intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu văn minh Trung Hoa (Sách tham khảo): Phần 2

Chia sẻ: Hàn Lâm Cố Mạn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:470

41
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 của cuốn sách "Văn minh Trung Hoa (Sách tham khảo)" tiếp tục cung cấp cho bạn đọc những nội dung về: khoa học và công nghệ; y học và ẩm thực dưỡng sinh; nấu nướng và ẩm thực; đồ sứ và đồ dùng yêu thích; binh pháp và trang bị quân sự; cương vực và sản vật; lễ tết và phong tục dân gian;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu văn minh Trung Hoa (Sách tham khảo): Phần 2

  1. Chương VII KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THIÊN VĂN VÀ LỊCH PHÁP Tạ Tùng Linh Thiên văn và lịch pháp là một trong những thành tựu lâu đời và huy hoàng nhất trong lịch sử văn hóa Trung Quốc. Kể từ thời kỳ đồ đá mới cách đây hơn 6.000 năm, người Trung Quốc cổ đại đã bắt đầu sử dụng kiến thức về thiên văn, áp dụng quan trắc vào mọi mặt của cuộc sống. Hướng của các phòng ốc bảo tàng Bán Pha, tỉnh Tây An và hướng lăng mộ của di tích Đại Đôn Tử, huyện Phi, Giang Tô đều cho thấy con người lúc bấy giờ đã biết xác định phương hướng bằng phương pháp quan sát sao Bắc đẩu hoặc phương pháp đo bóng mặt trời. Theo ghi chép, con người 4.400 năm trước đã biết xác định thời gian mùa xuân đến bằng cách quan trắc Đại hỏa (ngôi sao Antares) trong khi bắt đầu từ đời Ân, Thương mới biết dùng sao Antares để xác định mùa hè. Kể từ khi có chữ viết để ghi chép, thiên văn học của Trung Quốc bắt đầu có tính chất “quan phương” (nhà nước). Thời kỳ Ân,
  2. 480 VĂN MINH TRUNG HOA Thương, thầy phù thủy rất am hiểu pháp thuật về thiên văn. Cuốn Thượng thư - Nghiêu điển còn ghi chép lại Đế Nghiêu: “nãi mệnh hy hòa, khâm nhược hạo thiên, lịch tượng nhật nguyệt tinh thìn, kính thụ nhân thời” (nay lệnh cho Hy Hòa, quan sát tuần hoàn thời nhật, xác định quy luật chuyển động của mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, nhìn thời tiết mà biết sự thay đổi). Có thể thấy rằng từ xa xưa, những người thống trị cao nhất đã chỉ định người chuyên nắm bắt về thiên văn lịch số. Do vậy, đài thiên văn để quan sát hiện tượng thiên văn cũng chỉ có thể xây dựng tại kinh đô. Theo ghi chép, đời nhà Hạ đã có đài thiên văn, tên gọi là Thanh Đài, đời nhà Thương lại gọi là Thần Đài, đời nhà Chu đổi tên thành Linh Đài, hơn nữa “Chư hầu ti, bất đắc dĩ quan thiên văn, vô linh đài” (chư hầu địa vị thấp kém, không được phép quan sát thiên văn, không được xây Linh Đài). Đến thời Xuân Thu, vương đạo thức vi, chư hầu bắt đầu xây dựng đài thiên văn. Tả truyện ghi rằng năm Hy Công ngũ niên (năm 655 trước Công nguyên): “Chính nguyệt tân hợi sóc, (Lỗ Hy) Công ký thị sóc, toại đăng “quan đài” dĩ vọng; nhi thư, lễ dã” (Ngày sóc (Tân Hội) tháng Giêng, Lỗ Hy Công lên để “quan sát”, và viết là lễ). Có thể thấy rằng, Hoàng đế quan sát thiên văn vẫn là một loại lễ nghi để biểu thị mình nắm bắt được đại quyền về thiên văn. Thời Tây Hán đã xây dựng đài thiên văn tại Trường An, ban đầu có tên là Thanh Đài, sau đổi thành Linh Đài hay còn gọi là đài Hậu Cảnh. Bên trên đài thiên văn có bố trí hỗn thiên nghi, đồng biểu (vòng tròn chia độ, hướng,... bằng đồng) và tương phong đồng điểu (chong chóng gió trên đỉnh có hình con chim)… Các triều đại sau này đều xây dựng đài thiên văn, hiện nay vẫn còn đài quan sát thiên văn cổ nhất được xây dựng từ đầu thời Nguyên nằm ở nơi Chu Công đặt thổ khuê để đo bóng mặt trời tại trấn Cáo Thành, huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam. Đài quan trắc của
  3. CHƯƠNG VII: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 481 Bắc Kinh được xây dựng vào thời vua niên hiệu Chính Thống nhà Minh, liên tục quan trắc gần 500 năm, là đài thiên văn có lịch sử quan trắc lâu đời nhất trên thế giới hiện vẫn còn tồn tại. Dụng cụ đo thiên văn được coi là “bảo khí” của quốc gia, có thể chia thành ba loại. Loại thứ nhất là thổ khuê - đồng hồ đo bóng mặt trời, được dùng để đo phương hướng, thời gian, thời tiết, thậm chí đo cả độ dài năm. Đồng hồ đo bóng mặt trời đã được ứng dụng ít nhất từ 3.500 năm trước. Loại thứ hai là nghi và tượng. “Nghi” dùng để đo mặt cầu thiên thể, hay còn gọi là hỗn thiên nghi, thời Hán Vũ Đế, Lạc Hạ Hoằng đã từng chế tạo hỗn thiên nghi. Đời Nguyên, Quách Thủ Kính đã chế tạo giản nghi, cái còn lưu giữ lại cho đến ngày nay là cái được phỏng chế vào thời vua niên hiệu Chính Thống nhà Minh. “Tượng” dùng để biểu diễn sự