intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về lễ tục dân tộc Chăm ở miền Trung Việt Nam: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách "Lễ tục dân tộc Chăm ở miền Trung Việt Nam" để tìm hiểu về những tục lệ liên quan đến chu kỳ đời người của dân tộc Chăm ở miền Trung Việt Nam như: Tục nằm lửa, Lễ đón hài nhi, Lễ báo sinh con trai, con gái; Lễ cúng tổ tiên cho trẻ sơ sinh; Lễ trả công bà đỡ; Lễ cúng tổ bà đỡ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về lễ tục dân tộc Chăm ở miền Trung Việt Nam: Phần 1

  1. 390.095974 L250T JJệ d â n g i a n v i ệ t n a m CHU QUANG TRỨ LẺ TỤC DÂN TỘC CHĂM ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM
  2. 390.0959^ A L lS O HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM ĐOÀN ĐÌNH THI LÊ TỤC DÂN TỘC CHĂM o o ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM o PCS. 00/lSgT. ỊJfỌ VIẸN THUẬN NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XẢ HỘI
  3. D ự ÁN CÔNG BỐ, PHỎ BIỂN TÀI SẢN VĂN HÓA, VĂN NGHỆ DÂN GIÁN VIỆT NAM (E l, Ngõ 29, Tạ Quang Bửu - Bách Khoa - Hà Nội Điện thoại: (04) 3627 6439; Fax: (04) 3627 6440 Email: duandangian@gmail.com) BAN CHỈ ĐẠO 1. GS. TSKH. TÔ NGỌC THANH Trưởng ban 2. ThS. HUỲNH VĨNH ÁI Phó Trưởng ban 3. GS.TS. NGUYỄN XUÂN KÍNH Phó Trường ban 4. TS. TRẦN HŨU SƠN ủy viên 5, Ông NGUYỄN KIÊM ủy viên 6. Nhà văn Đ ỗ KIM CUÔNG ủy viên 7. ThS. VŨ CÔNG HỘI ủy viên 8. Nhà giáo NGUYẺN NGỌC QUANG ủy viên 9. TS. ĐOÀN THANH NÔ ủy viên 10. Ông TRƯƠNG THANH HÙNG ủy viên GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG D ự ÁN TS. ĐOÀN THANH NÔ
  4. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH. TÔ NGỌC THANH Thẳm định nội dung: HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BẢN THẢO
  5. LÒI GIỚI THIỆU Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (VNDGVN) là một tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, nằm trong khối Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Quyết định số 82/NV, ngày 01/03/1967 của Bộ Nội vụ thay mặt Chính phủ đã cho phép Hội Văn nghệ dân gian thành lập và hoạt động trên phạm vi toàn quốc và có mối liên hệ nghề nghiệp với các tổ chức khác ở trong nước và nước ngoài. Tôn chỉ mục đích của Hội là'“Sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian các tộc ngưòi Việt Nam”. Trên cơ sở thành quả của các công việc trên, Hội là một trong những đội quân chủ lực góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa - văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc đã được ông cha ta sáng tạo và giữ gỉn trong suốt mấy nghìn năm của lịch sử dân tộc. Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của các tộc người Việt Nam với thiên nhiên thông qua các tri thức sản xuất nông nghiệp; với xã hội thông qua phong tục tập quán, hội xuân; với nhân sinh quan thông qua các nghi lễ vòng đời người; với vũ trụ và thế giới tự nhiên đã được siêu nhiên hóa thông qua các loại hình tín ngưỡng tôn giáo; với lý tường thẩm mỹ thông qua các sáng tạo văn học nghệ thuật. Ở mỗi tộc người Việt Nam, những lĩnh vực và hình thái văn hóa - 9
