intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Địa chí văn hóa xã An Bình

Chia sẻ: Ngô Văn đại đại | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:45

287
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo nghĩa của từ thì “địa” là đất, vùng đất, địa phương; “chí” là ghi chép, khảo tả về vùng đất. Địa chí là công trình khoa học ghi chép, khảo tả, điều tra cơ bản theo một bút pháp riêng, cô đọng, khách quan, đúng sự thật về một vùng đất ở những nét tổng thể nhất, trong thời gian lịch sử nhất định, bằng bất cứ ngôn ngữ nào

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Địa chí văn hóa xã An Bình

  1. Trường………………. Khoa…………………. TIỂU LUẬN ĐỊA CHÍ VĂN HÓA XÃ AN BÌNH 1
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3 1.Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 3 2.Tình hình nghiên cứu.......................................................................................... 4 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4 3.1 Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 4 Chương I: Cơ sở lí luận về địa chí văn hoá. .......................................................... 6 1. Một số hiểu biết cơ bản về địa chí. .................................................................... 6 1.1. Địa chí ............................................................................................................ 6 1.2. Địa chí học...................................................................................................... 8 Chương 2: Địa chí văn hóa xã An Bình .............................................................. 12 Những giá trị văn hóa tiêu biểu của xã An Bình ................................................. 19 2.1.2 Đền Bình Ngô. ............................................................................................ 25 Ðình làng ở Việt Nam ......................................................................................... 25 Đối với di sản văn hóa vật thể. ............................................................................ 37 2. Đối với di sản văn hóa phi vật thể. .................................................................. 38 Bảo vệ di sản để giữ bản sắc văn hóa dân tộc ..................................................... 40 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 44 2
  3. MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Con người tồn tại trong môi trường văn hoá. Môi trường ấy thể hiện trong không gian và qua thời gian. Cuộc sống trong ta và quanh ta thấm đẫm chất men của không gian văn hoá. Cha ông ta, bản thân ta, rồi con cháu ta, sinh ra trong văn hoá, sống trong văn hoá và chết đi trong thời gian văn hoá. Tất cả những cái ta đã biết liên quan đến con người thuộc về văn hoá, tất cả những gì chúng ta còn chưa biết liên quan đến con người cũng thuộc về văn hoá. Chính là theo nghĩa đó, Édouard Herriot (1872-1957) – nhà khoa học và chính khách, viện sĩ Viện hàn lâm Pháp – đã nói câu bất hủ: “Văn hoá là cái còn lại khi ta quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất cả”. Cuộc sống là văn hóa. Vậy những gì ta đã biết về văn hóa và những gì ta chưa được biết về văn hóa nằm ở đâu? Ở trong cuộc sống chăng? Đúng. Muốn tìm hiểu về những cái đã có và bổ sung những gì chưa có không gì có thể hữu ích hơn việc đọc và nghiên cứu về địa chí văn hóa. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê giàu giá trị văn hóa và văn hiến, hơn ai hết chúng tôi hiểu được quê mình có gì, còn gì và mất gì. Mặc dù đã có nhiều tài liệu ghi chép lại văn hóa của vùng nhưng để tìm thấy một cuốn sách tổng hợp chúng lại với nhau thành một hệ thống thì không phải là điều dễ dàng. Sau khi học xong môn địa chí văn hóa chúng tôi quyết định dựa vao những tài lieu sưu tầm được và vốn kiến thức đã được trang bị để tổng hợp lên một bài địa chí văn hóa sơ lược như một điều tri ân với vùng quê mình sinh sống. 3
