intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Ngoại tác tiêu cực vấn đề gây ô nhiễm môi trường của công ty Vedan Việt Nam

Chia sẻ: Sdgvfcxg Sdgvfcxg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

667
lượt xem
92
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Ngoại tác tiêu cực vấn đề gây ô nhiễm môi trường của công ty Vedan Việt Nam nêu khái niệm và phân loại ngoại tác, hậu quả của ngoại tác tiêu, các giải pháp khắc phục ngoại tác tiêu cực, can thiệp của chính phủ. Vấn đề gây ô nhiễm môi trường của Vedan Việt Nam, sơ lược về công ty Vedan Việt Nam, thực trạng gây ô nhiệm môi trường tại công ty Vedan Việt Nam. nguyên nhân công ty Vedan Việt Nam gây ô nhiễm sông Thị Vải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Ngoại tác tiêu cực vấn đề gây ô nhiễm môi trường của công ty Vedan Việt Nam

  1. TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH CÔNG NGOẠI TÁC TIÊU CỰC: VẤN ĐỀ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY VEDAN VIỆT NAM GVHD : PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG Lớp : Ngân hàng Đêm 6 – CH K19 Thực hiện : 1. Đoàn Thị Hồng Nguyên 2. Phan Hữu Phúc 3. Nguyễn Lê Hồng Thanh 4. Phạm Thị Minh Vân 5. Khưu Anh Bảo TPHCM, tháng 12 năm 2010
  2. MỤC LỤC PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................ 1 I.Khái niệm và phân loại ngoại tác: ................................................................................1 1.Khái niệm: ............................................................................................................................ 1 2.Phân loại ngoại tác:............................................................................................................... 1 II.Hậu quả của ngoại tác tiêu cực:..................................................................................1 III.Các giải pháp khắc phục ngoại tác ti êu cực:............................................................. 2 1.Khu vực tư:........................................................................................................................... 2 2.Can thiệp của chính phủ: ....................................................................................................... 2 PHẦN 2: VẤN ĐỀ GÂY Ô NHIỄM MÔI TR ƯỜNG CỦA CÔNG TY VEDAN VIỆT NAM.................................................................................................................................4 I.Sơ lược về công ty Vedan Việt Nam: ..........................................................................4 1.Quá trình thành lập công ty: .................................................................................................. 4 2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty: ........................................................................... 4 II.Thực trạng gây ô nhiệm môi tr ường tại Công ty Vedan Việt Nam: .......................... 6 1.Quá trình xả chất thải ra sông Thị Vải: .................................................................................. 6 2.Hậu quả của việc xả chất thải: ............................................................................................... 9 III.Nguyên nhân Công ty Vedan gây ô nhi ễm sông Thị Vải:.......................................12 1.Lợi nhuận “kết xù” hàng năm: ............................................................................................ 12 2.Sự thiếu trách nhiệm của các c ơ quan chức năng:................................................................ 13 3.Chính sách pháp luật không chặt chẽ: ................................................................................. 13 IV.Biện pháp xử lý: ......................................................................................................14 V.Đề xuất giải pháp khắc phục t ình trạng ô nhiễm trên sông Thị Vải: ...................... 15 1.Đối với Công ty Vedan: ...................................................................................................... 15 2.Đối với chính quyền địa ph ương: ........................................................................................ 15 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHUNG............................................................ 17 I.Kết luận: ...................................................................................................................... 17 II.Đề xuất chung: ...........................................................................................................17 1.Đối với luật bảo vệ môi trường: .......................................................................................... 17 2.Đối với các cơ quan chức năng: .......................................................................................... 18 3.Đối với các doanh nghiệp nói chung: .................................................................................. 19 4.Đối với người dân:.............................................................................................................. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 21
  3. PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Khái niệm và phân loại ngoại tác: 1. Khái niệm: Khi hoạt động của một thực thể (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trực tiếp tác động đến lợi ích của thực thể khác theo cách không thông qua giá th ị trường, các nhà kinh tế gọi sự tác động đó là ngoại tác (externality). Khác với các tác động thông qua giá cả thị trường, ngoại tác ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả kinh tế. Ng ười ta có khái niệm ngoại tác: Một ngoại tác xảy ra bất cứ lúc nào khi hành động của một đối tác làm cho đối tác khác tốt hơn hay xấu đi, mà đối tác ban đầu không phải gánh chịu chi phí, vừa không nhận lợi ích từ hành động đó. Ngoại tác là những lợi ích hay chi phí ảnh h ưởng ra bên ngoài không được phản ánh qua giá cả. Ngoại tác có thể phát sinh giữa những ng ười sản xuất với nhau, giữa những ng ười tiêu dùng với nhau, hoặc giữa những ng ười sản xuất và tiêu dùng. 2. Phân loại ngoại tác: Có 2 loại ngoại tác: Ngoại tác tích cực: lợi ích ảnh h ưởng ra bên ngoài, có tác dụng theo chiều hướng tích cực lên đối tác. Ví dụ: công tác ph òng cháy, giáo dục, nâng cấp nhà ở, xây dựng công viên, … Ngoại tác tiêu cực: chi phí ảnh hưởng ra bên ngoài, có tác dụng theo chiều hướng tiêu cực lên đối tác, bao gồm ngoại tác sản xuấ t tiêu cực và ngoại tác tiêu dùng tiêu cực. Ví dụ: kẹt xe, chất thải công nghiệp, khói thuốc lá, thái độ vô trách nhiệm,… II. Hậu quả của ngoại tác tiêu cực: Việc phân bổ nguồn lực sẽ không hữu hiệu. Mức sản xuất và chi tiêu cho việc kiểm soát ngoại tác khó th ực hiện đúng. Khi có ngoại tác tiêu cực thì chi phí xã hội biên lớn hơn chi phí cá nhân cận biên và cân bằng thị trường sẽ làm gia tăng quá mức hàng hóa.
