intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu văn hóa truyền thống làng Chăm Vụ Bổn và Tân Bổn: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Văn hóa truyền thống làng Chăm Vụ Bổn và Tân Bổn" sẽ trình bày nội dung về kết luận và khuyến nghị bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các làng Chăm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu văn hóa truyền thống làng Chăm Vụ Bổn và Tân Bổn: Phần 2

  1. 2.9. Nghề y học cỗ truyền và y thuật dân gian 2.9.1. N ghề y học cỗ truyền 2.9.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Nghề y học cổ taiyền, người Chăm ở làng Vụ Bổn và Tân Bổn gọi là "Mâk d n t”. Từ xa xưa, trong lúc tìm kiếm thức ăn có khi ăn phải chất độc gây nôn mửa hay hôn mê, có khi bị chết người. Do đó dần dần họ đã nhận thức được vị nào ăn được, vị nào có độc hại và kinh nghiệm được tích lũy giúp cho họ biết tận dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn, làm thuốc chữa bệnh và biết dùng những vị có chất độc để bào chế thuốc độc trong săn bắn. Đây là những tri thức dân gian được đúc kết qua thử nghiệm hàng ngàn năm để tồn tại và thích ứng với môi trường tự nhiên. Có thể nói, nghề y học cổ taiyền của người Chăm ở làng Vụ Bổn và Tân Bổn được hình thành từ chính những kinh nghiệm, tri thức taiyền thống của tộc người, đây là nghề rất đáng quý, họ không chỉ chữa bệnh cho người dân trong vùng, mà còn góp phần phục vụ đắc lực cho bộ đội trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. 2.9.1.2. Phương thức khai thác và sử dụng các loại dược liệu Người làm thuốc ở Vụ Bổn và Tân Bổn khai thác các nguồn lâm sản cố sẵn trong tự nhiên theo lối truyền thống như: Chặt lấy dây, chặt cây bóc vỏ, đào bỏ cây lấy củ, lấy rễ... Một số loài dược liệu mà họ thường khai thác để sử dụng như: - Ba vỏ - Gấm dại - Cù đèn lồng (kciìail - dru kandik tiarì) - Ba lang kada - Chân rít (takai ìapal) - Chùm ngây (hala lcmgei paìei) - Cò cưa - đa đa (ndà) - Cỏ mật (harek jam âk) - Cỏ xước - cam thảo nam - cây gai cỏ khứa (măk) - Cối xay - giằng xay, kim hoa thảo (tnk ciỏì) - Địch (tế) 85
  2. - Đọt nem rừng (chik lang giai) - Dúi ighue) - Gừng (riyci) - Gừng núi (riya cek) - Huyết rồng - kê huyết đằng (haraik iku limaow) - H araik krâm - Hoàng liên gai - hoàng mù (kaỉang ikal) - Thổ mộc linh (kaìang) - Keo (kahv) - H araik ban - Lá sung (haìa harià) - M ật ong (aia jalikaow ) - M ôn ngọt núi, môn đá Qỳem ìabua cek) - M ồng tơi Ọýem leng) - Ngũ sắc - cơm nguội (aih rneĩ) - Nhàu vàng (nyau linyik) - Ninh Ợiaraik baìangpruec m ânuk) - Quần quân (daruai cakup) - Quế vàng (cing) - Rau kinh giới (ìỳem harum) - Sâm cát (gai da!) - Thần xạ, châu sa, đơn sa Ụham jh a k ) ... - Thầu dầu (tam trérì) - Trang trang loại lá dài (cang) - Trinh nữ - M ắc cỡ (ph u n M â la u ) - Tướng quân (cakong) 86
  3. - v ỏ lộc vừng Ợcalik tanung) - Vỏ say (kaỉiknjoy) - Vú bò loại nhỏ (ha/ai kra)... 2.9.1.3. Phuxmg pháp bào chế Cây thuốc sau khi khai thác đem về xắt mông, cắt nhỏ, phơi khô và sàng để loại bỏ những phần tạp chất như: Rơm, rác, vỏ, hạt, loại bỏ độc tính của vị thuốc hay những chất không cần thiết, sau đó cất giữ riêng biệt theo tòng loại. Theo ông Phú Ngọc Khuya (sinh 1973) người bốc thuốc Nam ở làng Vụ Bổn cho biết, thuốc đem nấu trực tiếp không qua khâu rang, khử thổ nhằm để giữ lại nguyên chất của nó. Đối với các ông Thiên Mới (sinh 1949), NNUT Phú Bình Đồn (sinh 1946) ở làng Tân Bổn và Gru nrang Từ Công Xiêng (sinh 1937) ở làng Vụ Bổn cho biết, trước khi dùng, để tạo cho chất thuốc tốt và có mùi thơm dễ uống hơn thì cần bào chế như: - Rang: Rang vàng, vừa vàng hay cháy đen, phải giữ lửa cho thật đều. - Khử thổ: Rang xong bưng nồi thuốc đang nóng đồ úp xuống đất17 để kết hợp “Âm - Dương” hỗ trợ chế ước nhau mà tồn tại (Âm ờ trong để giữ gìn cho Dương và Dương ở ngoài để giúp đỡ cho Âm), khi vị thuốc đã nguội đem sàng để làm hết đất cát, bụi bẩn. - Đun: Đun sôi hoặc đun cô đặc18 để ra chất thuốc tan vào nước, lấy nước uống rồi bỏ bã đi. 2.9.1.4. Cách dùng - Liều uống: Đối với thuốc độc vị lấy 1 nắm to hoặc từ 2 đến 3 nắm thường. Đối với thuốc hợp vị dùng phối hợp nhiều loại, mồi loại 1 nắm thường. Liều lượng: 1 chén thuốc rỉra sạch nấu 1 lít nấu còn 2 chén, 1 lần uống 1 đến 2 chén trong ngày, đối với trẻ nhỏ thì uống bằng 1 nửa của người lớn hoặc chia ra làm nhiều lần. 2.9.1.5. M ột sổ bài thuốc chữa bệnh Những bài thuốc mà họ hay dùng để chữa bệnh, thường căn cứ vào các triệu chứng và biểu hiện qua một số bệnh như sau: 17 Khử thồ: Cho nồi thuốc rang nóng úp xuống dất đẻ nguội. 18 Đun: Cho nirớc 5 chén, đun còn lại 1 chén, klũ dun không dổ thuốc sôi tràn ra nồi sẽ làm mấl đi chất thuốc. 87
