intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu văn hóa truyền thống làng Chăm Vụ Bổn và Tân Bổn: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Văn hóa truyền thống làng Chăm Vụ Bổn và Tân Bổn" trình bày tổng quan về làng Chăm Vụ Bổn và Tân Bổn, tỉnh Ninh Thuận; Văn hóa truyền thống làng Chăm Vụ Bổn và Tân Bổn thể hiện qua nhà ở, trang phục, tiếng nói, chữ viết... Cùng tham khảo nội dung phần 1 để nắm được nội dung chi tiết nhé các bạn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu văn hóa truyền thống làng Chăm Vụ Bổn và Tân Bổn: Phần 1

  1. 305.895922 V115H i/ĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN JNG TÂM NGHIÊN c ứ u VĂN HÓA CHĂM Trượng Tính - Lê Xuân Lợi - Châu Văn Huynh (Đồng Chủ Biên) Ị f à ĩ) ỗ ỗ b ă tT ) v ụ BỔN VÀ TÂN BỔN B 2 NHÀ XU Ấ T BẢN N ÔNG N G H IỆP
  2. vtìn HÚR TRyyẺn THốne LòriE CHtìm vụ Bổn VÀ Ttìn Bổn
  3. v SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH T ÍNH N IN H THUẬN ĂN TRUNG TÂM NGHIÊN cứu VĂN H ÓA CHĂM T rượng Tính - L ê X uân L ọi - Châu Văn H uynh (Đ ồng chủ biên) VĂN HÓA TRUYỀN THốNG LÀNG CHĂM VỤ BỔN VÀ TÂN BỔN re . 000018. T H Ư VI Ệ N Ệ Ị N ỈN • UẶ N ị ỊI NH À XUẤ T BẢN NÔNG N GHIỆP
  4. C ác tác giả: - Lê Xuân Lợi - Trượng Tính - Châu Văn Huynh - Bá M inh Truyền - Thập Hồng Luyện - Đ ổng Thành Danh - H uỳnh H ồng Thu Thanh - Đạo N guyên Tính 4
  5. MỤC LỤC LỜI NÓI Đ Ầ U .......................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG CHĂM v ụ BỔN VÀ TÂN BỔ N ................................................................................................................ 11 1.1. Quá trình hình thành ...................................................................................11 1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên................................................................ 20 1.3. Dân số, phân bố dân cư và trình độ dân tr í............................................ 22 1.4. Hoạt động kinh tế........................................................................................23 1.5. Tổ chức xã hội và gia đình........................................................................ 24 1.6. Quan niệm về thế giới, con người và tín ngưỡng dân gian.................27 1.7. Quan niệm về tuổi tác và ngày tháng tốt hay x ấu.................................29 CHƯƠNG 2: VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG CHĂM v ụ BỔN VÀ TÂN B Ổ N .........................................................................................................37 2.1. Nhà ở truyền th ống.....................................................................................37 2.2. Trang phục truyền thống............................................................................42 2.3. Tiếng nói, chữ v iế t......................................................................................45 2.4. Văn học dân g ia n ...................... 47 2.5. Ẩm th ự c ........................................................................................................ 53 2.6. Trò chơi dân g ian .........................................................................................66 2.7. Âm nhạc..................................... 72 2.8. Nghề thủ công truyền th ố n g ......................................................................76 2.9. Nghề y học cổ truyền và y thuật dân g ia n .............................................. 85 2.10. Hệ thống chức sắc..................................................................................... 92 2.11. Di tích lịch sử - văn hóa........................................................................... 97 2.12. Lễ nghi cộng đ ồ n g...................................................................................108 5