  4. 2.Tình hình nghiên cứu Địa chí văn hóa- đây không phải là một cụm từ quá xa lạ với mỗi người. Từ xa xưa đã có nhiều người nghiên cứu và viết sách về địa chí văn hóa. Hiện nay, ở nước ta hầu như mỗi tỉnh đều có một cuốn địa chí văn hóa riêng mang đậm dấu ấn của vùng đó. Như: Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành đông chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825), địa chí Vĩnh Phú- văn hóa dân gian vùng đất tổ, địa chí tỉnh Bắc Ninh… Những cuốn địa chí ghi chép lại về một vùng quê nhỏ thì không nhiều. Lần đầu tiên viết về địa chí của quê hương mình chắc chắn không khỏi bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu để thấy được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của địa chí văn hóa. - Nâng cao sự hiểu biết và ý thức được những giá trị văn hóa của quê mình cho quần chúng nhân dân xã An Bình. - Đề xuất phương hướng để bảo tồn và phát huy vốn địa chí văn hóa xã An Bình 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận về địa chí và địa chí văn hóa - Bước đầu khảo sát về vốn văn hóa xã An Bình - Phân loại các di sản văn hóa - Đề xuất ý kiến và giải pháp 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
  5. 4.1 Đối tượng nhiên cứu Địa chí văn hóa xã An Bình 4.2 Phạm vi nghiên cứu Giới hạn trong phạm vi xã An Bình 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: phân tích, tổng hợp, so sánh… - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra khảo sát, đàm thoại, phỏng vấn. phát phiều hỏi… - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu và khai thác thông tin trên mạng internet, tìm đọc các loại sách liên quan trên các thư viện… 6. Đóng góp của đề tài - Cung cấp những kiến thức cơ bản về địa chí. - Khái quát chung về xã An Bình - Tổng hợp những di sản văn hóa trong vùng và phân lọai được chúng - Đưa ra phương hướng để bảo tồn và phát huy vốn địa chí văn hóa xã An Bình. 5
  6. NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lí luận về địa chí văn hoá. 1. Một số hiểu biết cơ bản về địa chí. 1.1. Địa chí Theo nghĩa của từ thì “địa” là đất, vùng đất, địa phương; “chí” là ghi chép, khảo tả về vùng đất. Địa chí là công trình khoa học ghi chép, khảo tả, điều tra cơ bản theo một bút pháp riêng, cô đọng, khách quan, đúng sự thật về một vùng đất ở những nét tổng thể nhất, trong thời gian lịch sử nhất định, bằng bất cứ ngôn ngữ nào. Trong lịch sử thư tịch nhân loại địa chí là thể loại tồn tại lâu đời. Theo thời gian, hạt nhân của thể loại không thay đổi. Nội dung ghi chép của địa chí khá toán diện, phản ánh đầy đủ ba yếu tố Thiên – Địa – Nhân, trong đó Địa là yếu tố cơ bản. Địa chí đã khắc họa diện mạo chung của từng vùng đất. Với những đặc điểm riêng về nội dung và thể lọai sách địa chí có giá trị thực tiễn và tính khách quan, khoa học. loại sách này trong lịch sử đã có nhiều tên gọi khác nhau như “địa ký, đồ chí, ký, lục, chí”. Trong 3 thể loại ký, chí, lục thì chí là thể chủ đạo. Khảo sát các sách địa chí Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản có các thể như: Hoàng Việt địa dư chí, Hi Ta Chí Phu đô ký, Hoan Châu phong thổ kí, Cao Bằng lục… 6
  7. Đứng về mặt thể tài, chí là một thể của sử do Ban Cố sáng tạo ra (năm 32-92 TCN)trong sách Hán thư của Trung Quốc, một bộ sử lớn được viết theo thể kí truyện của sử kí Tư Mã Thiên. Phan Huy Chú viết Lịch triều hiến chương loại chí đã mô phỏng lối viết theo các chí ở Hán Thư. Khái niệm địa chí đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước giải thích cũng như chú giải trong từ điển như sau: Theo từ điển Từ nguyên do nhà xuất bản Thượng Hải (Trung Quốc) xuất bản năm 1914 thì địa chí là sách ghi chép về địa dư bao gồm hình thể, núi sông, phong tục và sản vật của vùng đất. Trong giản yếu Hán Việt từ điển GS Đào Duy Anh quan niệm: địa là đất, một khu vực trên mặt đất, miền, nơi chốn. địa phương. Chí là ghi lấy, bài văn chép, sách biên chép của sự vật ghi chép. Địa chí là sách biên chép dân phong, sản vật, địa thế các địa phương. Theo GS Đinh Gia Khánh thuật ngữ địa chí của ta tương ứng với thuật ngữ quốc tế Chorography. Thuật ngữ này do 2 từ Hy Lạp tạo nên: Khora nghĩa la xứ sở, graphe nghĩa là ghi chép. Theo GS Trần Quốc Vượng địa chí là một chuyên khảo (Monographie) về một vùng có lãnh thổ và bản sắc van hóa xác định. Trên cơ sở đó ta có thể rút ra một số kết luận sau: - Địa chí là loại sách khoa học, ghi chép, phản ánh về địa phương có thể một làng xã. Một huyện, một tỉnh, thành phố hoặc rộng hơn là một vùng miền gồm nhiều tỉnh. - Nội dung của sách địa chí chứa đựng vốn hieur biết toàn diện, có hệ thống và tối thiểu về một vùng đất. - Sách địa chí thực hiện các chức năng như tri thức - nhận thức, tra cứu – công cụ thực tiễn và công cụ giáo dục. - Sách địa chí ghi chép các hiện tượng ở địa phương trong đó có văn hóa mang tính khách quan, chính xác, cụ thể,khoa học và phong phú trong một thời điểm lịch sử nhất định với bất cứ ngôn ngữ nào, hình thức nào. 7
