intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu mối liên quan của giãn mạch qua trung gian dòng chảy với một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có rối loạn lipid

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

52
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát và tìm hiểu mối liên quan của chức năng nội mạc mạch máu qua chỉ số đo giãn mạch qua trung gian dòng chảy (FMD) với một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 phát hiện lần đầu có rối loạn lipid (RLLP) máu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu mối liên quan của giãn mạch qua trung gian dòng chảy với một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có rối loạn lipid

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> <br /> TÌM HIỂU MỐI LIÊN QUAN CỦA GIÃN MẠCH QUA TRUNG GIAN<br /> DÒNG CHẢY VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG<br /> Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ RỐI LOẠN LIPID<br /> Nguyễn Thu Hiền*; Hoàng Trung Vinh**; Nguyễn Vinh Quang*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: khảo sát và tìm hiểu mối liên quan của chức năng nội mạc mạch máu qua chỉ số<br /> đo giãn mạch qua trung gian dòng chảy (FMD) với một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân (BN)<br /> đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 phát hiện lần đầu có rối loạn lipid (RLLP) máu. Đối tượng và<br /> phương pháp: 267 BN ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu, có RLLP máu được khám lâm sàng, xét nghiệm,<br /> đo FMD. Kết quả: giá trị trung bình FMD ở BN có RLLP thấp hơn so với nhóm chứng khỏe<br /> mạnh (7,17 ± 2,32% so với 9,98 ± 2,94%, p < 0,001) và nhóm chứng bệnh (7,17 ± 2,32% so với<br /> 9,08 ± 2,75%, p < 0,001). Tỷ lệ giảm FMD ở BN ĐTĐ có RLLP cao nhất so với 2 nhóm chứng<br /> (70,8% so với 25% và 42,2%, p < 0,001). FMD động mạch cánh tay ở BN ĐTĐ týp 2 phát hiện<br /> lần đầu RLLP máu có mối tương quan nghịch với vòng eo (r = -0,26, p < 0,01), huyết áp tâm<br /> trương (r = -0,33, p < 0,01). FMD không liên quan với tuổi, BMI, huyết áp tâm thu. Kết luận:<br /> FMD ở BN ĐTĐ týp 2 có RLLP thấp hơn so với BN ĐTĐ týp 2 không có RLLP máu và nhóm<br /> chứng khỏe mạnh. FMD ở BN ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu RLLP máu có mối tương quan<br /> nghịch với vòng eo, huyết áp tâm trương. FMD không liên quan với tuổi, BMI, huyết áp tâm thu.<br /> * Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Rối loạn lipid máu; Đo giãn mạch qua trung gian dòng chảy.<br /> <br /> Association of Fluid-Mediated Vasodilatation with some Clinical<br /> Characteristics in Type 2 Diabetes Patients with Dyslipidemia<br /> Summary<br /> Objectives: To investigate and understand the association between endothelial dysfunction via flow<br /> mediated dilation (FMD) with some clinical features of type 2 diabetes mellitus (DM) patients with<br /> hyperlipidemia. Subjects and methods: 267 type 2 diabetes patients with hyperlipidemia were<br /> clinically and subclinically examined and were measured FMD. Results: The average value of<br /> FMD in DM patients with hyperlipidemia is lower than that in healthy controls (7.17 ± 2.32% and<br /> 9.98 ± 2.94%, p < 0.001) and DM patients without dyslipidemia (7.17 ± 2.32% and 9.08 ± 2.75%,<br /> p < 0.001). Reduction rate of FMD in DM patients with dyslipidemia is the highest compared to<br /> two control groups (70.8% versus 25% and 42.2%, p < 0.001). FMD in DM patients first<br /> detected with hyperlipidemia was correlated with waist circumference (r = -0.26, p < 0.01),<br /> diastolic blood pressure (r = -0.33, p < 0.01). FMD did not relate to age, BMI, systolic blood pressure.