  6. 2.13. Lễ nghi gia đinh và dòng t ộ c ............................................................... 123 2.14. Lễ nghi vòng đ ờ i....................................................................................128 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYỂN N G H Ị..........................................134 3.1. Kết luận....................................................................................................... 134 3.2. Khuyến nghị............................................................................................... 136 TÀI LIỆU THAM K H Ả O ...................................................................................138 PHỤ LỤC 1: VĂN BẢN CH Ữ H Á N ............................................................... 140 PHỤ LỤC 2: VĂN BẢN CHỪ C H Ă M ...........................................................143 PHỤ LỰC 3: MỘT s ố HÌNH ẢNH MINH H Ọ A .........................................149 PHỤ LỤC 4; DANH SÁCH CHỨC SẮC, CHỨC VIỆC VÀ T ồ CHỬC ĐOÀN T H Ể ........................................................................................................... 172 ó
  7. ịỳ t, nới/ ùng với quá trình phải triển của đất nước, các ìàng Chăm C trong tinh Ninh Thuận nói chung, cũng như làng Chăm Vụ Bổn và Tăn Bổn (theo tiếng Chăm 2 làng này gọi chung một từ là Paìei Pabhan) nói riêng đang chuyển mình và có nhũng diện mạo mới. Đó có thể là sự đổi mới các nghề thủ công truyền thống, là sự chuyển đổi của cơ cấu kinh íế, mà ờ đó vai trò của sản xuất nông nghiệp là chính và dần được cảì tiến áp dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp, cấu trúc x ã hội đang tùng bước bị (hay thế bởi những hệ thống mới xuất p h á t từ ảnh hưởng của quá (rình đô thị hóa... M ột biểu hiện rõ nét nhất cho sự (hay đổi của làng Chăm nói chung, làng Vụ Bổn và Tăn Bổn nói riêng ìà s ự thay đổi dần đi những di sàn truyền thống và những giá trị cốt lõi của làng đicợc tích tụ, lưu truyền qita nhiều thế hệ. N hư vậy, việc bào tồn các giá trị truyền thống của làng Chăm trong quá trình phát triển thực s ự là một thách thức lớn, để tìm ra chìa khóa giải quyết van đề này, cần phân tích những vấn đề cốt lõi chi phối sự tồn tại và phát triển của làng. Bảo tồn tìhũvg giá trị truyền thống của làng trong sự phát triển tiếp nổi phải có sức đề kháng mạnh m ẽ nhưng linh hoại và mềm mỏng, trên cơ sở nhận diện và định dạng chỉnh xác, đầy đủ những yếu tố cẩu thành không gian văn hóa, kiến trúc làng, những giá trị đặc biệt, sắc thái đặc trim g tiêu biểu của làng, từ đó sẽ bảo tồn gìn g iữ những cấu trúc không gian cơ bàn đã được định hình một cách hợp lý và ổn định theo lịch sử, phù hợp với các nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sổng, vấn đề của chúng la là phái làm sao để tạo ra được s ự tương tác phù hợp giữa chủ thể là cái vốn có với những y ế u tổ mới trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội luôn biến động, các giá trị truyền thống có vai trò dẫn dảt trong việc tạo dựng quá khứ, nổi quả khứ với hiện tại và vì thế có vai (rò lạo dựng tương lai, nếu không thì s ự phát triển có thể rơi vào tình trạng mất phư ơ ng hướng. 7
  8. Trong lịch s ử hình (hành và phát triển cộng đồng Chăm ở hai làng Vụ Bôn và Tân Bôn chưa có một nguồn tài liệu nào nghiên cửu một cách hệ thống, bài bàn và công bố chính thức. Qua kháo sát điền dã trên thực địa, nghiên cứu và phân tích các tư liệu đã sưu tầm, chúng tôi phác họa một vài nốt để ihấy những sự tương đồng và dị biệt trong tín ngưỡng, những đặc tn nìg riêng vốn có trong văn hóa truyền thống ở nơi đây so với các làng khác của người Chăm ở Ninh Thuận, trên cơ sở đó để người dân ý thức gìn g iữ cho muôn đời sau. Để có thể bảo tồn những giá trị cùa làng Chăm Vụ Bôn và Tân Bổn nói riêng, các làng Chăm nói chung trong sự phát triển, trước hết cần s ự nhận diện được những giá trị truyền thống căn bản, cái đã tạo nên đặc tnnig, bản sắc cùa mỗi ngôi làng, nhũng tích lũy của các thế hệ trước về lịch sử, văn hóa và kiến trúc đế từ đó định ra cách tổ chức và điều tiết s ự p h á t triển hợp lý trong xu huớtìg chung. Thông qua các cuộc khảo sát, thống kê, p hân tích và mô tả các cuộc lễ đầu năm và những nghi lễ diễn ra írong năm cùng các tư liệu đã được sun tầm, đặc biệt nhóm tác giả cũng nhiều lần tham d ự trực tiếp trên íhụv địa, trong quá trình kháo sát và nghiên cứu, trên tinh thần tôn trọng cái vốn có m ang tính đặc trưng, cái hồn cốt của giá trị văn hóa làng, chúng tôi cổ gắng khắc họa nguyên bán, không SIIV diễn, phán đoán g ì thêm để đảm bảo tính khoa học mang đậm nét địa phương. Đ ể thực hiện công việc này, nhóm lác già luôn bám sát trực tiếp các thành phần chức sắc, chức việc, các tầng lớp trì thức và các cụ hiểu biết nhiều về các g iá trị di sản văn hóa truyền thong người Chăm tại địa phirơng nơi cư trú, gặp gỡ, trao đổi, ph ò n g