  8. 1.2. Địa chí học Địa chí học (địa phương học) là môn khoa học mà đối tượng nghiên cứu của nó là vùng, địa phương nhất định trong một quốc gia. Trong hoạt động nghiên cứu, địa chí địa phương là một phần của đất nước được chia theo nhiều dấu hiệu khác nhau như vật lí địa chất, kinh tế, lịch sử, văn hóa, song trước hết trên cơ sở hành chính- lãnh thổ hiện tại. Mục đích nghiên cứu để hiểu biết và khai thác các tiềm năng ở địa phương, phát triển kinh tế văn hóa- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Địa chí học là bộ môn thuộc khoa học xã hội và nhân văn. Nó có mối liên hệ với những ngành khoa học cũng tham gia nghiên cứu địa phương như lịch sử, văn học, địa lí, văn hóa học, xã hội học sau đó tới các bộ môn về môi trường và trái đất, khao học kĩ thuật. Ở nước ta hiện nay, hoạt động nghiên cứu tìm hiểu các địa phương ngày càng được các cấp lãnh đạo, quản lí quan tâm. Xuất hiện các nhà nghiên cứu về các địa phương như: Thăng Long-Hà Nội (Trần Quốc Vượng, Nguyễn Vinh Phúc, Hoàng Đạo Thúy), Nam Bộ và Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh ( Trần Văn Giàu, Sơn Nam, Trần Bạch Đằng), Huế (Phan Thuận An, Nguyễn Xuân Hoa)… 1.3. Địa chí văn hóa Địa chí văn hóa là loại địa chí chuyên ngành, là một bộ phận của địa chí tổng hợp trong đó ghi chép, điều tra về văn hóa của một địa phương nhất định. Địa chí văn hóa đã văn bản hóa các giá trị văn hóa, khắc họa nên diện mạo, đặc trưng, sắc thái độc đáo, sự phong phú trong văn hóa của từng vùng đất. Địa chí văn hóa phản ánh các di sản văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, danh nhân văn hóa từng địa phương. 1.4. Địa chí văn hóa dân gian Địa chí văn hóa dân gian ghi chép và phản ánh về văn hóa nhưng không phải là văn hóa bác học, văn hóa chính thống, văn hóa cung đình mà về văn hóa dân gian (Folklore) của các địa phương. Văn hóa dân gian ở địa phương bao gồm các sáng tác, hoạt động văn hóa dân gian như ngôn ngữ, lễ hội dân gian, các trò chơi, thần thoại,lế nghi, phong tục, loại hình văn học 8
  9. nghệ thuật dân gian , kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền, các nghề thủ công truyền thống. Đặc trưng của văn hóa dân gian là tính dị bản, tính truyền miệng, tính cộng đồng. Văn hóa dân gian do công chúng sáng tác, chuyển tải, phổ biến và hưởng thụ. Văn hóa truyền thống bao giờ cũng gắn với văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian thường mang tính địa phương và gắn với môi trường diễn xướng nhất định, là cơ sở để hình thành văn hóa dân tộc TIỂU KẾT: Từ những ghi chép về văn hóa của từng vùng đất tổng hợp lại thành bộ sưu tập về văn hóa của cả nước. Do vậy địa chí văn hóa góp phần nhất định vào sự phát triển bền vững về văn hóa, phát triển văn hóa là để xây dựng và phát triển con người. Các khái niệm trên có lien quan mật thiết với nhau, cùng bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Địa chí học phát triển sẽ tạo điều kiện công bố nhiều công trình địa chí và địa chí văn hóa có giá trị. Giữa địa chí và địa chí văn hóa có quan hệ ràng buộc cũng như giữa tài liệu địa chí và ấn phẩm địa phương. Do vậy cần hiểu rõ nội dung các khái niệm liên quan và chú ý mối quan hệ giữa chúng. 