vận động nhìn thấy được của thiên thể trên mặt cầu, còn được gọi là hỗn thiên tượng. Theo ghi chép cổ xưa nhất, Trương Hoành thời Đông Hán đã chế tạo hỗn thiên nghi bằng cách nối thiết bị cơ khí truyền động với bình nước chảy và lợi dụng sức nước làm cho hỗn thiên nghi quay, về sau hỗn thiên nghi và hỗn thiên tượng chuyển động bằng nước có nhiều cải tiến. Loại thứ ba là đồng hồ ghi thời gian, còn gọi là lậu khắc, sử sách ghi là “Triệu vu hiên viên chi nhật, tuyên hô hạ thương chi đại” (vào ngày Hiên Viên, mở đầu thời đại Hạ, Thương). Quan trắc thiên văn thời cổ đại có hai mục đích: một là, quan sát vị trí các ngôi sao để nhận định hung cát, họa phúc; hai là chế định lịch pháp để biết sự thay đổi thời tiết. Hai mục đích này đều liên quan đến sự hưng suy của triều đại và sự tồn vong của thiên hạ. Trung Quốc dựa vào nông nghiệp để lập quốc, một bộ lịch pháp chính xác, tỉ mỉ là thứ không thể thiếu đối với việc xác định thời vụ nông nghiệp, tuy nhiên ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại như vậy. Trung Quốc cổ đại có cách nói “Tam chính”, nghĩa là Hạ chính kiến
  4. 482 VĂN MINH TRUNG HOA dần, dĩ dần nguyệt vi tuế thủ; Ân chính kiến sửu, dĩ sửu vi tuế thủ; Chu chính kiến tý, dĩ tý nguyệt vi tuế thủ (thời Hạ bắt đầu một năm từ tháng Dần, thời Ân bắt đầu một năm từ tháng Sửu, thời Chu bắt đầu năm từ tháng Tý). Triều đại thay đổi phải ban hành lịch mới, gọi là “cải chính sóc” (chính: bắt đầu của năm; sóc: đầu tháng), đó chính là “Vương giả đắc chính, thị tòng ngã thủy, cải cố dụng tân” (khi vua lên ngôi, ra lệnh bắt đầu từ ta sẽ thay (lịch) cũ, dùng (lịch) mới). Do vậy, ngày đầu tiên trong năm do ai đề ra thì người đó là người thống trị và lịch pháp trở thành tượng trưng cho quyền lực thống trị. Đồng thời, hiện tượng thiên văn hiếm gặp cũng được coi là tượng trưng cho việc thay đổi triều đại. Hán thư - Thiên văn chí có câu “Hán nguyên niên thập nguyệt, ngũ tinh tụ vu đông tỉnh” (tháng Mười năm đầu tiên đời Hán, năm ngôi sao tập trung ở hướng Đông), cho rằng đó là điềm báo tốt lành về vận mệnh của Hán Cao Tổ. Trong lịch sử có không ít vị quan trong triều tinh thông về thiên văn đã dâng sớ cảnh báo hoặc yêu cầu thay đổi lên Hoàng đế khi xuất hiện hiện tượng thiên văn bất thường nhằm tránh được tai họa tru thân diệt tộc. Có thể thấy, ở thời cổ đại, thiên văn là phạm trù tri thức bí mật cực đoan. Do vậy, có rất nhiều triều đại ra lệnh nghiêm cấm việc tự ý nghiên cứu lịch pháp, nghiêm cấm các quan phụ trách thiên văn liên hệ qua lại với người ngoài, cũng không cho phép các tài liệu thiên văn lưu truyền trong dân gian. Đến đời Minh, việc cấm tự ý nghiên cứu lịch pháp còn nghiêm hơn, người tự ý học lịch pháp sẽ bị đày ải còn người chế định lịch pháp sẽ bị xử tội chết. Người thống trị cao nhất luôn luôn muốn khống chế quyền quan trắc thiên văn và chế định lịch pháp trong tay, đây được coi là một biện pháp quan trọng nhằm củng cố địa vị thống trị. Chính vì vậy, trong sử sách của các triều đại đều có Thiên văn chí và Lịch chí, liên thông với rất nhiều thư tịch về thiên văn chiêm tinh học, bảo đảm tính liên tục, trường kỳ của thiên văn và lịch pháp cổ
  5. CHƯƠNG VII: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 483 đại, đạt được những thành quả mà không có bất cứ một dân tộc nào khác có thể sánh được. Người Trung Quốc cổ đại đã phân tách các vì sao thành nhóm, thành tổ hợp và gọi là “Tinh quan”. Các tinh quan lại tổ hợp thành một hệ thống lớn, phân tách thành tam viên nhị thập bát tú và được sử dụng cho đến cận đại. Vòng Tử Vi là khu vực trung ương trong Tam viên, tổng cộng có 37 tinh quan. Bên trái và bên phải của Tử Vi giống như một bức tường bao quanh và bảo vệ, ở giữa là chòm sao Bắc Cực hay còn gọi là Bắc Thần, giống Thái tử, Đế, Thứ tử, Hậu cung. Vòng Thái Vi là “Thái tử đình”, là thượng viên trong Tam viên, có 20 tinh quan. Trong đó, có chòm Ngũ đế tọa và thập nhị chư hầu phủ; phía ngoài của vòng Thái Vi có chòm Minh Đường, chòm Linh Đài (tức Thiên Văn Đài). Vòng Thiên Thị được định hình tương đối muộn, là hạ viên trong Tam viên, có 19 tinh quan, chòm Đế Tạo ở vị trí trung tâm, các vì sao ở bên trái và bên phải của Thiên Thị được ứng với tên của các nước, trong đó có các tinh quan như Liệt Tứ, Đông Tứ, Đồ Tứ, Thị Lầu… Nhị thập bát tú (28 sao) sớm đã được định hình từ những năm cuối thời Xuân Thu và gắn liền với Tứ tượng: Thanh Long (phương Đông), Chu Tước (còn gọi là Chu điểu - phương Nam), Bạch Hổ (phương Tây), Huyền Vũ (phương Bắc). Mỗi cung có 7 sao. Trong đó, sao Antares (Đại hỏa) - một trong bảy sao của cung phương Đông - là vì sao tiêu chuẩn để quan trắc thiên tượng trong thời Ân, Thương; sao Minh Đường tương ứng với vị trí Thiên tử. Các tinh tú khác lại tương ứng với quan phủ và quốc sự. Nhị thập bát tú còn chia ra ứng với các nước, các châu, gọi là “Phân dã”. Đây là những điều thông thường của hiện tượng thiên văn. Có thể thấy rằng, khi quan sát hệ thống tinh quan cũng giống như đang được quan sát một xã hội Trung Quốc cổ đại. Chiêm tinh là phải quan trắc được sự biến đổi của hiện tượng thiên văn và dựa vào đó để đưa ra những phán đoán cát - hung,
