intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu di sản văn hoá phi vật thể Vĩnh Phúc: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:172

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Di sản văn hoá phi vật thể Vĩnh Phúc phần 2 trình bày thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn hoá phi vật thể Vĩnh Phúc; một số lễ hội tiêu biểu ở Vĩnh Phúc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu di sản văn hoá phi vật thể Vĩnh Phúc: Phần 2

  1. Di sàn Vân hỏa Phi vột thể Vĩnh Phúc THỤC TDẠNG VẢ GIAI PH Á P ồ Ả O t ồ n PHẢT h u y D I & k VĂN HÓA PHI VẬT THỂ v ĩn h p h ú c Đánh giá thực trạng Việc đánh giá thực trạng dựa trên những quan điểm và những tiêu chí nhất định. Đôi với việc đánh giá các di sản văn hoá nói chung, di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu nói riêng, có thể có những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Điều này phụ thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử nhất định, đồng thời cũng phụ thuộc vào những quan điểm và tiêu chí xã hội nhất định được thể hiện cụ thể ở những người đánh giá. Dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc và quan điểm của UNESCO về vấn đề này để đánh giá thực trạng di sản văn hóa phi vật thể ở Vĩnh Phúc. Từ đó đưa ra tiêu chí đánh giá: - Số lượng các hình thái vãn hoá phi vật thể: càng nhiều càng tốt. - Chất lượng: hình thái văn hoá phi vật thể nào càng phản ảnh được các giá trị cổ truyền dân tộc càng được đánh giá cao (ở đây tạm gác những tiêu chí không thuần văn hóa hoặc còn đang tranh cãi. Ví dụ: những vấn đề về mê tín dị đoan hay tín ngưỡng, truyền thống hay hủ tục, tiến bộ hay lạc hậu). L ễ hội + Các lễ hội ở Vĩnh Phúc hầu hết đều gắn liền với ngày sinh, ngày hoá của các thành hoàng làng (nhân thần và thiên 61
  2. Di sỏn Ván hòa Phi vồ t thể Vĩnh Phúc thần), ngoài ra cũng có những ngày lễ hội gắn với lễ hạ điền, tiệc khai xuân, khánh hạ, tiệc cầu đinh, giỗ tổ nghề... + Quy mỏ tổ chức lễ hội: thông thường là quy mô làng, nhưng cũng có lễ hội diễn ra theo quy mô nhiều làng cùng tham gia (hàng tổng trước kia). + Số lượng lễ hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tương đối nhiều chiếm 64.4% trên toàn tỉnh. Đây là tài sản quý giá của vãn hoá phi vật thể ớ Vĩnh Phúc. Tuv nhiên, số lượng lễ hội đạt loại * so với tổng sô' lễ hội trên địa bàn còn quá ít. Lễ hội loại D còn rất nhiều. Trước kia, phần lớn các lễ hội đều tổ chức tế và rước linh đình, trải qua thời gian do điều kiện vật chất: kiệu bị mất, thiếu kinh phí... nên đến nay thủ tục tế, rước đã giảm đi rất nhiều, có nhiều lễ hội 3 - 4 năm mới tổ chức rước một lần, thậm chí có những lễ hội chỉ còn lại lễ tế hàng năm. + Chất lượng lễ hội ở Vĩnh Phúc còn nhiều vấn đề cần quan tâm: sự độc đáo của từng lễ hội bị giảm dần, xu hướng “bắt chước” nhau giữa làng nọ và làng kia làm mất đi tính bản sắc của từng lẻ hội. Thậm chí có những lễ hội đặc sắc đã bị mất đi như lễ hội khai địa mạch ở làng Bưởi (xã Thanh Vân - Tam Dương). Trò choi dân gian + Trò chơi dân gian ở Vĩnh Phúc khá phong phú, trên toàn tỉnh có 520 lễ hội thì có 271 lễ hội có trò chơi dân gian. + Ngoài các trò chơi dân gian truyền thống, ở Vĩnh Phúc, những trò chơi dân gian độc đáo như: trò kéo song, đánh đòn, trò chạy trá hình, bịt mắt vẽ đuôi lợn, tứ nghệ cầu may, tứ dân chi nghiệp... còn được bảo lưu tương đối tốt. + Các huyện còn bảo lưu tốt các trò chơi dân gian như: huyện Tam Dương 61.5%; huyện Yên Lạc 59.8%; thành phố Vĩnh Yên 47.1%; huyện Vĩnh Tường 35.9%; huyện Mê Linh 34.5%. 62