  4. * Độc vị - Đường ruột: Ba vỏ (kaìait), xắt nhỏ rửa sạch, nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Rong kinh: v ỏ lộc vừng (kaììk tanung), rửa sạch, nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Ung thư tử cung: Nhàu vàng {nyau linyỉk), rìra sạch nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Bầm - xà lơ: Tướng quân (cakong), xắt nhỏ rửa sạch, nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Làm mát, hạ nhiệt: Chùm ngây {hala tangei paìeĩ) hoặc mồng tơi (ìỳem leng), nấu canh, nấu nước uống hoặc vò nát pha nước tắm. - Bổ máu: Hoàng liên gai - hoàng mù (kalang ikaỉ), giã nhuyễn nấu lấy nước uống cho bổ dưỡng. - Đứt da: Quế vàng (cing), giã nhuyễn bỏ thêm ít muối đắp vào vết thương. - M ục nhọt: Cách I; Dúi (ghỉie), lấy 4 - 5 đọt giã nhuyễn đắp. Cách 2; Đ ọt nem rừng {duk tang giai), giã nhuyễn đắp vào mục nhọt. - Trĩ: Lá cây sung (ihaỉa haria), xắt phơi khô, rang hạ thổ, nấu 5chén nước còn lại 1 chén cho bệnh nhân uống. - Triệt sản (ỉuic anâk): Rễ trang trang loại cây mồ côi (agha cang m âtuei), nấu lấy nước uống. - Gãy xương: Tướng quân (cakong), giã nhuyễn bó vào chỗ xương gãy. - Tắc sữa sau sinh: Gừng (riya) giã nhuyễn đắp vào đầu vú. - Ho: M ật ong (aia jalikaow ), pha nước nóng uống hoặc lau miệng cho trẻ. IIọ p vị - Thần kinh tọa: Hoàng liên gai - hoàng mù (kaỉang ikaỉ), chân rít (takai ỉapaỉ), địch (té), nấu lấy nưóc cho bệnh nhân uống. 88
  5. - Gai cột sống: Haraik gawang, Ninh (haraik ba/ang pruec mânuk), Hoàng liên gai - hoàng mù (kaỉang ikaỉ), xắt nhỏ rỉra sạch, nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Phong thấp: Trinh nữ - Mắc cỡ (phim Mâlau), cối xay - giằng xay - kim hoa thảo (íuk cièt), cỏ mật (harekỷđmâk), xắt nhỏ ảra sạch, nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Tê bại: hoàng liên gai - hoàng mù (kaìang ikaì), ba vỏ (kaỉaii), xắt nhỏ rửa sạch, nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Sinh đẻ: Cò cưa - đa đa (ncìa), quần quân (daruai kìip), haraik gcnvang, cỏ xước - cam thảo nam - cây gai cỏ khứa (măk), xắt nhỏ rửa sạch, nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Đau đầu: Nhàu vàng ịnyau linyik), vỏ say (kaìik ìýoy), xắt nhỏ rửa sạch, nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Sốt rét: Hciraik bctìi, môn ngọt núi - môn đá (tỳem ỉabua cek), xắt nhỏ rửa sạch, nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Rắn cắn: Keo Ợcaiw), aih ruei (ngũ sắc - cây cơm nguội), xắt nhỏ rửa sạch, nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Dời leo: Thầu dầu (tam Irérí), cỏ mật (harek jamâk), xắt nhỏ rìra sạch, nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Đau răng: Trang trang loại lá dài (cang), haraik krâm, xắt nhò rỉra sạch, nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Huyết trắng: Rau kinh giới (ỉỳem harnm), bông cây cối xay (bingu tuk ciẻt), xắt nhỏ nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Đau dây chằng: Ninh (haraik balatìgpriiec mânuk), haraik bau, xắt nhỏ sao vàng hạ thổ nấu lấy nước cho bệnh nhân uống. - Gãy xương: Vú bò loại nhỏ (hatai krcì), giã nhuyễn với ít muối và arợu đẳp vào chỗ xương bị gãy. 2.9.1.6. Thực trạng nghề y học cổ truyền cùa người Chăm ở làng Vụ Bổn và Tân Bổn hiện nay Hiện nay những người làm thuốc Nam ở Vụ Bổn và Tân Bổn chỉ hoạt động với hình thức khép kín, tự cung, tự cấp mang tính cá thể. Họ đang có 89
  6. xu hướng hành nghề chuyên nghiệp, nhưng chưa rộng khắp, điển hình như: ông Phú Ngọc Khuya (sinh 1973), Thiên Mới (sinh 1949), Phú Bình Đồn (sinh 1946), Từ Công Xiêng (sinh 1937)... Những người làm thuốc vẫn thực hiện theo phương thức khai thác truyền thống như: Đào bỏ cây lấy củ, lấy rễ, chặt lấy dây, chặt cây bóc vỏ... sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cây thuốc trong vùng, dẫn đến sự cạn kiệt và tuyệt chủng về loài, nếu không có phương án trong việc bảo tồn và duy trì tái sinh. Hiện nay, đất rìrng trong khu vực đang thu hẹp dần do san lắp và giải phóng mặt bằng để phục vụ cho dự án điện năng lượng mặt trời, theo đó nguồn cây dược liệu ngoài tự nhiên ngày càng ít đi. Những người làm nghề thuốc Nam cho biết, một số loài dược liệu quý hiếm hiện nay rất khó tìm như: Thần xạ - châu sa - đơn sa ự h a m jh a k ), thổ mộc linh (kalang), baìang kctda.. . M ột số cây thuốc họ chỉ nhận biết được cây mà không biết tên gọi, đây là nhược điểm của những người làm thuốc đi trước, họ quan niệm rằng, các loài cây dược liệu sẽ không còn tác dụng nếu nói cho người khác biết tên cũng như cách bào chế thuốc. Điều này đã làm mai một dần những kinh nghiệm vô giá trong lĩnh vực y học cổ truyền vốn đã dày công tích lũy và gìn giữ. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về y học cổ taiyền của người Chăm ở Vụ Bổn và Tân Bổn rất ít, chưa có ai đề cập đến vấn đề này một cách cụ thể. Việc nghiên cứu có hệ thống về nghề dược liệu cổ truyền của người Chăm ở Vụ Bổn và Tân Bổn sẽ góp phần tích cực vào công cuộc bảo tồn và cải tạo môi trường, liệt kê, phân loại dược liệu, đồng thời để quản lý, bảo vệ và phục hồi lại nguồn dược liệu ngoài tự nhiên đa dạng và bền vững. Tóm lại, nghề y học cổ truyền người Chăm ở Vụ Bổn và Tân Bổn là m ột chủ đề liên ngành, đòi hỏi cách tiếp cận tổng thể lồng ghép các kỹ thuật sinh học, nhân học, thuật ngữ học... Việc bảo tồn và phát huy nghề y học cổ truyền người Chăm ở Vụ Bồn và Tân Bổn là việc làm rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Để làm tốt công tác bảo tồn và phát triển nghề y học cổ truyền người Chăm ở Vụ Bổn và Tân Bổn, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cần có sự quan tâm đúng mức, vì đó cũng để tạo công ăn việc làm ổn định, lâu dài, giúp đỡ đồng bào người Chăm nơi đây tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định sinh kế, giải quyết được nguồn lao động dư thừa ở địa phương, góp phần vào công tác bảo vệ tài nguyên sinh thái quốc gia. 2.9.2. Y thuật (lân gian Y thuật dân gian lả những kinh nghiệm chữa bệnh bằng những bùa 90