  6. văn nghệ này lại được thể hiện tróng một sắc thái riêng. Chính kho tàng văn hóa đa dạng đó là nội dung, là đối tượng hoạt động của hội viên Mội VNDGVN. Sau gần 50 năm hoạt động, được sự lãnh đạo của Đảng và sự chăm sóc của Nhà nước, Hội VNDGVN đã lớn mạnh với trên 1.200 hội viên, số công trình do hội viên của Hội đã hoàn thành lên đến 5.000 công trình, hiện đang được lưu giữ và bảo vệ tại Văn phòng Hội. Được sự quan tâm của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ, Dụ án “Công bố và phổ biến tài sản văn hóa-văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam” đã được phê duyệt. Trong giai doạn I (2008-2012), Dự án đã xuất bản 1.000 công trinh, tác phẩm văn hóa - văn nghệ dân gian các dân tộc; giai đoạn II (2013-2017) Dự án sẽ tiếp tục công bố thêm 1.500 công trình nữa. Hy vọng, các xuất bản phẩm của Dự án sẽ cung cấp cho bạn dọc trong và ngoài nước một bộ sách mang tính chất bách khoa thư về các sắc màu văn hóa của các tộc người Việt Nam, phục vụ thiết thực vào việc tra cứu, mờ rộng hiểu biết của bạn đọc về truyền thống văn hóa giàu có và độc đáo đó; góp phần xây dựng nền “văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong quá trình thực hiện Iihiệm vụ, Dự án mong nhận được ý kiến chỉ bảo kịp thời của bạn đọc gần xa. Xin chân thành cảm ơn! Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Dự án G S.TSK H . TỒ NGỌ C T H A N H 10
  7. LỜĨ NÓI ĐẦU Là một trong ba dân tộc được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, đầu tư phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng bào dân tộc Chăm hiện có dân số trên 128 ngàn người, sinh sổng tại ba khu vực: 1. Khu vực ven biển miền Trung: chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là địa bàn cư trú cổ xưa nhất và có số dân đông nhất của dân tộc chè ở Việt Nam đồng bào Chăm ờ miền Trung có 2 tôn giáo chính: Bà La Môrì giáo (hay còn gọi là Bà Chăm) và Bà Ni giáo (còn gọi là Hồi giáo cũ) tại khu vực này, đồng bào Chăm vẫn bảo lưu và phát huy nhiều truyền thống văn hóa tộc người trong đời sổng hiện nay. 2. Khu vực cư trú thứ hai thuộc tỉnh An Giang và Tây Ninh nằm ở phía Tây Nam của đồng bằng sông Cửu Long. 3. Khu vực thứ ba thuộc thành phố Hồ Chí Minh, ở khu vực thứ 2 và 3 này, đồng bào Chăm hầu hết theo đạo Islam (hay còn gọi là Hồi giáo mới, Chăm Tây) dân số của 2’ yùng này chiếm khoảng 25% tổng số dân Chăm hiện đang sống ở nước ta. Khu vực ven biển miền Trung, nơi địa bàn đồne bào Chăm cư trú là vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất nước ta, 11