  4. III.Các giải pháp khắc phục ngoại tác ti êu cực: 1. Khu vực tư: Nội bộ hóa ngoại tác: Đây là giải pháp không cần có sự can thiệp của Chính phủ. Có nghĩa l à hình thành các đơn vị kinh tế có quy mô thích hợp để phần lớn hậu quả của h ành vi ngoại tác diễn ra trong khuôn khổ đơn vị đó. Ví dụ: Chủ vườn táo trở thành người nuôi ong. Điều này chỉ có thể làm được khi vườn táo đủ lớn để ong chỉ ở trong v ườn táo. Tổ chức hoạt động hợp tác của các cá nhân với nhau: Trong một số trường hợp, mọi người có thể tự giải quyết đ ược vấn đề ảnh hưởng ngoại tác. Tuy nhiên, đôi khi họ không thể đạt được kết cục có hiệu quả do có quá nhiều bên liên quan và điều đó làm cho quá trình thương lượng trở nên khó khăn. Ví dụ: Việc bồi thường hay đền bù; sự trừng phạt của xã hội,.. 2. Can thiệp của chính phủ: Khi mọi người không tự giải quyết được vấn đề ảnh hưởng ngoại tác và khi một ảnh hưởng ngoại tác khiến cho thị trường không đạt được sự phân bổ có hiệu quả, thì chính phủ xuất hiện. Chính phủ có thể phản ứng theo một trong hai cách: Một là, thực hiện các chính sách có tính chất chỉ huy v à kiểm soát để điều chỉnh hành vi một cách trực tiếp. Hai là, thực hiện các chính sách dựa tr ên thị trường để tạo ra những kích thích sao cho các nhà ra quyết định tư nhân tự chọn cách giải quyết vấn đề. Đánh Thuế Chính phủ có thể khắc phục ngọai tác ti êu cực bằng cách đánh thuế. Thuế đóng vai trò là công cụ sửa chữa các ngọai tác tiêu cực gọi là thuế Pigou. Các nhà kinh tế thường thích sử dụng thuế Pigou h ơn so với việc sử dụng các quy định khi giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bởi v ì nó có thể làm giảm ô nhiễm với chi phí thấp nhất cho xã hội. Ưu điểm việc đánh thuế: Việc đánh thuế ô nhiễm làm cho giá tăng và buộc người sản xuất phải giảm sản lương đến mức hiệu quả. Lợi về hiệu quả xã hội với gỉa định rằng mức thuế đ ược định đúng. Lợi về công bằng cho những ng ười bị ảnh hưởng.
  5. Làm tăng nguồn thu cho chính phủ. Nhược điểm việc đánh thuế: Chúng không phổ biến. Chúng đòi hỏi nhiều thông tin để định đúng mức thuế. Việc đánh thuế làm giảm ô nhiễm nhưng không thể xóa bỏ ô nhiễm do sản xuất gây ra. Chúng đôi khi gây ra gánh n ặng không cân xứng lên các hộ thu nhập thấp. Gây ra tổn thất xã hội. Điều tiết sản xuất: Bên cạnh việc đánh thuế, Chính phủ có thể sữa chữa ảnh h ưởng ngoại tác bằng cách quy định rằng một số hành vi mang tính bắt buộc hoặc bị cấm như là điều tiết sản xuất bằng cách giới hạn l ượng sản xuất. Giấy phép xã thải chuyển nhượng được: Đây cũng là một ứng dụng của định lý Coase v ào chính sách công, là sự thiết lập các giấy phép gây ra ô nhiễm có thể chuyển nh ượng. Đôi khi được gọi là quyền gây ô nhiễm. Ví dụ: Có 2 nhà máy sản xuất thép và sản xuất giấy. Cục Bảo vệ môi trường quy định mức thải là 5 tấn cho mỗi nhà máy. Nhà máy thép muốn tăng chất thải lên 1 tấn, nhà máy giấy đồng ý giảm chất thải xuống 1 tấn với điều kiện nh à máy thép sẵn sàng trả cho nhà máy giấy 1 triệu USD. Tóm lại, giấy phép xả thải có đặc điểm: Ấn định mức ô nhiễm được cho phép. Tạo ra quyền gây ô nhiễm có thể đ àm phán trên thị trường. Cho phép thị trường về quyền gây ô nhiễm t ìm giải pháp hiệu quả nhất. Doanh nghiệp có thể cắt giảm xả thải gây ô nhiễm dễ d àng nhất sẵn sàng bán bất kỳ giấy phép nào họ có. Doanh nghiệp phải cắt giảm ô nhiễm với chi phí cao sẵn s àng mua bất kỳ giấy phép nào khi họ cần. Sự phân bổ cuối c ùng sẽ có hiệu quả. Các biện pháp khác: Chính phủ có thể khắc phục ngoại tác ti êu cực bằng cách chế tài bằng phạt tiền và hình sự, tăng chi phí sản xuất v à ngưỡng giá để gia nhập ngành, phí thải đánh trên mỗi đơn vị thải.