  7. chú, phép thuật của chức sắc, Gru Kaỉeng (thầy pháp). Bùa là những lá bùa ngãi, còn chú là câu thần chú. Hầu hết các bùa chú ban đầu được tạo ra với mục đích tốt đẹp là cầu an, giúp con người an tâm, gia đình yên ổ n ... Ngoài ra, còn dùng bùa chú để trừ tà ma, chữa bệnh... đôi khi nó mang màu sắc huyền bí, có những phương thức chữa bệnh mà dân gian gọi là “chữa mẹo” . Ngày xưa, khi y học chưa phát triển, con người chưa tiếp cận những ngành y học phát triển, nên khi bị ốm đau, bệnh tật người ta đều dựa vào những huyền bí của các thầy pháp nhằm chữa trị. Ngày nay, khi khoa học phát triển, con người cũng nhận thức khác đi, khi ốm đau, bệnh tật người ta đến các cơ sở y tế để trị bệnh. Trong cuốn sách này, nhóm tác giả đưa vào một số bài chữa bệnh bằng bùa chú, tư liệu được Gru nrcrng Từ Công Xiêng cung cấp mang tính chất tham khảo. Theo tư liệu, nếu có người đẻ khó, gia đình sẽ mời thầy pháp đến làm bùa chú, sau khi đọc bùa chú xong, thầy pháp lấy lá bùa đặt lên bụng người đẻ khó rồi cho uống nước (xem bâng 7, phụ lục 2 nguyên bân chữ Chăm). * Phiên âm Latinh: Ni kĩidha pathah ka urang ja n anâk angatì ja n thaok mănuis angan kabcio ka kadha ni: "In nâ an Ihaì tabiak, hì jadhutì jh u n tabiak, war a di pha hoa iabiak, li>asam sik wa ha wa norim bhuv wi íabiak, alỏh rabai ap nau haor, aléh song saong sap ya nã mâh toa hah wa ha ba snan, blaoh caik sarak ni di tian ngan di aia mâng nyum (Đây là bùa chú cho người sản phụ đẻ khó). Trường hợp có người bị ghẻ lỡ, bị vảy nến ngứa ngáy, vảy phấn trắng, viêm da cơ địa, lang beng, á sừng... thì mời thầy pháp đến chữa trị bằng bùa chú (xem báng 8, phụ lục 2 nguyên bản chữ Chăin). * Phiên âm Latinh: N i kỉidha pathak ka urang jâ n g lika, jâ n g kaíatì, jâ n g íaoiìg, jâ n g rableng, rơdcio kudha tù: “ lika alam thar rakhai in nâ ar AI tai, aỉaih song íhaotìg alaih di ngciok, dua an ala dua in alaih rabaí ap nao haor thap b atyak mâ í oa hak di ong si am thií ”. (Đây là bài chú cho người bị ghẻ lỡ, viêm da cơ địa). Còn nếu có người bị đau bụng thì họ mời thầy pháp đến làm bùa chú cho người đó nhai và tùy theo đau vào thời gian nào mà cónhững lá bùa thích hợp (xem bâng 9, phụ lục 2 nguyên bản chữ Chăm). 91
  8. * Phiên âm L atin h : N i m â n g y a h p a n d ik tian tathar sarak di haìa gor blaoh tha kapu haìa brei ka urang nan mbang sarak ni. “ âyah pandìk di M bak ja la baoh sarak ni mayah paricỉik di krăk mâlam nan niâk bhciong jh a o n g cibau di krâh hatai ging m ông ik tha sit di pangiti baoh sarak ni * T ạm dịch: Đây là bài chú, nếu đau bụng vẽ bùa chú lên lá trầu với 1 miếng trầu têm (hala kapu) cho người bệnh nhai. Nếu đau buổi trưa theo hình bùa khác. Nếu đau vào nửa đêm thì lấy 1 ít tro ở giữa bếp pha với ít nước tiểu trong chén cho uổng. 2.10. Hệ thống chức sắc 2.10.1. Chức sắc B asaih Chức sắc Basciih là tầng lớp có địa vị cao nhất trong xã hội của cộng dồng người Chăm Bàlamôn, là những người đảm nhận các nhiệm vụ thiêng liêng trong sinh hoạt tôn giáo, lưu giữ các thư tịch cổ Chăm qui định về các nghi thức hành lễ, hiểu biết tập tục và thực hiện các nghi thức tôn giáo. Theo truyền thống thì một người muốn gia nhập hàng ngũ Basaih cần phải có thể chất tốt như không tàn tật, không dị hỉnh, phải học tập giáo lý, học chữ Chăm truyền thống. Ngoài ra, phải có vợ tarớc khi gia nhập vào hệ thống Basaih19. Trong cuộc sống thường ngày, chức sắc Basaìh phải tuân thủ và phải kiêng cữ rất nhiều thứ như: tuyệt đối không ăn thịt bò, không ăn các loài động vật lưỡng cư như cá trê, cóc, lươn... không ăn những con vật bị chết, không ăn thịt những con vật gắn với truyền thuyết, truyện cổ Chăm, không được ăn những loại hoa quả như chuối hột, đu đủ, quả sung, bí đao, rau sam, rau dền. Không được đến dự các nghi lễ như lễ sinh đẻ, lễ cưới, các lễ Rjja. Khi đi tiểu tiện phải vén váy ngồi xổm (đại diện cho phái nữ - thuộc âm), khi đi đại tiện phải cởi áo trùm đầu, đi tắm phải xem ngày, trong sinh hoạt vợ chồng cũng phải tuân thủ các nguyên tắc của hàng ngũ Basaih. Tarớc khi ăn, tarớc khi ngủ dều phải đọc câu thần chú, khi ngủ không được quay đầu hướng Nam vì người Chăm Bàlamôn coi hướng Nam là “hướng người chết” nên khi có người chết phải đặt thi hài người chết quay đầu hướng Nam20. 19 Phan Văn Dốp, Phan Quốc Anh, Nguyễn Thị Thu (Đồng Chù biên) (2014), Văn hóa phi vật thế cùa người Chăm Ninh Thuận, Nxb N ông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr. 101 -1 0 3 . 20 Phan Quốc Anh (2004), “Hệ thống chủ lễ cúa người Chăm Bàlamôn ờ Ninh Thuận”, Tạp chí Nghiên cứu Đ ông Nam Á, số 3 (66). 92