vắn để ghi chép về p hong tục tập quản, các quy trình thực hiện lễ nghi, những s ự kiện, lịch s ử hình thành làng, cách thức chế tác các loại nhạc cụ truyền thống, nhữngphuxrng thức bào chế thuốc y học cổ truyền... m ột cách khách quan nhất nhằm tư liệu hóa các nguồn tài liệu m ang tính xác thực, đặc trim g của địa phư ơ ng nơi khào sát. Tuy nhiên, s ự tồn tại và phát triển cùa làng luôn ỉuôn n h ư m ột dòng chảy không ngừng nghi, nếu s ự biến động tát yếu đó tạo ra nguy cơ làm suy giảm hay m ất đi những g iá trị tốt đẹp vốn có của làng, thì cần có s ự can thiệp đê chống lại xu hướng đó. N hưng cũng không bó cúng hay đỏng băng chúng mà tạo điểu kiện đế những giá trị ẩy có thể được duy trì trong s ự tiếp biến với các nhân tố mới đáp ủ v g nhu cầu nâng cao chất ỉuợng cuộc song đương đại. 8
  9. Để có thể bào tồn những giá trị của làng Chăm Vụ Bổn và Tân Bổn nói riêng, các làng Chăm nói chung trong sự phát triển, truức hết cần sự nhận diện đuợc nhĩmg giá trị truyền thống căn bản, cái đã tạo nên đặc trung, bản sắc của mỗi ngôi làng, những tích lũy của các thể hệ tnrớc về lịch sử, văn hóa và kiến trúc để từ đó định ra cách lồ chírc và điểu tiết sự phát triển hợp lý. Nhũvg thay đổi mạnh m ẽ trong quả trình phát triển tất yếu của làng, một mặt )1Ó mang lại lác động tích cực về đời sổng kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội, nhung bên cạnh đó cũng xuất hiện những nguy cơ phá vỡ cấu trúc và tác động tiêu cụV tới giá trị truyền thống của làng từ nhiều góc độ khác nhau. N hư vậy, nếu để mọi việc diễn ra một cách tùy tiện, thiếu kiểm soát thì sẽ có nguy cơ không gian văn hóa, kiến trúc làng và các giá trị truyền thống của làng sẽ bì phá vỡ, diện mạo, sắc thái đặc trung của làng sẽ tan biến và thay vào đó ỉà nhũng bộ mặt mới, không “nền tà n g ”, thiếu hồn cốt. Những giá trị của quả khứ có thể hiện diện, biến đổi hay biến mất Irong tương lai không diễn ra m ột cách tự thân mà tùy thuộc vào cách nhìn nhận và n ỗ lục điều tiết của chúng ta, những thế hệ đang thím hiỉởng, nắm trong tay mình nhĩmg di sàn, giá trị cùa quá khứ, nhũng năng lực cùa hiện tại và cà những cơ hội tạo dụvg tương lai. Sự hiện diện và ý nghĩa cùa giá trị truyền thống trong cách tiếp cận và phuxmg thức tổ chức, điều tiết sự phát triển tiếp nối của những ngôi ĩàng sẽ giúp chúng ta một cách đắc lực và hữu hiệu (rong việc xây dụng một tương lai bền vững mà vẫn bào tồn được các giá trị truyền thống tốt đẹp. M ục tiêu quyểìì sách này đặt ra nhằm hệ thống một bíre tranh toàn cảnh về những loại hình di sàn văn hóa vật thể, cũng như văn hóa ph i vật thể của làng Chăm Vụ Bổn và Tân Bổn, nhóm tác giả tập trung khão sát để mô là, (hống kê và nghiên cứii sâu ờ các khía cạnh: quan niệm về sự phân lắng vũ trụ hay nhũng ý niệm về thế giới quan, nhân sinh quan; các vị thần đuợc tôn thờ; linh hồn; điềm bảo; những điều làêtìg kị trong việc chọn đát dụng nhà, trong văn hóa ầm thực; ngôn ngũ• và chữ viết; hiện íitợng ma thuật và các nghi thírc cúng lễ; vai trò của cìúvc sắc, thầv cúng trong đời sống tinh thần của người Chăm; các Ircrng phục, trang sức; âm nhạc và các nhạc cụ trong đời sống đời thuừng cũng như Iroiìg nghi lễ; các bài thuốc y học cổ truyền; các trò chơi dân gian... để làm sáng rõ những vấn đề đang tồn tại hay đã biến mất, đồng thời chỉ rõ những biến đổi trong tín ngưỡng, lý giải nguyên nhân (ác động đến nhĩm g biến đổi đỏ và m ột sổ vấn đề đặt ra trong bổi cành hiện nay, để đánh giả mức độ tồn tại của chúng trong cộng 9
  10. đồng, ph á t hiện những vấn đề khác biệt, đặc trưng nhằm tư liệu hóa chúng n h ư là m ột trong những biện p háp để bảo tồn các giá trị di sản văn hóa truyền thong tại địa phương. Trong quá trình thực hiện chúng tôi nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình cùa nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể Irên địa bàn xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam và các vị chức sắc tôn giáo trong làng, Ban phong tục, Ban quản lý Nhân dân, Ban công tác M ặt trận, B í thư Chi bộ, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Nông dân, các vị nhăn s ĩ trí thứv Chăm và các hộ gia đình ngirời Chăm ở hai làng Vụ Bổn và Tân Bổn đã dành nhiều thời gian để chúng tôi có tư liệu hoàn thành quyển sách này. Nhân dịp quyên sách được xuất bản, một lần nữa chủng tôi xin chân thành cảm ơn Cả sư Hán Đô, Gru urang Từ Công Xiêng (Tneởng Ban p h ong tục), Nghệ nhân ưu tú Phú Bình Đồn, Gru urang Phủ Thiện (Thắng), Phó Cả sư Nại Cao Liêm, ông Từ Công Khảnh (phó B í thư Đảng ủy xã Phước Ninh), ông Trượng Thanh Huy (Bí thư, Trưởng thôn v.