<br /> * Bệnh viện Nội tiết TW<br /> ** Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thu Hiền (bshien18bvnt@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 09/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 02/05/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017<br /> <br /> 57<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017<br /> Conclusion: The average value of FMD in DM patients with hyperlipidemia is lower than that in<br /> healthy controls and DM patients without dyslipidemia. FMD in DM patients who was first detected<br /> with hyperlipidemia correlated with waist circumference and diastolic blood pressure. No relation<br /> between FDM and age, BMI and systolic blood pressure was found.<br /> * Key words: Type 2 diabetes; Dyslipidemia; Flow mediated dilation.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Đái tháo đường týp 2 là bệnh rối loạn<br /> <br /> chuyển hóa mạn tính, có sự phối hợp của<br /> nhiều yếu tố nguy cơ (YTNC) gây bệnh.<br /> Sự xuất hiện của một hoặc nhiều YTNC<br /> sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiến triển của<br /> bệnh, gia tăng biến chứng và tử vong ở<br /> BN. Nếu RLLP là nguyên nhân trực tiếp,<br /> quan trọng thì rối loạn chức năng nội mạc<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> - Nhóm bệnh (N3): 267 BN ĐTĐ týp 2<br /> phát hiện lần đầu có RLLP.<br /> - Nhóm chứng bệnh (N2): 45 BN ĐTĐ<br /> týp 2 phát hiện lần đầu không RLLP.<br /> - Nhóm chứng thường (N1): 56 người<br /> khỏe mạnh không ĐTĐ, không RLLP.<br /> <br /> mạch máu mà chủ yếu là suy giảm chức<br /> <br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> <br /> năng giãn mạch phụ thuộc nội mạc là biểu<br /> <br /> Mô tả cắt ngang.<br /> <br /> hiện chính và sớm của vữa xơ động mạch.<br /> <br /> * Nội dung nghiên cứu:<br /> <br /> Vì vậy, khảo sát xơ vữa động mạch ở<br /> giai đoạn tiền lâm sàng rất được quan<br /> tâm vì những lợi ích mà nó mang lại nếu<br /> muốn ngăn chặn hoặc làm chậm tiến<br /> triển quá trình xơ vữa. Đánh giá rối loạn<br /> chức năng nội mạc mạch máu có thể tiến<br /> hành bằng nhiều phương pháp, trong đó<br /> đo giãn mạch qua trung gian dòng chảy<br /> là phương pháp có độ tin cậy cao, được<br /> <br /> Mỗi BN được lấy máu lúc đói, xét nghiệm:<br /> glucose, c-peptid, ure, creatinin, GOT, GPT,<br /> CT, TG, HDL-C, LDL-C và đo FMD tại<br /> động mạch cánh tay phải theo kỹ thuật<br /> của Tổ chức Tim mạch Mỹ (2002) tại động<br /> mạch cánh tay đoạn trên hố khuỷu [2].<br /> - Dụng cụ:<br /> + Máy siêu âm ALOKA SSD 1700, đầu<br /> dò 7,5 MHz.<br /> <br /> sử dụng phổ biến trong thực hành lâm<br /> <br /> + Máy đo huyết áp (đồng hồ).<br /> <br /> sàng [1].<br /> <br /> * Cách tiến hành đo FMD:<br /> <br /> Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này<br /> với mục tiêu: Khảo sát chức năng nội<br /> mạc mạch máu thông qua FMD và tìm<br /> hiểu mối liên quan của FMD với một số<br /> đặc điểm lâm sàng: tuổi, BMI, vòng eo,<br /> huyết áp ở BN ĐTĐ týp 2 phát hiện lần<br /> đầu có RLLP máu.<br /> 58<br /> <br /> - Bước 1: đo đường kính động mạch<br /> cánh tay: vị trí khoảng 10 cm trên nếp gấp<br /> khuỷu.<br /> Cách đo: không tính lớp nội mạc, đo từ<br /> thành trước đến thành sau, lấy chỗ kích<br /> thước lớn nhất (tương ứng thì tâm thu).<br /> Kết quả đo được là D1 (mm).<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> - Bước 2: nghiệm pháp gây xung huyết.<br /> + Đặt băng đo huyết áp giữa cẳng tay<br /> của tay đo FMD.