  6. 484 VĂN MINH TRUNG HOA phúc - họa. Xuân Thu mỗi năm đều ghi lại rất nhiều sự việc, nhưng “Nhật hữu thực chi” (hiện tượng nhật thực) chỉ được ghi lại 37 lần. Nhật là tượng trưng cho vua. Nhật thực bị coi là điềm báo “Quân thất kỳ hành” (như có người ghen người hiền, ghét người giỏi) hoặc “Thần hạ mưu thượng” (bề tôi có kẻ âm mưu soán ngôi). Hán thư - Thiên văn chí đã liên hệ điều đó với câu “Thí quân tam thập lục, vong quốc ngũ thập nhị” (36 lần giết vua, 52 sự kiện mất nước). Sau đời Hán, mỗi lần xuất hiện nhật thực, Hoàng đế thường ra sắc lệnh tự phạt mình để thể hiện trách nhiệm đối với “Thiên khiển” (sự khiển trách của trời). Tuy nhiên, việc tìm kiếm người thế tội trong lịch sử cũng thường xuyên xuất hiện. Hán thư- Ngũ hành chí đã ghi chép lại sự việc vết đen mặt trời xảy ra vào thời Hán Vũ Đế Hà Bình nguyên niên (năm đầu tiên niên hiệu Hà Bình của Hán Vũ Đế - năm 28 trước Công nguyên), là ghi chép về sự kiện vết đen mặt trời sớm nhất được thế giới công nhận. Những điều này lúc bấy giờ đều bị coi là điềm báo Hoàng đế thất thế, Tây Hán diệt vong. Do vậy, không khó để lý giải rằng tại sao lịch sử Trung Quốc từ xưa đến nay đã ghi chép lại chính xác gần nghìn lần xuất hiện hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Ngũ đại hành tinh Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy (hay còn gọi là “Vương vĩ”) là đối tượng chính của chiêm tinh. Trong Giáp cốt văn đã có ghi chép về sao “Đại tuế” (tức là sao Mộc). Sách lụa Ngũ tinh chiêm khai quật được trong mộ đời Hán Mã Vương Đôi ở Trường Sa, thành sách vào những năm đầu Tây Hán (khoảng năm 170 trước Công nguyên) là bộ sách thiên văn cổ nhất còn lưu giữ. Trong đó ghi chép lại chu kỳ giao hội của sao Kim là 584,4 ngày, so với con số thiên văn học hiện đại tính là 583,92 ngày, chỉ lớn hơn 0,48 ngày. Chu kỳ giao hội của sao Thổ là 377 ngày, so với con số hiện nay tính ít hơn 1,09 ngày. Chu kỳ giao hội của Hằng tinh là 30 năm, so với con số ngày nay tính là 29,46 năm, chỉ lớn hơn 0,46 năm.
  7. CHƯƠNG VII: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 485 Có thể thấy rằng độ chính xác của việc quan trắc ngũ tinh hơn 2.000 năm trước khiến người ta phải khâm phục. Trong sử sách cũng ghi chép lại một số ngũ tinh chiêm nổi tiếng. Cuốn Ngụy thư - Thôi Hạo truyện có ghi lại thời Bắc Ngụy Nguyên Minh Đế, thái sử báo cáo Huỳnh Hoặc (sao Hỏa) bỗng nhiên biến mất trong một đêm, không biết sẽ dừng lại ở đâu. Dựa theo lý luận chiêm tinh học, Huỳnh Hoặc dừng ở một tinh tú nào đó tương đối lâu thì phân chia như sau: ba tháng thiên tai, năm tháng thu quân, chín tháng vong thổ đại bán. Tư đồ Thôi Hạo dự đoán rằng sao Hỏa biến mất vào hai ngày bầu trời u ám Canh Ngọ và Tân Mùi, Canh Ngọ đối ứng với Tần, Tân là can của Tây phương (phía Tây), Mùi đối ứng với Tỉnh tú, do vậy sao Hỏa chắc chắn sẽ nhập Tần. Hơn 80 ngày sau, sao Hỏa quả nhiên xuất hiện và dừng lại ở Tây phương Tỉnh tú. Phân dã của Tỉnh tú là Tần, vài năm sau Diêu Thị hậu Tần quả nhiên diệt vong. Lần này chiêm tinh học được xem là “Thần chiêm”. Thôi Hạo có sở trường về thiên văn lịch học, việc dự báo chính xác sự vận động của sao Hỏa lần này cũng không phải là một ngoại lệ. Lần thiên biến khác, nổi tiếng nhất phải kể đến Tuệ tinh (sao Chổi). Ghi chép đáng tin cậy của Trung Quốc về sao Chổi có trong Tả truyện - Văn công thập tứ niên (năm 613 trước Công nguyên): “Thu thất nguyệt…….. hữu tinh bột nhập vu Bắc đẩu” (tháng bảy mùa thu... có sao chổi nhập vào Bắc Đẩu). Đây là ghi chép sớm nhất về sao chổi Harley. Trong khoảng thời gian hơn 2.000 năm kể từ thời năm Tần Thủy Hoàng thứ bảy (năm 240 trước Công nguyên) đến năm Tuyên Thống thứ hai thời Thanh (năm 1910), sao chổi Harley xuất hiện 29 lần, mỗi lần như vậy Trung Quốc đều ghi chép lại rất chi tiết. Đến cuối đời Thanh, những ghi chép các loại đối với sao Chổi đã đạt khoảng hơn 360 lần. Sao Chổi còn được gọi là Bột tinh, Bật tinh, Tảo tinh, tương trưng cho sự “Bỏ cũ