  9. Hệ thống chức sắc Bcisaih có 5 cấp từ thấp đến cao như sau: Basaih ndung akaok, Basaih Liah, Basaih Puah, Po Bac (phó Cả sư) và Po Acỉhia (Cả Sư). Hiện nay, tại làng Chăm Vụ Bổn và Tân Bổn có: 01 Po Adhia (Cả Sư), 01 Po Bac (Phó Cả sư) và 01 Basaih Liah21. Basaìh Ndĩing Akciok: Đây là chức sắc mới nhập môn, bắt đầu được học đạo, học chữ Chăm, học các giáo lý, giáo luật và bắt đầu để tóc dài, búi tóc, được các chức sắc Basaìh cấp bậc cao hơn hướng dẫn thực hành trong nghi lễ hỏa táng. Trong nghi lễ hỏa táng Basaih ncỉimg cikaok đảm trách vai trò là Ong ragei “thợ mộc” trong nghi thức “lễ phạt mộc” Ụak kavait). Sau khi học thành thạo các nghi thức thực hiện các nghi lễ trong đám tang, thì sẽ được tôn chức lên cấp Liah. Basaih Liah: là cấp thứ hai của chức sắc Basaih, từ Basaih ndung akaok lên Basaih Liah phải hội đủ điều kiện của hàng ngũ Basaih, am hiểu và thực hiện được mọi nghi lễ trong đám tang, được làm lễ phong chức từ Basaih ndung akaok lên, là người phụ tá đắc lực cho Po Bac hoặc Po Adhia trong nghi lễ trên đền tháp cũng như trong các lễ tẩy uế đất đai (balih tanâh). Basaih Puah: là cấp thứ ba của chức sắc Basaih, là người có thâm niên thực hiện trong nghi lễ hỏa táng. Nhiệm vụ của Bcisaih Pĩiah là thực hiện nghi thức cho ăn trong lễ hỏa táng, được làm lễ phong chức từ Basaih Liah, sau khi đã làm lễ tôn chức “Patiịùh kana/ puah Po Bac (Phó cả su): là cấp thứ tư trong hàng ngũ của chức sắc Bơsaih. Po Bac là người có uy tín, có năng lực thực hiện được tất cả các nghi lễ một cách thành thạo và am hiểu phong tục tập quán. Po Bac là người được quyền thực hiện các nghi lễ trong lề hỏa táng, lễ tẩy uế đất đai, các nghi lễ trên đền tháp. Po Bac có thể thay thế cho Po Adhia làm chủ lễ và là người có uy tín trong giới Basaih chỉ đứng sau Po Acỉhia. Po Adhia (Cả sự): là hàng giáo phẩm cao nhất, là người có quyền quyết định cho ngày tháng để củng bái theo phong tục của người Chăm, là người lãnh đạo, điều hành tối cao phong tục tập quán trong tôn giáo người Chăm Ahiér, là người có uy tín, có đạo đức tác phong, am hiểu phong tục tập quán, thực hành các nghi lễ một cách thuần thục. Ngoài ra, Po Adhia là người có phẩm chất đạo đức và có uy tín lớn trong cả trong cộng đồng Awaỉ trong tỉnh. 21 Cả sư (Po Adhia) Hán Đô, Phó Cả sư (Po Bac hay Po Tapah) Nại Cao Liêm và Basaih Liah Châu Văn Lirơng. 93
  10. 2.10.2. Chức sắc tín ngưỡng dân gian 2.10.2.1. M âduen M âduen hay còn gọi là thầy vỗ trống Barcmâng là chức sắc tín ngưỡng dàn gian, là thầy lễ sử dụng trống Baranâng, hát thánh ca về tiểu sử và công đức của các vị thần linh. Tại làng Vụ Bổn và Tân Bổn chỉ có một Mâđiten Gru (Phú Văn Sơn), nhưng đã mất vào năm 2019. Hiện nay trong làng chưa có ai kế vị chức sắc M âduen. Ong Mâchten là chức sắc chuyên điều khiển các nghi lễ Rija (lễ múa) của người Chăm như R ija Nâgcir. Rija Harei, Rija Dayep, Rija Praong. Ngoài ra chức sắc M âduen còn thực hiện các nghi lễ khác như lễ thánh tẩy (ricaow) cho người bệnh, lễ cúng đất (ẻw tcinâh), lễ dựng nhà ịpadeng thang)... Cũng như các chức sắc M âduen tại các làng Chăm khác trong tỉnh Ninh Thuận, tại làng Vụ Bổn và Tân Bổn muốn trở thành chức sắc Mâchien tiêu chí đầu tiên là thân thể phải lành lặn, không bị khuyết tật, phải có vợ con, có uy tín trong cộng đồng và phải trải qua các nghi lễ bắt buộc trong hệ thống chức sắc M âduen. Như vậy, để trở thành chức sắc Mciduen việc đầu tiên thực hiện nghi lễ Pahuel nik, đây là nghi thức trước khi nhập môn mục đích cúng trinh cho ông bà, tổ tiên, các thần Yang, vị tổ của giáo phái M âdnen và theo học các nghi thức, lễ tục và các bài thánh ca... Kế tiếp là thực hiện nghi lễ N dung okaok, đây là nghi lễ quan trọng thông qua nghi thức “Ngap nọịa p a ín ih ỉvíăduerí\ sau nghi lễ này ông M âduen có thể thực hiện các nghi lễ Rịịa trong gia tộc và cộng đồng, c ấ p cao nhất của chức sắc M âdueĩì là ong M âduen g n i, để trở thành chức sắc M âdĩien gru phải trải qua nghi thức tôn chức “Ngap noja tagok Mădueti g r u Vai trò của chức sắc M âduen grtt rất quan trọng, là người điều khiển các nghi lễ Rụa, thuộc nhiều kinh kệ, các bài thánh ca, am hiểu phong tục tập quán và có tác phong đạo đức chuẩn mực. Trong sinh hoạt hàng ngày chức sắc M âduen kiêng kị rất nghiêm ngặt từ cách ăn nói, mặc trang phục và đặc biệt là trong ăn uống kiêng cữ như: không ăn những thịt con vật bị chết, không ăn thịt con dông, thịt heo, cá trê, trái sung... 2.10.2.1. M u kR ịịa M uk Rjja là bà bóng tộc họ, trong một dòng tộc của người Chăm thì phải có một m uk Rija riêng đảm nhận việc thực hiện các nghi thức cúng tổ tiên trong dòng họ, là người giữ “ciẻt atau” của dòng họ. Hiện nay, tại làng 94
  11. Vụ Bổn và Tân Bổn có 11 tộc họ (gep). Trong các nghi lễ Rija truyền thống của người Chăm, muk Rija là người múa dâng lễ cho các thần linh, khấn cầu xin các thần linh ban cho tộc họ nhiều điều an lành, tai qua nạn khỏi... M uk Rijci có các cấp bậc: M uk Rija anâk, tức là muk Rija mới nhập môn và muk Rija gru. Từ muk Rìja citìâk trở thành nmk Rija g m không nhất thiết quy định mấy năm mà phụ thuộc bản thân muk Rija hội tụ đủ điều kiện, như phải họp tuổi, am hiểu phong tục tập quán, có tác phong đạo đức tốt thì được tôn chức thành mnk Rija gru (Vũ sư) thông qua lễ tục Rìịapatruh và RỊịa hala auen. 2.10.2.2. Gru Iirciiìg (thầy cúng) Gni urang hay còn gọi là thầy cúng, chuyên thực hiện các lễ cúng trong các gia đình, dòng tộc và cộng đồng làng như các lễ cúng đất đầu năm, lễ dựng nhà mới, lễ tẩy thể cho các người bị bệnh... Hiện nay, tại làng Vụ Bổn và Tân Bổn có 07 thầy cúng thường xuyên cúng tế cho các thần Yang mỗi khi các gia đình trong làng có yêu cầu. Để trở thành ông Gru ĩirang thì phải trải qua nghi lễ nhập môn “Dcmak ììdung akciok iìgap gru Urang”, với mục đích cúng trình các tổ sư, thần linh về việc xin nhập môn, khi thực hiện nghi thức này xong thì Gra urang được bịt đầu bằng một chiếc khăn trắng gọi là “akhan m