intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG FRAMEWORK HỖ TRỢ CÁC HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM -3

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

86
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

3.3.4 matchInteraction Câu hỏi loại này có 2 cột các phương án trả lời được đặt đứng cạnh nhau, nhiệm vụ của thí sinh là nối các phương án của cột này với một hay nhiều phương án có liên quan ở cột bên cạnh. Loại câu hỏi này khác với loại associateInteraction ở chỗ: trong loại này, một phương án trả lời không được phép tạo liên kết với 1 phương án khác trong cùng cột, trong khi loại associateInteraction thì cho phép. Trong câu hỏi sẽ có 2 cột phương án trả lời gọi là 2 simpleMatchSet, mỗi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG FRAMEWORK HỖ TRỢ CÁC HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM -3

  1. 3.3.4 matchInteraction Câu hỏi loại này có 2 cột các phương án trả lời được đặt đứng cạnh nhau, nhiệm vụ của thí sinh là nối các phương án của cột này với một hay nhiều phương án có liên quan ở cột bên cạnh. Loại câu hỏi này khác với loại associateInteraction ở chỗ: trong loại này, một phương án trả lời không được phép tạo liên kết với 1 phương án khác trong cùng cột, trong khi loại associateInteraction thì cho phép. Trong câu hỏi sẽ có 2 cột phương án trả lời gọi là 2 simpleMatchSet, mỗi simpleMatchSet chứa nhiều simpleAssociableChoice. Ví dụ: Hình 3-9 Câu hỏi matchInteraction 3.3.5 gapMatchInteraction Loại câu hỏi trắc nghiệm này hơi khác thường, câu hỏi loại này thường có 1 hay nhiều chỗ trống trong đoạn văn ngữ cảnh dùng làm câu hỏi. Thí sinh có nhiệm vụ điền vào các chỗ trống này bằng một trong các phương án trả lời được cho sẵn ở bên dưới. Trong câu hỏi sẽ có nhiều chỗ trống gọi là gapChoice, mỗi gapChoice có thể là text (gapText) hay hình ảnh (gapImg). Ví dụ: Hình 3-10 Câu hỏi gapMatchInteraction 19
  2. 3.3.6 inlineChoiceInteraction Câu hỏi loại này có một vị trí văn bản (text) bị khuyết trong ngữ cảnh đoạn văn dùng làm câu hỏi. Các giá trị phương án trả lời để điền vào chỗ khuyết này sẽ được cho trước và nhiệm vụ của thí sinh là chọn phương án đúng trong số các phương án đã cho. Trong câu hỏi sẽ có nhiều lựa chọn gọi là các inlineChoice, mỗi inlineChoice đơn thuần là một đoạn văn bản (a simple run of text). Ví dụ: Hình 3-11 Câu hỏi inlineChoiceInteraction 3.3.7 textEntryInteraction Câu hỏi loại này gần giống với loại inlineChoiceInteraction, chỉ khác ở chỗ: không có các phương án gợi ý để chọn, thí sinh phải tự nghĩ ra phương án trả lời và điền vào chỗ trống. Ví dụ: Hình 3-12 Câu hỏi loại textEntryInteraction 20