  8. 486 VĂN MINH TRUNG HOA xây mới”, do vậy nó mang một ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực chiêm tinh học. Tả truyện ghi chép về sao Chổi (Harley) năm 14 thời Lỗ Văn Công: sách Chu nội sử thúc phục dự đoán không quá sáu năm, vua các nước Tống, Tề, Tấn đều chết vì loạn. Tuy trong lời nói có hàm chứa sự không may mắn nhưng lại là sự kể lại của hậu thế. Ngoài ra, ghi chép về Tân tinh (thời Hán gọi là Khách tinh) lần đầu tiên xuất hiện trong Giáp cốt văn, đến thế kỷ thứ XVII, theo ghi chép đáng tin cậy, đã đạt hơn 60 trang. Tân tinh là sự phát nổ của Hằng tinh, độ sáng có thể đột nhiên tăng lên hàng nghìn cho đến vài trăm nghìn lần, mắt thường vốn không nhìn thấy sao, đột nhiên xuất hiện thoáng qua, giống như một “khách” bất ngờ, làm xáo trộn trật tự của các vì sao trên bầu trời. Dựa vào hình thái và màu sắc, có một số trong đó được gọi là “Thụy tinh” (sao lành), tuy nhiên đa số là “Yêu tinh” (sao xấu). Theo ghi chép tin cậy, mưa sao băng được ghi chép trong Xuân Thu - Trang công thất niên (năm 687 trước Công nguyên): “Hạ tứ nguyệt, tân mão dạ, hằng tinh bất kiến, dạ trung tinh viên như vũ” (hè tháng tư, đêm Tân Mão, không thấy Hằng tinh, trong đêm sao rơi như mưa). Thời cổ đại có ghi lại khoảng hơn 180 lần xuất hiện mưa sao băng bởi vì đây chính là điềm báo “Vương giả thất thế, hạ dân tạo phản, dân chúng di cư”. Từ thời Xuân Thu đã biết thiên thạch là do mưa sao băng rơi xuống đất, vậy mà châu Âu đến tận thế kỷ thứ XVIII, nhà khoa học lớn của nước Pháp là Lavoisier vẫn còn cho rằng “Phá thổ nhi xuất, phi tự thiên giáng” (Nứt từ đất ra chứ không phải trên trời rơi xuống). Thành tựu thiên văn của Trung Quốc cổ đại thực sự là độc nhất vô nhị trên thế giới. Lịch pháp cổ đại không chỉ mang ý nghĩa chính trị to lớn mà còn bao gồm cả nội dung thiên văn như suy đoán về nhật thực, nguyệt thực và sự vận hành của ngũ tinh (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Trong lịch sử có vài lần thay đổi lịch mà nguyên nhân trực
  9. CHƯƠNG VII: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 487 tiếp là do việc suy đoán nhật thực sai. Do vậy, việc biên soạn lịch trên thực tế là tính toán lịch thiên văn. Tương truyền rằng lịch pháp “Hạ tiểu chính” đời Hạ là một trong những văn hiến khoa học cổ nhất của Trung Quốc. Nó dựa theo thứ tự 12 tháng của Hạ lịch, lần lượt ghi chép lại hiện tượng thiên văn, hiện tượng thiên nhiên và thời vụ nông nghiệp, nó mang màu sắc của lịch tự nhiên. Trong khi đó, cuốn Nghiêu điển lại ghi chép dựa vào sự quan trắc đẩu bính (hình cán gáo) của sao Bắc Đẩu và một số tinh tú đã được xác định như sự xuất hiện lúc hoàng hôn, sớm mai và Nam Trung (quá Tý Ngọ) của sao Điểu, sao Hỏa, sao Hư, sao Ngang để quyết định thời lệnh mùa, chế định lịch pháp, còn gọi là “quan tượng thọ thời”, so với “Hạ tiểu chính” đã có sự tiến bộ vượt bậc. Nghiên cứu thiên văn học hiện đại cho thấy, ghi chép trong Nghiêu điển là hiện tượng thiên văn của thời Ân, Thương. Con người còn dựa vào ghi chép Giáp cốt văn trên xương động vật, muộn nhất đến thời Ân, Thương đã có thể xác định được phân, chí. Trên Giáp cốt văn có ghi hai chữ “Xuân” và “Thu”; tôn sao Điểu, sao Hỏa là thần để nguyện cầu mùa màng bội thu. Người đời Ân đã phân thời khắc trong một ngày thành các đoạn như minh (đán), đại thái, đại thực, trung nhật, trắc, tiểu thực, mộ… Cách nhớ ngày theo can, chi được sử dụng cho đến tận ngày nay, là cách nhớ ngày dài nhất trên thế giới. Mười ngày là một tuần, từ Giáp đến Quý, Quý là ngày đầu tiên trong tuần. Sử dụng lịch âm dương với thái âm để nhớ tháng, thái dương để nhớ năm; lấy tháng mới xuất hiện thành đầu tháng, tháng có tháng thiếu, tháng đủ; năm có năm đủ, năm nhuận quy định vào tháng cuối năm, năm đủ có 12 tháng, năm nhuận có 13 tháng. Lịch pháp thời Tây Chu lại càng chú trọng đến nguyệt tướng. Thi - Tiểu Nhã viết “thập nguyệt chi giao, sóc nhật tân mão” - là sóc nhật được nhắc đến sớm nhất trong sách cổ, sóc nhật là ngày nhật
