intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu kiến thức về phòng và điều trị bệnh tim mạch: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

35
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Tìm hiểu kiến thức về phòng và điều trị bệnh tim mạch" giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về bệnh tim, nguyên nhân gây bệnh tim đồng thời đưa ra các phác đồ điều trị, giúp ngăn ngừa được các mối nguy hiểm rình rập từ bệnh tim. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu kiến thức về phòng và điều trị bệnh tim mạch: Phần 2

  1. PHẪN 3 - ĐIẼU TRỊ MỠT sõBỆNH TIM MẠCH THƯŨNG GẶP A. BỆNH TIM MẠCH VÀNH 1. Tìm hiểu Chung về bệnh tim mạch vành Bệnh tim mạch vành là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Các tên gọi khác của bệnh này là bệnh mạch vành, bệnh dộng mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ - động mạch cấp máu nuôi dưỡng tim bị hẹp nên lượng máu cung cấp cho cơ tim bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu của hẹp động mạch vành là do xơ vữa động mạch. Bệnh tim mạch vành gặp ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (trước 55 tuổi), người hút thuốc lá, người mắc bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường. Béo phì, ít hoạt động thể lực và stress cũng đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của xơ vữa động mạch. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng theo tuổi, nguy cơ ở nữ gia tăng đáng kể ở độ tuổi 5 đến 10 năm sau khi mãn kinh và 75
  2. nữ giới mắc bệnh cao hơn ở nam giới. 2. Triệu chứng của bệnh Bệnh mạch vành có triệu chứng thường gặp nhất là đau thắt ngực. Đa số trường hỢp, các triệu chứng không được để ý cho đến khi động mạch vành bị hẹp nhiều, đến mức độ đáng kể. Nhiều khi bệnh mạch vành chỉ được biết đến khi đã xuất hiện biến chứng, nhồi máu cơ tim. 3. Chuẩn doán Bệnh mạch vành không có triệu chứng rõ rệt, có thể chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm dương tính với nghiệm pháp gắng sức (gắng sức thể lực khi chạy, đạp xe đạp có lực kế hay dùng thuốc, qua theo dõi các biến đổi trên điện tâm đồ, siêu âm tim hoặc kết hỢp với xạ hình tưới máu cơ tim) hoặc chụp động mạch vành thấy hẹp. Một khi đã có biểu hiện đau thắt ngực khi gắng sức, bệnh mạch vành cần được theo dõi và điều trị hết sức chặt chẽ. cần làm các xét nghiệm để xác định chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như của các yếu tố nguy cơ và các yếu tố làm tăng nặng bệnh. 4. Điểu trị bệnh Điều trị bệnh mạch phải được các bác sỹ theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời. Điều 76
  3. chỉnh lối sống, dùng thuốc: aspirin, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ cholesterol máu, thuốc chẹn thụ thể bê ta giao cảm, các dẫn xuất nitroglycerin, thuốc chẹn kênh calci; can thiệp động mạch vành qua da (nong bằng bóng và đặt giá đỡ) và/ hoặc mổ bắc cầu nối động mạch vành. 4.1. Các phương pháp điều trị bệnh động mạch vành 4.1.1. Điều trị nội khoa Điều trị bằng thuốc, có thể dùng một hoặc nhiều loại thuốc kết hỢp với nhau. Phương pháp này làm giảm được triệu chứng nhưng không giải quyết được nguyên nhân là hẹp lòng động mạch vành. 4.1.2. Điều trị ngoại khoa Phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành. Vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ được cung cấp máu bởi một mạch máu khác vòng qua chỗ động mạch vành bị hẹp hoặc tắc. 4.1.3. Tim mạch can thiệp Can thiệp động mạch vành qua da là phương pháp không phải phẫu thuật nhưng vừa làm giảm triệu chứng vừa giải quyết đưỢc nguyên nhân là hẹp lòng động mạch vành. 77
