intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Quản trị rủi ro trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009

Chia sẻ: Dfvcx Dfvcx | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

264
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu Quản trị rủi ro trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009 sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về vai trò, vị trí của CRO trong doanh nghiệp, cũng như việc lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tối ưu cho từng thời kỳ như thế nào? Và cuối cùng là những kim chi nam (framework) cho các nhà quản trị trong việc quản trị rủi ro như thế nào? Bài nghiên cứu cũng đưa ra một số phương pháp để quản trị rủi ro như sử dụng thị trường phái sinh để phòng ngừa rủi ro như thế nào?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Quản trị rủi ro trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ RỦI RO TRƯỚC, TRONG VÀ SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008-09 GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO NHÓM 18: HUỲNH THỊ TƯỜNG VI – NHÓM TRƯỞNG BÙI NGỌC ĐOAN TRINH HOÀNG TRUNG KIÊN LỚP: TCDN NGÀ Y 2 KHÓA 21 TP. HỒ CHÍNH MINH 03/2013
  2. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Mục lục LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 2 I. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 – QUẢN TRỊ RỦI RO ........................................... 3 1. Chiến lược phân bổ nguồn vốn ..................................................................................... 3 2. Khả năng nhìn nhận, tổng hợp rủi ro ........................................................................... 4 3. Cơ cấu quản trị rủi ro ................................................................................................... 4 II. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TỐI ƯU TRƯỚC, TRONG VÀ SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008................................................................................................. 5 1. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................................... 6 2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 7 3. Nội dụng nghiên cứu...................................................................................................... 8 4. Kết luận........................................................................................................................ 13 III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI RO HIỆU QUẢ............................................. 14 1. Ý kiến của Gabriele Sabato......................................................................................... 14 2. Ứng dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro ..................................................... 19 3. Những hướng dẫn của Kenneth A.Froot, David S. Scharfstein và Jeremy C. Stein. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 28 Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 1
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ RỦI RO TRƯỚC, TRONG VÀ SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008-09 GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO NHÓM 18: HUỲNH THỊ TƯỜNG VI – NHÓM TRƯỞNG BÙI NGỌC ĐOAN TRINH HOÀNG TRUNG KIÊN LỚP: TCDN NGÀ Y 2 KHÓA 21 TP. HỒ CHÍNH MINH 03/2013
  4. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo LỜI MỞ ĐẦU uộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-09 đã để lại một dấu ấn không thể phai mờ đối với các tổ chức kinh tế và tài chính trên toàn thế giới, và câu hỏi mà các nhà đầu C tư đặt ra là, tại sao cuộc khủng hoảng tài chính lại xảy ra và lại tồi tệ đến như vậy? Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, thì ai cũng cho rằng đó là do bong bóng nhà đất, và việc cho vay dưới chuẩn của các định chế tài chính Mỹ gây ra. Tuy nhiên, đó có phải là nguyên nhân thực sự gây ra cuộc khủng hoảng? Theo tác giả Gabriele Sabato của bài nghiên cứu “Financial Crisis: Where did the risk management Fail” thì nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-09 là do sự quản trị rủi ro yếu kém của các định chế tài chính. Nếu đúng như nhận định của Gabriele Sabato thì câu hỏi được đặt ra là vai trò của CRO ở đâu và họ đã làm gì để giúp công ty vượt qua được cuộc khủng hoảng. Bài nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về vai trò, vị trí của CRO trong doanh nghiệp, cũng như việc lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tối ưu cho từng thời kỳ như thế nào? Và cuối cùng là những kim chi nam (framework) cho các nhà quản trị trong việc quản trị rủi ro như thế nào? Bài nghiên cứu cũng đưa ra một số phương pháp để quản trị rủi ro như sử dụng thị trường phái sinh để phòng ngừa rủi ro như thế nào? Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 2
  5. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo I. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 – QUẢN TRỊ RỦI RO Khi xem xét những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008, hầu hết mọi người đều bắt đầu từ thị trường bất động sản, bong bóng bất động sản bị vỡ từ năm 2006, và tập trung vào các khoản cho vay dưới chuẩn. Trong khi đó, sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Theo Gabriele Sabato: “Finanacial Crisis: Where did risk management fail?” nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tài chính 2008 là do hệ thống quản trị rủi ro yếu kém dựa trên niềm tin là các ngân hàng có khả năng tự điều tiết, các cơ quan quản lý trên thế giới đã không giám sát hiệu quả chức năng quản trị rủi ro ở các ngân hàng. Trong khi đó, quản trị rủi ro tại hầu hết các ngân hàng đều thất bại trong việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo cho sự an toàn của ngân hàng trước những biến cố lớn và tối thiếu hóa biến động lợi nhuận. Tại sao quản trị rủi ro của các ngân hàng đều thất bại? Gabriele Sabato đã đưa ra ba nguyên nhân gây ra sự thất bại của quản trị rủi ro đó là: (1) chiến lược phân bổ nguồn vốn ; (2) Khả năng nhìn nhận rủi ro; (3) Cơ cấu quản trị rủi ro . 1. Chiến lược phân bổ nguồn vốn Các ngân hàng không có chiến lược phân bổ nguồn vốn hợp lý, phát triển danh mục cho vay của mình theo xu hướng đáp ứng tất cả nhu cầu về vốn của thị trường mà không tính đến mức độ rủi ro. Khả năng huy động vốn dễ dàng, nguồn vốn dồi dào và chi phí sử dụng vốn rất rẻ đã tạo cho ngân hàng niềm tin rằng mọi hợp đồng cho vay đều có thể được thực hiện và mang lại lợi nhuận mà không cần thẩm định để đánh giá mức độ rủi ro của mỗi hợp đồng. Ngoài các chức năng vốn có của một tổ chức kinh tế, ngân hàng cũng có chức năng xã hội là cung cấp vốn cho các công ty trong giai đoạn bắt đầu hay tăng trưởng và cung cấp vốn cho người tiêu dùng để mua nhà hay hàng hóa. Chức năng xã hội này đã chiếm vị trí quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phân bổ nguồn vốn. Tuy Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 3
  6. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhiên, trong 20 năm qua, dưới áp lực của các cổ đông cho rằng ngân hàng là các định chế tài chính chỉ tạo ra lợi nhuận, các CEO của ngân hàng đã tích cực đầu tư vào những tài sản phức hợp mà kết hợp giữa những sản phẩm cho vay truyền thống với việc đầu cơ vào cổ phiếu. Mô hình hoạt động của các ngân hàng chuyển từ hoạt động cho vay truyền thống sang tập trung vào đầu cơ cổ phiếu “tăng trưởng nóng”, những tài sản có tương quan cao và cung cấp những khoản vay để đầu tư vào cổ phiếu mà bỏ qua khía cạnh đánh giá rủi ro. Nhờ đó, ngân hàng đã tăng được lợi nhuận, sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhưng lại vi phạm quy định của Basel II. 2. Khả năng nhìn nhận, tổng hợp rủi ro Hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) là một phương pháp cung cấp một cái nhìn toàn diện và chặt chẽ về các rủi ro mà một tổ chức đang đối mắt. Nhưng có rất ít ngân hàng cố gắng thực hiện ERM và thậm chí ít thành công trong việc đưa quản trị rủi ro trở thành văn hóa của ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng chỉ mới nhìn nhận được từng rủi ro riêng biệt, chưa áp dụng một hệ thống để tổng hợp các loại rủi ro lại với nhau. Do đó, với mỗi loại rủi ro ngân hàng có một cách đo lường và xử lý khác nhau. Rủi ro có tính chất khác nhau nên cộng tất cả các rủi ro lại với nhau thì không bằng tổng các rủi ro. Sự kết hợp các loại rủi ro khác nhau là thách thức mà các tổ chức tài chính đang đối mặt. Ngoài ra, ở hầu hết các ngân hàng, hệ thống IT vẫn chưa thể tương tác các rủi ro với nhau và các phương pháp sử dụng để đánh giá rủi ro cũng rất khác nhau nên không thể tổng hợp tất cả vào một con số 3. Cơ cấu quản trị rủi ro Thiếu cơ cấu quản trị rủi ro rõ ràng sẽ làm mất đi lợi ích được tạo ra bởi một đội ngũ quản trị rủi ro. Lập luận này được sử dụng nhiều trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính, bởi các nhà quản trị rủi ro như là cái cớ để biện minh cho sự thất bại của quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 4
  7. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Sự thật là ở hầu hết các tổ chức vai trò của quản trị rủi ro rất bị hạn chế. Sự ảnh hưởng của các nhà quản trị rủi ro đến các quyết định kinh doanh là dựa vào khả năng thuyết phục chứ không phải dựa vào quyền lực của họ. Tuy nhiên, công việc của hầu hết các nhà quản trị rủi ro đều dựa trên những dự báo không chắc chắn và những kịch bản mang tính giả thuyết, do đó, rất dễ dàng để không thừa nhận những giả định đằng sau các đề xuất quản trị rủi ro. Ở hầu hết các ngân hàng, giám đốc quản trị rủi ro (CRO) không thuộc Ban điều hành, rõ ràng cơ cấu này không thích hợp để dự đoán rủi ro và lên tiếng khi cấn thiết. Qua nghiên cứu “Finanacial Crisis: Where did risk management fail?”, Gabriele Sabato đã phân tích ba vấn đề quan trọng liên quan đến sự thất bại của quản trị rủi ro tại các ngân hàng: (1) chiến lược phân bổ nguồn vốn không hợp lý; (2) không có cái nhìn tổng thể về rủi ro; (3) Cơ cấu quản trị rủi ro chưa phù hợp. Những vấn đề này chưa bao giờ được nhìn nhận rõ ràng ở các ngân hàng và trong giai đoạn khủng hoảng tài chính hiện nay nó trở nên rõ ràng hơn. II. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TỐI ƯU TRƯỚC, TRONG VÀ SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 Quản trị rủi ro là rất quan trọng đối với các cơ quan quản lý và các định chế tài chính, những cơ quản quản lý tài chính muốn các định chế tài chính có tính thanh khoản và khả năng thanh toán đầy đủ. Trong khi các định chế tài chính thì muốn tối đa hóa lợi nhuận từ những khoản đầu tư vào tài sản tài chính và duy trì được mức độ tín nhiệm đối với cơ quan quản lý. Quản trị rủi ro tối ưu là sự lựa chọn mô hình đánh giá rủi ro tối ưu từ những mô hình đánh giá rủi ro khác nhau, và cân nhắc việc kết hợp những mô hình đánh giá rủi ro khác nhau. Mô hình đánh giá rủi ro có thể thay đổi theo thời gian, thậm chí hằng ngày. Để biết được mô hình quản trị rủi ro tối ưu được sử dụng trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09 là những mô hình nào? Và những mô hình này có Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 5
  8. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo thay đổi theo thời gian không? Nghiên cứu của Michael McAleer, Juan-Angel Jimenez-Martin và Teodosio Perez-Amaral (2009), Optimal Risk Management Before, During and After the 2008-2009 Financial Crisis, sẽ trả lời những câu hỏi này. Chi tiết của nghiên cứu được trình bày sau đây 1. Dữ liệu nghiên cứu Với mục đích minh họa cho nội dung chính của bài nghiên cứu, nhóm tác giả chọn các chỉ số chứng khoán như sau: Down Joins Industrial Average (DJIA), Financial Times Stock Exchange 100 Index (FTSE), Hang Seng Index (HSI), Nikkei Index (NK) và Standard and Poor’s 500 (S&P500), với dữ liệu được lấy từ ngày 3/1/2000 đến 15/7/2009. Những chỉ số này được chọn vì có thể so sánh với các nghiên cứu trước kia và cũng vì những chỉ số này thể hiện được những biến động kinh tế quan trọng. Thời gian xảy ra khủng hoảng tài chính cho từng chỉ số chứng khoán (Bảng 1) Mô hình đánh giá rủi ro: gồm 7 mô hình đơn: GARCH, GARCh-t, EGARCH, EGARCH-t, GJR, GJR-t và Riskmetrics và 2 mô hình kết hợp: SUP, INF. Chiến lược SUP là chiến lược tính độ biến động của từng mô hình đơn lẻ, chiến lược này được gọi là chiến lược quản trị rủi ro linh hoạt là bởi vì nó sẽ lựa chọn được giá trị VaR lớn nhất của từng mô hình đơn (là giá trị nhỏ nhất do giá trị này là những giá trị âm, khi lấy giá trị tuyệt đối). Chiến lược INF ngược lại với chiến lược SUP. Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 6
