intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt (1824-1887)

Chia sẻ: Cho Gi An Do | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

44
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Đức Đạt là một nhân vật lịch sử có tiếng dưới thời vua Tự Đức. Ông sinh năm 1824, ở vùng đất Nam Đàn, Nghệ An, trong một gia đình có truyền thống hiếu học và khoa bảng. Truyền thống gia đình, quê hương đã có tác động rất lớn đến sự nghiệp và nhân cách của danh nhân Nguyễn Đức Đạt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt (1824-1887)

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TÌM HIỂU VỀ TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC<br /> CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT (1824-1887)<br /> n Ths. Nguyễn Thị Hương, Ths. Đặng Xuân Trường<br /> Trường CĐ Sư phạm Nghệ An<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> N<br /> chính trị, xã hội nhưng thể hiện rõ quan điểm<br /> riêng phù hợp với truyền thống đạo đức dân tộc.<br /> guyễn Đức Đạt là một nhân vật Đồng thời, ông còn là nhà hoạt động xã hội, một<br /> lịch sử có tiếng dưới thời vua nhà giáo mẫu mực từng đào tạo không ít những<br /> Tự Đức. Ông sinh năm 1824, ở học trò nổi danh đương thời như: Phan Bội Châu,<br /> vùng đất Nam Đàn, Nghệ An, trong Đặng Nguyên Cẩn, Nguyễn Sinh Huy, Ngô Đức<br /> một gia đình có truyền thống hiếu học Kế…<br /> và khoa bảng. Truyền thống gia đình, Trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại có 32<br /> quê hương đã có tác động rất lớn đến thiên, ngoài thiên Bình Cư do các học trò thuật<br /> sự nghiệp và nhân cách của danh lại cốt cách tinh thần và lối sống giản dị, thanh<br /> nhân Nguyễn Đức Đạt.<br /> cao của Nguyễn Đức Đạt, còn lại được chia theo<br /> chủ đề chuyên biệt. Tuy nhiên, sự phân định này<br /> 1. Quê hương mà gia đình và Nguyễn Đức Đạt chỉ là tương đối. Do tác phẩm có dung lượng khá<br /> sinh sống là miền quê địa linh nhân kiệt, từ bao đời lớn về các vấn đề triết học, chính trị, xã hội, đạo<br /> đã được mọi người biết đến bởi những thành tích đức, giáo dục.., do đó việc tìm hiểu những tư<br /> đạt được trên con đường khoa cử và trong lịch sử tưởng triết học với tư cách là nền tảng của mọi tư<br /> đấu tranh dựng xây đất nước. Cha của ông là tưởng khác là hết sức cần thiết. Bên cạnh những<br /> Nguyễn Đức Hiển, đỗ Cử nhân vào năm 1824, em tư tưởng đặc sắc về “đạo”, trong tác phẩm Nam<br /> con chú là Nguyễn Đức Quý đỗ Hoàng giáp năm Sơn tùng thoại, Nguyễn Đức Đạt còn trình bày<br /> 1884, em ruột là Nguyễn Đức Huy đỗ Cử nhân năm những quan điểm tiến bộ về học vấn và giáo dục.<br /> 1864, con trai là Nguyễn Đức Đảng đỗ Cử nhân 2. Trong các kinh điển của Nho giáo, việc học<br /> năm 1882 và cháu là Nguyễn Đức Vận đỗ Phó rất được đề cao, theo đó người không học như<br /> bảng năm 1916. đứng úp mặt vào tường, mắt chẳng nhìn thấy gì,<br /> Vào khoa thi Quý Sửu năm Tự Đức thứ 6 chân không nhúc nhích được một bước. Theo họ,<br /> (1853), Nguyễn Đức Đạt cùng với Nguyễn Văn nhờ học mà mỗi người có thể rèn luyện được<br /> Giao đỗ đầu, đem lại niềm tự hào cho gia đình, phẩm chất đạo đức và nhận thức đúng, tránh sai<br /> dòng họ. Ông là một học giả uyên bác đã để lại cho lầm, không bị vật dục che lấp.