  8. những năm qua liên tiếp gặp nhiều thiên tai, môi trường suy thoái nặng nề. Là chủ nhân nhiều đời của vùng sinh thái này, một mặt đồng bào ..Chăm đã phải ra sức chống chịu để thích nghi với môi trường sống, mặt khác sự khai thác thiên nhiên theo truyền thống đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nhất là đất đai, nhiều vùng bị hoang mạc hóa. Đến nay, với lối sống cổ truyền và nhiều tập tục cũ như: không trồng cây lón trong làng, đường thôn mất vệ sinh nặng nề do nuôi thả tự do, đám thiêu tươi tốn kém, gây mất vệ sinh, đập tường nhà mở lối hướng Tây để đưa người quá cố, v.v... vẫn còn khá phô biến. Đó là những trở ngại đáng kể trên con đường phát triển kinh tế xã hội, nhất là phong trào xây dụng làng văn hóa Chăm đang phát triển hiện nay. Lệ tục là một bộ phận của tri thức địa phương, đã tồn tại lâu dời trở thành nếp sống, sắc thái, là di sản của mỗi cộng đồng tộc người được hình thành trong quá trình lịch sử, trên cơ sở kinh tế xã hội, môi sinh của mồi cộng đồng tộc người, song nó không tự mất đi cùng những điều kiện kinh tế văn hóa xã hội đã thay đổi. Một phần luật tục trở thành lực cản của xã hội mới, do vậy công tác sưu tầm nghiên círu về lệ tục tạo nên những cơ sở khoa học góp phần xây dựng xã hội mới, mà cụ thể là xây dựng làng văn hóa mới trên đất Chăm là yêu cầu thực tế trên đất Chăm. Mặt khác, trước những biến đổi của cuộc sống, nếp sông mới đang hình thành nhiều lớp người cao tuổi đã 12
  9. không còn, vốn tri thức truyền thống của dân tộc bị mai một, do vậy, về mặt bảo tồn di sản văn hóa cần thiết phải sưu tầm, nghiên cứu sớm để bảo vệ giữ gìn được nhũng bản sắc văn hóa txuyền thống tốt đẹp của cộng đồng tộc người Chăm. Trong công trình này, tác giả đã sưu tầm giới thiệu, biên soạn raột phần lớn,, chính yếu của lệ tục Chăm - một dân tộc đang cùng nhiều đặc điểm của xã hội mẫu hệ, ảnh hưởng nặng nề văn hóa Ấn Độ, qua đó thể hiện văn hóa một dân tộc trong mối giao lưu văn hóa trong khu vực, đồng thời cũng nói lên sắc thái văn hóa đa dạng của các tộc người trên đất nưóc ta. Với m,ục đích trên, công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn trong tài liệu này theo các chủ đề sau: - Nghi lễ tập tục liên quan đến chu kỳ đời người, gia đình, dòng họ. - Nghi lễ tập tục liên quan đến văn hóa đảm bảo đời sốne; xã hội: sản xuất, nghi lễ nông nghiệp. - Lễ nghi, phong tục tập quán liên quan đến đời sống tinh thần của cộng đồng. Công trình sưu tầm nghiên cứu biên soạn này được sự đầu tư sáng tạo của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2001 - 2002 đây là bước quan trọne nhất để công trình có thể giới thiệu rộng rãi về lệ tục Chăm ở miền Trung Việt Nam. 13
  10. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã tài trợ để hoàn thành công trình này. Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2002 Đoàn Đình Thi 14
  11. DANH MỤC NHỮNG LỆ TỤC CHÍNH Ở DÂN TỘC CHĂM Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM (BÀ LA MÔN - BÀ NI) I. Tục lệ liên quan đến chu kỳ đòi nguời - Tục nằm lừa - Lễ đón hài nhi - Lễ báo sinh con trai, con gái - Lễ cúng tổ tiên cho trẻ sơ sinh - Lễ trả công bà đỡ - Lễ cúng tổ bà đỡ - Lễ cúng tạ thần cho trẻ sơ sinh - Lễ cúng thánh Ala - Lễ cắt tóc (nhóm Chăm Bà Ni) - Lễ thành đinh - Phong tục hôn nhân + Lễ đến thăm + Lễ hỏi + Lễ cưới. - Tục chọn đất làm nhà, dọn đến nhà mới 15