  3. Di sòn Vởn hòa Phi vô t thể Vỉnh Phúc + Bắt đầu có sự tham gia và lấn át của các loại hình trò chơi hiện đại: các trò chơi dân gian có xu hướng giảm dần thay vào đó là việc tổ chức giao lưu thi đấu thể thao, các irò chơi điện tứ trong lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh. Nghệ thuật dân gian c ổ truyền Một thực trạng đáng báo động là các loại hình nghệ thuật dân gian cổ truyền ớ Vĩnh Phúc trước đây vốn đã ít, ngày nay, các loại hình này còn lại không đáng là bao, đang có nguy cơ mai một hết, một vài loại hình cần được bảo tồn cấp thiết như: làm con giống (0.3%), tạc tượng (0.4%), đội múa lán (1.4%), đội múa rồng (0.8%), đội đánh trống truyền thống (1.6%), rối nước (0 . 1%). Phong tục tập quán Các phong tục tập quán ở Vĩnh Phúc vẫn bảo lưu được các thành tố cơ bản nhất của truyền thống. Những phong tục được bảo lưu tốt như: thờ cúng gia tiên 95.8%, trung thu 93.5%, lễ mừng thọ 89.0%, cúng ỏng táo 88.5%, xá tội vong nhân 87.0%... Những huyện bảo lưu tốt nhất các phong tục này là huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên, huyên Mê Linh và huyện Vĩnh Tường. Một số phong tục: lễ đổi tên cho con, dựng nêu, hạ nêu, lễ thôi nôi, tục bán con cho chùa cho thánh, tục lên lão và làm đầy cữ cho con... có xu hướng giảm dần cả về quy mô và việc thực hành nghi lễ. Điều này là tất yếu trong quá trình phát triển của một nền văn hoá, luôn luôn tích hợp những yếu tố mới và “đào thải” những nhân tố không còn thích nghi với thời đại. Quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá làm giảm đi một số phong tục, thậm chí mất dần đi như: lễ xuống đồng, cơm mới, giết sâu bọ...những nghi lễ của nông nghiệp không còn thích
  4. Di sỏn Vòn hòa Phi vãt th ể Vinh Phúc hợp với đời sống đô thị. Vãn hoá ẩm thực truyền thống Xuất phát từ sự đa dạng trong nông nghiệp và là vùng có nhiều sông suối nên văn hoá ẩm thực ở Vĩnh Phúc rất đa dạng, phong phú. Mặc dù bị mai một đi nhiều, số món ăn trước có nay không còn là 14.8%, trong số đó số lượng món ăn độc đáo hiện còn có ở địa phương là 13.1%. Như vậy, số món ăn độc đáo mai một đi nhiều hơn số hiện còn lại. Sô' lượng làng bảo lưu được từ 2 đến 3 món còn quá ít: (4%) Hạt nhân văn hoá c ổ truyền Số lượng các thầy lang gia truyền, thầy cúng, thầy bói, người biết chữ Nho còn không nhiều. Đây là một thực trạng mà chúng ta phải quan tàm, vì chính những nghệ nhân này đã và đang lưu giữ nhiều giá trị văn hoá phi vật thể tiềm ẩn. Nếu không có một chính sách phù hợp kịp thời gian thì việc lưu giữ và phổ biến những giá trị văn hoá này gặp rất nhiều khó khăn nếu không muốn nói là mất đi hoàn toàn những kiến thức văn hoá mà những nghệ nhân này lưu giữ. Những thuận lợi và khó khãn trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thê ử Vĩnh Phúc. Thuận lợi - Vĩnh Phúc là một vùng đất có lịch sử lâu đời, từ xa xưa là phần đất phía Tây của bộ Văn Lang, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Vĩnh Phúc luôn là địa bàn quan trọng của đất nước. Vì thế, việc bảo lưu các giá trị văn hoá cổ truyền từ xưa đến nay đã ăn sâu vào tâm thức của cư dân Vĩnh Phúc. - So với các địa phương đã tiến hành tổng điều tra vãn hóa phi vật thể như: Quảng Bình, Hà Nội, Hội An... thì việc bảo lưu các hình thái văn hoá phi vật thể tại Vĩnh Phúc là cao, 64
  5. Di sỏn Vén hỏa Phi vỏt thể Vĩnh Phúc bên cạrh đó việc thực hành các hình thái văn hoá phi vật thể này còr rất tốt. - Những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc mà trực tiếp là Sở Văn hoi Thông tin rất quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá vặt thể và phi vật thể trên địa bàn tinh, chú trọng đến công tác tu b) tôn tạo di tích, đặc biệt là phục dựng những lễ hội lớn như: lễ hội đền Hai Bà Trưng, lễ hội Tây Thiên, lễ hội cướp Phết ở Bàn Giản, lễ hội đúc Bụt ở Đồng Tĩnh... - Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh ở Vĩnh Phúc nhưng