2. Địa chí văn hóa 2.1. Địa chí văn hóa là một thể loại đặc thù, hình thành dựa trên nền tảng của các ngành địa chí học và văn hóa học, được ghi chép khách quan, cô đọng các sự kiện văn hóa – khoa học đã diễn ra trong lịch sử nhằm khắc họa diện mạo văn hóa từng địa bàn nhất định. Địa chí văn hóa vừa là sản phẩm của văn hóa vừa là đối tựong nghiên cứu của khoa học có ý nghĩa nhận thức và thực tiễn sâu sắc. Dù là quốc chí hay địa phương chí nội dung cơ bản của địa chí văn hóa là ghi chép và thông tin về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể như các di tích lịch sử văn hóa, văn học, nghệ thuật, sản vật, phong tục tập quán, lễ hội, nhân vật của một vùng đất nhất định trong diễn trình lịch sử. Địa chí văn hóa đã văn bản hóa, tích hợp các giá trị văn hóa từng địa phương. Chủ thể sáng tạo ra địa chí văn hóa thường là các học giả, các nhà khoa học nhưng được thực hiện trên một địa bàn riêng nên địa chí văn hóa đã khắc họa được diện mạo văn hóa riêng, độc đáo của từng địa phương. Nghiên cứu đặc điểm diện mạo văn hóa một địa phương, một vùng là nghiên cứu diện mạo văn hóa của cộng đồng dân cư trong mối quan hệ tổng hòa những sinh hoạt văn hóa của các tộc người trong quá trình tồn 9
  10. tại và phát triển, làm nên những giá trị văn hóa của cộng đồng. Diện mạo văn hoá từng vùng, từng địa phươngtrong nước tuy có sắc thái, đặc thù riêng nhưng luôn luôn thống nhất trên cơ sở truyền thống dân tộc, tinh hoa bản sắc văn hóa dân tộc. 2.2. Đặc trưng chủ yếu của địa chí văn hóa là tính địa dư, tính tổng hợp, tính khách quan cô đọng, tính tư liệu, tính liên tục của địa chí văn hóa trên cơ sở so sánh với các thể loại khác như lịch sử, địa lí địa phương. Trong đó tính địa dư là đặc trưng nổi bật nhất của địa chí văn hóa. Dựa vào các đặc trưng và tiêu chí có thể phân loại địa chí và địa chí văn hóa thành các nhóm các dạng khác nhau. Trong tình hình tư liệu hiện nay việc phân loại địa chí văn hóa theo các dấu hiệu cũng chỉ mang tính chất tương đối vì các dấu hiệu này đan xen nhau. Chỉ có thể biên soạn thành công địa chí văn hóa địa phương trên cơ sở bám sát những đặc trưng của địa chí văn hóa đã nêu, trong đó nhấn mạnh yếu tố đại dư là quan trọng nhất. Bởi lẽ đó là cách tiếp cận cụ thể nhằm tìm hiểu lịch sử địa phưong đã trải qua, tìm hiểu lối sống địa phưong, kế thừa những thuần phong mỹ tục và truyền thống tốt đẹp, kiểm kê các giá trị bền vững trong đời sống tinh thần cảu nhân dân thong qua các mặt của đời sống văn hóa. Từ những nếp của văn hóa đến giao tiếp đến những thành tựu của văn hóa nghệ thuật ở một địa bàn nhất định kể cả những bài học và kinh nghiệm lịch sử, những giá trị cụ thể trong đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, một cơ sở bền vững cho sự hình thành long yêu nước và tinh thần dân tộc cho con người. 2.3. Mục tiêu cơ bản của địa chí văn hóa góp phần nâng cao dân trí, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu và làm giầu thêm kho tang văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Địa chí văn hóa hệ thống toàn bộ những tư liệu văn hóa, danh nhân văn hóa ghi lại những tri thức chủ yếu về thiên nhiên, xã hội con người và văn hóa của họ. Từ đó phác dựng được bức tranh toàn cảnh về văn hóa một vùng nhất định trong diễn trình phát triển của lịch sử. Sản phẩm của địa chí văn hóa là nhằm góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho nhân dân các địa phương nhất là thế hệ trẻ. Địa chí văn hóa cung cấp cứ liệu khoa học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền văn 10
  11. hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở từng địa phương, từng vùng và đất nước. Giới thiệu những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương để nâng cao sự hiểu biết và hợp tác giữa các địa phương trong xu thế chung của thời đại là giao lưu, hòa nhập và hợp tác quốc tế. Địa chí văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của làng xã, vùng miền, dân tộc và xây dựng văn hóa mới, con người mới. Địa chí văn hóa là công cụ đáng tin cậy để thực hiện chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng quản lí văn hóa. Do vậy, nghiên cứu địa chí văn hóa và đăt nó trong bối cảnh phát triển văn hóa hiện nay có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển của Việt Nam trong thời kì đổi mới. 11