  6. PHẦN 2: VẤN ĐỀ GÂY Ô NHIỄM MÔI TR ƯỜNG CỦA CÔNG TY VEDAN VIỆT NAM I. Sơ lược về công ty Vedan Việt Nam: 1. Quá trình thành lập công ty: Xí nghiệp Vedan được sáng lập từ năm 1954 ở thị trấn Sa Lộc, huyện Ðài Trung, Ðài Loan.Dưới sự dẫn dắt của Ngài hội trưởng Dương Thâm Ba cùng các Ngài h ội phó Dương Kỳ Nam, Dương Thanh Khâm và Ngài ch ủ tịch hội đồng quản trị Dương Ðầu Hùng, xí nghiệp với tinh thần sáng tạo, sản phẩm làm ra phải là tuyệt hảo, đã không ngừng tìm tòi, nâng cao, đó cũng là đóng góp qúi giá của xí nghiệp cho xã hội. Công ty Vedan Việt Nam xây dựng nhà máy vào năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nằm ở phía Đông Nam th ành phố Hồ Chí Minh, tổng diện tích 120 hecta. Đến nay đ ã đưa vào sản xuất gồm có: Nhà máy Xút – Clo, Nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột, nhà máy tinh bột biến đổi, nhà máy lysine, nhà máy phát điện và hơi,các hệ thống xử lý nước thải, cảng Phước Thái Vedan, đường giao thông chuyên dụng và các khu làm việc, sinh hoạt, vui chơi. Với các sản phẩm: Bột ngọt, thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu c ơ, tinh bột khoai mì, Axít Clohydric/Xút, Axít glutamat, Axít amin, Axít Hypochlorite. 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty: Sách lược tầm xa, cắm rễ tại Việt Nam, xây dựng th ành cơ sở sản xuất quan trọng của Ðông Nam Á. Kỹ thuật tiên tiến, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tạo nên nền
  7. tảng cho việc kết hợp giữa gia công nông sản v à công nghệ sinh học. Chất lượng trên hết, không ngừng vươn tới, đạt mức vượt trội. Coi trọng trách nhiệm xã hội của xí nghiệp, xác định ph ương hướng kết hợp chặt chẽ giữa sự phát triển công ty với nhịp đập của x ã hội, tạo ra cục diện 3 được: nhà nước được, nhân dân được, công ty được vươn tới tương lai, trở thành một khâu trọng yếu trong sự phát triển to àn cầu hóa. Văn hóa kinh doanh: Sáng tạo, chuyên nghiệp, tuyệt vời, khiêm tốn. Sách lược tầm xa, đầu tư lâu dài Chăm lo phúc lợi công nhân viên, quan tâm và đáp ứng các nhu cầu thực tế về đời sống và phúc lợi của công nhân viên Làm tốt an toàn vệ sinh, chú trọng môi trường Áp dụng những tinh túy của tác nghiệp ti êu chuẩn hóa, quản lý chặt chẽ v à thực hiện các mục tiêu đề ra. Mục tiêu kinh doanh: Mục tiêu của công ty là xây dựng công ty Vedan Việt Nam thành cơ sở sản xuất quan trọng của Ðông Nam Á. Với các phương châm sau: Ðồng tâm hiệp lực phát triển lâu d ài Xây dựng cơ sở hoàn chỉnh Phát triển kỹ thuật dựa vào kết hợp với ngành nghề, nhà nước, nhà trường, viện nghiên cứu. Kiên trì giáo dục đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn. Phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp hóa chất v à thực phẩm. Tham gia hoạt động công ích từ thiện, l àm tròn trách nhiệm công dân của xí nghiệp. Nhắm toàn cầu làm tại chỗ Tăng cường công nghệ sản xuất, hạ giá th ành Làm marketing toàn cầu, vươn tầm kinh doanh Coi trọng công nghệ sinh học, không ngừng nghi ên cứu sáng tạo Nhấn mạnh hiệu qủa chuyên moan, tranh thủ đi trước một bước Bồi dưỡng năng lực chuyên moan, sản xuất kinh doanh dài lâu Lớn mạnh, lớn mạnh nữa