  9. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo 2. Phương pháp nghiên cứu Dựa theo những quy định, yêu cầu của Công ước Basel II về tối thiểu hóa mức vốn trung bình hằng ngày. Basel II được đưa ra để giám sát và khuyết khích duy trì mức rủi ro hợp lý bằng cách sử dụng những mô hình đánh giá rủi ro thích hợp để tính giá trị VaR (Value-at-Risk là thước đo xác suất và mức độ thiệt hại tài chính) và chi phí vốn thực tế hằng ngày (DCC) ^ ^ Ước lượng VaR: VaRt  Y  z t . t Ước lượng DCC: - VaR t : VaR tại ngày t - VaR t : là giá trị trung bình của VaR trong 60 ngày làm việc - 0
  10. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Bảng 2: Phạt vi phạm theo Công ước Basel II Số lần vi phạm được tính trong 250 ngày làm việc, số lần vi phạm được đo bằng phương pháp back-test là so sánh tổn thất thực tế với VaR được ước lượng, nếu tổn thất thực tế lớn hơn VaR được ược lượng thì được xem là một lần vi phạm - Số nhân tối thiểu là 3 (k=0) là khoản bù cho những lỗi khác nhau có thể xảy ra khi thực hiện mô hình 3. Nội dụng nghiên cứu 3.1 Đo lường mức độ biến động và hệ số tương quan giữa các chỉ số chứng khoán Hình 1, thể hiện mức điểm hằng ngày của 5 chỉ số chứng khóan. Rõ ràng chúng biến động tương tự nhau qua thời gian. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ hơn các hệ số tương quan chúng ta sẽ thấy rằng, trong khi S&P500 có hệ số tương quan cao đối với DJIA, FTSE và Nikkei, thì hệ số tương quan của Nikkei và HS cũng như FTSE và HS lại tương đối thấp lần lượt là 0.634 và 0.698 Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 8
  11. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Hình 1: Điểm số hằng ngày của DJIA, FTSE, HIS, NK và S&P500 từ 03/01/2000 đến 15/7/2009 Bảng 3: Hệ số tương quan giữa các chỉ số Hình 2, thể hiện mức độ biến động hằng ngày của những chỉ số chứng khoán, chúng ta sẽ thấy có sự tương quan cao giữa DJIA và S&P500 (0.966), vì đều ở USA. Tuy nhiên, sự tương quan giữa các chỉ số chứng khoán còn lại không cao, tương đối thấp. Điều này có thể giải thích rằng, có sự khác nhau trong mức độ biến động hằng ngày của những chỉ số chứng khoán ở USA, UK, Hong Kong và Japan. Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 9
  12. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Hình 2: Mức độ biến động hằng ngày của DJIA, FTSE, HIS, NK và S&P500 từ 03/01/2000 đến 15/7/2009 Bảng 4: Hệ số tương quan Hình 3, cho thấy độ biến thiên của chỉ số chứng khoán, được tính bằng độ lệch chuẩn. Mối tương quan của độ biến thiên giữa DJIA và S&P500 là cao (0.948), điều này thực sự không ngạc nhiên bởi vì DJIA và S&P500 có thị trường giống nhau là đều ở USA. Tuy nhiên, tương quan về độ biến thiên của các chỉ số khác thì nhỏ hơn, lớn nhất là 0.493 giữa DJIA và FTSE và nhỏ nhất là DJIA và Nikkei, 0.195 Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 10
  13. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Hình 3: Mức độ biến thiên hằng ngày của DJIA, FTSE, HIS, NK và S&P500 từ 03/01/2000 đến 15/7/2009 Bảng 5: Hệ số tương quan Từ những kết quả trên, chúng ta có thể kết luận rằng, có sự khác biệt tương đối lớn về tính đồng nhất giữa các loại chứng khoán 3.2 Xác định mô hình đánh giá rủi ro tối ưu cho mỗi chỉ số chứng khoán trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Mô hình đánh giá rủi ro tối ưu là mô hình VaR mà có nhiều ngày tối thiểu hóa chi phí vốn nhất trong một giai đoạn cho trước, theo qui định của Công ước Basel II và mô hình này cũng cho ra DCC nhỏ nhất. Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 11