không ủm mất đi những hình thái văn hoá phi vật thể (so sánh số liệu ẽ hội loại A, B giữa thành phô Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên vớ một vài huyện). Quá trình đô thị hoá cũng đã thúc đẩy một SỐhình thái vãn hoá phi vật thể phát triển. - Sự tác động của một số lề hội lớn đối với việc phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc như: lễ hội chọi trâu, lê hội Tây Thiên, lễ hội đén Hai Bà Trưng. K ió khán: - 'Zhưa có quy hoạch phát triển tổng thể trên lĩnh vực bảo tồn các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể ở Vĩnh Phúc. - Trong nhiều năm qua “chương trình mục tiêu quốc gia về vãn ìoá” về sưu tầm và phát huy các di sản vãn hoá phi vật thể đưcc tiến hành ở tỉnh chưa có tính hệ thống và thiếu tính khoa hoc nên hiệu quả không cao. - Dội ngũ cán bộ cống tác trong ngành văn hoá còn ít: theo th)'ng kê của ngành văn hoá thông tin thì cho đến thời điểm nim 2006, ở Vĩnh Phúc số cán bộ ngành văn hoá cấp tỉnh (có trìm độ đại học, cao đẳng) mới chỉ chiếm 42% (117/273), cấp hirện (trình độ đại học, cao đẳng) chiếm 63% (67/105), 65
  6. Di sản Vốn hòa Phi vởt thể Vĩnh Phúc cấp xã (trình độ trung cấp trở lên) chiếm 42% (65/152)4 - Đội ngũ những người trực tiếp quản lý các di tích còn thiếu trầm trọng. Chưa kể đến đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý loại hình di sản vãn hoá phi vật thể, hầu như không có cán bộ chuyên về lĩnh vực này. - Lãnh đạo các cấp còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của các di sản văn hoá phi vật thể trong các di tích nói riêng và trong phát triển kinh tế nói chung. - Mật độ lễ hội dày đặc cũng sẽ khó khăn cho việc bảo tồn. Những lý do xã hội của thực trạng. Về đội ngũ các bộ: Đội ngũ cán bộ có trình độ tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học còn quá ít, trình độ, năng lực còn hạn chế, dẫn đến một loạt những khó khăn: + Nhận thức hạn chế: cách hiểu (hay quan niệm) còn chưa thật chính xác. Thông thường đa số họ chỉ hiểu vãn hoá cổ truyền là đình, chùa, văn nghệ và gần đây lằ iễ hội. Phẩn lớn cho rằng phong tục tập quán như: cưới, tang, các phong tục thờ cúng, các lề lối sinh hoạt, ăn uống không phải là văn hoá. Chính nhận thức như vậy dẫn đến những hành vi sai lầm đối với những hình thái văn hoá này: chỉ những gì được coi là văn hoá thì mới không bị cấm đoán, được hoạt động ngược lại những gì không phải là văn hoá thi bị cấm đoán, không cho hoạt động. Điều này dẫn đến giá trị văn hoá bị mai một rất nhiều, thậm chí có hình thái văn hoá nào cố tình để tồn tại thì bị biến dạng đi. 4Báo cáo Quy hoạch tình Vĩnh Phúc 66
  7. Di sòn Vởn hca Phi vồt thề Vĩnh Phúc + Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa văn hoá cổ truyền và văn hoá mới: từ vấn đề nhận thức không đầy đủ đến quan niệm, việc xây dưng đời sống văn hoá cơ sở chù yếu là xây dựng vãn hoá mới, đưa ra những hình thức mới như: thông tin cổ động, thể thao, văn nghệ quần chúng còn văn hoá cổ truyền của cộng đồng làng không có vai trò đáng kể trong cuộc sống đương đại ở cơ sở. + Đa số cán bộ cơ sở còn giữ cách nhận thức siêu hình đối với các hiện tượng vãn hoá cổ truyền: sự tách bạch một cách siêu hình máy móc theo kiểu chi chọn lọc mặt tích cực, loại bỏ mặt tiêu cực trong một hiện tượng vãn hoá (vốn là một thực thể) là tư duy phổ biến của họ5. Điều này thấy rất rõ trong qưá trình khảo sát các thành tố của phong tục tập quán, họ cho rằng một số thành tô' còn mang nặng hủ tục, mê tín dị đoan như: cúng mụ, lễ đổi tên, tục bán con cho phật, cho thánh. Trong lễ hội, thì phần hội được ưu tiên hơn cả, phần lễ thì cắt bỏ những thủ tục cho là rườm rà không cần thiết. Việc quan tâm đến nghệ nhân dân gian cũng có những sai lầm như: cấm đoán việc hoạt động của các thầy mo, thầy cúng, thầy bói. + Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Bin chấp hành Trung ương đảng (khóa VIII) “về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và Luật Di sản văn hóa đến với các địa phương còn chậm. Tỉnh chưa có chính sách cụ thể có hiệu lực đối với việc bảo tón và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. 5 ~ Ván hóa phi >ậí thẻ ở Hà Nội , Phạm H ổng Giang (chủ bièn), trang 60. N hà Xuáí bản Thẻ giới răm 2005