âthem”. Khi nhập môn xong thì Grn urang phải học thuộc nhiều kinh kệ, nghi thức khấn mời các thần linh và các nghi thức chữa bệnh bằng ma thuật... Khi đi hành lễ thì Gru urang lúc nào cũng mặc trang phục truyền thống Chăm màu trắng như: khăn đội đầu, áo và chăn taiyền thống của người Chăm. Trong sinh hoạt hàng ngày họ cũng có rất nhiều kiêng cữ như không ăn thịt động vật bị chết, không được ăn cá trê, con lươn, những loại hoa quả như chuối hột, quả sung, bí đao, rau sam, rau dền và đặc biệt là không ăn uống trong bóng tối. 2.10.2.3. Gru Kaleỉig (thầy pháp) Gru Kaỉeng còn gọi là thầy pháp, xuất thân từ Gru uratig (thầy cúng), gi-ìi Kaìeng là người học thuộc nhiều kinh kệ ma thuật, bùa chú, văn tế tự rất phức tạp, là người thực hiện thành thạo các nghi lễ như: nghi lễ cúng cầu phúc, trừ tà ma, chữa bệnh và trong nghi lễ tang ma... Trong sinh hoạt hàng ngày, gru Kalenẹ kiêng cữ rất nghiêm ngặt, có thầy còn tu khổ hạnh hơn cà các chức sắc tôn giáo và trong xã hội gru Kaleng được bà con Chăm kính trọng, nể nang. Hiện nay, gru Kaleng là người còn bảo tồn và lưu giữ rất nhiều thư tịch cổ quý hiếm của người Chăm có từ thời xa xưa. 95
  12. 2.10.2.4. Camânei (ô n g Từ) Camânei là chức sắc dân gian, hiện nay tại hai làng Vụ Bổn và Tân Bổn chỉ có duy nhất một ông Camănei thuộc dòng họ Thang M u kK e i GepM âbek công việc chính của ông Camânei là giữ ciét đựng trang phục và thực hiện các nghi lễ cúng trong đền thờ Ptì Ină Nâgar Hanni Mâbek. Ngoài ra, ông Camânei cũng có thể thực hiện các lễ cúng khác như lễ cúng đất đầu năm lễ cúng m ộng... Để trở thành ông Camânei thì người đó phải trải qua nghi lễ nhập môn “D anakndungakaok ngap ong C am ânei”, với mục đích cúng trình ông bà, tổ tiên cũng như các vị thần linh về việc xin nhập môn và đầu quấn bằng một chiếc khăn trắng gọi là “akhcm m âthem ”. Trong sinh hoạt hàng ngày thì ông Camânei có rất nhiều kiêng cữ như không ăn thịt động vật bị chết, không được ăn cá trê, con lươn... Trang phục của ông Camânei trong quá trình đi hành lễ là mặc C sah ìikei, chăn trắng, đầu quấn akhan măthem IW và trên vai lúc nào cũng có khăn màu đỏ (íanyak bhong). 2.10.2.5. Ong H eng Ong H eng là nghệ nhân dân gian, chuyên vẽ, cắt, dán tạo hình chim H eng22 và có chức năng tạo dựng một Thcmg Thuer trong lễ hỏa táng của người Chăm theo đạo Bàlamôn. Để trở thành o n g H en g người đó phải hội tụ các yếu tố như có đạo đức tốt và nhất là phải khéo tay để cắt dán những hỉnh họa đẹp và có hồn, có trách nhiệm và phải luôn chu toàn trách nhiệm của m ình đối với vong linh người chết cũng như người sống. Theo NNƯT Phú Bỉnh Đồn là người uy tín làng Tân Bổn, muốn nhập m ôn để thành nghệ nhân cắt Heng, đầu tiên nghệ nhân phải học cắt ren Heng, khi thành thạo thì người học cắt H eng phải đem lễ vật đến nhà gru Heng để tạ lễ, hay còn gọi là cúng tổ. Lễ vật gồm trứng, rượu, trầu, thuốc lá và bánh ngọt. Tham gia cùnggru H eng để cắt Heng trong các nghi lễ hỏa táng. Khi đi hành lễ cắt Heng, g n i H eng phải đem theo cây gậy thần (gai gru), trang phục Chăm truyền thống như mặc áo Sah, đầu quấn ctkhaii mâthem , mặc chăn màu trắng {akhan mrang) và phải có m ột bàn tổ (Danaok) riêng để khấn thần và công việc cắt chim Heiìg. Trong sinh hoạt 22 Clúm H eng là loại chim dược nghệ nhân H eng lạo lùiih dề phục vụ trong lỗ hòa táng của người Chăm theo đạo Bàlamôn. Chim H eng là loại chim có dầu chim mình rồng, là loài lưỡng tính, lirỡnẹ hợp giữa hai yếu tố Tanaow - Binai (Đực - Cái). Chim Heng là linh vật dc dẫn dắl linh hon người chết v ề với tổ liên. 96
  13. Ị hàng ngày, ông Heng kiêng kỵ rất nhiều như: không ăn thịt những con vật bị chết, không ăn cá trê, thịt bò, quả sung, rau dền... 2.10.2.6. Ong Taong- Yuk (Nghệ nhân đánh trống - thổi kèn) Ong Taong - Yuk là những nghệ nhân, nhạc công chuyên đánh trống - thổi kèn trong các nghi lễ như Rija Nâgar, Rịja Harei, Rija Dayep, Rija Praong. Để trở thành nghệ nhân và đánh thành thạo những điệu trống (ligenì) thì những nhạc công phải làm lễ nhập môn, cúng tổ tại nhà gì 11 Ginang. Lễ vật gồm có trầu, cau, rượu, tárng, thuốc lá và bánh ngọt để khấn với tổ sư, thần linh, tổ tiên, cầu xin các thần linh, tổ sư chỉ dạy, cảm nhận các nốt nhạc một cách nhanh chóng, học nhanh hiểu... Sau đó phải trải qua quá trình học tập, tu luyện dày công luyện tập và thuộc tất cả các giai điệu của trống, kèn thi mới được phép tham gia đánh trống trong các nghi lễ truyền thống. 2.11. Di tích lịch sử -v ă n hóa 2.11.1. Đền th ờ P o Inâ Nâgar Haniu M âbek Po Inâ Nâgar Hơnni Măbek là một vị nữ thần quan trọng trong thiết chế thờ cúng thần linh ở làng Vụ Bổn và Tân Bổn, vị nữ thần này có vai trò rất quan trọng trong đòi sống tâm linh cùa người Chăm. Theo người dân nơi đây vì có nhiều công lao với dân làng M âbek Bà được tôn thờ thành vị thần xứ sở của làng, nên còn gọi là Po Nâgar Mclbek. Trước đây chỉ có người dân ờ làng M âbek (hay tộc họ Thang M uk Kei Gep Mâbek) phụ trách thờ phụng và cúng tế cho Bà, sau này cả làng Vụ Bổn và Tân Bổn mới cũng ngưỡno vọng và thờ cúng Bà, từ đó tín ngưỡng thờ Po Inâ Nâgar Hamu M âbek trở thành tín ngưỡng dân gian tiêu biểu cùa cả làng. Po ỉn ă Nâgar Hamu M ãbek là vị thần Po Inâ Nâgar (Thần mẹ xử sở) được thờ tại địa danh Hamu M âbek như nhiều đền thờ Po Inâ Nâgar ở các vùng người Chăm như Po Inâ Năgar M aram, Po Inâ Nâgar Hantu Tanmn (Hữu Đức), Po Inâ Nâgar Hamu Kut (Bỉnh Nghĩa)... Việc tôn thờ và phụng tế Ptì ỉnă Nâgar H am i M âbek là một thực hành tâm linh quan trọng trong đời sống tín ngirỡng của người Chăm Vụ Bổn và Tân Bổn nói chung, đây là sự kết hợp giữa việc thờ tự thần làng với tín ngưỡng thờ Mầu, thờ nữ thần của người Chăm. Đền thờ Po Inâ Nâgar Hamu M âbek tọa lạc trên một gò đất bao quanh bởi các cánh đồng ở phía Bắc của làng Vụ Bổn, nguyên thủy ngôi đền này chỉ là có một khối đá lớn, trơn không có chữ viết hay ký tự gi đặc biệt, khối 97