ụ Bổn), ông Đ ùng Ngọc M inh (Trường thôn Tăn Bổn), ông Trượng Văn Chánh (Trưởng Ban M ặt trận thôn Vụ Bôn), ông Đàng Năng Linh (Bí thư Chi bộ thôn Tân Bổn), ông Trượng Cộng (giáo viên trường Tiểu học Vụ Bổn), ông Lw t Tích Điếm, ông Trượng Thanh Đỡ, ông Thiên Sanh Phong, ông Quảng Thuộc, ông Danh Dốc, ông Thiên Thành Đạt H ải N guv Hành Chí, ông Phú Ngọc Khuya, bà Ngụy Thị Đồn... Chủng (ôi cảm ơn Nhà xuất bản N ông nghiệp đã giúp đỡ trong việc chế bản quyển sách này. M ặc dù nhóm tác giả đã rất cố gắng /rong phạm vi khả năng của mình, nhim g quyển sách này chắc hẳn vẫn còn thiếu sót, nhũng hạn chế có thê, chúng tôi chân thành đón nhận góp ý từ quí độc giả để tái bàn lần sau tốt hơn. ThS. T ruọìig Tính Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vãn hóa Chăm 10
  11. CHƯƠNG 1 'ỊễncỊịum ề iànỹ CẤmỴụíBải
  12. Thành lệ vào; đặt 4 đạo: Phan Rang, Phan Thiết, Ma Li, Phố H à i...” 1 (do phát âm chữ Hán, theo lệ húy kỵ nên có nhiều tài liệu ghi huyện An Phước, An Phúc, Yên Phước, Yên Phúc đều là một tên huyện An Phước). Tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 1802 - 1832, vùng đất này có nhiều lần sáp nhập, tách ra về địa giới hành chính. Trong quyển “Địa danh tỉnh Ninh Thuận Xưa và Nay” có ghi: “Năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) đổi phủ Bình Thuận kiêm lý huyện Yên Phước (An Phước), bỏ đạo Phan Rang; năm thứ 6 (1825) đặt phủ lỵ ở đạo Phan Thiết, kiêm lý huyện Hòa Đa, bô 3 đạo Phan Thiết, Mali và Phố Hài, huyện Yên Phước đặt tri huyện... Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) chia đặt làm hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận, lại đặt thêm hai huyện Tuy Phong và Tuy Định. Năm ấy (1832) đổi trấn làm tỉnh, đặt Tuần phủ Thuận Khánh coi cả hai tỉnh Bình Thuận và tỉnh Khánh Hòa”2. Cũng trong tài liệu địa bạ ghi: “Tỉnh Bình Thuận hồi 1832 gồm phủ Ninh Thuận có 2 huyện: huyện An Phước, huyện Tuy Phong; phủ Hàm Thuận có 2 huyện: huyện Hòa Đa, huyện Tuy Định”3. Qua nguồn tài liệu này cho chúng ta biết thông tin làng Vụ Bản (nay là Vụ Bổn) lúc này thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Binh Thuận đã hình thành từ tarớc và có người dân sinh sổng thành làng. Đến năm 1836 là mốc thời gian quan trọng về “tổng điều tra, thống kê” lĩnh vực đất đai trong cả nước, vua Minh Mạng sai hệ thống quan lại các cấp tổng điều tra ghi chép đất đai, dân số trong toàn quốc, hình thành các bộ tài liệu gọi là địa bạ cho từng tỉnh, phủ. Qua đó, chúng ta biết được một số tên làng xã, tổng, huyện, phủ trong vùng đất Ninh Thuận vào năm 1836, tài liệu địa bạ ghi: “Tỉnh Bình Thuận hồi 1836 gồm: 1) Phủ Hàm Thuận có huyện Hòa Đa gồm 4 tổng và huyện Tuy Định gồm 3 tổng; 2) Phủ Ninh Thuận có huyện An Pluró'c gồm 4 tổng: tổng Đức Lân, tổng Kinh Dinh, tổng Lương Tri, tổng Vạn Phước và huyện Tuy Phong gồm 4 tổng: tổng Tuy Tịnh, tổng Bỉnh An (sau đổi thành Bình Thạnh), tổng Nghĩa Lập, tổng Phú Quí”. Như vậy, thời kỳ này (1836) “Tổng Nghĩa Lập, huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, gồm 13 làng (3 thôn, 10 xã): Chung Mỹ xã, Phiên Thịnh thôn, Định Cư thôn, Quy Chính thôn, Hiếu Thiện xã, Thành Tín xã, Hoa Phong xã, Từ Tường xã, Hưóng Đạo xã, Văn Lâm xã, Mỹ Nghiệp xã, 1 Quốc Sử quán triều Nguyễn (2006), Đ ạ i Nam nhất thống chí, Nxb. Thuận Hóa, Huế, tập 3. : Quốc Sù quán triều Nguyễn (2006), sđd. 3 Đinh Hy (Chù biên) (2016), Đ ịa danh tình Ninh Thuận Xưa và Nay, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, tr. 1 8 -1 9 . 12