  8. Di sòn Vòn hòa Phi vỏt thể Vĩnh Phúc Những nguyên nhân cụ th ể dẫn đến sự suy giảm của lễ hội cổ truyền ở Vĩnh P húc : Lễ hội là hạt nhân của vãn hoá phi vật thể của mỗi cộng đồng làng. Vai trò của lễ hội rất quan trọng đối với sự thịnh, suy của toàn bộ hình thái văn hoá phi vật thể. Vì thế, cần tìm ra những nguyên nhân gây nên sự suy giảm của lễ hội cổ truyền và tìm ra những phương pháp để khắc phục. + Thứ nhất: ở rất nhiều làng, các thiết chế như: đình, đền, miếu bị mất đi nhiều. Đây chính là nơi diễn ra lễ hội và cũng là nơi thờ tự vị thánh của làng. Số lễ hội không có địa điểm mở hội rất lớn, chiếm 36.6%. Một phần lớn đình, đền, chùa, miếu bị tàn phá trong thời kháng chiến chống Pháp do giặc tàn phá, một phần do ta “tiêu thổ kháng chiến”, phần nữa do đã có một thời ta cho rằng việc cúng đinh, chùa là những hủ tục, mê tín nên việc thực hành các nghi lễ trong các thiết chế này bị mất dần đi. + Thứ hai: Nhiều làng vẫn còn các thiết chế đình, đền nhưng chất lượng của lễ hội thấp vì hệ thống nghi vật, nghi trượng để dùng trong tế lễ cổ truyền không còn. Số làng không có thần phả chiếm 57.1%, không có sắc phong chiếm 66.8%. + Thứ ba: Bản thân người dân do những ảnh hưởng của tư tưởng cực đoan một thời cũng đã có những quan niệm lệch lạc đối với lễ hội, dẫn đến việc không quan tâm đến những vị thánh được thờ ở làng, không quan tâm đến những thiết chế văn hoá ở làng mình. Qua khảo sát, số người không biết tên thành hoàng làng mình ỉà ai chiếm 41.5%; sắc phong của làng có nhớ nhưng không nhớ niên đại chính xác là 93.5%. 68
  9. Di sỏn Vồn hỏa Phi vâ t thể Vĩnh Phúc + Các trò chơi dân gian trong lễ hội không được đánh giá cao, thậm chí bị bỏ quên (trong khi trò chơi dân gian là một thành tố của lễ hội cổ truyền, thậm chí chúng không đơn thuần là trò chơi mà trong chúng còn ẩn chứa những nghi thức ma thuật cổ xưa còn sót lại hoặc bị biến đổi, chính chúng góp phần tạo nên nét đặc sắc của từng lễ hội). Trong lễ hội hiện nay, các trò chơi mới (thi đấu thể thao, ca nhạc, các trò chơi ãn tiền...) lấn áp các trò chơi truyền thống. Lý do là các trò chơi dân gian truyền thống không được khuyến khích, hơn nữa, những nhà quản lý lễ hội địa phương vì muốn trục lợi đã tạo điều kiện cho các loại hình trò chơi mới xâm nhập bằng cách chia cắt địa điểm, không gian trong lễ hội cho thuê để kiếm tiền. + Sự phân chia đơn vị hành chính mới: trong những năm đổi mới, ở một số địa phương với việc chia nhỏ đơn vị ra để dễ quản lý, đơn vị tổng trước kia không còn gây ra những biến động lớn trong cộng đồng làng, một số làng bị tách ra khỏi tổng của mình, không còn đình, không còn đền, miếu, không còn thành hoàng làng. + Trong một thời gian dài, vì lý do kinh tế, cơ chế hay lý do này, lý do khác, lễ hội không được tổ chức. Có những làng trong hàng chục năm không tổ chức lễ hội, vì vậy khi muốn phục hồi lễ hội thì họ gặp nhiều khó khăn (nhiều người già đã mất, những người trẻ trong làng không nhớ được quy trình, nghi thức tổ chức, đồ rước lễ bị hỏng), họ phải đi học ở làng khác một cách máy móc, dẫn đến tình trạng lễ hội làng này giống lễ hội làng khác, thậm chí có những lễ hội “không giống ai”, “thập cẩm” , vì họ “học kinh nghiệm” ở nhiều lễ hội khác nhau.