  8. Sáng tạo, chuyên nghiệp, tuyệt vời, khiêm tốn. Nghiêm túc, trội vuợt, phục vụ Chuyên tâm kinh doanh, quán tri ệt chấp hành II. Thực trạng gây ô nhiệm môi tr ường tại Công ty Vedan Việt Nam: 1. Quá trình xả chất thải ra sông Thị Vải: Từ năm 1994, Cty bột ngọt Vedan đ ã thiết kế - xây dựng một hệ thống điều khiển hết sức tinh vi để chất thải đ ược xả đi theo ý người vận hành, không qua xử lý. “Công nghệ” bí mật được thực hiện bằng cách chôn nhiều đ ường ống sâu 7 – 8m dưới đất để chất thải được xả thẳng ra sông Thị Vải. Mỗi tháng, Công ty Vedan x ả ra sông Thị Vải khoảng trên 44.800m3 chất thải tinh bột sắn, mật rỉ đ ường có nhiều chất độc hại... Đáng lưu ý, hệ thống bơm xả trực tiếp nước thải ra sông Thị Vải được Vedan thiết kế tinh vi từ năm 1994, song song đó công ty n ày vẫn thiết kế và xây dựng một hệ thống xử lý nước thải khác theo quy định, nh ưng thực chất hoạt động cầm chừng. Hệ thống dẫn nước thải ra sông Thị Vải của Vedan nằm trong nh à máy
  9. Sau bị phát hiện, cơ quan chức năng đã ghi nhận phương thức thực hiện thực tế tại công ty Vedan như sau: Công ty thi ết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm dịch thải chất lỏng của nh à máy sản xuất PGA từ bể chứa bán âm dung tích 6.000 -7.000m3 và bồn chứa 15.000m3 theo hệ thống van v à đường ống kỹ thuật rất tinh vi. (có đoạn chôn ngầm, có đoạn đi tr ên mặt đất) ra cầu cảng số 2, chảy vào 2 trụ bơm được cắm sâu xuống sông Thị Vải 7 -8m; đồng thời trên bề mặt cầu cảng có một miệng xả hở bằng thép đ ường kính 20 cm trực tiếp xả ra sông Thị Vải. Thời gian vận hành các hệ thống bơm nêu trên khoảng 2 giờ/ngày vào ban đêm, bắt đầu từ 18 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, các máy b ơm của hệ thống này bơm nước thải trực tiếp vào hệ thống mương thoát nước giải nhiệt, chảy trực tiếp ra sông Thị Vải mà không qua xử lý. Một trong những hệ thống ống ngầm xả n ước thải của Vedan Tại khu vực bể bán âm chứa dịch thải sau sản xuất Lysin (6.000 -7.000 m3) Cty đã dày công thiết máy bơm công suất khoảng 350m3/h. Đầu hút máy b ơm đặt trong bể chứa chất thải. Đầu ra máy b ơm chia thành 3 đường ống, 1 vào khu vực để sản xuất, 1 vào hồ chứa và 1 thì nối với trụ bơm ở cầu cảng số 2 để thải ra ngo ài sông. Khi khóa tất cả các van lại, chỉ để van đ ường ống nối với trụ bơm dẫn ra cầu cảng này mở và vận hành máy bơm thì chất thải từ bể chứa theo đường ống này xả thẳng ra miệng cống và hòa vào sông Thị Vải mà không cần qua khu vực xử lý.
  10. Miệng ống xả thải chưa qua xử lý tại cầu cảng của công ty Vedan đang xả thải Tại khu vực bể chứa rỉ mật đ ường (15.000m 3) có một hệ thống van đóng mở c ó thể điểu khiển dòng chất lỏng theo ý người vận hành. Điều đặc biệt, hệ thống ống dẫn này rất “tinh vi” tới mức chỉ cần một cái lắc tay, hai hệ thống n ày nhập thành một. Kết quả kiềm tra ước tính được tổng lượng nước thải từ Vedan ra sông Thị Vải khoảng 5.000m3/ngày. Theo kết quả xét nghiệm mẫu n ước thải tại khu vực bể bán âm v à bồn chứa của Vedan cho thấy các thông số về độ m àu, COD, BOD5... vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10- 2.000 lần, cá biệt có mẫu lên tới 3.675 lần. Đã vậy, Vedan còn tự ý nâng công suất và đưa công trình vào hoạt động nhưng không đả động đến chuyện lập báo cáo đánh giá tác đ ộng môi trường theo quy định với hàng loạt dự án như: nâng công suất phân xưởng sản xuất xút- axít từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng, dự án đầu tư nâng công suất nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng l ên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng l ên 4.000 tấn/tháng, lysine từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/tháng, bột gia vi cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/ năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng)...