  13. Vụ Bổn xã, Nghĩa Lập xã”4. Qua tư liệu tổng điều tra ghi chép đất đai, dân số vào thời kỳ này là cơ sở cho chúng ta xác định được các địa danh làng Vụ Bổn, Hướng Đạo, Quy Chính liên quan đến sự hình thành Paìei Pabhan (Vụ Bổn và Tân Bổn) như hiện nay. Nhưng về tên gọi Paìei Pabhan, lịch sử hỉnh thành ra sao trước đó không còn một ai nhớ được và chúng tôi cũng chưa tìm thấy tài liệu nào đề cập đến, nếu có xin cập nhật sau. Theo quyển “Di sản Hán Nôm tỉnh Ninh Thuận” (tập 2, trang 163) có ghi: “Đạo Ninh Thuận được thành lập năm Thành Thái thứ 13 (1901). Trước đó địa bàn này là đạo Phan Rang (1697), đổi thành phủ Ninh Thuận vào năm 1832 (Minh Mạng thứ 13). Năm Đồng Khánh thứ nhất (1886) lấy các tổng miền núi huyện An Phước chia thành hai huyện Man (huyện các người dân tộc thiểu số miền núi) và huyện Thổ (huyện của người Chăm, còn gọi là An Phước Thổ). Huyện An Phước Thổ lúc này có tổng Nghĩa Lập gồm các thôn xã như đã trình bày phần trên, lúc này “tổng Nghĩa Lập với 12 xã thôn và 419 suất đinh”5. Liên quan đến sự sáp nhập để hình thành và phát triển Paỉei Pabhcm như ngày hôm nay, chúng tôi xin trích nguyên văn bản phiên âm từ Hán Nôm trong Châu bản triều Nguyễn, triều Duy Tân, tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 (Hà Nội), tập 20, tờ số 118 trong quyển “Di sản Hán Nôm tỉnh Ninh Thuận” phiên âm từ bản gốc tiếng Hán (x e m p h ụ lụ c 1, nguyên bản c h ữ Hán): “Duy Tân tam niên nhị nguyệt sơ tứ nhật H ộ b ộ tấu: Khứ niên tứ nguyệt nhật tiếp Ninh Thuận đạo thần Nguyễn Tri Kiểm tư tự: Cứ An Phước Thổ huyện viên bẩm tự: Vụ Bản thôn cựu Lý trưởng Thiên Ôn đẳng đơn tự. Nguyên Hướng Đạo thôn dân tán điền hoang, ư Thành Thái thập tam niên thừa quý tríi sứ sức cai Hướng Đạo thôn dân cửu danh sáp tòng Quy Chính thôn thụ kì sưu thuế, tồn hương điền ngũ thập nhị mẫu cô thính hư trước, kì bạ tịch đẳng bàn giao Quy Chính thôn chấp thủ. Chí thập tứ niên gian hữu Hữu Đức xã Hương hào Lưu Ai khuy kiến, giá 4 Đinh Hy (Chủ biên) (2016), sđd, tr. 21 - 22. 5 Đình Hy (Chủ biên) (2016), sđd, ư. 24. 13
  14. điền hư trước khất vi tư, nhưng cận lai vô hữu báo trưng thu thuế. Tư cai đẳng khiếu khất phục trưng giá điền ngũ thập nhị mẫu, tương vi tam hạng, trí vi hương điền, tịnh quy dụ phục hồi. Hiện đắc dân đinh thập nhị danh, khẩn thỉnh phục lập thôn hiệu (Hướng Đạo thôn), y cựu thụ thuế đẳng ngữ. Cai đạo kính sức Quy Chính thôn cụ tương nguyên bạ (Hướng Đạo thôn điền bạ) đối cứu thuộc thực kì. Vụ Bản thôn cựu Lý trưởng Thiên ô n đẳng khất trưng thu thuế, phục lập thôn hiệu (Hướng Đạo), diệc hệ ích lợi ưng thính. Cai Hướng Đạo thôn nhưng cựu thôn hiệu, kết cử Lý trưởng nhất danh chế cấp mộc triện nhất khỏa, (do khắc Hướng Đạo thôn Lý trưởng kí), nhận Hướng Đạo thôn bạ tịch phục trưng giá điền ngũ thập nhị mẫu vi tam hạng điền thiện tu tân bạ, dĩ khứ niên thụ thuế vi thủy. Tồn nguyên trưng chi Lưu Ai cứu vô khai khẩn, hựu vô thụ thuế, nghiệp sức nạp đơn (triện) thu tiêu tư biện đẳng nhân. Thần bộ phụng chiếu tu' tự các lý hệ thính tòng dân nguyện, kinh thương quý Khâm sử đại thần Kỳ Sô Lô phúc y, thình ưng chuẩn hành triếp cảm thanh tự, hậu chỉ lục biện. Thần các phụng duyệt, kinh trình Phụ chính phủ thần duyệt hợp”6. Dịch nghĩa: “Ngày mồng 4 tháng 2 niên hiệu Duy Tân thứ 3 (1909) Bộ H ộ tâu: Ngày tháng 4 năm ngoái nhận được tư văn của Quản đạo đạo Ninh Thuận Nguyễn Tri Kiểm trinh rằng: Căn cứ lời bẩm của huyện viên huyện An Phước Thổ bẩm trình rằng: Cựu Lý trưởng thôn Vụ Bản là Thiên ô n làm đơn trình rằng nguyên thôn Hướng Đạo dân lưu tán ruộng đất bỏ hoang, nên vào năm Thành Thái thứ 13 (1901), thừa lệnh quý Trú sứ sức cho 9 dân của thôn Hướng Đạo sáp nhập vào thôn Quy Chính để chịu sưu thuế, còn 52 mẫu ruộng của thôn đó đang bỏ không, sổ bạ tịch giao cho thôn Quy Chính nhận giữ. Đến năm Thành Thái thứ 14 (1902) có Hương hào ở xã Hữu Đức là Lưu Ai nhận thấy số ruộng đó bỏ không nên đã xin khai khẩn làm m ộng riêng, nhưng gần đây không có báo trưng thu chịu thuế. 6 Vuơng Thị Hường (Chủ biên) (2019), D i sản Hán Nôm tinh Ninh Thuận, Nxb. Thế giới, Hà N ội, tập 2. tr. 260 -2 6 1 . 14
  15. Nay bọn chúng kêu xin trưng lại 52 mẫu ruộng đó, đem làm ruộng hương thôn, định làm 3 hạng, cùng dẫn dụ được 12 dân đinh trở về, xin cho lập lại tên thôn (thôn Hướng Đạo), chịu thuế như cũ. Quan đạo đó đã sức cho thôn Quy Chính đem sổ gốc (sẻ ruộng thôn Hướng Đạo) đối chiếu, tra cứu thấy đúng sự thực và cho lập lại tên thôn (thôn Hướng Đạo). Bọn Cựu Lý trưởng Thiên Ôn xin trưng thu thuế và lập lại tên thôn (thôn Hướng Đạo) là lợi ích đáng được chấp thuận. Vậy thôn Hướng Đạo được lập lại thôn như cũ, cử một viên Lý trưởng, chế cấp 01 con dấu triện gỗ (khắc chữ Hướng Đạo thôn Lý trưởng kí), nhận đủ sổ bạ thôn Hướng Đạo và trưng thu 52 mẫu ruộng chia làm 3 hạng. Chỉnh lại sổ bạ tịch mới và lấy (hạn mốc) từ năm ngoái làm thời điểm bắt đầu thu thuế. Còn