  10. Di sản Vởn hỏa Phi vát h ể Vĩnh Phúc Vị thê xã hội của nghệ nhàn và các loại hình ĩghệ thuật dàn gian không còn được coi trọng'. Từ trước đến nay, chúng ta chưa có một chính sách thoả đáng nào đối với nghệ nhân. Chúng ta mới chỉ dừng ơ các di sản vãn hoá phi vật thể mà chưa quan tâm đến chủ thể iáng tạo ra nó, chúng ta nghĩ rằng “đó là sáng tạo của nhân dân mà chưa ý thức đầy đủ khởi thuỷ sáng tạo ấy là một cá thể”6. Họ chính là những người sáng tạo, lưu truyền, lưu giữ, trao truyềr các di sản văn hoá phi vật thể từ thế hệ này qua thế hệ khác. Phát huy vai trò nghệ nhân trong cộng đồng là công việc cần thiếi mà chúng ta chưa có các chính sách, chủ trương hữu hiệu. Ching hạn, ta nên có chính sách, tài chính cho việc nghệ nhân truyỉn dạy cho cộng đồng những di sản mà họ lưu giữ được trong tâm thức. Ngay việc bảo tồn cũng cần chú ý, ghi chcp tỉ mỉ, chính xác những hình thái mà nghệ nhân lưu giữ, nhưng ghi ;hép xong không có nghĩa là chúng ta lưu giữ cẩn thận trong kho mà đưa những kiến thức ấy phổ biến, lưu truyền trong cộng đồng, và những người phổ biến ấy phải trực tiếp là các nghệ nhân chứ không ai khác. + Không ít nhà quản lý văn hoá địa phương của chúng ta chưa có thái độ trân trọng đúng mức đối với nghệ nhân cũng như với các hình thái nghệ thuật dân gian: điều này lì do chúng ta nhận thức thiếu toàn diện, thiếu sâu sắc về khái niệm văn hoá. Có một thực tế là các nhà quản lý văn hoá ở tíịa phương không bao giờ học hỏi văn hoá của địa phương mình từ chính các nghệ nhân mà thường được đi học các lớp tập huấn ở chỗ khác để về quản lý địa phương minh. 6 , Nguyên C hí Bên - Góp phân nghiên cứu văn hóa dàn gian, trang 957 70
  11. Di sàn Van hóa Phi v ô t thề Vĩnh Phúc Giảp pháp và khuyến nghị Nâng cao nhận thức cho đội ngũ quản lý ván hóa các cấp, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở: + Trước hết, phải ổn định bộ máy hoạt động văn hoá thông tin cấp xã để đảm nhiệm vận hành các thiết chế vãn hoá xã, thôn như: nhà vãn hoá; đài truyền thanh; điểm bưu điện - văn hoá xã; thư viện - phòng đọc, vận hành mạng Internet theo tinh thần Nghị quyết số 03/NQ-TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020. + Khâu đào tạo: có một thực tế là ngay cả trong các chương trình đào tạo chuyên ngành quản lý văn hoá ở địa phương (ở đây thường là Trường trung cấp Văn hoá Nghệ thuật tỉnh), khung chương trình đào tạo thường là lĩnh vực quản lý văn hoá, sân khấu, thư viện. Học sinh ra trường được trang bị những kiến thức về quản lý văn hoá ở cơ sở, hoạt động văn hoá phong trào, nghiệp vụ về thư viện... Những kicn thức cơ bản trong lĩnh vực văn hoá thì lại chưa được học: các khái niệm văn hoá, văn hoá phi vật thể. + Bên cạnh việc nâng cao nhận thức về mặt lý thuyết, phải từng bước nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ cơ sở về phương pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể. Trang bị cho họ những kiến thức căn bản về khái niệm văn hoá với tính lý thuyết cũng như tính thực hành của nó, đưa ra cho họ một phương pháp chung để trên cơ sở đó họ có cách giải quyết cụ thể về bảo tồn các giá trị văn hoá của từng địa phương. Đời sống văn hoá được cấu thành từ hai thành tố chính là 71
  12. Di sản Vỡn hòa Phi vồt thề Vĩnh Phúc vãn hoá dân gian cổ truyền và vãn hoá đương đại. Có một thực tếlà: Với những hoạt động văn hoá truyền thống tại cộng đổng, nhân dân là những người quản lý trực tiếp, là người đóng góp kinh phí, sử dụng kinh phí của mình một cách dân chủ công khai. Phần lớn các di tích tại địa phương là do nhân dân chủ động đóng góp kinh phí để tu bổ, tôn tạo mà không nhờ đến sự “viện trợ” từ phía nhà nước. Thậm chí, có một sô địa phương, số kinh phí dư ra còn được sử dụng để tái sản xuất, hỗ trợ cho hoạt động từ thiện, cho khuyến học tại địa phương mình. Ngược lại những hoạt động văn hoá mới (văn nghệ quần chúng, thể dục thể thao cơ sở, thư viện văn hoá) nếu không có kinh phí từ trên “rót” xuống thì không hoạt động được. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta chỉ trích hay bì bác những hoạt động văn hoá mới mà là để cho những người làm vãn hoá cơ sở hiểu đầy đủ khái niệm đời sống vãn hoá. Khuyến nghị: + Tiến hành rà soát, thống kê đội ngũ cán bộ văn hoá cấp xã, phân loại theo chương trình đào tạo, nắm bắt thực trạng nhận thức của cán bộ cơ sở, thái độ của họ đối với việc thực hành văn hoá nói chung, văn hoá cổ truyền và văn hoá phi vật thể nói riêng. Trên cơ sở đó biết được điểm mạnh, điểm yếu trong nhận thức, phát huy những mặt mạnh, bồi dưỡng những mảng còn yếu kém cho họ. + Mở những lớp đào tạo chuyên sâu, tập huấn cho cán bộ cơ sở những lĩnh vực: khái niệm văn hoá, văn hoá phi vật thể; vai trò và vị trí của văn hoá phi vật thể trong thời đại hiện đại hoá, công nghiệp hoá; trang bị phương pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể.
  13. Di sỏn Vốn hòa Phi vôt thể Vĩnh Phúc Phải có chính sách văn hoá đổi với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá p h i vật thê + Chính sách văn hoá với tư cách là một chính sách xã hội cần phải được hiểu một cách tổng thể: - Đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước - Hệ thống thể chế tương ứng để hiện thực hoá đường lối, chủ trương đó. - Cơ cấu - tổ chức xã hội tương ứng để hệ thống thể chế ấy hoạt động một cách hiệu quả7 Trong nhiều nãm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối đúng đắn để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, hiệu quả của nó phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, sự vận dụng ở tình hình cụ thể ở mỗi địa phương. Ở cấp tỉnh, việc thể chế hoá những đường lối chủ trương để phù hợp với thực tiễn không dễ, một loạt vấn đề được đặt ra như: hệ thống pháp luật, các văn bản dưới luật đảm bảo cho chính sách vận hành, chẻ độ tài chính và bộ máy quản lý tương ứng. + Có kế hoạch nghiên cứu, bảo tồn tổng thể: việc nghiên cứu bảo tồn văn hoá phi vật thể phải làm từng bước cẩn thận: tiến hành nghiên cứu thực trạng để từ đó có kế hoạch phát huy thế mạnh, điểm yếu của từng loại hình. Mấy năm gần đày, Tỉnh đã quan tâm đến việc bảo tồn, các di tích trọng điểm như: đền Hai Bà Trưng, đinh Hương Canh, khu di tích và danh thắng Tây Thiên, chùa Hà... Việc đầu tư tu bổ các di tích là cần thiết nhưng phải gắn với các hoạt động của vãn hoá phi vật thể. 7 ,, Ván hóa p h i vật thé ở Hà Nội , trang 61
  14. Di sỏn Vỏn hỏa Phi v â t thể Vĩnh Phúc Chúng ta đều biết nếu các sinh hoạt của văn hoá phi vật thể bị tách ra khỏi không gian vật thể của nó thì các chức năng văn hoá - xã hội - tâm linh nhanh chóng biến mất, các sinh hoạt đó trở nên giả tạo, nhàm chán. Đơn cử một ví dụ: từ năm 2004 đến 2007, tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư khá nhiều kinh phí để tu bổ, tôn tạo di tích đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh) kết quả là lễ hội rất đông nhưng nội dung lễ hội còn sơ sài: đám rước rời rạc, các hình thức tế lễ không được chỉnh chu, thiếu trò chơi dân gian và các diễn xướng dân gian khác. Nếu nghiên cứu kỹ các hình thức diễn xướng, đầu tư một ít kinh phí để phục hồi các hình thức diễn xướng thì lễ hội sẽ phong phú hơn. Khuyến nghị: + Từ năm 2005 đến 2007, Sở Văn hoá - Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tiến hành tổng kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh. Chương trình này đã xác định được số lượng, đánh giá được thực trạng và phân loại hình thái vãn hoá phi vật thể. Trong chương trình tiếp theo, cần tiến hành những nghiên cứu định tính đối với từng loại hình di sản phi vật thể. + Từng bước bảo tồn, phát huy những di sản này một cách hữu hiệu: lên kế hoạch trung hạn, dài hạn cho việc bảo tồn. Cần có cơ chế tài chính thích hợp, ngoài việc huy động ngân sách của tỉnh chi cho ngành văn hoá có thể vận động thêm ngân sách từ các nguồn tài trợ khác + Cùng với việc bảo lưu trong cộng đồng, Tỉnh cần có kinh phí để ghi hình, ghi âm lại những loại hình văn hoá phi vật thể tiêu biểu để lưu giữ và phổ biến.