  10. 488 VĂN MINH TRUNG HOA nguyệt hợp sóc, sớm hơn một hoặc hai ngày so với đầu tháng. Đời nhà Chu có đại điển “Cáo sóc”, mùa đông hằng năm vào ngày 1 tháng 12, Hoàng đế thường ban lịch và chính lệnh của năm sau cho các chư hầu, các vị chư hầu nhận và lưu giữ nơi tổ miếu, vào sóc nhật (mùng 1 âm lịch) hằng tháng đến lễ miếu để nhận ban sóc. Đến đời Lỗ Văn Công bắt đầu không coi trọng việc ban sóc nữa mà chỉ dùng dê để cúng tế, do vậy hậu thế có câu thành ngữ “Cáo sóc hy dương” để làm câu chuyện giải thích cho việc đó (Lỗ Văn Công không đích thân đến miếu tổ để cáo tế mà chỉ giết dê để ứng phó, về sau thành ngữ này chỉ việc ứng phó chiếu lệ, miễn cưỡng hành sự - ND.). Điều này cho thấy trước thời kỳ Xuân Thu, người xưa đã lấy tên gọi của đầu tháng chuyển từ tân nguyệt đổi sang sóc nhật. Tháng hằng tinh là tháng mà chu kỳ chuyển động trong hằng tinh là 27,32 ngày; thời điểm đó tính là 28 ngày, mỗi ngày tương ứng với một ngôi sao trong “nhị thập bát tú”. Sau thời Xuân Thu xuất hiện lịch tứ phân. Gọi là tứ phân vì lịch này cho biết một năm có 365 và 1/4 ngày, chu kỳ quan sát thực tế của Mặt trăng là 29 + 499/940 ngày và cùng với quy tắc chu kỳ nhuận là 19 năm liên tiếp (một chương) có 7 tháng nhuận. Thời điểm đó, để biểu thị quyền lực thống trị, các nước chư hầu tuy đều cùng dùng lịch tứ phân nhưng sử dụng ngày đầu tiên của năm lại không giống nhau. Nước Lỗ lấy tháng Tý trong Đông chí để làm tháng đầu tiên trong năm, gọi là Chu Chính (Kiến Tý); nước Tấn lấy tháng Dần làm tháng bắt đầu của năm, nước Tấn là Hạ địa, nên gọi là Hạ Chính (Kiến Hợi). Cách lấy mốc “Lịch nguyên” của lịch pháp cũng không giống nhau, lịch nguyên là mốc bắt đầu tính lịch cho đến giờ Tý của đêm một ngày nào đó, đúng lúc hợp sóc (mặt trời, mặt trăng, trái đất gần như nằm trên một đường thẳng). Có lịch nguyên thì sau này việc tính toán Đông chí của các năm và thời khắc hợp sóc rất tiện lợi.
  11. CHƯƠNG VII: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 489 Sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc đã ban hành lịch tứ phân Chuyên Húc. Để biểu thị việc Chuyên Húc đạt được “Thủy Đức”, nhà Tần đã lấy tháng 10 làm tháng đầu năm (Kiến Hợi), trong lịch sử lịch pháp được gọi là “Không tiền tuyệt hậu” (trước sau đều không từng có). Thời Hán Vũ Đế ban hành “lịch Thái Sơ”, đây là bộ lịch pháp tương đối hoàn chỉnh đầu tiên của Trung Quốc. Đông chí là ngày Giáp Tý của tháng Mười một, nửa đêm hợp sóc, đây là lịch nguyên vô cùng lý tưởng. Vì thế Vũ Đế đã hạ lệnh sửa đổi lịch, đổi năm Nguyên Phong thứ bảy thành năm Thái Sơ nguyên niên (năm thứ nhất niên hiệu Thái Sơ) và đưa hai mươi tư tiết khí vào lịch, loại bỏ việc đặt tháng nhuận vào vị trí cố định cuối năm, lấy tháng không có ngày trung khí làm tháng nhuận, duy trì cho đến tận ngày nay và được gọi là “Hạ lịch”. Hai mươi tư tiết khí đã được ghi chép trong Hoài Nam Tử - Thiên văn huấn, dựa vào vận hành của mặt trời chia thành 12 trung khí và 12 tiết khí, trung khí như Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí,...; các tiết khí như lập Xuân, lập Hạ, lập Thu, lập Đông. Đây là một trong những sáng tạo độc đáo của lịch pháp Trung Quốc. Hoàng đế khi lên ngôi cũng phải lập lịch, mưu phản hay chiếm ngôi cũng phải lập lịch. Năm cuối của đời Tây Hán, Lưu Hâm đã đem thuyết Tam thống vào lịch Thái Sơ, gọi là “lịch Tam Thống”, xây dựng cơ sở lý luận cho Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán. Tuy nhiên, mỗi vị hoàng đế của các triều đại khi lập lịch mới đều phải tính toán để lịch pháp phù hợp với việc quan trắc các hiện tượng thiên văn với mục tiêu “Tuần thiên chi đạo” (thuận theo ý trời), do vậy lịch pháp không ngừng được cải tiến, làm mới. Thời Tam Quốc, Ngô Tôn đã lập ra lịch Càn Tượng, lần đầu tiên đưa vào khái niệm “nguyệt hành trì tật” (ánh sáng mặt trăng chuyển động không đều). Thời Tào Ngụy lập lịch Cảnh Sơ, có
  12. 490 VĂN MINH TRUNG HOA bước sáng tạo về việc tính toán dự báo nhật thực, nguyệt thực. Lịch Nguyên Gia của Nam triều Lưu Tống lập theo “Điều nhật pháp”, được các nhà làm lịch của hậu thế áp dụng rộng rãi. Thời kỳ triều đại Tiêu Lương, Tổ Xung Chi đã lập lịch Đại Minh, ông đã tham khảo thêm phương pháp của Ngu Hỷ thời Đông Tấn và áp dụng vào tính toán lịch pháp; định ra số ngày giao nguyệt điểm, so với con số mà thiên văn học hiện đại tính ra chỉ kém 1/100.000 ngày. Các triều đại mỗi lần lập lịch đều phát sinh tranh giành quyền lực chính trị, nhà Tùy và nhà Đường đặc biệt kịch liệt. Số lượng lịch pháp được lập không ít, tuy nhiên số lịch đó hoặc là không được đưa vào sử dụng hoặc là sử dụng thời gian không lâu thì bị loại bỏ. Đời Đường Huyền Tông niên hiệu Khai Nguyên, do nhật thực theo “lịch Lân Đức” không nghiệm nên lệnh cho Tăng Nhất Hàng lập lịch mới. Nhất Hàng mô phỏng hình tượng số đại diễn theo Chu dịch - Hệ từ, gọi là lịch Đại Diễn. Lịch Đại Diễn có tính sáng tạo, vì tính được