  11. Một góc khu nước thải nhà máy VEDAN Ngoài ra, nhằm che mắt người dân và cơ quan chức năng, phía Vedan không chỉ dùng hệ thống ngầm, mà Vedan còn bố trí cho neo đậu trong nhiều năm 1 chiếc t àu lớn. Nhiệm vụ của chiếc t àu này là che khuất tầm nhìn của người dân cũng như cơ quan chức năng trong mỗi lần nước thải được xả ra sông Thị Vải. Không chỉ vậy, ngay tại cửa xả, công ty này tạo 1 hàm ếch để đầu xả nước nằm khuất bên trong và cắm sâu đầu ống xả nước xuống dưới dòng nước. Chính vì vậy khi nước thải ra đến sông, bọt nước đã tan bớt, khiến người dân cũng như cơ quan chức năng khó có thể nhận biết nước thải được xả ra từ đâu. Sau khi quyết định số 1999/QĐ-BTNMT ngày 6/10/2008 c ủa Bộ TN-MT về việc đình chỉ hiệu lực giấy phép xả n ước thải vào nguồn nước của Vedan VN trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký quyết định, Vedan đã tạm ngừng hoạt động 3 nh à máy gồm tinh bột, lysin, phát điện. Các nh à máy còn lại đều giảm từ 30-40% công suất. Tuy nhiên, Vedan vẫn tiếp tục xả nước thải xuống sông Thị Vải, chưa thực hiện nghiêm túc theo quyết định đình chỉ hiệu lực giấy phép xả n ước thải vào nguồn nước. 2. Hậu quả của việc xả chất thải: Trong quá trình sản xuất, Vedan sử dụng nhiều loại hóa chất độc hại để tạo ra sản phẩm. Các loại hóa chất này cùng với những sản phẩm có tính chất trung gian không sử dụng được thải trực tiếp ra môi tr ường thì cực kỳ nguy hiểm, bởi có nhiều loại độc tố gây ô nhiễm trầm trọng cho sông Thị Vải. Hậu quả của h ành động thiếu trách nhiệm này của Vedan đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường sống tự nhiên, thiệt hại về kinh tế và xã hội đối với những người dân sống gần khu
  12. vực sông Thị Vải bao gồm các tỉnh Đồng Nai, B à Rịa Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. Thiệt hại về môi trường sống tự nhiên Về hệ sinh thái dưới lòng sông: Trước đây sông Thị Vải cá tôm nhiều vô kể mỗi lần kéo được cả trăm ký lô và người dân ven khu vực sông sống nhờ v ào nghề nuôi tôm, cá, đời sống khá giả. Nhưng vài năm gần đây, cá tôm bị tuyệt chủng, nhiều hộ dân nuôi cá, tôm ở vùng ven sông Thị Vải điêu đứng vì cá, tôm của họ chết hàng loạt, nổi và dạt trắng cả bờ. Nhiều ng ười khẳng định hiện tượng cá, tôm chết như vậy là do nguồn nước ở sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng, hiện tại sông Thị Vải có thể xem là dòng sông chết vì nhiều hệ sinh thái nước không tồn tại được. Ở Thị Vải có đoạn 10-15 km (qua công ty Vedan) rong rêu c ũng không sống được. Về nguồn nước sông Thị Vải: nguồn n ước không thể dùng tưới tiêu cho nông nghiệp, sinh hoạt cho cư dân sống ở dọc dòng sông. Nước sông chứa nhiều axit, Cyanua và một số chất độc hại khác nên chúng đã ăn mòn vỏ tàu của nhiều tàu thuyền qua lại trên sông. Không chỉ có vậy, qua quan sát bằng mắt th ường có thể thấy hệ thực vật ở hai bên sông bị biển đổi khác thường. Qua phân tích, lấy mẫu nước ngầm ở khu vực này (độ sâu 30-50 m) đã bị ô nhiễm. Có nhiều thành phần trong nước ngầm đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép để cấp nước sinh hoạt. Sông Thị Vải không chỉ ô nhiễm n ước bề mặt, mà nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm. Do nước giếng người dân khoan dùng hàng ngày gần đây có mùi tanh, múc lên để qua đêm nước đổi màu đen.
  13. Sông Thị Vải bị ô nhiễm dẫn đến rừng ngập mặn bị mất. Mất rừng ngập mặn sẽ dẫn tới suy giảm ngành thuỷ sản, đặt biệt là nghề nuôi tôm cá của nhân dân Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. Thiệt hại về kinh tế: Ảnh hưởng đến nuôi trồng, đánh bắt thủy sản: Tại tỉnh Đồng Nai: tổng diện tích tự nhiên của vùng này là 157,9km 2, trong đó có hơn 1.990 ha đất nuôi trồng thủy sản. V ùng này bị ảnh hưởng do nồng độ các chất ô nhiễm như DO, BOD5, COD, N-NH4+, NO2-, đủ gây chết hoặc làm chậm sự phát triển của thủy sản tự nhiên hoặc nuôi trồng với tần suất xuất hiện trong các mẫu kết quả quan trắc từ 85% trở l ên. Khu vực ô nhiễm khiến hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản bị ảnh h ưởng nặng có diện tích gần 2.000ha thuộc địa b àn các xã Phước An, Long Thọ (huyện Nh ơn Trạch), Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành), vùng ô nhiễm gây ảnh hưởng nhẹ đến nuôi trồng, đánh bắt thủy sản có diện tích gần 700ha thuộc các x ã Phước An, Vĩnh Thanh (huyện Nh ơn Trạch). Tại Tp.HCM: Theo thống kê của các Hội Nông dân về thiệt hại cụ thể của tại x ã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Trong đó, diện tích bị ảnh h ưởng của xã Thạnh An ước tính chỉ gần 84ha: có 839 hộ với 2.123ha diện tích nuôi trồng thủy hải sản tại xã Thạnh An bị ảnh hưởng với tổng thiệt hại ước tính 107 tỷ đồng. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Đã xác định được 1.134 hộ dân tại 3 x ã Phước Hòa, Tân Phước, Mỹ Xuân và thị trấn Phú Mỹ (thuộc huyện Tân Th ành) bị thiệt hại ước tính hơn 191 tỷ đồng. HND Đồng Nai yêu cầu công ty Vedan bồi thường thiệt hại về kinh tế cho nhân dân v ùng bị ảnh hưởng ô nhiễm thuộc 4 xã của 2 huyện Long Th ành và Nhơn Tr ạch với tổng số tiền gần 120 tỷ đồng. Ảnh hưởng đến hoạt động của khu công nghiệp G ò Dầu Tình trạng ô nhiễm trên sông Thị Vải làm trì trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN Gò Dầu. Nhiều hãng tàu Nhật Bản từ chối vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên vật liệu cho các công ty qua cảng G ò Dầu, do nước sông ô nhiễm ăn mòn thân tàu. Các hãng tàu Singapore c ũng từ chối vận chuyển qua sông Thị Vải. Theo báo cáo của Công ty cổ phần cảng Đồng Nai số lượt tàu Singapore cập cảng chiếm 34% (200/600 l ượt). Tốn chi phí và thời gian làm sạch sông Thị Vải:
  14. Để làm sạch sông Thị Vải phải mất 10-15 năm và phải tốn hàng trăm tỷ đồng. Chi phí làm sạch dòng sông cao. Hơn 10 năm qua, số nước thải chưa qua xử lý khoảng hơn 10 triệu m3. Với mức độ ô nhiễm trung b ình, giá thành xử lý 1m3 nước thải sau khi làm sạch sẽ gần gấp đôi giá n ước sạch đầu vào. Nếu giá nước sạch hiện nay là từ 4.000 - 5.000 đồng/m3 thì giá 1m 3 nước sau khi xử lý sẽ ít nhất l à 8.000 - 10.000 đồng/m3. Tức là để làm sạch lượng nước thải đó, phải tốn tới h àng trăm tỉ đồng. Thiệt hại về xã hội Hầu hết cán bộ công nhân vi ên của các công ty làm việc tại khu vực Gò Dầu đều mắc các bệnh viêm xoang, nhức đầu,.. đau ốm liên tục mà nguyên nhân là do nhiễm mùi hôi thối, mùi hóa chất thải ra hằng ngày của các công ty, xí nghiệp. Hơn 10 năm nay, số người mắc bệnh viêm xoang tại khu vực xung quanh Nhà máy Vedan và dọc theo sông Thị Vải tăng đột biến. Theo thống k ê của cơ quan chức năng có đến 90% số người dân ở đây mắc các căn bệnh m ãn tính như viêm xoang, nhức đầu, khó thở, nếu da tiếp xúc với nguồn n ước bị ô nhiễm bị nổi mẫn ngứa r ất khó chịu, gây đau nhức và còn biểu hiện một số triệu chứng khác. III.Nguyên nhân Công ty Vedan gây ô nhi ễm sông Thị Vải: 1. Lợi nhuận “kết xù” hàng năm: Với chi phí xử lý 1 m 3 chất thải là trên 10 triệu đồng, công ty Vedan đ ã dầy công xây dựng hệ thống xử lý chất thải tinh vi với những đ ường ống chằng chịt nhằm che mắt các cơ quan chức năng. Như vậy, với mức xả hàng tháng trên 44.800m3 chất thải trực tiếp ra sông Thị Vải, mỗi tháng Vedan đ ã tiết kiệm được chi phí trong sản xuất tương đương 448 tỷ đồng. Thông qua việc xả chất thải chưa qua xử lý vào sông Thị Vải, công ty Vedan đã thu lợi hàng hàng năm hàng ngàn t ỷ đồng. Theo báo cáo kết quả t ài chính của Vedan thì doanh thu năm 2009 của công ty là 289 triệu USD, lãi trước thuế 71,332 triệu tương đương 1.313,5 tỷ đồng theo tỷ giá thời điểm công bố báo cáo. Doanh thu năm 2008 là 348,5 triệu USD và lãi trước thuế 64,5 triệu USD. Trong đó, doanh thu từ thị trường bột ngọt Việt Nam năm 2009 vẫn l à số một trong bảng doanh thu của Vedan, thậm chí cao h ơn năm 2008, trong khi ở các thị trường khác lại giảm sút. Với 150 triệu USD, các sinh lợi từ Việt Nam chính l à đóng góp chủ yếu cho con số lãi gộp (trước thuế) 71,332 triệu USD của Vedan.
  15. Từ lợi nhuận kết xù mà Vedan thu được cũng đồng nghĩa với việc sông Thị Vải đ ã chết dần trong suốt 14 năm qua v à cuộc sống của nhiều người dân đã thay đổi cùng với sự ô nhiễm của dòng sông. 2. Sự thiếu trách nhiệm của các c ơ quan chức năng: Tâm lý nóng lòng thu hút đầu tư và lợi ích của nhiệm kỳ của các c ơ quan Nhà nước Để cấp phép đầu từ cho công ty Vedan không ch ỉ có UBND tỉnh Đồng Nai m à còn các cơ quan thầm định đầu tư, cơ quan thẩm định về khoa học công nghệ. Nh ưng khi phát sinh vấn đề thì không cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc để xảy ra các sai phạm. Sự dung túng, thiếu trách nhiệm, thái độ làm ngơ và trình độ nghiệp vụ yếu kém của cơ quan chức năng Cơ quan chức năng chưa chịu lắng nghe dân và các nhà chuyên môn. Tình tr ạng ô nhiễm sông Thị Vải và việc Vedan xả chất thải bẩn ra sông đ ã được người dân và cả nhà khoa học phản ánh cả chục năm trước, nhưng cơ quan có trách nhi ệm đã không tiếp thu và xử lý kịp thời. Trong khi đó, công ty Vedan t ừng được đề nghị khen thưởng vì có thành tích “bảo vệ môi trường” vào cuối năm 2004 do ông Lê Viết Hưng –GĐ Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai ký văn bản gửi Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh. Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi tr ường đối với công ty Vedan Việt Nam. Từ một công ty mới đầu t ư có gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước khu vực sông Thị Vải nhữ ng năm 1994-1999, nay công ty đã cố gắng khắc phục, xử lý cơ bản nước thải sản xuất, các mẫu n ước thải qua kiểm tra gần đây đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Năm 2006 Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai có kiểm tra v à đề nghị công ty Vedan điều chỉnh một số hạng mục; từ đó đến nay, không có thêm hành vi vi ph ạm nào của Công ty Vedan bị phát hiện. Chính quyền địa phương đã đặt nặng vấn đề kinh tế, coi nhẹ môi tr ường; cán bộ có trách nhiệm cố ý làm ngơ; việc xử lý tố cáo, kiến nghị của dân kém, c ơ quan quản lý không để ý đến ý kiến nhân dân địa phương, một số cơ quan với phương châm “nhìn mà không thấy hoặc cố tình không thấy, nghe mà không hiểu hoặc cố tình không hiểu”.