  14. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Để đạt được kết quả như mong muốn, nhóm tác giả giả định rằng các định chế tài chính theo đuổi chiến lược đầu tư vào chỉ số chứng khoán một cách thụ động. Sau đó tính VaR và DCC cho từng mô hình đánh giá rủi ro và từng chỉ số chứng khoán trong ba giai đoạn trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09. Kết quả thực nghiệm được tóm tắt như sau - Khi xem xét từng chiến lược đơn Bảng 6: Những mô hình đánh giá rủi ro đơn tốt nhất để ước tính VaR cho mỗi chỉ số chứng khoán %: Biểu thị cho tỷ lệ % số ngày mà mô hình VaR có chi phí vốn tối thiểu cho giai đoạn phân tích Avg: Biểu thị cho giá trị trung bình của DCC trong khoản thời gian phân tích Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, mô hình GARCH, EGARCH và EGARCH-t là những mô hình tốt nhất. Sau khủng hoảng tài chính xảy ra thì EGARCH là mô hình đánh giá rủi ro tốt nhất trong tất cả các chỉ số. Vì vậy, có thể thấy rằng, mô hình tốt nhất đã thay đổi đối với các chỉ số vào giai đoạn khủng hoảng tài chính và sau khủng hoảng tài chính. Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 12
  15. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Khi xem xét cả chiến lược đơn và chiến lược kết hợp Bảng 7: Những mô hình đánh giá rủi ro đơn và kết hợp tốt nhất để ước tính VaR cho mỗi chỉ số chứng khoán %: Biểu thị cho tỷ lệ % số ngày mà mô hình VaR có chi phí vốn tối thiểu cho giai đoạn phân tích Avg: Biểu thị cho giá trị trung bình của DCC trong khoản thời gian phân tích Mô hình SUP tối ưu cho 11/15 trường hợp, trong khi mô hình đơn chỉ tối ưu đối với 4/15 trường hợp. Cũng có thể nhận thấy rằng, giá trị trung bình DCC về mặt tổng quát là nhỏ hơn khi so sánh với bảng 6. Những kết quả thực nghiệm này cho thấy rằng việc sử dụng kết hợp các mô hình rủi ro khác nhau sẽ cho ta mức yêu cầu vốn trung bình ngày thấp hơn so với việc sử dụng mô hình đơn, mà vẫn đảm bảo được qui định của Basel II. 4. Kết luận - Mô hình quản trị rủi ro tối ưu thì khác nhau trong 3 giai đoạn trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 - Mô hình quản trị rủi ro kết hợp theo yêu cầu của Công ước Basel II được xem là hiệu quả hơn những mô hình đơn lẻ Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 13
  16. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI RO HIỆU QUẢ 1. Ý kiến của Gabriele Sabato Trong nghiên cứu: “Finanacial Crisis: Where did risk management fail?”, Gabriele Sabato chứng minh được quản trị rủi ro yếu kém đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cũng chỉ ra được nguyên nhân tại sao hoạt động quản trị rủi ro trong giai đoạn này lại yếu kém như vậy?. Để giải quyết và cải thiện hệ thống quản trị rủi ro trong tương lai hiệu quả, Gabriele Sabato đã đưa ra một số ý kiến sau: 1.1 Phân bổ nguồn vốn Gabriele Sabato đề cập đến Lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư Markowitz (1952). Trong nghiên cứu này, Markowitz giải thích làm thế nào để xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả nhất trong việc tìm kiếm sự cân bằng giữa lợi nhuận kỳ vọng và thiệt hại. Ông chứng minh rằng đa dạng hóa là công cụ tốt nhất để giảm rủi ro cho toàn bộ danh mục đầu tư. Khi rủi ro và hoạt động kinh doanh kết hợp với nhau, doanh nghiệp mới có được mô hình chấp nhận rủi ro hiệu quả và bền vững. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần sử dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới. Cuối cùng, Ban diều hành, đại diện cho cổ đông, sẽ tìm cách hướng đến việc chấp nhận rủi ro và đạt lợi nhuận kỳ vọng. Theo những hướng dẫn trên, rủi ro và hoạt động kinh doanh sẽ xác định mức độ chấp nhận rủi lại các mức độ khác nhau. Xây dựng một mô hình chấp nhận rủi ro tốt sẽ bao gồm hai bước: Bước thứ nhất: nên trình bày về tình hình hiện tại. Phần này sẽ cung cấp một cách rõ ràng làm thế nào để phân bổ nguồn vốn cho các danh mục đầu tư, tập trung chính vào những danh mục nào và những danh mục đầu tư nào có lợi nhuận nhỏ hơn kỳ vọng. Đề làm được điều này, trước tiên chúng ta cần xác định số liệu được sử dụng. Theo Markowitz (1952), tác giả sử dụng độ lệch chuẩn của thiệt hại (Ϭ) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho mỗi danh mục đầu tư. Nếu chúng ta tưởng tượng một ngân hàng có ba sản phẩm (vay thế chấp (P1), thẻ tín dụng (P2) và các khoản Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 14