  4. Cho dù người bệnh đã được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa hay tim mạch can thiệp thì việc sử dụng tiếp các thuốc là hết sức cần thiết để duy trì kết quả của các thủ thuật này. Bên cạnh đó cần phải thay đổi lối sống như; Không hút thuốc lá, luyện tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là tập đi bộ; tránh căng thẳng quá mức, ăn nhạt, không ăn mỡ và các phủ tạng động vật, hạn chế ăn trứng, sữa, đồ ngọt; không uống quá nhiều rượu, bia. Và điều trị một số bệnh liên quan đến động mạch vành: Điều trị bệnh tiểu đường, thực hiện chế độ ăn giảm cân chống béo phì, điều trị rối loạn mỡ máu, điều trị bệnh huyết áp cao. 4.2. Điều trí suy mach vành Suy mạch vành (hay thiếu máu cơ tim hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim) đưỢc xác định khi tuần hoàn vành không đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy theo nhu cầu chuyển hóa cơ tim. Việc điều trị nội khoa suy mạch vành phải nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề sau: - Làm giảm mức tiêu thụ oxy cho cơ tim. - Phân bổ lại máu có lợi cho vùng cơ tim bị thiếu oxy. - Tăng cung cấp oxy cho cơ tim. - Bảo vệ tế bào cơ tim bị thiếu máu. 78
  5. 4.2.1. Các thuốc làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim - Các thuốc giảm tiền gánh gồm chủ yếu là các dẫn chất của nitrat (có hai loại nitrat chủ yếu: Tác dụng nhanh và tác dụng chậm, kéo dài, trong đó một số biệt dược được sử dụng chủ yếu như nitroglycerin viên ngậm dưới lưỡi hay lọ xịt hoặc miếng dán trước ngực; dạng viên như lenitral, nitromin, imdur...). Cơ chế tác động của các nitral có thể tóm tắt như sau: + Giảm nhu cầu oxy cơ tim do làm giãn tĩnh mạch ngoại vi là chính, dẫn đến giảm lượng máu trở về tim nên giảm tiền gánh. Thuốc cũng làm giãn các tiểu động mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi, giảm hậu gánh và như vậy làm giảm công của cơ tim. + Cải thiện tưới máu cơ tim do làm giãn động mạch vành, chống co thắt nhưng chỉ ở những động mạch chưa bị xơ cứng, phân bổ lại máu trong các lớp cơ tim có lợi cho lớp dưới nội tâm mạc, phát triển tuần hoàn bàng hệ. Các thuốc làm giảm hậu gánh, gồm các thuốc làm giãn tiểu động mạch, dẫn đến giảm sức cản ngoại vi do vậy giảm đưỢc công của tim nên giảm lượng tiêu thụ oxy của tế bào cơ tim. Gồm các thuốc như chẹn kênh calci, nitrat, ức chế cụ thể bê ta giao cảm... - Các thuốc làm giảm sức co bóp cơ của cơ tim, do vậy làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim: Như các 79