  16. 3. Chính sách pháp luật không chặt chẽ: Khung hình phạt của chúng ta còn quá nhẹ, quá mềm dẻo, chưa phản ánh đúng mức độ gây ô nhiễm của Vedan. Luật bảo vệ môi tr ường của chúng ta vẫn còn sơ sài, đơn giản, không để ý đến mức độ t àn phá môi trường của các công ty, chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Bộ luật hình sự, Luật bảo vệ môi trường và khoảng 300 văn bản dưới luật, nhưng việc xử lý Vedan thì lại lúng túng. Mỗi quy định ai có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động của Vedan th ì không xác định được, dẫn đến UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ Tài nguyên Môi trường đùn đẩy cho nhau. Quy định pháp luật về môi trường thiếu khả thi. Từ khi Bộ luật h ình sự ra đời tới nay không xử lý được cá nhân nào. Luật yêu cầu để xử lý hình sự phải hội đủ 3 yếu tố, gồm: người vi phạm là cá nhân, từng bị xử lý hành chính và gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng cả 3 yếu tố này đều khó thực hiện. IV. Biện pháp xử lý: Ngày 6/11, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Th ường trực Chính phủ ngày 2/11 về việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Cty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam. - Vedan sẽ bị cưỡng chế nộp trên 127 tỷ đồng phí bảo vệ môi tr ường mà Vedan đã trốn nộp trong nhiều năm v à phạt hành chính số tiền 267.5 triệu đồng. - Cùng với đó, nếu qua thời hạn tr ên Vedan không hoàn thành vi ệc tháo dỡ toàn bộ hệ thống xả trộm nước thải ngầm đã tồn tại trái phép trong nhiều năm, th ì sẽ bị cưỡng chế. - Ngoài ra Vedan sẽ bị cưỡng chế thực hiện theo Quyết định Tạm đ ình chỉ hiệu lực giấy phép xả chất thải vào nguồn nước mà Bộ TNMT đã ban hành gần một tháng. - Vedan phải tạm đình chỉ hoạt động sản xuất cho đến khi có biện pháp xử lý chất thải lỏng đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải. Công ty chỉ đ ược phép hoạt động trở lại khi đã có văn bản kết luận đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường của Tổng cục Môi tr ường - Vedan phải gỡ bỏ toàn bộ hệ thống cống ngầm và thiết bị bơm từ khu vực sản xuất ra sông Thị Vải trong thời hạn 1 tháng. Cải tạo to àn bộ hệ thống thu gom, xử lý chất thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Cửa xả n ước thải sau xử lý phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giảm sát của c ơ quan chức năng. Thiết
  17. kế hệ thống thu gom, xử lý chất thải phải được gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, đánh giá v à chấp thuận trước khi xây dựng. - Vedan có trách nhiệm thực hiện đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường do hành vi gây ô nhiễm sông Thị Vải trong thời hạn 6 thán g kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý Nhà nước. - Phải chi trả chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục t ình trạng ô nhiễm sông Thị Vải Vedan cũng sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo quyền lợi kinh tế -xã hội của người lao động đang làm việc tại công ty cũng như tổ chức hay cá nhân đã ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu trong thời gian tạm đ ình chỉ sản xuất. V. Đề xuất giải pháp khắc phục t ình trạng ô nhiễm trên sông Thị Vải: 1. Đối với Công ty Vedan: Mặc dù là đối tượng gây chết sông Thị Vải v à cuộc sống mưu sinh của người dân, thiệt hại đã nhìn thấy rõ, nhưng công tác xác định giá trị thiệt hại còn chậm và việc thực hiện khắc phục hậu quả, bồi th ường thiệt hại từ phía Công ty Vedan c òn trì trệ kéo dài, tuy nhiên quá trình b ồi thường vẫn không thỏa đáng. D o đó, công ty Vedan cần phải: - Nghiêm túc thực hiện các quy định xử phạt v à biện pháp khắc phục. - Đánh giá mức độ gây thiệt hại và phải chịu trách nhiệm và mức phạt cao hơn nhiều lần nếu vẫn cố tình vi phạm hoặc lơ là trong việc khắc phục hậu quả. 2. Đối với chính quyền địa phương: - Bộ TN-MT và UBND tỉnh liên quan cần nghiêm túc thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát Công ty Vedan th ực hiện đúng quyết định xử phạt của Bộ TN -MT. - Thành lập hội đồng khoa học với sự tham gia của các chuy ên gia về môi trường, nhà khoa học của 3 địa phương (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai v à Bà Rịa - Vũng Tàu) để xem xét việc thiết kế hệ thống xử lý n ước thải và hệ thống giám sát tự động, kiểm soát chất l ượng nước thải đầu ra tại các nh à máy nằm trên lưu vực sông Thị Vải. - Các Bộ ngành liên quan (như Bộ TN-MT, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ) cần tổ chức rà soát, nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ xem xét để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự, Luật Thanh tra và các văn bản quy phạm pháp luật
  18. khác có liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi tr ường. - Đối với thiệt hại về kinh tế, môi trường và chi phí khắc phục ô nhiễm sông Thị Vải, Vedan và các doanh nghiệp khác phải có trách nhiệm đền b ù và chi trả theo quy định của pháp luật. Quá tr ình đánh giá, tính toán chi phí này s ẽ do hội đồng khoa học, chuyên gia môi trường, Vedan, các doanh nghiệp gây ô nhiễm v à 3 địa phương (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai v à Bà Rịa - Vũng Tàu) tham gia thực hiện để đảm bảo tính khách quan.