ông Lưu Ai tarớc nay cũng chưa khai khẩn và nộp thuế thì sức cho đem đơn trước của tên ấy hủy bỏ đi. Bộ thần xem xét các lý lẽ trình bày trong tư văn là căn cứ theo ý nguyện của dân, đã tư bàn với quan Khâm sứ Đại thần Kỳ Sô Lô và được quý Khâm sứ đại thần trả lời là chấp thuận. Vậy xin chuẩn thực hiện. Dám xin trình bày rõ đợi chỉ sẽ sao lục thi hành. Thần các phụng duyệt, đã trình Phụ chính phủ thần duyệt đồng ý” . Như vậy, qua nguồn tư liệu đã trích cho chúng ta biết, trước năm 1908 ông Lý trưởng Thiên Ôn không còn làm Lý tarởng thôn Vụ Bản (Vụ Bổn ngày nay), mà là cựu Lý trưởng, theo quy định và ước tính nếu làm Lý trưởng đòi hỏi phải trên 30 tuổi, vậy thì ông Thiên ô n phải sinh trước năm 1879. Cũng theo tư liệu này cho biết năm 1901, thôn Hướng Đạo lưu tán khắp nơi, ruộng đất thì bỏ hoang, đến năm 1909 thì được thành lập lại, còn ai làm Lý trưởng thi không ghi rõ cho đến khi làng này sáp nhập vào thôn Vụ Bôn. Thông qua nguồn tư liệu này cho chúng ta biết tiền thân Paìei Pabhctn ngày nay bao gồm các làng Hướng Đạo, Quy Chính sáp nhập vào, nay tên gọi của các làng cũ còn rất ít người biết đến, nó chỉ đọng lại trong ký ức của những người lớn tuổi mà thôi. Đen năm 1969 hệ thống hành chính tỉnh Ninh Thuận được tổ chức lại 4 quận, một cơ sở Phái viên Hành chánh, gồm 26 xã, 122 ấp (không gọi thôn). Trong thời kỳ này không còn có tên “tổng Nghĩa Lập” nữa, tên tổng Nghĩa Lập được đổi thành tên xã Đại Phước bao gồm các ấp: Nho Lâm, La 15
  16. Chừ, M ông Đức, Nhuận Đức, Hiếu Thiện, Vụ Bổn và Trà Văn (còn làng H ướng Đạo và Quy Chính, trước đó đã sáp nhập vào làng Vụ Bổn). Đáng chú ý năm 1975 - 1976, nhiều địa danh xã, huyện (theo đặt tên của chính quyền Sài Gòn) nhập địa giới lại, đổi tên theo hệ thống tên hành chính của cách mạng, ví dụ tên xã Hữu Phước đổi lại thành Phước Hữu, còn xã Đại Phước đổi tên thành xã Phước Nam giữ lại các ấp Nho Lâm, Hiếu Thiện và Vụ Bổn, còn ba ấp La Chừ, M ông Đức, Nhuận Đức chuyển nhập vào xã có tên mới Phước Hữu7. Năm 1981, theo Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, hai huyện An Sơn và Ninh Hải được chia tách trở lại thành thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và ba huyện Ninh Phước, Ninh Hải và Ninh Sơn, xã Phước Nam lúc này thuộc huyện Ninh Phước. Theo Quyếl định số 185/2007/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2007 của ử y ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận “Ve việc chia tách và thành lập các thôn của xã Phước Nam, huyện Ninh Phước”, chia tách thôn Vụ Bổn để thành lập hai thôn Vụ Bổn và Tân Bổn, nhưng vẫn thuộc xã Phước Nam, huyện Ninh Phước. Đen năm 2009, theo Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ “v ề việc điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc huyện Ninh Phước; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ninh Phước để thành lập huyện Thuận Nam thuộc tỉnh Ninh Thuận”, từ đó hai thôn Vụ Bổn và Tân Bổn được điều chỉnh lại từ xã Phước Nam, huyện Ninh Phước thuộc về xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam cho đến ngày nay. Hiện nay trong xã Phước Ninh có 4 thôn: thôn Hiếu Thiện, thôn Thiện Đức, thôn Vụ Bổn và thôn Tân Bổn. Theo tư liệu điền dã, quá trình lịch sử hình thành và phát triển làng Vụ Bổn và Tân Bổn (Palei Pabhan) như ngày nay đã trải qua bao lần thay đổi về diện mạo, cảnh quan, về tên gọi và cả dân cư. Theo các cụ lớn tuổi hiểu biết trong làng, về tên gọi Palei Pabhan có tự bao giờ không ai còn biết rõ, về mặt ngữ nghĩa của tên gọi cũng không ai giải thích một cách thấu đáo. Nghe truyền lại, ban đầu làng chỉ có hai tộc họ chính, tên gọi mỗi tộc họ đồng nghĩa với việc gọi theo tên K ut (Nghĩa trang theo dòng họ mẹ), đó là Kut Gep K andak (tộc họ Kandak) và K uí Gep Palei N ak (tộc họ Palei Nak). Kut Gep Kandak, Kcmdak là tên gọi của một loại cây bằng tiếng Chăm, vì khu này toàn 7 Đình Hy (Chủ biên) (2016), sđd, tr. 33. ló