  6. chất ức chế thụ thể bê ta giao cảm (một số thuốc như: propranolol, bisoprolol, metoprolol, atenolol...)? các thuốc chẹn kênh calci (verapamil, diltiazem). - Các thuốc làm giảm nhịp tim: Các chất ức chế thụ thể bê ta giao cảm, các thuốc chẹn kênh cali, amiodaron. 4.2.2. Các thuốc làm phân bổ lại máu có lợi cho vùng cơ tim bị thiếu oxy Do trong các lớp cơ tim, lớp dưới nội tâm mạc (tức là lớp cơ nằm sát với buồng chứa máu của tim) bị áp lực của tim trực tiếp do vậy rất dễ bị thiếu máu so với lớp dưới ngoại tâm mạc (là lớp cơ ngoài cùng). Một số thuốc, đặc biệt là dẫn chất nitrat, các chất ức chế thụ thể bê ta giao cảm có tác dụng làm thay đổi sự phần phối máu giữa các cơ dưới nội và ngoại tâm mạc. Tạo điều kiện cho lớp dưới nội tâm mạc được ưu tiên phân phối máu nhiều hơn nhờ vào những cơ chế khác nhau. Do vậy làm cải thiện được tình trạng thiếu máu cơ tim ờ lớp dưới nội tâm mạc. 4.2.3. Các thuốc làm tăng cung cấp lượng oxy cho tim Tăng cung cấp oxy nghĩa là phải tăng cường lượng máu đến tế bào cơ tim hay nói cách khác làm tăng cung lượng máu của động mạnh vành. Đó chính là vai trò của các thuốc làm giãn động mạch vành. Khi động mạch vành giãn ra có thể sẽ xảy ra 80
  7. hiện tượng vùng tế bào cơ tim lành, do động mạch vành còn tốt nên giãn nhiêu hơn gây nên hiện tượng “cướp máu” của vùng cơ tim bị thiếu máu làm vấn đề thiếu máu lại trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, những khuyến cáo gần đây nhất về điều trị bệnh thiếu máu cơ tim vẫn nêu lên tác dụng tốt của các thuốc giãn mạch vành, do vậy thuốc vẫn được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân thiếu máu cơ tim. Nhóm thuốc này chủ yếu là các dẫn chất của nitrat, dipyridamol. 4.2.4. Các thuốc bảo vệ tế bào cơ tim thiếu máu Thuốc này có tác dụng bảo về chức năng của ty lạp thể (là nơi cung cấp năng lượng cho tế bào cơ tim hoạt động) do vậy kéo dài đưỢc thời gian chịu đựng thiếu oxy của các tế bào cơ tim. Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm số cơn đau thắt ngực và tăng khả năng gắng sức của bệnh nhân. Biệt dược được dùng rất phổ biến hiện nay là vastarel (hoạt chất trimetazidin). Ngày nay người ta ngày càng chú trọng đến vai trò của thành mạch và tiểu cầu trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng mạch vành cấp, một diễn biến cấp tính và nguy hiểm của bệnh suy mạch vành. Nguyên nhân là do sự gãy của mảng vữa xơ động mạch vành, giải phóng các yếu tố tăng đông, hoạt 81
  8. hóa tiểu cầu và nhanh chóng hình thành cục máu đông gây nên tắc một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành cấp tính. Chính vì vậy, trong điều trị suy mạch vành, không thể không nhắc đến hai nhóm thuốc; Các thuốc chống kết tập tiểu cầu và các thuốc có tác dụng làm ổn định hay thoái triển mảng vữa xơ động mạch. - Các thuốc chống kết tập tiểu cầu: Đại diện là aspirin và các dẫn chất của thienopyridin (biệt dược là plavix và ticlede), có tác dụng ngăn chặn không cho tiểu cầu dính vào làm tổn thương động mạch vành và kết dính với nhau, do vậy ngăn cản sự hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch vành. - Các nghiên cứu cho thấy dùng nhóm statin có thể giảm tiến triển xơ vữa động mạch ở mọi giai đoạn do làm giảm cholesterol xấu, phục hồi chức năng nội mạc, giảm biến cố thiếu máu cục bộ, ổn định mảng vữa xơ dễ vỡ và do đó làm giảm các biến cố tim mạch trên những bệnh nhân có bệnh động mạch vành. Đối với thuốc rosuvasiatin (biệt dược crestor), nghiên cứu còn cho thấy tác dụng giảm kích thước và thể tích mảng xơ vữa động mạch vành. 5. Biến chứng Biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành là nhồi máu cơ tim và đột tử. Các 82