<br /> + Bơm áp lực máy huyết áp thêm ít<br /> nhất 50 mmHg so với huyết áp tâm thu<br /> với mục đích làm tắc dòng chảy tạo sự<br /> kích thích, giữ trong 5 phút, sau đó xả hơi<br /> nhanh để tạo ra phản ứng cường máu.<br /> + Đường kính động mạch cánh tay<br /> được đo trước và sau khi xả áp lực, đo tại<br /> cùng một vị trí. Đường kính động mạch<br /> sau kích thích (D2) đo vào thời điểm 60<br /> giây sau khi xả băng huyết áp (tính bằng<br /> mm).<br /> Tỷ lệ % giữa đường kính sau khi tạo kích<br /> thích và đường kính trước đó gọi là FMD.<br /> Công thức tính FMD% = [(D2 - D1)/D1] ×<br /> 100%.<br /> * Xử lý số liệu: quản lý số liệu thu được<br /> bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2003<br /> phần mềm SPSS 16.0.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> Bảng 1: So sánh FMD động mạch cánh<br /> tay ở nhóm bệnh và nhóm chứng.<br /> FMD%<br /> <br /> Nhóm<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> ( X ± SD)<br /> <br /> N1<br /> <br /> 56<br /> <br /> 9,98 ± 2,94<br /> <br /> N2<br /> <br /> 45<br /> <br /> 9,08 ± 2,75<br /> <br /> N3<br /> <br /> 267<br /> <br /> 7,17 ± 2,32<br /> <br /> p<br /> <br /> 1-2 > 0,05<br /> 1-3; 2-3 < 0,001<br /> <br /> Vai trò của nội mạc mạch máu là duy<br /> trì sự cân bằng giữa tác nhân gây giãn<br /> mạch và co mạch, từ đó giúp điều hòa<br /> trương lực mạch máu. Rối loạn chức<br /> năng nội mạc mạch máu chủ yếu do hậu<br /> <br /> quả suy giảm hoạt động của NO nội mô,<br /> giảm tổng hợp NO và tăng các chất hoạt<br /> động chứa oxy và nitơ (ROS - Reactive<br /> Oxygen Species và RNS - Reactive Nitrogen<br /> Species). Tăng glucose máu mạn tính gây<br /> phản ứng trao đổi chất có hại trong tế bào<br /> nội mô, kích hoạt hệ thống viêm, hậu quả<br /> làm suy giảm chức năng nội mạc, tăng co<br /> mạch, tăng viêm và thúc đẩy quá trình<br /> hình thành huyết khối thông qua quá trình<br /> stress oxy hóa, hoạt hóa protein kinase C<br /> (PKC), quá trình glycat hóa và các sản<br /> phẩm cuối cùng AGE (Advanced Glycation<br /> End Products) đã được các nhà khoa học<br /> chứng minh rõ ràng [5]. RLLP máu là yếu<br /> tố quan trọng ảnh hưởng đến chức năng<br /> nội mạc, ngoài các yếu tố như tăng glucose<br /> máu, THA… RLLP máu gây rối loạn chức<br /> năng nội mạc mạch máu bằng nhiều cách<br /> khác nhau. Ở BN ĐTĐ týp 2, hai biểu hiện<br /> làm biến đổi lipoprotein có thể xảy ra là<br /> quá trình oxy hóa và glycat hóa. Tự oxy<br /> hóa glucose và glycat hóa protetin dẫn<br /> đến sản sinh gốc oxy tự do, thúc đẩy<br /> peroxid hóa lipid và oxy hóa LDL. Hậu quả<br /> của LDL bị oxy hóa gây độc tế bào, kích<br /> thích kết dính đơn bào vào nội mạc, kích<br /> thích sự hóa ứng động của đơn bào, tạo<br /> thành tế bào bọt, điều hòa yếu tố tăng<br /> trưởng, bộc lộ các cytokine và ức chế giãn<br /> mạch qua trung gian thông qua yếu tố giãn<br /> mạch từ nội mạc mạch máu [4].<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho<br /> thấy giá trị trung bình của FMD động<br /> mạch cánh tay ở BN ĐTĐ týp 2 mới phát<br /> hiện lần đầu có RLLP máu thấp hơn so<br /> với nhóm chứng bệnh, là những BN ĐTĐ<br /> týp 2 mới phát hiện lần đầu nhưng không<br /> có RLLP máu (7,17 ± 2,32% so với 9,08 ±<br /> 59<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017<br /> 2,75%; p < 0,05). FMD động mạch cánh tay<br /> ở BN ĐTĐ týp 2 không có RLLP máu giảm<br /> không ý nghĩa so với nhóm chứng khỏe<br /> mạnh (9,08 ± 2,75% so với 9,98 ± 2,94%;<br /> p > 0,05). Kết quả này tương tự như<br /> Võ Bảo Dũng (2012), Nguyễn Hồng Hạnh<br /> (2004) [1, 2].