  3. 3.3.8 extendedTextInteraction Về mặt hình thức, câu hỏi loại này yêu cầu thí sinh trả lời cho câu hỏi bằng cách viết một đoạn văn bản, có thể dài, để trả lời cho câu hỏi được đưa ra. Thực chất, câu hỏi loại này là một câu hỏi tự luận đơn giản, có thể là một bài tiểu luận. Ví dụ: Hình 3-13 Câu hỏi extendedTextInteraction 3.3.9 hottextInteraction Câu hỏi hottextInteraction có một hay nhiều phương án trả lời, tuy nhiên, các phương án này không được để riêng bên dưới câu hỏi để trả lời cho câu hỏi mà chính là một phần của đoạn văn bản câu hỏi. Nhiệm vụ của thí sinh là chọn ra phương án trả lời đúng nhất bằng cách click chọn trên chính câu hỏi vào các vị trí được đánh dấu là câu trả lời. Trong câu hỏi sẽ có nhiều lựa chọn gọi là các simpleChoice. Câu hỏi loại này thường được đưa ra nhằm xác định lỗi sai trong đoạn văn đóng vai trò câu hỏi. Ví dụ: Hình 3-14 Câu hỏi hottextInteraction 21
  4. 3.3.10 hotspotInteraction Loại câu hỏi này hiển thị gồm phần nội dung câu hỏi bằng văn bản và phần hình ảnh kèm theo. Trên hình ảnh định nghĩa các vị trí đặc biệt đóng vai trò là các phương án trả lời. Thí sinh trả lời cho câu hỏi bằng cách click vào một vị trí hợp lệ trên hình vẽ. Về bản chất, loại này giống như loại hottextInteraction, chỉ khác là thay vì là text thì là hình ảnh. Ví dụ: Hình 3-15 Câu hỏi hotspotInteraction 22
  5. 3.3.11 selectPointInteraction Câu hỏi loại này giống như câu hỏi loại hotspotInteraction, khác nhau là ở chỗ: nhiệm vụ của thí sinh thay vì click chọn một hay nhiều vị trí được định nghĩa là các phương án trả lời thì phải click một số chỗ nào đó theo suy nghĩ của mình mà không có gợi ý là các vị trí được định nghĩa sẵn. Ví dụ: Hình 3-16 Câu hỏi selectPointInteraction 23
  6. 3.3.12 graphicOrderInteraction Câu hỏi loại này có nhiều phương án trả lời chính là các vị trí được đánh dấu trên 1 hình vẽ, nhiệm vụ của thí sinh là gắn cho mỗi vị trí này một số thứ tự sao cho thứ tự các vị trí trên hình là đúng với yêu cầu của câu hỏi. Trong câu hỏi sẽ có nhiều lựa chọn gọi là các hotspotChoice, mỗi hotspotChoice thật sự là một vùng hình ảnh được định nghĩa sẵn trên hình vẽ cho trước. Ví dụ: Hình 3-17 Câu hỏi graphicOrderInteraction 24
  7. 3.3.13 graphicAssociateInteraction Loại câu hỏi trắc nghiệm này về bản chất giống như loại associateInteraction, nhưng thay vì các phương án trả lời là văn bản thì là hình ảnh. Ví dụ: Hình 3-18 Câu hỏi graphicAssociateInteraction 25
  8. 3.3.14 graphicGapMatchInteraction Loại câu hỏi trắc nghiệm này về bản chất giống như loại gapMatchInteraction, nhưng các phương án trả lời là hình ảnh thay cho văn bản. Ví dụ: Hình 3-19 Câu hỏi graphicGapMatchInteraction 3.3.15 positionObjectInteraction Câu hỏi loại này yêu cầu thí sinh đặt một hình ảnh vào đúng vị trí của nó trên một hình ảnh khác. Trên hình ảnh thứ 2 này, không có vị trí đặc biệt nào được phép định nghĩa trước. Ví dụ: Hình 3-20 Câu hỏi positionObjectInteraction 26
  9. 3.3.16 sliderInteraction Câu hỏi loại này thể hiện cho thí sinh một thanh điều khiển cho phép chọn lựa một giá trị số trong một tập số liên tục được cho trước. Có giá trị biên dưới và biên trên cho tập giá trị cho trước này. Ví dụ: Hình 3-21 Câu hỏi sliderInteraction 3.3.17 drawingInteraction Câu hỏi loại này yêu cầu thí sinh dùng một tập hợp các công cụ vẽ cho trước để chỉnh sửa một hình ảnh đề cho. 3.3.18 uploadInteraction Câu hỏi loại này yêu cầu thí sinh upload 1 file theo yêu cầu. 3.3.19 customInteraction Đây là loại câu hỏi trắc nghiệm mở rộng. Loại này mang ý nghĩa là một loại câu hỏi trắc nghiệm chưa được định nghĩa trong đặc tả của IMSQTI. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể thêm những loại câu hỏi mới chưa có trong đặc tả để phù hợp với nhu cầu trong tình huống cụ thể. 27