  9. biến cố này thường do sự hành thành cục máu đông làm lấp tắc động mạch vành đã bị hẹp từ trước do mảng xơ vữa ờ thành của động mạch vành. Các biến chứng khác bao gồm rối loạn nhịp tim và suy tim. 6. Cách phòng bệnh Những biện pháp điều chỉnh lối sống áp dụng điều trị cũng có ý nghĩa then chốt trong dự phòng hoặc giảm thiểu các tác hại của bệnh mạch vành. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, tập luyện thể lực thường xuyên, kiểm soát huyết áp trong giới hạn bình thường, ăn ít chất béo và cholesterol, bỏ hoàn toàn hút thuốc lá và những biện pháp cơ bản trong phòng ngừa bệnh mạch vành. 6.1. Giảm mỡ máu (cholesterol) trong máu Sự liên quan giữa cholesterol máu với tỷ lệ bệnh tim do động mạch vành rất chặt chẽ. Các nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng cholesterol máu càng cao thì tỷ lệ đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim cũng càng cao. Hạ đưỢc cholesterol máu bằng sửa đổi cách ăn uống, hoặc bằng thuốc, thì cũng hạ được tỷ lệ xơ vữa động mạch. Muốn hạn chế cholesterol trong máu khỏi tăng cao, cần trước tiên chú ý đến cách ăn uống như sau: 6.1.1. Ản ít cholesterol Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới người 83
  10. lớn không nên ăn quá 300 mg cholesterol mỗi ngày và tỷ lệ calo do có các chất béo mang lại nên dưới 30%. Đó là đối với người bình thường, chứ đối với người đã có một số nhân tố nguy cơ như nam giới, nhiều tuổi, gia đình có người bị xơ vữa động mạch... thì lượng cholesterol ăn vào còn cần hạn chế hơn nữa: 200mg, thậm chí 100 mg mỗi ngày. Lượng cholesterol trong mỗi lOOg thức ăn đưỢc thống kê như sau: Đ ộng vật T ín h c h ấ t H à m lư ợ ng T hịt 60 Sườn 105 LỢn Mỡ 126 T h ịt lưng 215 T h ịt nạc 60 Mỡ 125 B ao tử bò 15 0 Tim 145 Gan 320 Bò B ầu dục 400 Óc 2300 Sữa bò to àn p hần 28 Sữa gạn c h ấ t béo 0 -1 Bơ 280 Pho m á t 160 T h ịt bắp 100 T h ịt đùi 140 Bẽ Lách 280 G an 360 Mỡ 122 Cừu G an 610 84
  11. Thỏ rừng T h ịt 80 Gà 90 T h ịt vịt 70 T h ịt gà tâ y 11 0 G ia c ầ m ĩ h j t bồ câ u 110 Trứ ng gà to à n p hần 468 Lòng đỏ 1 4 0 0 -2 0 0 0 Lòng trắ n g 0 Cá tu y ế t 41 Cá bơm 50 C á hồi 60 C ua 145 T hủ y h ải sản Tép 150 T ôm h ù m 205 Sò 2 8 0 -4 7 0 D ầu g an cá 500 Ngũ cốc C hứ a ít hoặc không có Cà phê ch o lestero l T rá i c â y - Thực p h ẩ m từ th ự c v ậ t Rau - D ầu th ự c v ậ t M a rg a rin (là m từ d ầu th ự c v ậ t) 6.1.2. Hạn chế ăn những chất béo có nhiều acid béo bão hòa và ũ acid béo không bão hòa Những acid béo bão hòa làm tăng cholesterol "xấu" nghĩa là cholesterol trong lipoprotein nhẹ (LDL-C), còn các acid béo không bão hòa có tác dụng ngược lại. Hội Tim Mỹ khuyên tỷ lệ acid béo bão hòa (xấu) chỉ nên dưới 1/3 tổng calo do lipid; còn 2/3 kia 85
  12. là acid béo không bão hòa (tốt). + Nên ăn các loại dầu vừng, dầu lạc, dầu cám, dầu ôliu, nhất là dầu đỗ tương và các loại mỡ trong cá. + Không nên ăn dầu cọ, mỡ bò, nhất là bơ. + Có thể ăn nhưng không nên ăn quá nhiều mỡ gà, mỡ lỢn. Nếu ăn theo kiểu trên mà thử lại máu thấy cholesterol hoặc triglycerid vẫn cao, nên dùng thuốc Lipanthyl 300mg, người lớn uống 1 viên mỗi ngày. Hoặc các thuốc hạ cholesterol mới như Lopid, Lipitor, Zocor, Lescol, Lipobay... 