<br /> Tuy nhiên, giá trị trung bình FMD động<br /> mạch cánh tay trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi cao hơn các tác giả khác. Michiel L. Bots<br /> (2005) gặp FMD ở BN ĐTĐ là 0,75 - 12%<br /> [7]. Sự khác biệt về giá trị FMD động mạch<br /> cánh tay ở người ĐTĐ giữa các nghiên<br /> cứu có lẽ do độ tuổi trung bình khác khau<br /> và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố<br /> khác phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu,<br /> phương pháp FMD. Kết quả này góp phần<br /> chứng minh vai trò của RLLP máu lên<br /> chức năng nội mạc mạch máu và ở BN<br /> ĐTĐ týp 2 dù bệnh mới phát hiện đã có<br /> suy giảm chức năng giãn mạch phụ thuộc<br /> nội mạc.<br /> * Tỷ lệ giảm FMD ở các nhóm nghiên cứu:<br /> Mức thấp nhất tứ phân vị của nhóm<br /> chứng khỏe mạnh là 8,45%, mức thứ 2 là<br /> 9,68% và mức cao nhất 11,11%. Vì vậy,<br /> chúng tôi đánh giá những BN có FMD<br /> nhỏ hơn mức thấp nhất tứ phân vị của<br /> nhóm chứng khỏe mạnh (FMD < 8,45%)<br /> là những BN có giảm FMD.<br /> <br /> Trong nghiên cứu, chúng tôi chọn mức<br /> FMD động mạch cánh tay thấp hơn giá trị<br /> FMD thấp nhất trong tứ phân vị của nhóm<br /> chứng (mức 25%) để xác định có giảm<br /> FMD (< 8,45%). Với mức này, có đến<br /> 70,8% BN ĐTĐ týp 2 RLLP máu giảm<br /> FMD ngay từ khi mới phát hiện bệnh và<br /> nhóm chứng bệnh có tỷ lệ giảm FMD thấp<br /> hơn (42,2%). Kết quả này góp phần khẳng<br /> định khoảng 50% BN ĐTĐ týp 2 phát hiện<br /> lần đầu đã đi kèm biến chứng. Đồng thời<br /> giải thích vì sao BN ĐTĐ týp 2 có bệnh lý<br /> tim mạch cao hơn so với đối tượng không<br /> mắc ĐTĐ, ở BN có RLLP máu, tỷ lệ này<br /> cao gấp 3 - 4 lần so với BN ĐTĐ týp 2<br /> không RLLP máu.<br /> Bảng 3: Mối liên quan giữa FMD với<br /> YTNC tim mạch truyền thống.<br /> Chỉ số<br /> <br /> n<br /> <br /> FMD (%)<br /> <br /> 40 - 49<br /> <br /> 72<br /> <br /> 7,18 ± 2,35<br /> <br /> Tuổi (năm) 50 - 59<br /> <br /> 123<br /> <br /> 7,22 ± 2,33<br /> <br /> 60 - 69<br /> <br /> 72<br /> <br /> 7,09 ± 2,28<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 116<br /> <br /> 6,94 ± 2,34<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 151<br /> <br /> 7,36 ± 2,28<br /> <br /> < 23<br /> <br /> 118<br /> <br /> 7,15 ± 2,31<br /> <br /> ≥ 23<br /> <br /> 149<br /> <br /> 7,18 ± 2,40<br /> <br /> Tăng<br /> <br /> 138<br /> <br /> 6,89 ± 2,32<br /> <br /> Vòng eo<br /> <br /> Bình<br /> thường<br /> <br /> 129<br /> <br /> 7,46 ± 2,29<br /> <br /> Hút thuốc<br /> lá<br /> <br /> Có<br /> <br /> 31<br /> <br /> 6,18 ± 2,04<br /> <br /> Không<br /> <br /> 236<br /> <br /> 7,30 ± 2,32<br /> <br /> Có<br /> <br /> 32<br /> <br /> 6,17 ± 2,29<br /> <br /> Không<br /> <br /> 235<br /> <br /> 7,31 ± 2,29<br /> <br /> Giới<br /> <br /> 2<br /> <br /> BMI (kg/m )<br /> <br /> Bảng 2:<br /> Đối tượng<br /> N1 (n = 56) (1)<br /> <br /> FMD < 8,45%<br /> <br /> FMD ≥ 8,45%<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 14<br /> <br /> 25,0<br /> <br /> 42<br /> <br /> 75,0<br /> <br /> N2 (n = 45) (2)<br /> <br /> 19<br /> <br /> 42,2<br /> <br /> 26<br /> <br /> 57,8<br /> <br /> N3 (n = 267) (3)<br /> <br /> 189<br /> <br /> 70,8<br /> <br /> 78<br /> <br /> 29,2<br /> <br /> p<br /> <br /> 60<br /> <br /> 1-2 > 0,05; 1-3; 2-3 < 0,001<br /> <br /> Tăng<br /> huyết áp<br /> <br /> p<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> Bảng 4: Tương quan giữa FMD với một<br /> số đặc điểm lâm sàng của BN.