  15. Di sỏn Vốn hòa Phi vá t thể Vinh Phúc Phát huy các loại h ìn h di sản văn hoá p h i vật thè gắn với phát triển cộng đồng Theo J.H. Fichter, khái niệm cộng đồng bao gồm bốn yếu tố: (1) Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác, tương quan này đôi khi được gọi là tương quan dệ nhất đẳng, tương quan mặt đối mặt, tương quan thăn mật; (2) Có sự liên hệ vê tình câm và cảm xúc nơi cá nhân trong những nhiệm vụ và công tác xã hội của tập thể; (3) Có sự hiến dâng tinh thần hoặc dấn thân đối với những giá trị dược tập th ể coi là cao cả và có ỷ nghĩa; (4) M ột ý thức đoàn kết với những người trong . A » f 8 íậ p th ê . Trong giai đoạn hiện nay, những cộng đồng có những đặc tính trên dần bị mai một do những tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Lực cỏ kết văn hoá truyền thống của các cộng đồng làng bị yếu đi rất nhiều, trong khi trước kia nó vốn là sợi dây cố kết sức mạnh của cộng đồng trong việc bảo vệ làng đối trọi với những lực lượng tự nhiên và xã hội. Mặt khác, khi cộng đồng bị phá vỡ các khuôn mẫu về giá trị quan hệ xã hội, giá trị về chuẩn mực, ứng xử, văn hoá... cũng bị thay đổi. Vậy, câu hỏi đặt ra là chúng ta phái làm gì, các nhà quản lý phải làm gì đối với việc biến đổi này? Định hướng nó như thế nào? Qua nghiên cứu các cộng đồng làng ở Vĩnh Phúc, có thể thấy vấn đề chính yếu ở đây chính là các loại hình di sản có thể đảm đương được việc này, đó là các loại hình di sản văn hoá phi vật thể. Những di sản văn hoá trong việc cô kết cộng đồng 8 , , . . . . ' , H chter , X ă hội học. Bản dịch của Trán Văn Đĩnh... Hiện dại th ư xã xuàt bán nám 1974, trang 79-80.
  16. Di sòn V ởn hòa Phi vỏt thể Vĩnh Phúc vẫn có tác dụng - hay nói cách khác nó vẫn là chất keo cố kết cộng đổng trong cuộc sống hiện đại. Việc cộng đồng bảo lưu và phát huy được các giá trị văn hoá cổ truyền, thì ý thức tự hào về cộng đồng của mình, về quê hương “nơi chôn rau cắt rốn” luôn hiện hữu trong hành vi của tất cả các thành viên, dù họ đang ở đâu nơi đất khách quê người. Cũng trên cơ sở đó, ý thức về cộng đồng và tinh thần đoàn kết cộng đồng ngày càng được củng cố trong mỗi thành viên. Đây là cơ sở cho mọi thành công trong xây dựng và phát triển cộng đồng. Khuyến nghị: + Tiếp tục phát triển phong trào xây dựng làng văn hoá ở các cộng đồng cả ở bề nổi lẫn chiều sâu: quá trình xây dựng làng văn hoá nhiều mặt mạnh của truyền thống được khai thác và phát huy, đặc biệt là những sinh hoạt vãn hoá cộng đồng (như tu bổ, tôn tạo di tích, lễ hội truyền thống...), văn hoá gia tộc... + Trước khi bảo tồn bất cứ di sản nào thì vai trò của cộng đồng phải được đặt lên hàng đầu. 76
  17. Di sàn Văn hóa Phi vột thể Vĩnh Phúc LÒ I KẾT Chương trình: “T ổng điều tra di sản văn tioá p h i vật thê ở V ĩnh Phúc” là một chương trình được thực hiện trên quy mô lớn trên toàn tính. Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn để thực hiện là tiến hành nghiên cứu điền dã và nghièn cứu định lượng. Những dữ liệu đã thu thập được là kết quả trung thực từ những đợt điều tra điền dã tại cơ sở (làng/thởn/khu phố) của tất cả hơn 900 đơn vị. v ề cơ bản, những số liệu này phản ánh đúng thực trạng bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể tại Vĩnh Phúc. Kết quả của chương trình ngoài phần ghi chép khá tỉ mí những hình thái vãn hoá phi vật thể tiêu biểu tại Vĩnh Phúc như: lễ hội, phong tục tập quán, trò chơi, văn hoá ẩm thực... còn kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi trước, đặc biệt là những chuyên luận, những bài nghiên cứu có liên quan đến chương trình này. Từ những kết quả điều tra về mặt số liệu thống kê định lượng cùng với những bài viết định tính, các thông tin đã được xử lý: phân loại, đánh giá mức độ bảo lưu từng loại hình văn hoá phi vật thể của từng huyện, thành phố, thị xã, mức độ bảo lưu đối với tổng thể tỉnh Vĩnh Phúc. Những số liệu này có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý công tác xã hội nói chung và ngành văn hoá nói riêng của tỉnh Vĩnh Phúc. Nhìn vào đó, nhà quản lý có thể thấy được bức tranh tổng thể cũng như chi tiết về thực trạng văn hoá phi vật thể hiện nay. 77
  18. Di sán Vởn hỏa Phi vât thể Vĩnh Phúc Số liệu thống kê khi được phân tích đã nói được khá đầy đủ về mức độ bảo tồn của các cộng đồng cư dân đối với di sản vãn hoá phi vật thể của mình. Di sản văn hoá phi vật thê (ở đây chủ yếu là lễ hội) đã được tiến hành phân loại thành 4 loại. Nhìn vào đó các nhà quản lý sẽ nắm được đối tượng cần phải đầu tư (trong tất cả các thành tố văn hoá phi vật thể như vậy, xem khâu nào yếu để đầu tư tạo việc bảo tồn được tốt). Bên cạnh đó, những bài nghiên cứu định tính từ các cuộc điều tra điền dã cũng sẽ góp phần làm sáng tỏ những nguyên nhân tác động của thực trạng này. Từ đó, nêu ra những xu hướng vận động của các di sản văn hoá phi vật thể và nêu ra những vấn đề mà các nhà quản lý của tỉnh cần quan tâm, cần tác động vào để những di sản văn hoá phi vật thể này được bảo tồn và phát huy đúng hướng và tích cực. Dựa trên thực trạng của loại hình văn hoá phi vật thể chúng tôi đã cố gắng đi tìm những lý do xã hội, những nguyên nhân khách quan, khó khăn và cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị khoa học để cho lãnh đạo ngành cũng như lãnh đạo tỉnh tham khảo. Dù vậy, những đề xuất, khuyến nghị là hoàn toàn dựa trên những cơ sở nghiên cứu của mình, chứ hoàn toàn không mang tính chủ quan, võ đoán hay áp đặt. Hi vọng rằng, những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi trình đã trình bày ở cuốn sách này sẽ hữu ích cho công việc quản lý văn hoá ở Vĩnh Phúc./. 78
  19. Di sàn Vân hóa Phi vôt thể Vĩnh Phúc MÔT ỗ ổ LỄ HÔI TIÊU BÊU
  20. Lẽ hội huyện Binh Xuyên 1. LỄ HỘI LÀNG AN LÃO, XÃ SƠN LÔI I. Thời gian mở hội: Ngày 12 tháng Giêng Hội chính: 5 n ă m / 1 lần Hội lệ: 1 năm/ 1 lần II. Địa điểm m ở hội: Đình An Lão III. T h àn h hoàng làng: - Cao Sơn - Quý Minh - Trường Giang IV. Sắc phong: Không V. Rước: Rước thánh - Hành trình đám rước: Rước từ điếm về đình mớ hội. - Đội hình rước: Cờ thần, phường bát âm, chấp kích, kiệu lễ, kiệu thánh, quan viên, nhân dân. VI. Tế: 3 chầu - Đội tế: 15 người - Trang phục: + Chủ tế: áo xanh + Xướng quan: áo xanh + Hầu tế: áo the VII. Đọc sớ (chúc văn): Trước đọc chữ Hán nay đọc Quốc ngữ v r a . Trò diễn, trò chơi dân gian: Cờ tướng, vật, dập niêu, chọi gà. IX. Lễ vật dâng thánh: Xôi, thủ lợn, gà. 80
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2