  12. Chương 2: Địa chí văn hóa xã An Bình Xã An Bình thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một xã nằm trong cái nôi của vùng văn hiến Kinh Bắc thủa xưa, một vùng có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, mặc dù những tên gọi và địa dư hành chính có thay đổi nhưng mảnh đất và con người An Bình không thay đổi. Con người An Bình luôn giữ bản sắc riêng của mình, có ý thức gìn giữ, kế thừa và phát huy truyền thống của quê hương. 1. Khái quát về mảnh đất và con người An Bình Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và quá trình hình thành, đặc điểm truyền thống của xã. Xã An Bình nằm ở phía Đông của huyện Thuận Thành cách huyện lỵ 4km. - Phía Bắc giáp xã Hoài Thượng - Phía Đông Bắc giáp xã Mão Điền - Phía Tây Tây Bắc giáp thị trấn Hồ - Phía Đông giáp xã Đại Bái (huyện Gia Bình) - Phía Nam giáp xã Chạm Lộ với đường tỉnh lộ 182 chạy từ huyện Gia Bình qua An Bình hướng đi thủ đô Hà Nội. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã An Bình là 804,06 ha = 2284 mẫu. Trong đó diện tích đất canh tác là 513 ha = 1358.1 mẫu. Tổng dân số tính đến 31-08-2008 là 8265 người với 1757 hộ gia đình. Nhân dân trong xã sỗng chủ yếu bằng nghề làm ruộng . Ngoài ra một số thôn trong xã vẫn duy trì nghề phụ như: nghề mây tre đan ở thôn Đường và thôn Giữa, nghề hàng xáo thôn 12
  13. Chợ, nghề làm cày cuốc và làm đậu phụ ở thôn Nghi Khúc ( vì một thời chuyên làm cày cuốc nên gọi là làng Bưởi Cuốc), nghề chài lưới ở thôn Yên Ngô… An Bình không có sông lớn chỉ có sông Cầu Đìa ở phía Bắc thôn Yên Ngô chảy xuôi về phía Đông thôn Thượng Vũ dài 1200m. Ngoài ra An Bình còn có song Tiêu dài khoảng 4000m bắt nguồn từ con sông cổ chạy sát đường 38 nằm cạnh với đường tỉnh lộ 182 chảy về Đại Bái, Quỳnh Phú, Tân Lãng, Phú Hồ (Gia Bình)…rồi chảy ra sông Thái Bình. Đây là một con sông mới được nhân dân An Bình kết hợp với nhân dân trong huyện và tỉnh đào từ năm 1961 có tầm quan trọng rất lớn trong việc điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, thoát nước cho hầu hết các cánh đồng các thôn: thôn Chợ, thôn Đường, thôn Giữa, thôn Thường Vũ và thôn Nghi Khúc. Như vậy An Bình nằm trong địa thế đồng trước đồng sau quanh năm đều được dòng nước phù sa màu mỡ của các dòng sông tưới tiêu cho những cánh đồng tươi tốt tạo nên một vùng quê trù phú và có nhiều tiềm năng lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thế mạnh của vùng. Quá trình hình thành làng xã An Bình. Sự hình thành làng xã An Bình là một quá trình diễn ra khá phức tạp, có nhiều truyền thuyết mang đậm nét văn hóa truyền thống của vùng Kinh Bắc xưa. Theo sử cũ từ thời các vua Hùng (khoảng 2879 TCN-258TCN) đất An Bình xưa thuộc Bộ Lạc Dâu của Bộ Vũ Ninh. Đến thời kì Bắc thuộc lần thứ 2(43-544) tên cổ là Long Ngô Động thuộc đất Gia Định giáp huyện Siêu Loại (nay là huyện Thuận Thành) nằm trong phủ Thuận An đến năm 1469 gọi là xã Bình Ngô, huyện Gia Định, phủ Thuận An. Tổng Bình Ngô bao gồm 8 thôn: Bình Ngô ( hiện nay là 3 thôn: thôn Đường, thôn Giữa và thôn Chợ), Yên Ngô, Thượng Vũ, Nghi Khúc, Ngọc Xuyên, Đoan Bái (nay là xã Đại Bái), Đông Côi (có 2 thôn: thôn Cả và thôn Lẽ)- năm Thành Thái thứ 9 (1897) thôn này được nhập vào tổng Đông Hồ, phủ Thuận Thành ( nay là Thị trấn Hồ), Trương Xá-năm Thành Thái thứ 9 (1897) thôn này được đưa vào tổng Đông Hồ, phủ Thuận Thành (nay là thị trấn Hồ). 13
  14. Sau cách mạng Tháng 8-1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đơn vị hành chính không còn cấp tổng và có thời gian Bình Ngô thuộc về phủ Thuận Thành. Đén ngày 6/1/1946 xã Bình Ngô chính thức được đổi tên là xã An Bình gồm 4 thôn: Bình Ngô, Yên Ngô, Nghi Khúc, Thượng Vũ. Lúc đó cả xã thuộc về huyện Gia Lương, từ năm 1980 đến nay xã An Bình nhập về huyện Thuận Thành. Tổ chức hành chính và các tên gọi có những thay đổi theo từng thời kì của lịch sử nhưng An Bình vẫn luôn là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, luôn gắn kết với quá trình phát triển của dân tộc. Đây là một miền quê có vùng lúa, vùng nghề, vùng khoa bảng, có vị trí chính trị, kinh tế, văn hóa, giao thông quan trọng không những đối với huyện Gia Định, Gia BÌnh cũ, Thuận Thành ngày nay mà còn ảnh hưởng đễn cả một vùng Kinh Bắc xa xưa. An Bình nằm trong một vùng đồng bằng hình thành sớm, địa bàn thuận đường giao thông, cảnh quan xóm làng yên bình, tươi đẹp mang đậm nét truyền thống của vùng đất văn hóa cổ. Cho đến thời đại kim khí (cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm) vùng đồn bằng này đã cơ bản hình thành. Về vị trí địa lí, An Bình nằm ở nơi gặp gỡ chuyển tiếp các yếu tố địa lí của cả vùng phía Bắc đất nước, giữa vùng núi và đồng bằng… Phía Bắc xa xa là những núi Sót, núi Chè, núi Phật