6.1.3. Ăn đúng mức giữ cho khỏi béo Đối chiếu chỉ số cân nặng trong bảng sau để biết số cân không nên vượt quá đối với từng chiều cao; Nếu thấy nặng vượt quá số cân cho phép, phải hạn chế bớt số calo đi. Nên nhớ rằng những thức ăn "làm béo" tức là cho nhiều calo, không phải là thịt, cá, mà là các chất mỡ, dầu và đường bột. Trong khi lOOg thịt nạc hoặc cá nạc chỉ cho khoảng 80-100 kilocalo thì lOOg dầu hoặc mỡ cho 800 kilocalo, lOOg gạo cho 300 kilocalo và lOOg đường cho 400 kilocalo. Còn các loại quả cho rất ít calo và rau xanh thì hầu như không thêm calo nào, người béo có thể ăn thoải mái rau xanh mà không lên cân. Nếu là người lao động nặng, phải thêm 1000 - 86
  13. 1200 kilocalo và lao động trung bình thêm 500 kilocalo nữa. Bảng nhu cầu năng lượng/ngày và mức protein cần thiết/ngày. Tính theo tuổi và cân nặng Nhucầunăng ương(kìlocalo/ngày) Mức Trọnglượng proteincần (kg) 18-30tuổi 30-60tuổi Trên60tuổi thiết (g/ngày) N am 50 2 .3 0 0 2 .3 5 0 1 .8 5 0 3 7 ,5 55 2 .4 0 0 2 .4 5 0 2 .4 5 0 4 1 ,0 60 2 .5 5 0 2 .5 0 0 2 .5 0 0 4 5 ,0 65 2 .7 0 0 2 .6 0 0 2 ,6 0 0 4 9 ,0 70 2 .8 0 0 2 .7 0 0 2 .7 0 0 5 2 ,5 75 2 .9 0 0 2 .8 0 0 2 ,4 0 0 5 6 ,0 Nữ 40 1 .7 0 0 1 .9 0 0 1 ,6 5 0 3 0 ,0 45 1 .8 5 0 1 .9 5 0 1 .7 0 0 3 4 ,0 50 1 .9 5 0 2 ,0 5 0 1 ,8 0 0 3 7 ,5 55 2 .1 0 0 2 .1 0 0 1 .9 0 0 4 1 ,0 60 2 .2 0 0 2 .2 0 0 1 .9 5 0 4 5 ,0 65 2 .3 0 0 2 .2 5 0 2 .0 5 0 4 9 ,0 70 2 .4 5 0 2 .3 0 0 2 .1 5 0 5 2 ,5 75 2 .5 5 0 2 .4 0 0 2 .2 0 0 5 6 ,5 Tổng số calo như vậy phải san ra cân đối giữa các thành phần glucid (đường, bột), protid (đậu, lạc, thịt, cá), lipid (dầu, mỡ). Và có tính đến cả các vitamin và muối khoáng. 87
  14. 6.2. Phòng và chữa tăng huyết áp Tăng huyết áp chắc chắn là một nguyên nhân để phát triển xơ vữa động mạch, ớ tuổi trung niên, người có huyết áp cao, cụ thể là từ 160/95 mmHg trở lên, bị đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim nhiều gấp từ 3 đến 5 lần so với những người cùng tuổi nhưng huyết áp bình thường, từ 140/90 trở xuống. 6.2.1. Giảm nửa muối ăn, có thể nói là ăn nửa muối hoặc ăn tương đối nhạt Muối natri clorua rất cần cho cơ thể, nhưng người ta chỉ cần ăn khoảng 2 gam mỗi ngày. Thế mà hiện nay, người dân thường ăn 10-11 gam, gấp 4-5 lần nhu cầu đó. Người ta thấy nơi nào ăn "mặn", thì số người bị tăng huyết áp cao hơn. Phải đề phòng bệnh xơ vữa động mạch ngay từ khi còn nhỏ tuổi, khi huyết áp vẫn bình thường. Tạo thói quen ăn hơi nhạt từ nhỏ, sẽ có lợi nhiều về sau này. Chỉ những người có huyết áp 'thấp, dưới 100/60 mới không nên hạn chế muối. Các loai rau quả có rất ít natri nên có thể ăn thoải mái. Chúng lại có ưu điểm là nhiều kali, có ích để phòng chống bệnh tim do thiếu máu cục bộ. 6.2.2. Giảm rượu uống Rượu là đồ uống rất phổ biến, nhưng rượu là một chất độc nguy hiểm, gây nhiều tai hại cho cá nhân, gia đình và xã hội. 88
  15. Huyết áp tăng vọt, tai biến mạch máu não, suy tim cấp, loạn nhịp tim là những hậu quả "nhỡn tiền" của ngộ độc rượu cấp. Uống nhiều rưỢu hay gây tăng huyết áp, càng uống nhiều huyết áp càng cao. Cai được rưỢu, huyết áp có thể trở về bình thường trong những trường hỢp này. Rượu uống nhiều còn làm mất hiệu quả của những thuốc chữa tăng huyết áp. Nghiện rượu còn hay đưa đến các bệnh cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim nữa. Ngoài ra rượu còn làm gan bị suy bị xơ, khớp bị sưng, thần kinh bị rối loạn các kiểu, ống tiêu hóa và tụy bị viêm, tinh hoàn bị teo, ung thư xuất hiện, nhất là ung thư vú và ngay cả đến thai còn trong bụng mẹ cũng kém phát triển vì rượu. Bên cạnh đó, uống rượu ít, đúng mức thì không gây ảnh hưởng xấu, đồng thời còn giảm được chút ít nguy cơ nhồi máu cơ tim, và nguy cơ tử vong do tim mạch. Còn người đã có huyết áp cao rồi thì nên kiêng rượu hẳn 6.2. 