ngày Đông chí ổn nhất, tính được ngày Hạ chí chậm nhất, ngày Xuân phân và Thu phân bằng nhất, hơn nữa phát minh ra “định khí”, lập pháp chỉnh tề, là phương pháp có hiệu quả để hậu thế áp dụng, nhưng có một số số liệu và hiện tượng thiên văn trong Chu dịch - Hệ từ không đúng. Nhất Hàng từng hai lần dựa vào “lịch Đại Diễn ” để dự đoán nhật thực tuy nhiên đều không quan trắc được nên đã mượn cớ giải thích là đến ông trời cũng phải cảm động trước ân đức của Huyền Tông, chứ không phải do tính toán sai. Đời Tống là triều đại ban hành lịch pháp nhiều nhất, điều này vừa do sự tiến bộ trong việc quan trắc thiên văn, lại vừa là biểu hiện nội ưu ngoại hoạn đan xen. Hai đời Tống ban hàng tổng cộng là 18 bộ lịch pháp, bình quân cứ 17, 18 năm lại đổi lịch một lần. Lịch Kỷ Nguyên của Bắc Tống là lịch sóc vọng nguyệt (ngày mùng
  13. CHƯƠNG VII: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 491 một và ngày rằm) có độ chính xác cao nhất trong lịch pháp cổ đại. Sai số năm dưới 0,17 giây, nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị Tycho của phương Tây áp dụng vào thế kỷ thứ XVI. Lịch Thống Thiên của Nam Tống tính độ dài năm là 365,2425 ngày, so với lịch Gregory thông dụng ngày nay hoàn toàn giống nhau, nhưng đã được lưu hành từ hơn 300 năm trước. Đời Liêu, Kim cũng lập lịch vài lần. Đời Nguyên, việc chế tạo thiết bị thiên văn và quan trắc hiện tượng thiên văn đã đạt đến đỉnh cao, do vậy mới xuất hiện bộ lịch pháp chính xác nhất thời cổ đại - “lịch Thọ Thời”. Đời nhà Minh, “lịch Đại Thống” về cơ bản là áp dụng theo phương pháp đó. Hai loại lịch thực chất là một loại, được lưu hành 364 năm, là lịch pháp được sử dụng thời gian lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thời gian 200 năm của đời nhà Minh đã có nhiều lần tính toán, dự đoán sai hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Cuối đời nhà Minh lại du nhập các pháp số của phương Tây, tạo thành “Sùng Trinh lịch thư”, bộ lịch này chưa kịp phát hành thì nhà Minh diệt vong. Việc quan trắc tính toán lúc bấy giờ rất chính xác, giá trị tính độ dài năm so với giá trị chính xác hiện nay chỉ chênh 2,3 giây/năm. “Sùng Trinh lịch thư” sau khi được các nhà truyền giáo đầu thời Thanh chỉnh sửa và hoàn thiện, đã được đưa vào sử dụng trong thời nhà Thanh với cái tên “Tây Dương lịch pháp tân thư”, sau đó đã được đổi tên thành “lịch Thời Hiến” và sử dụng cho đến ngày nay. Đương nhiên, sau khi du nhập cách tính toán của phương Tây thì ý nghĩa chính trị và công năng chính trị của lịch pháp Trung Quốc cũng không còn tồn tại nữa.
  14. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TOÁN HỌC Thẩm Bân Thời kỳ manh nha của toán học Trung Quốc có thể tính ngược lại hơn 4.000 năm trước, theo ghi chép của Thi Giảo Trước trong Thi tử thời Chiến Quốc: “Cổ giả, thùy (Hoàng đế hoặc Nghiêu thời nhân) vi quy, củ, chuẩn, thằng, sử thiên hạ phảng yên” (thời xưa (Nghiêu Thuấn) đã có tròn, vuông, bằng, thẳng, để thiên hạ bắt chước). Điều này chứng tỏ lúc bấy giờ đã có khái niệm “hình tròn, vuông, bằng, thẳng”. Trong cuốn Sử ký của Tư Mã thiên đã ghi lại khi Hạ Vũ (khoảng hơn 2.000 năm trước Công nguyên) trị thủy có sự tích “Thước đo trái”, “Quy tắc phải”. Đời nhà Ân, Giáp cốt văn đã ghi lại cụ thể ký hiệu số thập phân, 13 ký hiệu số trong Giáp cốt văn như sau: Trong đó, các ký hiệu từ 1-9 phía trước là các chữ số, 4 ký hiệu khác là ký hiệu vị trị (vị trí biểu thị giá trị), lần lượt biểu thị các số mười, trăm, nghìn, vạn. Bội số của mười, trăm, nghìn, vạn thì dùng hợp văn để biểu thị, ví dụ:
  15. CHƯƠNG VII: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 493 Kết hợp số với ký hiệu vị trị thì có thể ký hiệu số. Ví dụ số 242, dùng Giáp cốt văn biểu thị là Thực hiện phép tính bằng que tính là một bước tiến bộ vượt bậc. Que tính phần lớn được làm bằng tre, ngoài ra cũng có sử dụng xương, sắt, răng voi để chế tạo. Tiết diện thông thường là hình tròn, cũng có loại hình vuông hoặc hình tam giác. Que tính đã được sử dụng phổ biến muộn nhất vào thời Xuân Thu (thế kỷ VIII đến thế kỷ V trước Công nguyên). Người ta có hai cách để thể hiện các số bằng que tính: Đặt ngang: Đặt dọc: Biểu thị số bằng que tính sử dụng chế định vị, không dùng ký hiệu biểu thị giá trị. Khi biểu thị số, chữ số hàng đơn vị thường được biểu thị bằng hình thẳng đứng, còn lại xen kẽ các hình dạng thẳng đứng và nằm ngang. Ví dụ: 5431, xếp thành . Nếu như không có quy tắc xen kẽ hình dạng thẳng đứng và nằm ngang thì không thể xác định được giá trị. Khoảng trống giữa các ký hiệu để chỉ số 0. Ví dụ 306 xếp thành . Khoảng vào sau thời kỳ nhà Tống, khi làm phép tính toán trừ, xuất hiện ký hiệu số “0”, biểu thị giá trị số không. Thế kỷ III sau