  12. ') iTạnjg}u»l ? Ị l. - •- Tạe họa táng (Chăm Bà La Môn) + Tục thổ táng (Chăm Bà Ni) II. Phong tục liên quan đến cộng đồng dòng họ - Lễ cúng trâu trắng - Lễ đựng kút - Lễ nhập kút - Lễ tảo mộ - Lễ Katê - Lễ Ramưvvan - Lễ tống ôn - Lễ cúng đầu năm trên lăng tháp (Mbăng Yang) - Lễ cầu đảo - Lễ chặn nguồn - Lễ tạ ơn Pônưgar (Mbăng Cham bur) III. Những lệ tục liên quan đến nông nghiệp truyền thống - Lễ dựng chòi trên nương - Lễ cúng thần ruộng - Lễ cúng lúa làm đòng - Lễ mừng lúa về nhà 16
  13. pcs. 0 0 / 1 5 ^ THƯ VIỆ N N INH - T i i U Ạ N PH ẦN THỬN NHỮNG LỆ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN CHU KỲ VÒNG ĐỜI NGƯỜI Lệ tục trong gia đình người Chăm ở miền Trung khá phức tạp. Từ khi sinh ra, đến khi lớn lên xây dựng gia đình và cuối cùng tò giã cõi đời người Chăm đều gắn liền với nhũng lễ tục và một phần đẳng cấp mình sinh ra. Hằng năm, rất nhiều nghi lễ khác nhau được tổ chức trong các gia đình người Chăm Bà La Môn, Chăm Hồi giáo Bà Ni, trong số đó, các nghi lễ cưới hỏi, sinh đẻ và ma chay chiếm vị trí quan trọng nhất. Những nghi lễ này đánh dấu những mốc quan trọng trong đời người. Trong quá trình thực hiện các nghi lễ, có thể thấy rõ những đặc điểm xã hội mẫu hệ Chăm mối liên quan giữa các thành viên gia đình với họ hàng gần xa và các quan hệ xã hội của người Chăm. I. NHỮNG LỄ TỤC TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI CHĂM BÀ LA MÔN L . 1 ệ tục trong thời gian đẻ Ở người Chăm trước đây cũng như hiện nay, phụ nữ có thai phải kiêng kỵ nhiều thứ, không được ăn đu đủ bởi 17
  14. sợ hài nhi sau khi sinh ra có khuôn mặt giống hình dạng, trái du đủ không ai ưa nhìn. Không ăn chuối hột, đặc biệt không ngồi ở lối cửa ra vào bởi sợ tà ma làm cho đau yếu, ngoài ra không dùng bát, đĩa để ăn cơm vì sợ thai nhi phát triển giống như cái bát, đĩa, gây đẻ khó. Trước đây khi các sản phụ chuyển dạ, gia đình sản phụ mang lễ đi mời bà mụ đến làm lễ cùng bà mẹ sanh và đỡ dẻ, gọi là lễ nhi mủbôi. Lễ vật gồm 1 thướ một bát gạo, mấy cây nến, trầu và rượu. Phụ nữ Chăm thường đẻ ngồi ở trong buồng được che kín, hai tay vịn chặt vào cột nhà hoặc nắm chặt vào người thân. Trong thời gian sinh nở, theo phong tục không cho phép ngưòi khác tới gần trừ bà mẹ và bà mụ. Sau khi đứa trẻ sinh ra bà mụ cắt rốn bằng dao hay bằng một mảnh tre hoặc cây giang (nôl), đồ cắt rốn chỉ dùng một lần rồi bỏ. Nhau được đem chôn ờ trong khuôn viên nhà, có gia đình chôn nhau ở trước cổng nhà với hy vọng đứa trẻ lớn lên sẽ giỏi và khôn ngoan. Người ta lựa những giờ vắng để chôn nhau, chẳng hạn vào lúc xế trưa, khi chôn phải lặng im, không được nói chuyện. Trước đây sản phụ Chăm nằm sinh trong một cái chòi riêng cạnh nhà. Sản phụ ở đây trong một tuần lễ, xông hơ bằng lửa ngọn nên gọi là lửa Thời gian này việc kiêng cữ rất được chú ý, cấm các phụ nữ đến thăm trừ người thân, vì sợ sản phụ lây chứng bệnh do người khác mang tới với lý do vì còn non. Qua một tuân bà mụ làm lê vái tô và đưa sản phụ vào nằm trong 18