3. Bỏ thuốc lá Thuốc lá gây nên bệnh xơ vữa động mạch vành như đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Các thống kê đều cho thấy đàn ông hút một gói thuốc lá một ngày thì tỷ lệ tử vong tăng 70% và nguy cơ bị bệnh động mạch vành tăng gấp 3-5 lần so với người không hút. Nói chung càng hút nhiều 89
  16. thì nguy cơ càng lớn, dù chỉ vài điếu cũng đã có hại. Phụ nữ hút thuốc bị bị nhiều nhồi máu cơ tim hơn, nhất là phụ nữ trên 35 tuổi uống thuốc tránh thai mà lại hút thuốc lá, thì tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim tăng lên càng rõ rệt. Trong 400 chất khác nhau tìm thấy trong khói thuốc lá thì có 3 chất tội nặng nhất là: nicotin, oxyd carbon và các chất gây ung thư. Đối với bệnh tim mạch, nhất là đối với đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, thì chất nicotin và oxyd carbon gây hại nhiều nhất. Nicotin là một chất độc cực mạnh, người lớn chỉ cần uống 50 miligam là đủ chết.Tuy mỗi điếu thuốc lá có chứa 25 mg nicotin nhưng hút khói chỉ có 2 mg vào cơ thể thế mà đã thấy huyết áp tăng cả hai số tâm thu và tâm trương; tim đập nhanh dồn dập và loạn xạ do đó đòi hỏi nhiều oxy hơn; các động mạch co lại dễ gây vữa xơ; có động mạch bị tắc, tuần hoàn não bị rối loạn. Còn oxyd carbon (CO) cũng có tác hại không kém. Nó làm mặt trong các mạch máu bị tổn thương, và giảm lượng oxy nuôi cơ thể. Do đó làm cho thiếu máu cục bộ nặng lên, nhất là thiếu máu cục bộ cơ tim. 6. 3. Phòng và chữa bệnh đái tháo đường Các thống kê đều chỉ rõ, đái tháo đường có liên 90
  17. quan đến bệnh động mạch vành. Người bị đái tháo đường mắc nhồi máu cơ tim gấp hai lần người bình thường. Nhất là ở người trẻ, ờ phụ nữ, đái tháo đường còn gây tai hại nhiều hơn. - Một là phòng ngừa bệnh đái tháo đường khỏi phát ra. Chủ yếu là phải hạn chế ăn đường như bánh ngọt, kẹo, mứt, kể cả các loại quả ngọt như mít, xoài, chuối cũng không nên ăn nhiều. Đồng thời, ăn đúng mức, đừng để lên cân nhiều quá; tăng cường thể dục thể thao. - Hai là phát hiện bệnh sớm bằng thử máu, thử nước tiểu ít giá trị hơn. Chú ý đến những người béo; hoặc trong gia đình có người bị đái tháo đường; những người còn đẻ con quá to; những người ăn nhiều mà vận động ít. - Ba là khi đã phát hiện bệnh, phải chữa kiên trì, theo đúng sự hướng dẫn của thầy thuốc. 6.4. Tăng hoạt động thể lực Người thiếu vận động thì nguy cơ mắc bệnh tim vành tăng gấp đôi. - Thiếu vận động làm cho người la phì ra, làm mỡ máu tăng lên, nhất là cholesterol "xấu". - Thiếu vận động làm giảm cholesterol "tốt" tức là cholesterol nặng, một chất chống vữa xơ động mạch. - Thiếu vận động làm huyết áp dễ tăng cao, người béo cũng như người gầy. 91