<br /> hậu thế những trước tác đồ sộ, có giá trị như: Cần Là một nhà Nho chính thống nên Nguyễn Đức<br /> kiệm vựng biên, Việt sử thặng bình, Khảo cổ ức Đạt đã tiếp nhận quan điểm này và cho rằng việc<br /> thuyết, Hồ dạng thi tập, Nam Sơn song khóa phú học đối với mỗi người là hết sức quan trọng giống<br /> tuyển, Nam Sơn song khóa chính nghĩa, Đăng Long như áo và cơm - những vật dụng thường ngày gắn<br /> văn tuyển, Khả Am văn tập, Nam Sơn di thảo… với sự tồn tại, phát triển đối với mỗi con người.<br /> Trong các tác phẩm của Nguyễn Đức Đạt, tiêu biểu Ông khẳng định rằng, “tơ lụa tuy đẹp nhưng<br /> và hoàn chỉnh nhất là bộ sách Nam Sơn tùng thoại không bằng vải mộc, cỗ bàn tuy hậu nhưng không<br /> được viết theo thể vấn đáp, đưa ra nhiều ý kiến đặc bằng cơm gạo là món ăn thường ngày”[1; tr.10].<br /> sắc trên lập trường Nho giáo về các vấn đề đạo đức, Cổ nhân thường nói, “Ngọc bất trác, bất thành<br /> <br /> [56]<br /> Tạp chí<br /> SỐ 11/2016<br /> KH-CN Nghệ An<br /> XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI<br /> <br /> khí/ Nhân bất học, bất tri lý” (Ngọc mà không tính của mình, trở thành người thành đạt và có ích cho<br /> mài dũa thì không thành đồ dùng, người không xã hội. Nhưng để có thể làm được điều đó, theo<br /> học thì không hiểu đạo lý - “Tam tự kinh”). Nguyễn Đức Đạt, cần sự chuyên tâm và rèn luyện của<br /> Còn Nguyễn Đức Đạt cho rằng, “Đục khắc mãi bản thân. Ông nói: “Việc học như vẽ màu, lấy màu đen,<br /> thì vật rắn đến đâu cũng phải thủng, uốn nắn màu vàng vẽ vào thì màu trắng biến hết. Giống như<br /> mãi không thôi thì gỗ thẳng nào cũng phải nấu canh, cho dấm muối vào thì hết nhạt. Vẽ mà không<br /> cong. Cho nên chịu khó học thì người dại dùng màu đen, màu vàng thì còn có sắc gì. Nấu canh<br /> cũng hóa khôn, không học thì khôn không mà không cho dấm muối vào thì có vị gì”[1; tr.9]. Vì<br /> bằng dại”[1; tr.8]. Với Nguyễn Đức Đạt, học thế, để đạt hiệu quả cao trong học tập, tinh thông được<br /> không chỉ làm thay đổi tư chất con người, mà những kinh truyện của đạo Nho thì cần phải có sự tổng<br /> còn làm cho cuộc sống con người thay đổi. hợp các phương pháp. Ông đưa ra một phương pháp<br /> Nếu người không học thì sẽ làm trâu ngựa tổng hợp gồm cả nghe, đọc, tư duy sâu đễ lĩnh hội các<br /> mãi thôi, còn nếu chịu khó học thì có thể trở điều đã học và nghe.<br /> nên giàu sang. Chính vì việc học quan trọng Trong tư tưởng về học vấn và giáo dục, Nguyễn<br /> như thế cho nên ai ai cũng phải học, già trẻ, Đức Đạt đã tiếp thu các quan điểm của Nho giáo về<br /> giàu nghèo đều phải học. học đi đôi với hành, tức bên cạnh việc tiếp thu kiến<br /> Người biết học nên học các kinh trước, rồi thức lý luận, người học cần phải biết áp dụng nó vào<br /> hãy học các văn nghệ khác. Đề cập đến thực tiễn. Ông quan niệm việc học chẳng gì hay hơn<br /> phương pháp học, Nguyễn Đức Đạt cho rằng, “thực”, học tập quý ở thực và giải thích rằng, “ươm”<br /> người học sau khi học Ngũ kinh sẽ học Tứ và “dùi” tức là đã có kiến thức rồi, nhưng ươm mà<br /> thư. Ông nói về Tứ thư như sau: “Luận ngữ không dệt, dệt mà không nhuộm dẫu tơ sợi đã thành<br /> là Ngu Thư, Mạnh Tử là Chu Thư, Trung tấm lụa cũng không may làm quần