<br /> Chỉ số<br /> <br /> Hệ số r<br /> <br /> p<br /> <br /> Tuổi<br /> <br /> -0,1<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Huyết áp<br /> tâm thu<br /> <br /> -0,02<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Huyết áp<br /> tâm trương<br /> <br /> -0,33<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> BMI<br /> <br /> -0,04<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Chu vi<br /> vòng eo<br /> <br /> -0,26<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Phương trình<br /> tương quan<br /> <br /> FMD = 15,20 0,097 *HATT<br /> FMD = 17,03 - 0,11<br /> *Eo<br /> <br /> * Mối liên quan giữa FMD động mạch<br /> cánh tay với tuổi, giới:<br /> Kết quả của chúng tôi phù hợp với một<br /> số nghiên cứu của các tác giả khác.<br /> Nghiên cứu của Võ Bảo Dũng (2012),<br /> Nguyễn Hồng Hạnh (2004) cũng không thấy<br /> sự khác biệt FMD theo tuổi, giới tính, BMI.<br /> Tuy nhiên, theo Tatsuya Maruhashi (2013),<br /> FMD có mối liên quan với tuổi (r = -0,27,<br /> p < 0,001). Sở dĩ có sự khác nhau là vì đối<br /> tượng nghiên cứu của chúng tôi và các<br /> tác giả trên không giống nhau. Đối tượng<br /> của chúng tôi là những BN ĐTĐ týp 2<br /> phát hiện lần đầu trong độ tuổi 40 - 69, tỷ<br /> lệ nữ/nam 1,3; còn đối tượng của Tatsuya<br /> Maruhashi là những BN có khoảng tuổi<br /> rộng hơn (17 - 86 tuổi) có hoặc không có<br /> ĐTĐ, nam nhiều hơn nữ (77%). Có lẽ một<br /> phần do rối loạn chuyển hóa như tăng<br /> glucose máu, RLLP… ảnh hưởng đến nội<br /> mạc mạch máu nhiều hơn yếu tố tuổi.<br /> * Mối liên quan giữa FMD động mạch<br /> cánh tay với BMI, vòng eo:<br /> Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên<br /> cứu của Nguyễn Hải Thủy và Võ Bảo Dũng<br /> (2011), Nguyễn Hồng Hạnh (2004) không<br /> thấy mối liên quan giữa FMD với BMI.<br /> Tuy nhiên, theo Tatsuya Maruhashi (2013),<br /> <br /> FMD động mạch cánh tay có mối liên quan<br /> với BMI (r = -0,14, p < 0,01). Sở dĩ có sự<br /> khác biệt trên là do đối tượng nghiên cứu<br /> của chúng tôi khác nhau.<br /> Béo phì, béo kiểu nam hiện nay được<br /> coi là yếu tố trung tâm của hội chứng<br /> chuyển hoá, tình trạng kháng insulin và<br /> ĐTĐ. Nếu cùng một mức BMI, nhưng BN<br /> nào có vòng bụng lớn hơn sẽ có YTNC<br /> tim mạch nặng hơn, vì béo bụng còn liên<br /> quan chặt chẽ với các YTNC tim mạch<br /> khác, đó là tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,<br /> giảm dung nạp đường và ĐTĐ. Theo<br /> NCEP-ATPIII (2002), tăng chu vi vòng eo,<br /> RLLP máu, tăng glucose máu. Tăng huyết<br /> áp là các yếu tố cơ bản tạo nên hội chứng<br /> chuyển hoá - là mẫu số chung của kháng<br /> insulin. Với kết quả trên, tăng vòng eo liên<br /> quan với suy giảm chức năng nội mạc mạch<br /> máu hơn là chỉ số BMI.<br /> * Mối liên quan giữa FMD động mạch<br /> cánh tay với tình trạng hút thuốc lá:<br /> Hút thuốc lá là YTNC truyền thống của<br /> bệnh tim mạch. Hút thuốc lá làm tăng yếu<br /> tố co mạch, tăng ngưng tập tiểu cầu và<br /> tăng kết dính monocyt vào tế bào nội mạc.<br /> Ở người sau khi hút thuốc lá, số lượng tế<br /> bào nội mạc tăng gấp 2 lần trong hệ<br /> thống tuần hoàn, nói cách khác, tế bào<br /> nội mạc bị bong tăng lên một cách đáng<br /> kể ở những người hút thuốc lá. Kết quả<br /> của chúng tôi cho thấy FMD động mạch<br /> cánh tay ở BN hút thuốc lá giảm có ý nghĩa<br /> thống kê so với BN không hút thuốc lá<br /> (7,3 ± 2,32 so với 6,18 ± 2,04, p < 0,05).<br /> Kết quả này tương tự nhiều tác giả trong<br /> và ngoài nước như của Nguyễn Hải Thủy<br /> và Võ Bảo Dũng (2011), Nguyễn Hồng Hạnh<br /> (2004), Tatsuya Maruhashi (2013) [1, 2].<br /> 61<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2