  18. - Thiếu vận động làm thần kinh hay căng thẳng. Tóm lại, thiếu hoạt động thể lực là một nguyên nhân thuận lợi quan trọng để phát triển xơ vữa động mạch. Muốn loại bỏ nguy cơ này, mỗi người đều nên theo những lời khuyên như sau: - Tập thể dục và chơi thể thao đều đặn: Có thể chơi các môn bơi lội, đi bộ, chạy, tập tạ, leo núi, lận sâu. - Sinh hoạt hàng ngày điều độ. 6.5. Rèn nếp sống dưõmg sinh ngay từ buổi sáng Để hạn chế các tai biến có thể xảy ra, cần làm theo một số hướng dẫn: - Ngay khi tỉnh giấc, không nên vùng dậy ngay. - Nên nằm yên tại giường ít nhất 3-5 phút cho tỉnh táo, từ từ vén chăn tránh để bị lạnh đột ngột. - Thở bụng: hít vào sâu, thở ra từ từ. 7. Những dạng bệnh tim thiếu máu cục bộ Xơ vữa động mạch vành có thể gây ra những dạng bệnh sau: - Trường hỢp mảng xơ vữa còn nhỏ, chỉ chít hẹp dưới 50% lòng động mạch vành, và còn để hơn nửa động mạch thông thoáng. Người bệnh không thấy gì khó chịu, sinh hoạt vẫn bình thường... Khi đó coi như chưa có bệnh tim. 92
  19. Khi mảng xơ vữa chít hẹp tới 60 - 70% lòng động mạch vành máu chỉ chảy qua chỗ còn lại có 30 - 40%. Lúc này người bệnh có thể mắc chứng đau thắt ngực. Lúc nghỉ ngơi, yên tĩnh, người bệnh không thấy gì khác thường, nhưng mỗi khi làm nặng một chút là thấy đau ngực. Cơn đau này một lúc sau dùng thuốc hay nghỉ ngơi là tự hết, cơ tim lại trở lại bình thường. Đây là dạng bệnh nhẹ nhất trong thiếu máu cục bộ cơ tim, vì có thể phục hồi được. Động mạch vành đã bị mảng xơ vữa làm hẹp sẵn, nếu có một cục máu đông hoặc một cục gì khác làm tắc hoàn toàn và đột ngột một nhánh nào đó, vùng cơ tim do nhánh đó phụ trách sẽ không chịu đựng nổi thiếu oxy và chỉ sau 6-12 giờ là hoại tử, trung bình cứ 4 người chết 1. Đó là bệnh nhồi máu cơ tim, là một dạng tim thiếu máu cục bộ hết sức nặng. - Chết đột ngột: Những người chết đột ngột, người ta thấy đa số do vữa xơ động mạch vành. Vì một lý do nào đó, vùng vữa xơ bị tắc hẳn, tim bị ngừng lại ngay và chết đột ngột. - Suy tim: Người bệnh bị xơ vữa động mạch vành làm hẹp tới 70-80%, nhưng vì hẹp từ từ, các tế bào tim có lẽ có thì giờ "thích nghi" phần nào với sự thiếu hụt oxy, nên không có cơn đau thắt ngực. Nhưng vì các sỢi cơ tim thiếu oxy, tất nhiên co bóp yếu hơn người bình thường nên dần dần tim bị suy. Bệnh nhân khó thở khi làm việc nặng lâu dần đi lại cũng không được, phù, gan to... 93
  20. - Loạn nhịp trong tim: Các tế bào cơ tim thiếu o'xy do xơ vữa động mạch có thể hoạt động "mất trật tự", gây ra các loại loạn nhịp tim khác nhau như ngoại tâm thu, rung nhĩ, blốc nhĩ thất,... Các loạn nhịp này đẩy quả tim tới suy nhanh hơn, và khó chữa hơn. 8. Bệnh động mạch vành ởngười cao tuổi Tuổi cao cùng với những thay đổi trong đời sống kinh tế, xã hội đã ảnh hưởng nhiều tới tập quán sinh hoạt của người Việt Nam và đó có thể là một nguyên nhân quan trọng của tỷ lệ gia tăng bệnh động mạch vành ở nước ta. Hiện nay có khoảng 9% bệnh nhân nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai mắc bệnh động mạch vành, đa số họ là người cao tuổi. 8.1. Nuôi sống quả tim Quả tim bao gồm hai phần có chức năng khác nhau: Tim phải nhận máu tĩnh mạch (máu đen) đến từ các bộ phận của cơ thể và bơm chúng lên phổi. Tại đây, máu tĩnh mạch được làm giàu oxy và trở thành “máu đỏ” và bơm chúng lên động mạch chủ để đưa đến các cơ quan qua hệ động mạch ngoại biên. Mỗi phần có buồng nhận máu, được gọi là tâm nhĩ và buồng bơm máu, được gọi là tâm thất. Các 94
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2