  10. Kiến trúc chung của phần mềm Chương 4 4.1 Phát biểu bài toán: ETSONLINE là một hệ thống framework dịch vụ hỗ trợ các hình thức trắc nghiệm khác nhau. Hệ thống cho phép các tài khoản là giáo viên quản lý hiệu quả sinh viên cùng các đề thi, câu hỏi …; hỗ trợ các tài khoản là sinh viên hoàn thành việc làm các bài thi trắc nghiệm một cách nhanh chóng, tiện lợi; giúp đỡ các tài khoản là người quản trị điều hành tốt và chặt chẽ hệ thống. Một tài khoản mới được đăng ký sẽ mặc định có quyền là sinh viên. Một sinh viên bắt buộc phải thuộc quyền quản lý của một giáo viên trong hệ thống. Sinh viên này chỉ có thể thực hiện các bài thi do giáo viên phụ trách đưa ra. Sau khi thực hiện thi, sinh viên sẽ được xem ngay kết quả bài thi hoặc sẽ phải gọi điện thoại đến hệ thống trả lời tự động để nghe kết quả (tùy vào yêu cầu của giáo viên) Giáo viên có toàn quyền quản lý sinh viên cùng các câu hỏi, section, đề thi thuộc phạm vi của mình. Hệ thống quản lý dựa trên thư mục, tức là các sinh viên, câu hỏi, bài thi đều được nhóm vào trong các loại thư mục phù hợp. Một tài khoản giáo viên sẽ đi kèm với các thư mục chứa sinh viên, bài thi, câu hỏi thuộc quyền quản lý của giáo viên đó. Giáo viên có quyền tạo thêm thư mục con ngoài 3 thư mục chính trên để hỗ trợ cho việc quản lý. Giáo viên cũng có thể cấu trúc lại cây thư mục riêng của mình bằng các thao tác kéo thả rất tiện lợi. Giáo viên được hỗ trợ tạo ra câu hỏi mới bằng nhiều cách như là soạn trực tiếp trên hệ thống web, soạn trên hệ thống Windows rồi upload lên mạng, import từ word hoặc excel. Nội dung chính của câu hỏi được lưu trữ dưới dạng XML theo gần đúng chuẩn IMSQTI, vì vậy hệ thống cũng hỗ trợ việc kết xuất câu hỏi ra theo đúng chuẩn để tiện trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác. Giáo viên có thể xem thông tin thống kê chi tiết cho từng câu hỏi, di chuyển câu hỏi sang một thư mục khác, sửa nội dung câu hỏi hoặc xóa hẳn câu hỏi khỏi cơ sở dữ liệu. Hệ thống hỗ trợ nhiều loại câu hỏi và các loại câu hỏi sẽ được plugin động vào trong hệ thống. 28
  11. Giáo viên có thể tạo ra 2 loại section. Loại thứ nhất là section tự phát sinh ra câu hỏi khi có yêu cầu thi dựa trên số câu hỏi trong section và ngân hàng câu hỏi được chỉ định. Loại thứ hai thì giáo viên phải trực tiếp chọn từng câu hỏi sẽ được hiển thị trong section. Các section cũng có thể được tổ chức thành nhiều cấp như thư mục và người giáo viên cũng có thể dễ dàng cấu trúc lại mối quan hệ giữa các section bằng thao tác kéo thả. Giáo viên cũng có thể xem các thông tin thống kê cho từng section, chọn lại các câu hỏi cho section, sửa thông tin section và xóa hẳn section khỏi cơ sở dữ liệu. Các đề thi được tạo ra bằng cách chỉ định các section