Tích. Phía Đông Bắc là núi Thiên Thai đã tạo dấu ấn riêng trong những lời ca quan họ của xứ Kinh Bắc. Đồng bằng nằm giữa lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình. Sức hấp dẫn của đồng bằng này đã thu hút những cư dân Việt cổ trong quá trình từ miền cao tiến xuống, từ miền biển ngược lên để khai phá đồng bằng mới bồi tụ bởi các con sông: sông Hồng, sông Đuống. Họ tụ cư và hợp cư lập nên xóm làng đầu tiên của vùng này. Nhìn chung An Bình là một vùng đất bằng phẳng duy chỉ có một số khu trũng. Ở phía Tây giáp với Đông Côi ( nay thuộc thị trấn Hồ) có bãi nổi cao giữa một miền đất trũng được gọi là bãi Voi. Từ lâu bãi Voi vốn hoang vu lại cách xa làng, vào những thập niên 80,90 của thế kỷ XX trên bãi hoang cằn cỗi đó 14
  15. được trồng lên những luống mía xanh mướt chạy dài, mỗi năm cung cấp hang chục tấn đường mật phục vụ nhân dân trong xã và một số địa phương trong tỉnh. Như vậy, chừng 4000 năm về trước đất An Bình cuộc sống đã bắt đầu và phát triển một phần nhờ thiên nhiên và một phần do chính bàn tay con người gây dựng lên. Giao thông ở đây khá phát triển trên cả đường thủy và đường bộ. Đường bộ là đường 182 còn đường thủy thì dọc theo sông Dâu và sông Đuống. Sông Dâu bắt nguồn từ đền Phật Tích của huyện Tiên Sơn xuôi xuống Thuận Thành tại khu vực Bút Tháp (Đình Tổ) phân chia theo nhiều nhánh nhỏ, có một nhánh chảy về kênh của các xã: Đình Tổ, Đại Đồng Thành,Song Hồ, thị trấn Hồ qua An Bình, Hoài Thượng, Mão Điền và chảy về Lãng Ngâm… Trong đó còn một nhánh lớn nữa cũng chảy qua các xã Thanh Khương, Gia Đông, An Bình tạo thành con sông Bái trên đất Gia Bình ( hiện nay khu vực Đông Côi giáp An Bình có dấu vết còn lại khá rõ của nhánh sông này. Chủ yếu con sông chính chảy theo phía Tây và Nam của huyện Thuận Thành xuống tận Hưng Yên. Sông Đuống hay còn gọi là sông Thiên Đức bắt nguồn từ sông Hồng chảy qua phía nam Tiên Sơn, Quế Võ, phía bắc Gia Lâm, Thuận Thành. Gia Bình làm cầu nối giữa sông Hồng với Lục Đầu Giang. Ngoài ra tại An Bình còn có một nhánh sông phía Bắc ( bắt vào sông Đuống cổ) chảy xuống, đầu dưới nối với nhánh sông Dâu, đoạn sông cổ này cơ bản đã mất nhưng dấu ấn của nó vẫn in đậm trong trong lòng đất và trong lòng người dân An Bình. Đường bộ có cả một hệ thống ngang dọc chạy qua đất Thuận Thành. Đường cổ nay là đường 182 nối khu vực Lục Đầu Giang với đất Thăng Long – con đường này chạy qua đất An Bình. Xa hơn có đường cổ nay là đường 181 bám sát theo sông Dâu là một con đường bổ sung cho đường 182 làm nhiệm vụ trục nối Đông – Tây đường chánh sứ còn gọi là đường cái quan cắt dọc huyện theo chiều bắc nam. Đầu trên nối vào con đường cổ chạy qua vùng Phật Tích ( Tiên Sơn) lên phía Bắc, đầu dưới của đất Thuận Thành ở khu vực Á Lữ - Dâu rồi xuôi xuống đồng bằng Hưng Yên cũ. Con đường này đến nay chỉ còn là một con đường mòn nhưng vào những năm 30 của thế kỉ XX một nhà nghiên cứu người Pháp (Mađrin) khảo sát 15
  16. vùng Thuận Thành còn thấy khá rõ và ông mô tả khá kĩ trong chuyên luận “ Bắc Kì thời cổ” ba tuyến đường trên gặp nhau tại Sông Dâu. Các nhà phong thủy gọi vùng Dâu là tụ điểm của “ngũ long tranh ngọc” (5 con rồng cùng nhau tranh viên ngọc quí ) và xã An Bình cũng nằm trong khu vực đó. Còn trong lưu truyền dân gian thì thôn ấp và xóm làng An Bình ( Bình Ngô xưa) có từ thủa xa xưa biết bao thế hệ niên trường qua mấy ngàn năm, bao thế kỉ vị trí và đất đai “làng Bình Ngô địa chiếm bình nguyên” từ Tây sang Đông mang dáng hình con rồng nên có tên gọi là “ Long Ngô Động”. Địa thế Bình Ngô: Sơn mạch thủy thành danh thắng địa Xuân đài thọ vực thái bình dân Thật là: Vạn cổ địa hình ngưu vọng nguyệt Lịch triều ân điển phượng hàm thư Cùng đó cùng những con đường mòn cổ, đường 38 và đường đê sông Đuống đã phát triển thành 2 tuyến giao thông lớn: Đường 38 cắt giữa huyện theo trục Bắc Nam nối thuận thành với thị xã Bắc Ninh (phía Bắc) với Hải Dương (ở gần) và Hải Phòng ( ở xa) tại phía đầu Nam. Điểm gặp nhau giữa 2 tuyến đường này đã mở ra những ngã tư như ngã tư Cầu Hồ, ngã tư Đông Côi thuận lợi cho giao lưu và hội tụ. Về quân sự, nếu nói An Bình có ưu thế và thuận lợi về giao thông thì cũng chính vì thế mà trở thành đại bàn trọng yếu chiến lược.Đường cổ nay là đường 182 trở thành trục giao thông chính nối Lương Tài, Gia Bình qua An Bình với Thuận Thành hướng đi thủ đô Hà Nội. Cũng từ những con đường mòn cổ và đường 38 là một trong 2 tuyến giao thông lớn, là phòng tuyến có ý nghĩa quan trọng liên quan đến việc phòng thủ miền đồng bằng. Những con đường này thời bình thuận lợi giao thông phục vụ đời sống kinh tế xã hội, thời chiến là những con đường cơ động lực lượng vũ trang. Thực tế lịch sử đã chứng minh, về phía ta thời vua Hùng đến các triều đại phong kiến sau này đã có những đội quân lớn trấn giữ hoặc có những cuộc hành binh lớn đi qua. 16