  17. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ (P3)), chúng ta có thể sử dụng các bong bóng với các kích cỡ khác nhau để trình bày nguồn vốn được phân bổ bao nhiêu cho mỗi danh mục (xem hình 4). Cuối cùng, ngân hàng cần sử dụng ít nhất là ba biểu đồ (theo nhóm, theo bộ phận và theo danh mục đầu tư) để có được một cái nhìn toàn diện. Hình 4: Lựa chọn danh mục đầu tư của ngân hàng Hình vẽ này cho thấy sự phân bổ trong ba danh mục đầu tư (vay thế chấp, thẻ tín dụng và các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ) trong bức tranh rủi ro của ngân hàng. Kích thước của các bong bóng cho thấy số lượng vốn được phân bổ cho các danh mục đầu tư. Khi vẽ xong biểu đồ, chúng ta có thể tập trung vào xây dựng mô hình. Dựa trên mục tiêu của Ban điều hành về lơi nhuận kỳ vọng và thiệt hại, chúng ta sẽ vẽ bốn đường thẳng để phân chia khu vực trong hình. Hai đường thẳng thể hiện lợi nhuận kỳ vọng tối thiểu và rủi ro tối đa có thể chấp nhận được để xác định khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng. Hai đường thẳng còn lại thể hiện lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro chấp nhận được để xác định khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Phân biệt khả năng chịu đựng rủi ro và sự chấp nhận rủi ro là rất quan trọng. Trước hết, hai khái niệm này rất khác nhau và rất khó hiểu, chúng tạo ra sự không chắc chắn về cái có thể và cái mong đợi. Thứ hai, khả năng chịu đựng rủi ro được xét trong dài hạn, còn sự chấp nhận rủi ro thay đổi thường xuyên theo tình hình thị Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 15
  18. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo trường và nền kinh tế. Cuối cùng, những đường thẳng trong biểu đồ cho phép chúng ta sử dụng phương pháp RAG để phân loại danh mục đầu tư của ngân hàng trong các khu vực khác nhau và dựa vào đó xác định chiến lược cụ thể (xem hình 5). Như tác giả đã đề cập trước đó, kích cỡ của bong bóng đại diện cho sự tập trung trong từng sản phẩm, danh mục đầu tư, ngành hay quốc gia cụ thể phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro và trên các loại tài sản xem xét. Một vài số liệu có thể được dùng để xác định kích thước bong bóng: sự cân bằng, tài sản phân theo cấp độ rủi ro (RWA), vốn kinh tế (EC). Sự lựa chọn phụ thuộc vào mức độ phức tạp mà ngân hàng có được để đo lường sự phân bổ nguồn vốn. Hình 5: Xác định mô hình chấp nhận rủi ro Số liệu này cho thấy làm thế nào để xác định mô hình chấp nhận rủi ro. Danh mục đầu tư có thể được phân loại thành vàng/đỏ/xanh lá cây. Bước thức 2: bao gồm việc đưa danh mục đầu tư về với mức lợi nhuận kỳ vọng và mức biến thiên dự kiến. Mô hình chấp nhận rủi ro sẽ mô tả cách chiến lược phân bổ nguồn vốn nên thay đổi khi danh mục đầu tư nằm trong khu vực màu đỏ hay vàng, nhưng không nên thiết lập các giới hạn riêng cho mỗi sản phẩm, danh mục đầu tư, quốc gia hay lĩnh vực. Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 16