  15. nhà, xồng hơ bằng lửa than, và từ đó hết kiêng cữ. Đứa trẻ, sau khi cắt rốn thì cho tắm rửa bằng nước nấu với lá có hương thơm để nguội, quấn tã bằng quần áo cũ của bố mẹ để đứa trẻ quen hơi cha mẹ. Trước ngày sinh dẻ, người chồng phải đóng cho vợ một cái giường bằng tre, mời bà mụ đến đỡ đẻ, cắt rốn, tắm rửa cho trẻ. Hiện nay sản phụ xông hơ bằng lửa than. Bà mụ đốt lửa bên giường, gạt than hơ lửa cho sản phụ, cứ ba ngày, bà mụ hốt tro đem đổ. Việc này kèm theo một lễ nghi mà lễ cúng gồm 3 trứng gà, 5 lá trầu, 5 miếng cau và 3 nắm cơm, một chai rượu, 4 cây đèn nến bằng sáp ong. Lễ này cúng tại chỗ đổ tro, thường là ở ngã ba hoặc ngã tư đường với ý nghĩa nhiều kẻ qua lại gặp lễ vật họ hương và mang đi. Từ đó cứ ba ngày gia đình hốt tro đi đổ một lần, thời gian nằm lửa cũng như thời gian kiêng cữ sau dài hay ngắn tùy theo tình trạng sức khỏe của sản phụ. Người ta chấm dứt nằm lửa và kiêng khi người sản phụ bình phục, đi lại bình thường. Thông thường khi trong gia đình có người sinh đẻ, người ta đốt một đống lửa ở giữa sân để mọi người biết. Trước sân nhà người ta còn đóng một cây cọc, chẻ đầu cọc ra, lấy một que củi đã tắt lửa dắt lên. Sinh con gái thì đầu lửa quay vô, sinh con trai thì đầu lửa quay ra với ý nghĩa là con gái thì ỏ' với mình, con trai lớn lên theo VỌ' về nhà khác. Sau đó người ta treo nhánh xương rồng trước cổng vào, 7 ngày cho con trai và 9 ngày cho con gái. Đủ ngày thì hốt bếp nhổ cọc, có nơi không cố định ngày, mà treo cho đến khi nào hết kiêng cữ thì thôi. 19
  16. Người trong làng thấy dấu hiệu đó, biết trong nhà có người sinh đẻ thì phải cẩn thận, tuân theo những điều kiêng cữ đã thành tập quán. Đặc biệt những người phụ nữ có kinh nguyệt và những người có một chứng bệnh nào đó tuyệt đối không vào nhà có người đang sinh đẻ trong thời gian này để tránh những điều không may sẽ đến với sản phụ và hài nhi. Sản phụ và hài nhi luôn luôn ở trong phòng kín, tránh mọi sự tiếp xúc với người ngoài. Theo quan niệm của người Chăm, thức ăn cho sản phụ tốt nhất, là cơm, cá nấu với đu đủ, đặc biệt ăn với muối rang, hoặc nước mắm được kho keo lại với ót, hạt tiêu, nóng, nhằm cho tử cung mau trở lại dạng bình thường. Để giữ gìn cho đứa trẻ khỏi tác động có hại của lực lượng siêu nhiên, người ta đeo cho trẻ bùa chú, vòng (làm bằng dây). Ngày nay, nhiều tập tục kiêng cữ đã dần dần mất đi. Trong thời gian ở cữ, người ta chăm sóc sản phụ cẩn thận hơn. Những điều kiện cho việc sinh nở như đồ dùng quần áo v.v... đầy đủ hơn, nơi sinh sạch sẽ thoáng mát hơn, không tối tăm như trước. Mặt khác, nhà nước và chính quyền địa phương cũng chú ý hơn tối vấn đề bảo vệ sức khỏe cho các bà mẹ, trẻ em. Ngày nay, nhiều phụ nữ trong thời gian mang thai, sinh nỏ’ đã được các bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ (95% phụ nữ Chăm nhận được lời khuyên của thầy thuốc, nhận được sự giúp đỡ trong các cơ sờ y tế}. Khoảng 98% số chị em đã đến sinh nở tại'các bệnh viện, trạm xá, nhà hộ sinh xã. Trong trường hợp ốm 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2