  17. Về phía địch, bất cứ kẻ thù nào nếu chiếm giữ An Bình chúng đều triệt để khai thác, lợi dụng vùng đất, đường giao thông nhất là đường 182 có tầm quan trọng về chiến lược để đối phó với ta. Những năm kháng chiến chống Pháp, Nhật, Mỹ có những cuộc hành quân đổ bộ vào tận từng thôn trong xã để tìm và bắt cán bộ, bộ đội cùng những người dân vô tội bị nghi liên quan đến cộng sản hòng đè bẹp ý chí và lòng yêu nước của nhân dân trong vùng. Có thể nói mỗi thời gian chiến sự xã An Bình là nơi ta và địch đấu trang quyết liệt. Nhiều tấm gương sáng chiến đấu giành độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân đã ngã xuống, hi sinh trên mảnh đất quê hương. Bởi vậy, An Bình không những là địa bàn trọng yếu riêng đối đối với địa phương mà còn là mắt xích quan trọng trong tuyến phòng thủ chung của huyện, tỉnh. Một vùng tiềm năng, thế mạnh để giao lưu kinh tế sôi động của cả miền. 2. An Bình_quê hương giàu giá trị lịch sử và truyền thống văn hóa An Bình cũng giống như nhiều làng quê khác trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng vẫn giữ trong mình nhiều nét đẹp văn hóa giàu giá trị lịch sử truyền thống. Những cánh đồng lúa xanh tươi thẳng cánh cò bay luân hồi đổi vụ, lũy tre xanh gói bọc cộng đồng, cây đa bến nước mái đình, đền chùa cổ kính, mọi người trong xã đoàn kết gắn bó, cần mẫn lao động, sáng tạo kiên cường trong chống giặc ngoại xâm, thiên nhiên hà khắc… Làng xóm An Bình còn ngời ngợi nét văn hóa dân gian, lung linh ánh truyền thuyết. Những phong tục thờ cũng tổ tiên, nhớ ơn người có công với dân với nước, lưu giữ gái trị độc đáo của người xưa để lại. Tên làng, tên xóm, gò, đống, đền, đình, chùa còn đầy ắp dấu tích ngôn ngữ cổ xưa. Điều đặc sắc kì diệu của vùng đất này cùng những chủ nhân của nó là từ trong sắc màu của cuộc sống vật chất và tinh thần, họ thờ những vị anh hùng văn hóa như Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Cháu con của các vị thủy tổ Nam bang này thực sự trọn nghĩa “đồng bào” đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc_ thời kì quốc gia Văn Lang đứng đầu là các vua Hùng. Chứng tích về một thời huy hoàng còn lưu giữ lại những di tích vật chất – nơi thờ phụng các vị thủy tổ ở một số địa phương lân cận trong quần thể di tích Luy Lâu: lăng Kinh Dương 17
  18. Vương (Á Lữ- Đại Đồng Thành), đình thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ ( Bưởi Nồi- Đại Bái), đình Mão Điền, đình Hoài Thượng, đền thờ Sĩ Nhiếp ( Tam Á – Gia Đông), chùa Dâu (Thanh Khương), chùa Bút Tháp (Đình Tổ)…và đặc biệt đến Bình Ngô ở xã An Bình cũng nằm trong quần thể di tích đó. Sử sách cũng đã ghi lại những trang, những dòng xúc tích về những địa danh lịch sử này. Thần tích, sắc phong tại đền Bình Ngô và các ngôi đình chùa trên cũng chứng nhận về thời dựng nước, đã có những người có công lao to lớn với nhân dân trong vùng phù hợp với sự lưu truyền trong dân gian. Trong đến Bình Ngô còn ghi chép, lưu giữ về các vị thủy tổ nước ta “Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông sinh ra Đế Nghi ( ở phương Bắc) rồi đi tuần thú ở phương Nam lấy con gái Vụ Tiên mà sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương). Đế Nghi và con trai là Đế Lai nối ngôi trị vì vùng phương Bắc, Kinh Dương Vương trị vì phương Nam (nước Xích Quỷ) lấy con gái vua Động Đình (Long Vương) là Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Đế Lai sinh con gái là Âu Cơ. Trong chuyến đi tuần thú phương Nam, Lạc Long Quân gặp Âu Cơ họ lấy nhau rồi sinh ra một bọc trăm trứng sau nở thành một trăm người con tức là Tổ của Bách Việt. Vì “thủy hỏa tương khắc”, một hôm Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “ta là dòng dõi rồng, nàng là dòng dõi tiên, nước lửa xung khắc, ăn ở chung với nhau thực khó” và từ biệt Âu Cơ dẫn 5o người con về phía miền biển. Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi và phong người con trưởng làm vua xưng là Hùng Vương, lập ra Văn Lang. Triều đại các vua Hùng đóng đô ở Phong Châu ( Phú Thọ) truyền nhau 18 đời cai quản quốc gia”. Đây là những phác đồ lịch sử, phản ánh thời kì dựng nước đầu tiên của dân tộc. Những nội dung trong thần tích sử sách còn lưu giữ về vùng An Bình là nhngx minh chứng xác đáng về sự thực, vai trò, vị trí và những diễn biến lịch sử An Bình trong vùng đất Gia Định xưa và Thuận Thành ngày nay trong con đường hình thành quốc gia dân tộc. Như vậy, An Bình chính là nơi gặp gỡ hội nhập của vùng cao, vùng thấp, giữa những anh hùng văn hóa vùng cao (Đế Nghi, Đế Lai,Âu Cơ) với những người anh hùng văn hóa vùng thấp ( Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân) để từ đó mới sinh ra “nhất bào bách noãn” (bọc trăm trứng) sinh ra các vua Hùng là người Việt đầu tiên ở nước ta. 18
  19. Những giá trị văn hóa tiêu biểu của xã An Bình Vùng Kinh Bắc nói chung và xã An Bình nói riêng là nơi giàu giá trị văn hóa và văn hiến lâu đời. Địa chí văn hóa sẽ phản ánh các di sản văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, danh nhân văn hóa… của địa phương. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người hoặc thiên nhiên sáng tạo và được con người sử dụng, từ đó hình thành các giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học và thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc. Sự phân chia giữa văn hóa vật thể và phi vật thể chỉ mang tính chất tương đối vì nhiều khi chúng đan xen vào nhau, cái nọ nằm trong cái kia, cùng nhau phát huy giá trị của nó. Văn hóa phi vật thể thường được vật chất hóa và ẩn chứa trong các hiện vật cụ thể. Vậy nên, trong phần này sự phân chia của tôi cũng chỉ mang tính chất tương đối, khái quát, theo suy nghĩ chủ quan của cá nhân tôi. 2.1. Di sản văn hóa vật thể. Di sản văn hóa vật thể ở địa phương là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,do con người nhận thức và sáng tạo ra nhằm đáp ứng đáp ứng mọi nhu cầu vật chất như ăn, mặc, ở , đi lại…Những vật thể như đình, đền, chùa, miếu, lăng, tháp, phố cổ, cung điện, các loại công trình kiến trúc nhà ở, cầu quán, danh thắng do con người phát hiện và tôn tạo thể hiện mức độ và trình độ phát triển của địa phương. Đó còn là những cổ vật còn giấu mình trong lòng đất hay đang được lưu trữ trong các viện bảo tàng, là những bản thông điệp không lời lưu giữ giá trị văn hóa cho các thế hệ người Việt Nam. Di sản văn hóa ở các địa phương rất phong phú . Riêng tại vùng châu thổ Bắc Bộ, di sản văn hóa vật thể được khái quát thành câu thành ngữ dân gian: cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài. 19
  20. Ỏ xã An Bình di sản văn hóa cũng khá nhiều: - Cả xã có một đền thờ thờ các vị thủy tổ của nước ta đó là đến Bình Ngô. Đến Bình Ngô đã được Nhà nước xếp hạng vào bảng “di tích lịch sử quốc gia” năm 2000. - Có 6 ngôi chùa ở 6 thôn: +Chùa Phúc Lâm ở thôn Chợ + Chùa bà Di ở thôn Đường + Chùa Khánh Vân ở thôn Giữa + Chùa Khánh Vũ ở thông Yên Ngô +Chùa Long Châu ở thôn Thường Vũ +Chùa Đông Phao ( nay là chùa Quảng Phúc ở thôn Nghi Khúc). Trong xã còn có nhà thờ trạng nguyên Nguyễn Quang Bật ở thôn Thượng Vũ và nhà thờ cụ Vương Châu- một danh tướng có công phò Lê diệt Mạc thời Lê Trung Hưng ở thôn Giữa. Ngoài đền, chùa tại An Bình còn có 4 đình: đình Yên Ngô, đình Thượng Vũ, đình Nghi Khúc do nhân dân các thôn xây dựng; một đình làng do gia đình cụ Vương Châu xây dựng. Trong bài địa chí văn hóa này tôi chỉ xin giới thiệu hai di sản văn hóa tiêu biểu của xã An Bình là đền Bình Ngô và tranh dân gian Đông Hồ. Tranh Đông Hồ của tỉnh Bắc Ninh từ lâu đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Đó là nét đẹp văn hóa, là niềm tự hào của Bắc Ninh nói chung và nhân dân xã An Bình nói riêng. Tuy không thực sự phát triển trong xã nhưng nhân dân xã An Bình đã quen thuộc, gắn bó với tranh Đông Hồ từ rất lâu. 2.1.1 Tranh dân gian Đông Hồ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2