nào sẽ thuộc đề thi đó. Giáo viên có thể chọn mẫu thể hiện (template) cho đề thi cũng như chọn yêu cầu sinh viên được xem kết quả ngay sau khi thi hay không. Giáo viên cũng có thể xem thống kê về bài thi, xem danh sách sinh viên đã làm bài thi đó cùng với kết quả chi tiết của các lần thi đó. Bên cạnh đó, giáo viên còn có thể export đề thi ra định dạng file word để thực hiện thi trên giấy. Các sinh viên sau khi đăng ký tài khoản thì sẽ thuộc thư mục quản lý sinh viên chung của giáo viên phụ trách, nhưng sau đó giáo viên sẽ có thể di chuyển sinh viên vào thư mục con phù hợp. Giáo viên có quyền tạo thêm sinh viên bằng cách tạo trực tiếp trên hệ thống hoặc import danh sách sinh viên từ file excel. Giáo viên cũng có thể xem các thông tin thống kê về sinh viên cũng như sửa thông tin sinh viên hay xóa hẳn sinh viên khỏi cơ sở dữ liệu. Hệ thống có cả module dành cho web và module dành cho Windows, vì vậy giáo viên còn có thêm quyền cập nhật dữ liệu thi của mình trên Windows lên cơ sở dữ liệu dùng cho web. Chức năng này nhằm mục đích hỗ trợ giáo viên thao tác nhanh chóng, tiện lợi trên môi trường Windows cho phù hợp với điều kiện tốc độ internet ở nước ta. Ngoài ra, tất cả các tài khoản đều có thế cấu hình thể hiện của hệ thống theo ý thích riêng của mình như chọn ngôn ngữ thể hiện, bố trí lại các thành phần giao diện … 29
  12. 4.2 Mô hình kiến trúc và tổ chức hoạt động Hình 4-1 Mô hình kiến trúc và tổ chức 4.2.1 Engine Trong hệ thống, module Engine sẽ chứa các định nghĩa chung, làm các nhiệm vụ chung nhất cho cả ứng dụng web và windows, cụ thể, trong engine sẽ chứa các nhóm lớp đối tượng sau: - Các lớp đối tượng cơ bản của phần mềm. - Các lớp đối tượng của đặc tả IMSQTI, trừ các lớp interaction cụ thể cho từng loại câu hỏi. - Các lớp truy xuất cơ sở dữ liệu. - Các lớp xử lý điều khiển. - Các lớp tiện ích o Cung cấp cơ chế ứng dụng web đa ngôn ngữ. o Cung cấp cơ chế bảo mật, đăng nhập, phân quyền. o Cung cấp các hàm convert. o Cung cấp các hàm truy xuất các thuộc tính chung từ file cấu hình. 30
  13. Mối quan hệ giữa Engine và các component khác: - Tất cả các module khác đều tham chiếu đến Engine khi làm việc. - Engine cung cấp tất cả những định nghĩa, khái niệm, class, phương thức, thuộc tính, thông tin cấu hình, cơ chế hoạt động chung cho tất cả các module khác trong hệ thống bao gồm ứng dụng web, ứng dụng windows, module plugin trên web, module plugin trên windows, module import, export. - Engine là một component độc lập, không tham chiếu đến module nào khác trong hệ thống. - Engine định nghĩa tất cả các lớp abstract cha mà các module con phải tạo các lớp kế thừa và xử lý. Hình 4-2 Mối quan hệ giữa Engine và các component khác 31
  14. 4.2.1.1 Sơ đồ tổ chức của Engine Hình 4-3 Sơ đồ tổ chức của Engine 32
  15. 4.2.1.2 Sơ đồ lớp của Engine ETSEngineBasicObject: là nơi định nghĩa và cài đặt tất cả các đối tượng dùng chung của hệ thống, bao gồm: bài thi, câu hỏi… Hình 4-4 Sơ đồ lớp phần ETSEngineBasicObject của Engine 33
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2