  14. đá có một phần dưới ăn sâu vào đất, một phần trên của khối đá thì nổi lên khỏi m ặt đất với chiều cao tm ng bình gần 60cm, phần đỉnh cùa khối đa thu hẹp lại như hình chóp nhọn, đặc biệt phần mặt đá quay về phía Đông tương đối băng phăng như đã có bàn tay con người tác động. Khối đá này được người dân thiêng hóa và xem như là hình tượng cụ thể của vị thẩn Po ỉn â N âgar H am u M âbek, việc tôn thờ đá hay tôn thờ hóa thân của một vị thần thông qua một hòn đá, khối đá thiêng là một hình thức phổ biến trong đời sông tâm linh của người Chăm như một dấu ấn của tín ngưỡng nguyên thủy về tục thờ đá m ả người Chăm còn lưu lại dấu vết, xung quanh đền thờ Po G irai B haok (P o Gaoỉí) ở Tân Sơn, Ninh Sơn, đền thờ Po Bia Chuai (Mỹ Hiệp, Thanh Hải, Ninh Hải) có rất nhiều khối đá thiêng được người dân thờ phụng, hay tín ngưỡng thờ K ut và hóa thân của Po Inâ N âgar trên K ut qua hỉnh tượng P o D i cũng là một dấu vết của tín ngưỡng thờ đá trong đời sống tâm linh Chăm... Hóa thân của Po Inâ Nâgar Hannt M âbek vào một khối đá thiêng ở H am u M âbek thuộc làng Vụ Bổn và Tân Bổn cũng là một hình thức thờ đá kết hợp với vị nữ thần xứ sở, thần làng của người Chăm. Trải qua thời gian, vị trí của khối đá thiêng được xem như Po Inâ N ăgar H am it M âbek trở thành nơi người dân dâng lễ, cúng tế thường xuyên vì vậy dân làng đã đóng góp để xây dựng cho nơi đây ngày càng khang trang trở thành một đền thờ linh thiêng, nơi thực hành tâm linh không chỉ của dân làng mà còn của tín đồ khắp nơi. Trước đó, ngôi đền chỉ có một mái che (che khối đá thờ) tạm và thấp với bốn cột trụ nhỏ (bằng gạch) để đỡ phần mái che, phần nền chi là nền đất. Trải qua nhiều năm, công trình này cũng xuống cấp theo thời gian, chính vì vậy từ năm 2013, nhờ sự quyên góp của dân làng và các nhà hảo tâm, chính quyền và ban phong tục địa phương đã cho xây dựng lại đền thờ khang trang hơn, do kinh phí hạn hẹp nên các hạng mục công trình được xây trong nhiều năm mỗi năm một ít để có bộ m ặt mới như hiện nay. Hiện nay, đền thờ đã có cổng gắn với hệ thống tường bao được xây bằng gạch ở mặt trước đền (hướng Đông), từ cổng đền đến nơi thờ chính có đường nhựa, phần đền chính được xây theo lối mờ, với một phần mái che bằng tôn rất cao, được nâng đỡ bởi bốn cột tại lớn (xây bằng gạch, áp gạch men), phần nền cũng được xây cao và lót gạch bông theo kiểu hiện đại. Trung tâm của điện thờ là khối đá tarớc đây được trang trí bởi phần viền bằng đá làm nền xung quanh để nâng khối đá lên thêm phần trang trọng, sau lưng (hướng Tây) của khối đá thờ người ta cũng xây dựng một 98
  15. tường áp lưng hình chóp nhọn như các phù điêu hình lá đề trên các đền tháp để làm nền phía sau cho khối đá thờ chính. Đền thờ Po Inâ Nâgar Hamu Kut là không gian thờ tự hết sức linh thiêng của người dân Vụ Bổn và Tân Bổn, đây là nơi thực hành các nghi lễ cúng tế quan trọng nhất của làng vào các dịp đầu năm, Yuer ycmg (tháng 4 Chăm lịch) hay vào Katé (tháng 7 Chăm lịch). Trong các dịp lễ hội này, đền thờ Po Inâ Nâgar Hamu M âbek không chỉ là nơi cúng tế, dâng lễ và cầu nguyện của dân làng theo truyền thống, đây còn là nơi có rất nhiều khách thập phương và người Chăm ờ các nơi khác, có cả người Kinh đến cầu cúng, dâng lễ vật để cầu mong những điều như ý tốt đẹp cho người thân và gia đình. 2.11.2. K ut Chăm Bàlamôn/Aìtiér Kĩtỉ là tên gọi của nơi nhập chín mảnh xương trán của người Chăm Bàlamôn theo từng dòng họ mẹ, trong quan niệm của người Chăm Kut là nơi linh thiêng của tộc họ, nơi con người trú ngụ cuối cùng, nơi ngự trị của tổ tiên và những người quá cố chung một dòng họ tính theo huyết thống mẹ. Kut của người Chăm thường gắn liền với mỗi tộc họ xác định bằng huyết thống mẹ, như vậy những thành viên thuộc một dòng tộc mẫu hệ sẽ được nhập chín mảnh xương trán vào trong một Kut, như vậy mỗi Kut cũng chính là đại diện của một dòng tộc người Chăm theo đạo Bàlamôn, chi khi nào một tộc họ chia nhánh hay tách ra thì họ mới được phép tạo dựng một Kut riêng23. Kul cũng là nơi diễn ra nhiều nghi lễ quan trọng của một tộc họ hay một cá nhân như lễ dựng Kut, lễ cúng Kuí hay lễ nhập Kuí, do đó Kut ngoài là một nghĩa trang dòng họ còn là nơi tổ chức các nghi lễ dân gian của dòng tộc do Po Adhia, Kadhar và bà Paịcut đảm nhiệm. Kní của mỗi một tộc họ, thường đặt ở các vị trí vắng ngoài làng hay quanh bìa làng ở những nơi tách biệt với nhà dân, Kut thường được xác định bằng các phiến/tảng đá lớn không có tỳ vết, các cạnh tương đối phẳng, có hinh chóp nhọn ở đỉnh, với nhiều kích thước khác nhau được gọi là đá Kuí hay các biểu tượng Kut. Mỗi một Kut của người Chăm tùy theo từng dòng tộc khác nhau thường có số lượng các đá Kut là 3 (tộc họ bình thường không có chức sắc), 5 (tộc họ có người làm chức sắc), 7 (có các Kĩil phụ cho người 23 Sừ Văn Ngọc (2015), Le nghi cuộc đời cùa người Chăm Ahiér, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. tr. 185 -186. 99
