặt chi trả cổ tức từ thời kỳ này sang kỳ khác. Chính sách cổ tức ổn định được ưu tiên vì các lý do sau:  Các nhà đầu tư cho rằng việc thay đổi chính sách cổ tức có nội dung hàm chứa thông tin – họ đánh đồng các thay đổi trong mức cổ tức của doanh nghiệp với mức sinh lợi. Cắt giảm cổ tức như một tín hiệu là tiềm năng lợi nhuận dài hạn của doanh nghiệp HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 18
  20. CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GVHD: PGS. TS LÊ THỊ LANH đã sụt giảm và ngược lại một sự gia tăng trong lợi nhuận như một minh chứng rằng lợi nhuận tương lai sẽ gia tăng.  Nhiều cổ đông cần và lệ thuộc vào dòng cổ tức không đổi cho các nhu cầu lợi nhuận tiền mặt của mình. Mặc dù họ có thể bán bớt cổ phần nhưng do chi phí giao dịch và các lần bán với lô lẻ nên phương án này không thể thay thế một cách hoàn hảo cho lợi nhuận cổ tức đều đặn.  Các giám đốc tài chính tin rằng các nhà đầu tư sẽ trả một giá cao hơn cho cổ phần của một doanh nghiệp chi trả cổ tức ổn định, do đó làm giảm chi phí sử dụng vốn cổ phần của doanh nghiệp. Những gia tăng trong tỷ lệ cổ tức cũng thường bị trì hoãn cho đến khi các giám đốc tài chính công bố rằng các khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao đến mức độ thỏa mãn cổ tức lớn hơn. Như vậy, tỷ lệ cổ tức có khuynh hướng đi theo sau một gia tăng trong lợi nhuận thì cũng có một khuynh hướng trì hoãn lại trong một chừng mực nào đó. 3. Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác thì cổ tức cũng dao động theo. 4. Chính sách cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối năm Chính sách này đặc biệt thích hợp với các doanh nghiệp có lợi nhuận biến động, và nhu cầu tiền mặt biến động giữa năm này với năm khác, hoặc cả hai. Ngay cả khi doanh nghiệp có mức lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫn có thể trông cậy vào một mức chi trả cổ tức đều đặn của họ. Khi lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử dụng ngay nguồn tiền dôi ra này, doanh nghiệp công bố một mức cổ tức thưởng cuối năm. Chính sách này giúp ban điều hành có thể linh hoạt giữ lại lợi nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu của các nhà đầu tư là muốn nhận được một mức cổ tức bảo đảm. II. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRÊN THẾ GIỚI Có thể nói cổ tức đã trở nên quen thuộc và là mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới, không ai có thể phủ định tầm quan trọng của cồ tức hiện nay, bởi lẽ ngày nay phần trăm thu nhập từ cổ tức đã chiếm một phần quan trọng trong thu nhập kiếm được của một cá nhân hay nhà đầu tư các nước. Do đó chính sách cổ tức là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp ngày nay. HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2