  19. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHUNG I. Kết luận: Việc xả thải công nghiệp gây ô nhiễm sông Thị Vải của công ty Vedan Việt Nam đ ã làm thiệt hại nặng nề đến đời sống của ng ười dân địa phương. Các thực tế đã cho thấy cả người dân và chính quyền các cấp đều thiếu sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Đặc biệt là phía người dân, ít hiểu biết về pháp luật môi trường nên cần thiết có sự hỗ trợ, can thiệp của nh à nước. II. Đề xuất chung: Để hạn chế viêc xảy ra các tình trạng tương tự, nhóm thực hiện đề t ài đề xuất một số giải pháp chung: 1. Đối với luật bảo vệ môi tr ường: - Hiện môi trường pháp lý ở nước ta hiện nay chưa cao nên nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt thay vì phải xây dựng công trình xử lý ô nhiễm. Nhưng nếu có xây dựng thì chi phí xử lý cũng cao vì thế các doanh nghiệp chủ yếu đối phó với luật v à các cơ quan chức năng. Vì vậy, Luật môi trường cần phải được xây dựng với biện pháp chế tài cao hơn đủ để các cá nhân và doanh nghiệp chấp hành, và có hiệu lực trong cuộc sống: - Cần nâng cao mức phạt quy định so với mức phạt hiện nay. Hiện nay mức phạt thấp nhất về xả nước thải là 100.000đ đến 500.000đ, mức phạt cao nhất là 60.000.000- 70.000.000đ. - Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi tr ường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm h ình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi tr ường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi tr ường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật. - Đối với những trường hợp cá nhân hoặc doanh nghiệp khắc phục hậu quả môi trường do mình gây ra, cần có thời gian khắc phục, biện pháp khắc phục cụ thể. Đồng thời các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi tiến độ khắc phục hậu quả của cá nhân hoặc doanh nghiệp đó. Nếu không khắc phục nh ư cam kết thì sẽ bị áp
  20. dụng chế tài với mức xử phạt cao nhất m à phần thiệt hại còn cao hơn việc khắc phục. - Nêu trách nhiệm cụ thể đơn vị quản lý, và sẽ bị xử phạt nếu đơn vị đó không xử lý hoặc xử lý chậm trễ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân thì bị xử lý hình phạt kỷ luật trách nhiệm cùng cá nhân hoặc doanh nghiệp khắc phục hậu quả do thiếu trách nhiệm thuộc phạm vi chức năng của đ ơn vị quản lý; hoặc đình chỉ thôi việc và xử theo khung hình phạt pháp lý mà cá nhân hoặc doanh nghiệp đó gây hậu quả tại nơi đơn vị quản lý. - Nhà nước phải bảo vệ quyền lợi về môi tr ường cho nhân dân. Trường hợp xảy ra thiệt hại về môi trường nhà nước phải có trách nhiệm tính thông số, th ành phần ô nhiễm bằng chuyên môn của mình để bảo vệ cho người dân được đền bù thỏa đáng. - Đối với những trường hợp người dân khởi kiện phải quy định thời gian cụ thể trả lời cho người dân. Nếu vì lý do nào đó không thể trả lời kiệp phải phản hồi bằng văn bản cho người dân biết và phải ghi rõ thời hạn trả lời khi nào. - Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, b ao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi tr ường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm m à bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại th ì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật. - Đưa ra biện pháp thưởng đối với những cán bộ phát hiện sai phạm. 2. Đối với các cơ quan chức năng: - Việc thiếu kiểm tra, giám sát của những c ơ quan chuyên môn, cơ quan ch ức năng nhà nước đã để lại hậu quả nghiêm trọng là môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, dù phải tiêu tốn khá nhiều tiền của và thời gian chúng ta cũng khó có thể khắc phục một cách trọn vẹn. Để hạn chế những vấn đề ti êu cực xảy ra các cơ quan chức năng cần phải: - Thường xuyên rà soát đánh giá Lu ật môi trường ban hành có hiệu lực áp dụng với thực tế. - Xử lý trách nhiệm của những nhân vật chủ chốt, những cá nhân b àng quan trước trách nhiệm của mình bằng biện pháp kỷ luật cao nhất để không thờ ơ trước những vụ việc đáng tiếc xảy ra nh ư hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2