  16. chết xấu), thậm chí 9 như K ut của tộc họ ThangM uk Kei Gep M âbek (sẽ đề cập sau). Trong các K ut thường có một hòn đá lớn nhất gọi là Po D i biểu tượng cho Po ln â Nâgar (Bà mẹ xứ sở), trong các nghi lễ cúng Kul, nhập K ul biểu tượng này sẽ được tắm và mặc y trang như tượng các vị thần thờ trong các đền thờ. Các hòn đá K uí còn lại sẽ được phân ra làm nhiều loại như những người có chức sắc hoặc binh thường, những người nữ có chức sắc hoặc bình thường, những người nam chết xấu, nữ chết xấu... Là nơi tập trung lâu đời và đông đảo người Chăm theo đạo Bàlamôn, Vụ Bổn và Tân Bổn có 11 Kìií tương ứng với các dòng tộc mẫu hệ của làng bao gồm: - K uí Gep Kandak - K nt Gep Palei N ak - K ut Paỉei Likitk - Thang M uk Ke ị G epM âbek - Bhum K vt Gep Hcrnm Iw 1 - K uí Hanm Iw 2 - K ut Gep Ham u Glcii - K ut Gep H am u K alaok - Thang M uk Kei Gep M bok Brah - K ní P o K /aongA nâk (còn gọi là Hamu K aỉaokP raong) - K ut Po Pcỹeng Số lượng các biểu tượng đá K ut ở từng tộc họ ở Vụ Bổn và Tân Bổn thường không cố định, một số K ut có 7 đá như K uí Gep Kanciak, Gep Haniỉt Kalaok, Bhum K ut Gep Ham u ỉw ỉ, K ut Hanm Iw 2, Kuí Gep M bok Brah... các K uí còn lại đều có 5 đá, riêng tại T h a n g M u k K ei Gep M âbek có đến 9 biểu tượng đá K uí vì có thêm 2 biểu tượng đá gọi là Patao kamei và Pcilao likei được xem là biểu trưng cho các vị nam và nữ khai sinh làng và tộc họ Thang M u k K ei Gep M âbek được tôn thờ là thần, đây là một dạng thức rất đặc biệt hiếm thấy ở hầu hết các Kut của người Chăm ở Ninh Thuận24. 24 Thông tin phòng vấn Phó Cả sư Nại Cao Liêm (thôn Tân Bổn). 100
  17. Ngoài ra, một số Kut cũng có thêm các biểu tượng đá Kut được xây ở bên ngoài, tách biệt với Kut chính có từ 1 đến 2 biểu tượng đá để dành cho những con cháu tuyệt tự, không có gia đình hay là người ngoài tộc như Kní Gep Kcrndak, Bhum Kut Gep Hannt Iw 1 và Thang M uk Kei Gep M âbek15. Trước đây, các Kut ở Vụ Bổn và Tân Bổn nói riêng và Kut Chăm Bàlamôn nói chung, thường được xây dựng ờ một mảnh đất trống, tách biệt nhà dân hoặc thường nằm độc lập ở ngoài cánh đồng. Theo truyền thống, các Kul Chăm không có mái che và nằm trên đất với quan niệm gần với đất đai, cát bụi, với quan niệm là đất mẹ nơi an nghi vĩnh hằng của con người, nơi đoàn tụ với ông bà, tổ tiên. Theo thời gian, những thành viên trong gia tộc ngày càng khá giả, họ cùng nhau đóng góp tiền của để xây dựng các Kut khang trang hơn với kiến tríic hiện đại, có mái che, phần nền được lót gạch bông, khuôn viên xung quanh có đường nhựa, cây xanh, đặt ghế đá để n®hỉ ngơi và xây dựng cổng và hàng rào bằng gạch. Cũng như đền thờ Po Inâ Nâgar Hamu Kut, các Kìil Chăm ở Vụ Bổn và Tân Bổn là nơi sinh hoạt tâm linh, tổ chức các lễ tục tín ngưỡng ở cấp độ dòng tộc như lễ nhập Kut... Các Kut Chăm như vậy cũng là những không gian linh thiêng, nơi thực hành các nghi lễ, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của cư dân Vụ Bổn và Tân Bổn, theo thời gian Kut Chăm từ cấu táic đơn giản, nguyên thủy ngày càng được xây dựng khang trang, đẹp đẽ theo kiến trúc hiện đại. Kut Chăm chính là di sản vật thể tiêu biểu, đại diện cho từng thiết chế văn hóa dòng họ cấu thành nên cấu tríic văn hóa chung của người Chăm ờ hai thôn Vụ Bổn và Tân Bổn. 2.11.3. Di tích giếng, đập nước cỗ và lò gạch của người Chăm 2.11.3.1. Bingụn Aia La-oy (Giếng Nghé) Tên gọi: Người Chăm và người Raglai gọi là BingunAia La-oy, về sau người Kinh gọi là giếng Nghé hay giếng Trắc. Theo lời kể của các cụ người Chăm và Raglai, trong vũng nước này có một hòn đá màu đen hình thù giống như con trâu Nghé (La-oy) nên đặt tên gọi là Bừìgim Aìa La-oy. Địa điểm: Bingiin Aia La-oy nằm trên đầu nguồn Hồ Sông Biêu về hướng Tây - Nam, dưới chân núi Đầu Bò, người Chăm và người Raglai ờ 25 Thông tín phông vấn Cà sư Hán Đô (thôn Tàn Bồn). 101
  18. khu vực này gọi là Cek Am baok Teng. Thuộc địa phận thôn Trà Nô xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Phía Nam giáp ranh với xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. H iện trạng: Giếng nằm trên đồi, gần chân núi Đầu Bò, nguồn nước mạch chảy tự nhiên từ khe đá ra tạo thành một vũng như giếng nước xung quanh mọc nhiều cây tre và bụi cây, thành giếng xếp bằng tảng đá, nước m ạch cứ chảy khi nào đầy m iệng giếng thì tràn ra ngoài xuống chân đồi. Giếng đã có từ lâu đời, mạch nước luôn ổn định quanh năm, không bao giờ cạn kể cả vào mùa khô, nước rất sạch, mát dùng để uống và sử dụng trong sinh hoạt. Có rất nhiều câu chuyện kể, những thần thoại, những giai thoại về nguồn nước này mang tính thần kỳ, huyền bí, nên chúng tôi tạm gọi là giếng nước cổ huyền bí. Kích thước của miệng giếng đo thực tế như sau: - Chiều rộng theo hướng Đông - Tây: 60cm - Chiều dài theo hướng Bắc - Nam: Olm - Độ sâu nhất: 60cm Qua khảo sát trên thực địa tại giếng nước Aia La-oy, đoàn khảo sát chúng tôi không tìm thấy viên đá hình thù con trâu nghé nữa, chúng tôi tìm gặp những người dân sinh sống làm rẫy xung quanh giếng nước và ghi nhận những thông tin như sau: - Theo ông Karaong Sách (sinh 1975) người Raglai ở thôn