  17. là cây Kandak (cây cốc rìrng); Còn tên gọi Knt Gep Palei Nak, Palei Nak nghĩa là làng phía trước, còn Kut Gep là tên gọi một dòng họ (tộc họ). Theo lời kể của ông Từ Công Xiêng (sinh năm 1937) ở làng Vụ Bổn cho biết: Trước đây, ỏ' khu vực xã Phước Ninh ngày nay còn có một làng nữa, gọi là làng Hướng Đạo, ai làm Lý trưởng của làng này cũng không rõ, chỉ biết khi làng này sáp nhập vào làng Vụ Bổn năm 1942, người làm Lý trưởng là ông Thiên Sanh Huỳnh, là cha một của ông Thiên Sanh Đường, hiện nay có vợ ở thôn Hiếu Thiện. Tên gọi bằng tiếng Chăm của làng Hướng Đạo ngày xưa là Palei Paplom, lúc đó thuộc tổng Nghĩa Lập, huyện An Phước, bao gồm nhiều hộ dân người Chăm Ahiér (Bàlamôn) sinh sống, vì trong khu vực của làng này có rất nhiều cây trôm {phun paplom), nên được gọi là Palei Paplom, vị trí địa lý tarớc đây của làng này nằm cách làng Vụ Bổn hiện nay khoảng chừng 3 km về hướng Tây, nay thuộc cánh đồng Hamu Ak, trong làng trước đây thường xuyên xảy ra địch bệnh làm nhiều người chết và sau chỉ còn vài chục hộ dân sinh sống, ông Thiên Sanh Huỳnh đưa người dân làng này sáp nhập vào làng Vụ Bổn và ông cũng làm Lý trưởng làng này, từ đó tên gọi Palei Paplom (làng Hướng Đạo) cũng quên dần trong ký ức của người dân nơi đây. Theo ông Lưu Tích Điểm (sinh năm 1959) ở làng Tân Bổn cung cấp thông tin cho biết thêm những người làm Lý trưởng, thôn tarởng của làng Vụ Bổn qua các thời kỳ như sau: - Thiên Ôn (1909 - 1942), làm Lý trưởng giai đoạn 1929 - 1942. - Thiên Sanh Huỳnh (1914 - 1997), Lý tarởng giai đoạn 1942 - 1954. - Bá Tào (1914 - 1990), giai đoạn 1955 - 1965. - Bá Thất (1930 - 1996), giai đoạn 1965 - 1971. - Phú Tha (1941 - 2009), giai đoạn 1971 - 1975. ô n g là tộc họ Kut Gep Hamu Kaỉaok, chồng của bà Châu Thị Bàn ở thôn Tân Bổn hiện nay. Ông Từ Công Xiêng cho biết thêm: Sau năm 1975, ông Nại Thành Sách (cha aiột của phó Cả sư Nại Cao Liêm) làm Tập đoàn trưởng (như thôn trưởng ngày nay), còn về sau ông không nhớ rõ. Chúng tôi xin lưu ý thêm về tên gọi đơn vị hành chính cấp thôn, làng, xã, ấp... mỗi thời kỳ, mỗi vùng miền đều có tên gọi khác nhau, sau 1945 xóa bỏ vĩnh viễn chế độ n s .o c m i& _ THƯVIẸN 17 ninh -thuạn
  18. phong kiên và quân chủ thì tên gọi Lý trưởng không còn nữa, mà tùy chỗ gọi là Chủ tịch, có chỗ gọi Trưởng thôn, Trường ấp. Nói thêm về lịch sử tên gọi của làng Vụ Bổn trước đây, ông Từ Công Xiêng ở làng Vụ Bổn và ông Phú Bình Đồn (sinh năm 1946) ở làng Tân Bôn cho biết: Trong thời kỷ kháng chiến chống Pháp, cụ thể là những năm 1948 - 1949, làng Vụ Bổn còn có tên gọi dân gian là làng Nha Phân, tên gọi này từ những người nơi xa đến buôn bán, những binh lính Pháp thường gọi, còn trong văn bản hành chính thì không thấy sử dụng, trong thời kỳ này làng Vụ Bổn cũng thuộc xã Đại Phước, quận An Phước, tỉnh Ninh Thuận. Theo ông Phú Bình Đồn cho biết thêm: Tên Nha Phân còn có nghĩa là một khu tập trận (mblctng dap) của binh lính Pháp lúc bấy giờ, thuộc khu vực chợ Tân Bổn ngày nay. Còn Palei M âbek, theo ngưòi Kinh gọi là làng Ma Vớ, nay còn có dòng họ Ham u M âbek, gọi theo tên K uí là Thang M uk Kei Gep Mâbek, trường tộc hiện nay là ông Lưu Thanh. Theo đơn vị hành chính cũ, làng này có tên gọi là làng Quy Chính thuộc xã Đại Phước, quận An Phước, tỉnh Ninh Thuận, về mặt vị trí địa lý nằm về hướng Bắc của làng Vụ Bổn ngày nay khoảng chừng Ikm. Theo lời kể của ông Từ Công Xiêng cho biết: Lý trưởng của làng Quy Chính trước đây là ông Lý Xèo (Từ Công Xèo), còn Lý trưởng tarớc đó thì ông không biết, sau đó đến ông Lý Tào (Bá Tào), là cha ruột của ông Bá Thơm, thuộc tộc họ Kui Gep Kandak, chính ông Lý Tào là người bàn giao sổ sách, giấy tờ cho cha ông là Từ Chư (Lý Chư) làm Lý tarởng kế tiếp. Đen năm 1947, chính cha ông là người đưa làng Quy Chính sáp nhập vào làng Vụ Bổn và ông cũng là Lý trưởng cuối cùng của làng Quy Chính. Theo ông Phú Binh Đồn cho biết thêm, cũng trong năm 1947 còn có một số hộ gia đình người Chăm Bàni tù' làng Ca - Piêng sáp nhập vào làng Vụ Bổn do chính sách dồn dân lập ấp của thực dân Pháp. Làng Ca - P iêng nằm về hướng Tây - Nam của làng Vụ Bổn ngày nay khoảng chừng 2km, nay là cánh đồng Ca - Piêng, gọi là làng nhưng thực ra chỉ vài chục hộ gia đình hoặc theo chồng, hoặc tò làng Phú Nhuận, làng Văn Lâm đến lập nghiệp, sau này một số sáp nhập vào làng Vụ Bổn, một số trờ về làng cũ ở Văn Lâm, xã Phước Nam và một số về lại làng Phú Nhuận, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước. Theo số liệu cung cấp của ông Lưu Tích Điểm ở làng Tân Bổn cho biết cụ thể số hộ gia đỉnh Paỉei M âbek và Palei Ca - Piêng khi nhập vào 18