  19. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Chúng ta nên sử dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới để thiết lập giới hạn cho mô hình. Trong trường hợp này, Ban diều hành nên cung cấp các báo cáo chuyên sâu để giải thích sự phân chia và mức độ danh danh mục đầu tư giữa rủi ro và hoạt động kinh doanh. Khi mô hình chấp nhận rủi ro hoàn tất, nó đảm bảo rằng rủi ro đã được làm rõ. Để thay đổi hành vi liên quan đến rủi ro, sự can thiệp thông qua huấn luyện bổ sung hay thay đổi nhân sự là cần thiết. Nhưng trong hầu hết các doanh nghiệp, định hướng của các nhà quản lý cấp cao có tác động lớn. Chấp nhận rủi ro không chỉ là một mô hình mà nó còn thay đổi sâu sắc văn hóa để đảm bảo các doanh nghiệp phát triển vững chắc trong tương lai. 1.2 Áp dụng hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) ERM là một hệ thống nghiêm ngặt được dùng để đánh giá và giải quyết rủi ro từ tất cả các nguồn đe dọa đến việc đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức. ERM được thực hiện tốt sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện và chặt chẽ về rủi ro mà tổ chức đang đối mặt. Theo các tài liệu có liên quan, chúng ta có thể chia rủi ro thành rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ. Quản trị rủi ro truyền thống đã từng tập trung vào rủi ro thuần túy cho đến khi quản trị rủi ro tài chính chiếm ưu thế trong nhưng năm 80 về việc phát triển các công cụ, kỹ thuật và các quy định chuyên biệt. Trong môi trường hiện nay, sự kết hợp của hai loại rủi ro khác nhau chắc chắn là thách thức chính mà các tổ chức tài chính sẵn lòng thực hiện phương pháp ERM. Tuy nhiên, ERM chỉ tập trung vào rủi ro tài chính. Do đó, nó sẽ bỏ qua một số nguồn gây ra tổn thất hay hủy hoại giá trị. Bước đầu tiên trong thực hiện ERM là xác định rủi ro đã xuất hiện trong công ty. Một cách tiếp cận phổ biến là xác định loại rủi ro sẽ được đo lường. Ban đầu, tổ chức tập trung vào rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng. Cuối cùng mới thêm vào rủi ro hoạt động. Đối với phương pháp tiếp cận để nắm bắt tất cả rủi ro của công ty, rủi ro hoạt động bao gồm tất cả những rủi ro không phải là rủi ro thị trưởng và rủi ro tín Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 17
  20. Tiểu luận: Quản trị rủi ro Nhóm 7 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo dụng. Về phía ngân hàng, theo Hiệp ước Basel, định nghĩa rủi ro hoạt động bỏ qua các rủi ro danh tiếng. Do đó, có sự khác nhau giữa đo lường rủi ro hoạt động cho mục đích quản lý và đo lường rủi ro hoạt động theo quan điểm ERM. Nhiều công ty đã đi xa trong việc đo lường rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các công ty đã thử đo lường rủi ro thanh khoản, rủi ro danh tiếng, rủi ro thuế, rủi ro trợ cấp và rủi ro chiến lược. Nếu một doanh nghiệp phân loại rủi ro thành rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động hay sử dụng một phương pháp khác thích hợp hơn cho doanh nghiệp thì sau đó họ xác định và đo lường những rủi ro này như thế nào. Các công ty sử dụng các phương pháp phổ biến nhất để xác định và đo lường lường những rủi ro này. Đối với rủi ro hàng tồn kho của doah nghiệp, doanh nghiệp nên thu thập, cập nhật và so sánh tất cả các thông tin. Các công ty cần có khả năng tập hợp những rủi ro phổ biến trên tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty để phân tích và quản lý hiệu quả các rủi ro này. Mục đích là để nắm bắt tất cả rủi ro, sử dụng phương pháp phù hợp để định lượng rủi ro và sau đó tổng hợp toàn bộ rủi ro riêng lẻ của công ty cũng như phân tích các rủi ro tổng hợp này để xem xét sự tương quan giữa các rủi ro. Một cách lý tưởng, một mô hình quản trị rủi ro tốt cần phải tổng hợp được tất cả các rủi ro vào trong một con số chẳng hạn như mức độ tối ưu của nguồn vốn có sẵn. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống IT để tương tác các rủi ro với nhau và các phương pháp sử dụng để đánh giá rủi ro cũng rất khác nhau. 1.3 Cơ cấu quản trị rủi ro Các tổ chức phải đảm bảo sự độc lập trong chức năng quản trị rủi ro và các cơ quan giám sát phải theo dõi liên tục việc này. Mặt khác, việc trao quyền và tạo sự độc lập cho bộ phận quản trị rủi ro không hẳn sẽ giải quyết được mọi vấn đề nếu như chất lượng của chức năng này không được cải thiện cho phù hợp. Các nhà quản lý cấp cao cần phải hướng đến việc cải thiện vai trò Quản trị rủi ro trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008-09 Trang 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2