Trà Nô, xã Phước Hà, ông Quảng Thanh Hồng (sinh 1967), người Chăm ở thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam và một số người Chăm ở xã Phước Nam, xã Phước Ninh làm rẫy trong khu vực này cho rằng: Viên đá con trâu nghé trong giếng đã bị mất cắp hơn 5 năm nay, lúc đó có 1 nhóm ngưòi lạ đến tỉm hiểu vê điều bí ẩn của viên đá, sau đó viên đá này không cánh mà bay. - Theo ông Oa Ná (75 tuổi) người Raglai ở thôn Trà Nô, xã Phước Hà cho rằng: Thời gian gần đây trên thành giếng bị sạt lỡ, viên đá hình thù con trâu nghé bị chôn lấp bên trong, chỉ nhô ra một phần khó nhận diện (?). Nghi lễ liên quan: Đối với người Chăm và người Raglai khi đi rừng, làm rẫy, khi chăn thả trong khu vực đều làm lễ cúng để xin lấy nước sử dụng. Lễ vật chi có rượu, trứng, trầu, cau, cơm, canh và m ột ít bánh, trái... mo
  19. Một số câu chuyện đến giếng nước Aia La-oy\ - Theo các cụ già ở thôn Văn Lâm kể rằng: Ngày xưa vào mùa hạn hán năng nóng kéo dài khô hạn... có một cụ ông người Chăm lùa đàn trâu lên rừng đê chăn thả, đên nơi cho đàn trâu ăn, rồi ông cụ tìm nước cho trâu uông, tìm khăp nhưng các con sông, con suối đều trơ đáy (không còn nước). Ong lên một đôi cao có khe đá rồi làm bùa phép Pala aia (tạo nước) một lúc sau mạch nước từ khe đá chảy ra ngoài cho đàn trâu uống. Trưa hôm ấy có một con trâu nghé (La-oy) rất yếu ớt vì kiệt sức bởi nắng nóng, cho nên ông lấy những tảng đá che chắn tạo vũng nước cho con trâu nghé vào nằm mát đê hôi sức, còn đàn trâu khi uống nước xong thỉ vào nằm ngủ trong bóng râm, ông cụ cũng nghỉ tara một lúc, khi thức dậy ông đến thăm con trâu nghé, nhưng con trâu nghé đã hóa đá... Thương con nghé, ông làm phép tạo mạch nước chảy thường xuyên để con nghé nằm mãi nơi đây, cho nên tục gọi là Bingitn Aia La-oy (giếng Nghé). Ke từ đó giếng nước rất huyền bí và linh thiêng, theo người dân ở đây kể rằng: Nếu lấy viên đá ra khỏi giếng thì mạch nước sẽ khô cạn, đến khi đặt viên đá vào đủng vị tri của nó thì mạch nước chảy ra bình thường. - Theo ông Phú Bình Đồn (sinh 1946), người Chăm ở thôn Tân Bổn kể rằng: Lúc còn trẻ ông theo cha và bác đi rừng có đến lấy nước ờ giếng Nghé, nhưng giếng nước bị khô, nhìn xung quanh có các chú bộ đội với nét mặt buồn. Cha tôi đến hỏi mới biết các chú bộ đội đã vô tình khiêrg viên đá ra khỏi vũng nước để múc cho nhanh. Biết vậy, cha tôi mới kè về điều huyền bí của giếng. Sau đó, cha tôi làm lễ khấn tạ lỗi với thần linh và bảo các chú bộ đội khiêng viên đá ấy đặt lại vào đúng vị trí của nó. Một lúc sau mạch nước chảy trào ra miệng giếng, các chú bộ đội ai nây đêu ngạc nhiên và vui mừng. 2. ỉ 1.3.2. Bingim Aia M âk (giếng Iĩie) Tên gọi: Người Chăm và người Raglai gọi là Bhigmì Aia Mâk, người Kinh gọi là giếng Me. Địa điểm: Địa danh Bingim Aia Mâk nằm dưới chân núi Gió người Chăm gọi là C ek Bầok, thuộc khu rừng phòng hộ thôn Nhị Hà 3, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Hiện trạng: Giếng có mạch nước chảy trong khe đá ra, nên ở dưới đáy không có bùn đất quan sát bằng mắt thường có một lớp cát mỏng năm ở dưới 103
  20. đáy, m iệng giếng có bờ chắn ngang để giữ nước. Vị trí giếng nước có lớp đất đá cao hơn bê mặt xung quanh. Ngoài những cây me cổ thụ, có vài bụi cây cây tre mọc bao quanh miệng giếng. Theo ông Lộ Văn Tưởng (sinh 1960) ờ thôn Vụ Bổn đã làm rẫy lâu năm nơi đây cho biết: Ngày xưa những người đi rừng, làm rẫy, chăn nuôi... thường đến khu đất trống gần nguồn nước để tập trung lây nước sử dụng và nấu cơm. Mạch nước luôn chảy thường xuyên kể cả trong mùa nắng hạn. Thời gian gần đây, người dân phát hiện thêm một m ạch nước mới cách vị trí cũ khoảng lOOm, nước rất dồi dào, luôn trào lên không bao giờ cạn. Hiện nay người dân ở khu vực này hàng ngày vẫn sử dụng nước giếng, dùng cho tưới tiêu và cho đàn gia súc uống. Kích thước của m iệng giếng đo thực tế như sau: - Chiều rộng lòng giếng theo hướng Bắc - Nam: 50cm - Chiều rộng bên ngoài theo hướng Bắc - Nam: l,7m - Chiều dài theo hướng Đông - Tây: 3,3m - Độ sâu nhất: 3,3cm Lễ nghi liên quan: Đối với người Chăm và người Raglai khi đi rừng, làm rẫy, khi chăn thả trong khu vực đều làm lễ cúng để xin lấy nước sử dụng. Lễ vật chỉ có rượu, trứng, trầu, cau, cơm, canh và một ít bánh, trái... Câu chuyện kể đến giếng Aia Mâk: Theo bà Ngụy Thị Đồn (sinh năm 1954) người Chăm ở thôn Tân Bổn, xã Phước Ninh kể rằng: Ngày xưa, bà và m ột số chị em trong làng đi hái măng, trái rìrng, chiều về giếng A ia M ô k lấy nước nấu ăn và ngủ lại qua đêm ở bãi đất gần giếng. Lúc đó có bà cụ người Raglai đứng tuổi ghé vào lấy nước mang về, thấy vậy bà khuyên: “Các cháu đừng ngủ tại đây nguy hiểm lắm, ra ngoài kia ngủ cho an toàn” . Nhưng mọi người không nghe vẫn chọn đất trống gần giếng để ngủ nhằm mục đích thuận tiện cho việc sinh hoạt. Thế nhưng, suốt đêm các chị em đều không ngủ được bởi Sam ri (tạm gọi là người đội lốt thú) ném đá, đất, cát đe d ọ a... 2.11.3.3. G iếng B ọng (Bingim A ỉa M in) Tên gọi: Người Chăm gọi là Bingun A ia M in , người Raglai gọi là B ingun Aict M braong, người Kinh gọi là giếng Bọng. Địa điểm: Bingim A ia M in nằm trên phần đất gò cao gần đồi Taỉatì (M buen Talan), thuộc địa phận thôn Quán Thẻ 1, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. 104
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2