  16. 494 VĂN MINH TRUNG HOA Công nguyên, que tính trở thành cách tính toán chính của Trung Quốc. 4 9 2 3 5 7 8 1 6 Đại đới lễ ở thế kỷ I trước Công nguyên có Hà Lạc thư trong hoành đế tượng trưng cho sự cát tường, tức là “Cửu Cung toán”, cái này được coi là phát hiện sớm nhất của “tổ hợp số học” hiện đại. Thời Lưỡng Hán bắt đầu xuất hiện một loạt sách và học giả toán học quan trọng, đánh dấu sự hình thành của toán học Trung Quốc. Khoảng thời gian 1.000 năm sau đó, toán học của Trung Quốc đã chiếm lĩnh vị trí tiên phong trên thế giới ở nhiều phương diện. Chu bễ toán kinh là cuốn sách tính lịch thiên văn sớm nhất được lưu giữ cho đến ngày nay của Trung Quốc, sách hoàn thành vào khoảng thời gian từ năm 100 đến 50 trước Công nguyên. Nó sử dụng cách tính phân số và phương pháp khai căn tương đối phức tạp. Trong các sách toán còn lưu giữ đến ngày nay, nó đề cập định lý Pitago sớm nhất. Nghe nói nhà toán học Hy Lạp cổ đại Pythagoras (Pitago) khi nêu ra định lý Pitago đã mổ 100 con bò để ăn mừng. Ở đây mục đích vận dụng định lý Pitago là đo lường. Chu bễ toán kinh đã có những ghi chép liên quan đến phương pháp đo lường này, như phương pháp dựa vào đồng hồ đo độ dài ngắn của bóng mặt trời để tính chiều cao của mặt trời, dùng phương pháp này để tiến hành đo lường trong lĩnh vực thiên văn, đương nhiên không thể đo ra một kết quả chính xác, tuy nhiên nếu dùng phương pháp đó để đo khoảng cách gần xa, cao thấp trên mặt đất
  17. CHƯƠNG VII: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 495 thì hoàn toàn chính xác. Theo ghi chép trong cuốn Chu bễ toán kinh, con người lúc đó đã sử dụng phương pháp này để tiến hành đo đạc trên mặt đất. Do vậy, toán học của Trung Quốc ngay từ đầu đã có đặc điểm là có mối quan hệ mật thiết giữa việc tính toán lịch thiên văn, đo đạc địa lý… với thực tiễn cuộc sống, do vậy trong một khoảng thời gian rất dài, các sách toán học của Trung Quốc phần lớn giải quyết các vấn đề cụ thể chứ không như “Hình học nguyên bản” phương Tây là kiểu diễn dịch trừu tượng xuất phát từ vài tiên đề súc tích. Điều này rõ ràng có liên quan đến thái độ cơ bản của văn hóa Trung Quốc khi nhìn nhận thế giới. Thành quả ưu tú sớm nhất của toán học Trung Quốc thể hiện trong Cửu chương toán thuật, nó ra đời vào triều Hán, cả cuốn sách thu thập được 246 cách giải quyết vấn đề ứng dụng. Sách có chín chương: Phương điền: nói về tính toán diện tích các hình phẳng, có nguyên tắc số học của phân số và công thức tính toán diện tích hình phẳng. Túc mễ: nói về cách tính toán việc trao đổi các loại lương thực, trình bày về tính toán phân phối tỷ lệ. Suy phân: nói về phương pháp phân phối theo tỷ lệ nhất định, ghi lại tính toán theo tỷ lệ và cấp số trừ, cấp số cộng… Thiếu quảng: nói về cách tính toán diện tích khi đã biết chiều dài và đã biết đường kính, thể tích hình cầu, đề cập quy tắc khai căn bậc hai và khai căn bậc ba. Thương công: nói về tính toán thể tích hình khối, ghi lại không ít công thức tính toán liên quan đến hình lập thể. Quân thâu: nói về vấn đề vận chuyển hợp lý và chia đều, đề cập nội dung toán học có tỷ lệ phân phối, tỷ lệ kép, cấp số cộng…
  18. 496 VĂN MINH TRUNG HOA Doanh bất túc: nói về các phương pháp giải quyết vấn đề dạng thừa và thiếu trong thuật toán, đưa ra một cách giải quyết vấn đề có ý nghĩa phổ biến trong toán học: phần bù. Phương trình: nói về phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính, còn đề cập khái niệm số âm, số dương và nguyên tắc số học. Câu cổ: nói về ứng dụng Pitago và các vấn đề đo lường đơn giản và cách giải phương trình bậc hai một ẩn số. Từ nội dung của Cửu chương toán thuật có thể thấy, sự phong phú đa dạng của nó có quan hệ mật thiết với thực tế cuộc sống, nhất là với sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt trong đó có khái niệm số âm, nguyên tắc tăng giảm của số dương và số âm, đó là thành tựu mang tầm thế giới. Các nhà toán học Ấn Độ sau thế kỷ thứ VII, các nhà toán học châu Âu thì phải sau thế kỷ thứ XVI mới có được khái niệm số âm một cách rõ ràng. Liên quan đến cách giải hệ phương trình tuyến tính, nhà toán học của Pháp đến tận thế kỷ thứ XVI mới rút ra được cách giải tương tự. Do vậy, Cửu chương toán thuật không chỉ là một bộ kiệt tác của lịch sử toán học Trung Quốc mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển toán học thế giới. Hiện tại, Cửu chương toán thuật đã được dịch và xuất bản thành nhiều thứ tiếng. Thời Tam Quốc, chú giải của Lưu Huy đối với Cửu chương toán thuật là một cống hiến quan trọng bậc nhất của lịch sử toán học Trung Quốc. Ông là người đưa ra khái niệm về phân số thập phân; lần đầu tiên áp dụng phương pháp nhân đảo ngược số bị chia trong thuật toán phép chia phân số; trong lĩnh vực đại số, xây dựng chính xác khái niệm số âm, số dương và cách biểu thị, đồng thời đưa ra nguyên tắc cộng trừ đối với số âm, số dương, số 0. Trong lĩnh vực hình học, ông xây dựng lên “cát viên thuật” tính giá trị tiệm cận diện tích mặt cầu và tìm ra π = 3,14
  19. CHƯƠNG VII: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 497 (trong Cửu chương toán thuật, π lấy giá trị là 3 để tính toán), đưa ra chứng minh cho các loại công thức về diện tích và thể tích. Sau thời Tam Quốc, Nam - Bắc triều hỗn chiến trong thời gian dài đã khiến cho một lượng lớn dân số di chuyển về miền Nam, nhà khoa học vĩ đại Tổ Xung Chi (429-500) đã sinh ra trong thời đại này. Ông học rộng tài cao, sách của ông đề cập nhiều phương diện, về toán học có sáu quyển Xuyết thuật, chín quyển Cửu chương toán thuật nghĩa chú, một quyển Trọng sai chú. Những quyển sách này phần nhiều đã thất truyền. Theo sử sách ghi chép lại, thành tựu chủ yếu của ông trong lĩnh vực toán học như sau: đầu tiên, liên quan đến tỷ lệ chu vi, ông đã tính được 3,1415926 < π < 3,1415927. Ngoài ra, ông còn rút ra được việc dùng phân số biểu thị hai số liệu tỷ lệ chu vi, một cái tương đối chính xác gọi là 305 “mật suất”, cái còn lại gọi là “ước suất”, cụ thể: mật suất =133 , 22 ước suất= . Trong đó, sai số giữa mật suất và số π là rất nhỏ, 7 hơn nữa lại dễ viết dễ nhớ, là một phân số tối giản cận π. Tổ Xung Chi tìm ra mật suất sớm hơn 1.000 năm so với phương Tây. Thực ra việc tính toán tỷ lệ chu vi đạt tới 4 chữ số thập phân đã đủ độ chính xác và đủ để ứng dụng, nhưng việc tiếp tục tính toán có ý nghĩa như thế nào? Lý do là trong lịch sử toán học, các nhà toán học của rất nhiều quốc gia đã từng tìm kiếm tỷ lệ chu vi có độ chính xác hơn nữa, do vậy, mức độ chính xác của tỷ lệ chu vi có thể được coi là một tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển toán học của một quốc gia. Tổ Xung Chi nghiên cứu toán học không chỉ hạn chế trong phạm vi thực dụng. Đáng tiếc là trong lịch sử Trung Quốc, số lượng nhà toán học như vậy không nhiều. Con trai Tổ Xung Chi là Tổ Nhật Hằng cũng là một nhà toán học nổi tiếng, ông đã rất xuất sắc khi giải quyết được vấn đề do Lưu Huy thời Tào Ngụy để lại, đó là tìm ra được công thức chính xác
  20. 498 VĂN MINH TRUNG HOA thể tích hình cầu. Việc này tuy chậm hơn so với châu Âu nhưng phương pháp sử dụng rất thông minh. Triều đại nhà Tùy tiến hành xây dựng, tu sửa các công trình đường thủy lớn như Đại Vận Hà…, điều này trên phương diện toán học chủ yếu phản ánh vấn đề của phương trình bậc ba. Những năm đầu của nhà Đường, trong cuốn Tập cổ toán kinh, tác giả Vương Hiếu Thông có thảo luận vấn đề thể tích của đê đập như kích thước trên dưới không đồng nhất, chiều cao hai đầu không đồng nhất. Trong quá trình giải quyết các vấn đề tương tự, Vương Hiếu Thông còn lần đầu tiên đưa ra cách giải phương trình bậc ba thông thường. Ông đã coi cuốn sách này là kết tinh nghiên cứu của cả cuộc đời. Trong thời kỳ thịnh vượng của triều nhà Đường, việc dạy toán học phát triển rất mạnh. Toán kinh thập thư chính là mười quyển sách toán được lựa chọn để dạy toán ở thời kỳ đầu nhà Đường, gồm: Chu bễ toán kinh, Cửu chương toán thuật, Hải đảo toán kinh, Tôn tử toán kinh, Hạ hầu dương toán kinh, Trương Khâu Kiến toán kinh, Xuyết thuật, Ngũ Tào toán kinh, Ngũ kinh toán thuật, Tập cổ toán kinh, có rất nhiều thuật ngữ toán học mới xuất hiện vào thời bấy giờ như tử số, mẫu số, căn bậc hai, phương trình,… và được sử dụng cho đến tận ngày nay. Toán học thời nhà Tống tiếp tục có những bước phát triển tương đối lớn. Vào thế kỷ XII - XIII, đã xuất hiện rất nhiều những nhân vật kiệt xuất như Giả Hiến, Tần Cửu Thiều, Lý Trị, Chu Thế Kiệt… Từ cuốn Tường giải cửu chương toán pháp của Dương Huy có thể thấy rằng, Giả Hiến từng thảo luận về “khai phương tác pháp bản nguyên đồ” (thời sau gọi là “tam giác Giả hiến” hoặc “tam giác Dương Huy”), ngoài ra có “tăng thừa khai phương pháp”, phương pháp tiếp cận giống như “phương pháp Horner” do nhà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2