  19. Paỉei Pabhan gồm các hộ gia đình như sau: v ề các hộ gia đình Paỉei M âbek bao gồm hộ mẹ bà Phận, hộ mẹ bà Cộng, hộ mẹ bà Đói, hộ mẹ bà Lục, hộ mẹ bà Trận, bà Dành, hộ mẹ bà Tạp, bà Hỏi; Còn các hộ gia đình Palei Ca - Piê/ìg gồm có hộ bà Tiều (mẹ bà Bường), hộ bà Bi, hộ bà Chiên (mẹ bà Ngọn), hộ bà Đồng Hai, bà Tiền, hộ bà Re (mẹ bà Sử), hộ mẹ ông Tùng ôn. Như vậy, tiền thân của làng Vụ Bổn và Tân Bổn ngày nay bao gồm các làng Hướng Đạo (Palei Paplom), làng Vụ Bổn (Paìei Pabhan), làng Quy Chính (Palei Mâbek) và cả Palei Ca - Piêng sáp nhập vào và đặt tên chung ban đầu là làng Vụ Bổn, lúc này thuộc xã Đại Phước, quận An Phước. Sau giải phóng 1975 đổi tên thuộc xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, cho đến khi chia tách và thành lập huyện mới thì thuộc xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam như hiện nay. Làng Vụ Bổn và Tân Bổn ngày nay, dù tên gọi hai đơn vị hành chính khác nhau, nhưng chi có một tên gọi chung bằng tiếng Chăm từ trước cho đến nay là Palei Pabhan, tên chính thức theo đơn vị hành chính hiện nay là “Thôn văn hóa Vụ Bổn” và “Thôn văn hóa Tân Bổn” thuộc xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, vị trí địa lý nằm cách Quốc lộ 1A khoảng 3km về phía Tây, phía Đông giáp thôn Hiếu Thiện và thôn Thiện Đức, phía Tây giáp xã Nhị Hà, phía Nam giáp xã Phước Minh, huyện Thuận Nam và phía Bắc giáp xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước. Theo các cụ cao niên trong hal thôn Vụ Bổn và Tân Bổn cho biết: Khai thiên lập địa làng này chỉ có một tộc họ sinh sống, tộc họ đầu tiên sinh sống ở đây được xác định là tộc họ Kuí Gep Kandak, về sau thêm tộc họ Kat Gep Palei Nak, rồi sau này có một số tộc họ từ làng Hướng Đạo (Paleì Paplom) nhập vào khi làng này mất đi, kế tiếp là họ Bhum Kut Gep Hamu hv 1, họ K hí Hanm Iw 2, họ Thang M uk Kei Gep M â b ek... và cho đến ngày nay trên địa bàn hai thôn này đã có trên mười tộc họ cùng cộng cư, cộng cảm, cộng mệnh và cùng cộng hữu trên một khu vực tương đối rộng lớn, gồm nhiều tộc họ (gọi theo tên Kut) và đại diện cho các trường tộc của từng họ. Kut gọi theo dòng họ mẫu hệ, nhưng theo tập tục truyền thống người đứng đầu dòng họ (akaok gep) là người đàn ông lớn tuổi, có uy tín và am hiểu phong tục tập quán, chứ không phải là người phụ nữ. Theo tinh thần tôn trọng ý kiến của các tộc họ cũng như các vị chức sắc trong làng, chúng tôi thống nhất viết đúng tên tộc họ (tên Kĩtl) theo bảng cổng K nt của các tộc họ đã ghi: 19
  20. - K ut Gep Kandak - Trưởng tộc: ô n g Thiên Mới - K ut Gep Palei N ak - Trưởng tộc: Ông Lưu Giỏi - Kut Palei Likuk - Trưởng tộc: ô n g Bình Văn Cội - ThangM uk Kei Gep M âbek - Trưởng tộc: ô n g Lưu Thanh - Bhum K ut Gep Ham u Iw 1 - Trưởng tộc: ô n g Châu Văn Sô - Kní Hamu Iw 2 - Trưởng tộc: ô n g Đổng Văn Phước - K ut Gep Hamu Giai - Trưởng tộc: Ông Phú Văn Phiếu - K ut Gep Hamu Kciỉaok - Trưởng tộc: ô n g Châu Văn Tứ - T hangM tikK ei Gep M bok Brah - Trưởng tộc: Ông Quảng Đại Phong - Kut Po Kỉaong A nâk (còn gọi là Hannt Kaìaok Praong) - Trưởng tộc: Ông Trượng Thanh Đỡ - Kuí Po Pcỹeng - Trưởng tộc: ô n g Quảng Trung Dung Mỗi làng Chăm đều thờ các vị thần hộ mệnh để phù trợ cho dân làng, nhưng đối với làng Vụ Bổn và Tân Bổn ngoài việc thờ các vị thần nói chung, làng còn có một ngôi đền để thờ riêng một vị thần của làng, để hình dung và dễ hiểu có thể xem vị thần này như là “Thành Hoàng” cùa làng, là biểu trưng cho “sự thống nhất vận mệnh” của cả cộng đồng làng, cai quản và bảo vệ cho cuộc sống của tất cả mọi thành viên trong làng, như ngôi đền Po In ê Nâgctr H anm M âbek, không những riêng gì tộc họ Kiti Thang M uk Kei Gep M âbek phụng sự để cúng kính mà đều được cả dân làng với lòng thành cúng kính chung trong mỗi lần mở cửa đền hàng năm hoặc những khi gặp hoạn nạn khó khăn, trắc trờ trong cuộc sống, để cầu mong sự chở che của vị thần này. Như vậy, tín ngưỡng tôn thờ Po ỉn â Nâgar Hannt M âbek ở làng Vụ Bổn và Tân Bổn được xem gần như là Thành hoàng làng, là biểu hiện của tính toàn thể, tính thống nhất, tính riêng biệt của cộng đồng làng so với các làng Chăm ở nơi khác. 1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tụ nhiên Làng Chăm Vụ Bổn là tên địa danh cũ của Palei Pabhan (người Chăm quen gọi từ xưa). Hiện nay, về địa giới hành chính, làng Chăm này bao gồm hai thôn Vụ Bổn và Tân Bổn. Đây là hai trong bốn thôn thuộc xã Phước 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0