áo lễ được, dùi mà<br /> Dung, Đại Học là Thượng Thư, Ngu Thư thì không đốt, đốt mà không quạt dẫu có khói có ngọn<br /> “hồn”, Chu Thư thì “hùng”, Thượng Thư thì cũng không nấu chín đồ ăn được. Với quan niệm tiến<br /> “dương dương” (mênh mông như bể)” [1; bộ như vậy cho nên Nguyễn Đức Đạt xem mục đích<br /> tr.39]. Vì vậy, sách Nam Sơn tùng thoại có của việc học chính là để tu dưỡng, rèn luyện bản thân,<br /> đoạn viết về câu hỏi của học trò rằng: những chứ không phải để làm quan. Ông nói: “Người quân<br /> lúc rỗi có nên xem truyện ký, tiểu thuyết tử học là vì mình, không phải là học để làm quan, vì<br /> không? Nguyễn Đức Đạt đáp: Ngũ kinh, Tứ mình cho nên học suốt đời. Kẻ học để làm quan, khi<br /> thư, Tình lý, Tiểu học…, những sách ấy học chưa làm quan thì học, đã được làm quan thì bỏ<br /> tập từ trẻ tới già vẫn chưa đủ thời giờ, còn đâu học”[1; tr.15]. Nguyễn Đức Đạt khẳng định, đã là<br /> đọc đến các sách khác. người quân tử thì phải học suốt đời, bởi “người quân<br /> Với Nguyễn Đức Đạt, sự chuyên cần, siêng tử chẳng gì làm cho thông hơn đi học, và không gì làm<br /> năng trong việc học là rất hữu ích và vô cùng cho dốt hơn là việc chán học”[1; tr.17].<br /> cần thiết. Ông coi “Tư chất là ngựa, học vấn Nguyễn Đức Đạt cũng đã đưa ra một ý kiến độc<br /> là xe, ngựa không quen kéo xe thì ngựa hay đáo, cho rằng có thể học ở mọi nơi, mọi lúc: “Tắm<br /> không bằng ngựa xoàng, người mà không học mát, hóng gió, ngâm thơ, đi về là học trong đi “du<br /> thì thông minh không bằng lỗ độn”[1; tr.113]. quan”, trồng cỏ ở sân, nuôi cá ở chậu là học trong lúc<br /> Tài năng của mình nếu bị giam hãm mà không chơi chim cá. Như vậy không lúc nào, không chỗ nào<br /> có sự thể hiện, rèn luyện, trau dồi thì sẽ không không phải là học”[1; tr.9]. Đồng thời, Nguyễn Đức<br /> thành đạt được. Ông ví tài năng như “Tơ chứa Đạt đã đưa ra một tư tưởng mới, khác với lối học từ<br /> trong kén, không ươm không lấy ra, lửa ngậm chương của Nho học truyền thống: đó là cách học tập<br /> ở trong gỗ, không dùi, không phát ra được, tài tự nhiên. Ông nói: “Tục nho lấy sách làm thầy, thủ nho<br /> trí của người ta giam hãm ở trong bụng, phải (bảo thủ) lấy lễ làm thầy, thông nho lấy trí làm thầy…<br /> học mới thành đạt được”[1; tr.108]. Như vậy, , thạc nho (đại nho) lấy nghĩa làm thầy, chân nho thì<br /> Nguyễn Đức Đạt rất đề cao vai trò của việc học lấy tự nhiên làm thầy”[1; tr.64].<br /> tập, xem đó như một điều kiện cần thiết không Tư tưởng về “chân nho” này đã được Nguyễn Đức<br /> thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Từ Đạt làm rõ thêm khi ông phê phán lối học chỉ vùi đầu<br /> việc học, con người có thể thay đổi được bẩm vào sách vở. Ông nói: “Người quân tử mà chỉ chuyên<br /> <br /> SỐ 11/2016 Tạp chí<br /> [57]<br /> KH-CN Nghệ An<br /> XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI<br /> <br /> về sách là lối học lấy tai mắt mà truyền, chứ 3. Với lương tâm đầy trách nhiệm của một người<br /> không phải học lấy tinh túy, chẳng qua chỉ là thầy, với nội dung giảng dạy khá phong phú và phương<br /> trang sức bề ngoài mà thôi”[1; tr.65]. Theo pháp truyền đạt cởi mở, đặc biệt là với quan niệm “việc<br /> ông “đọc sách không quý ở đọc nhiều, mà học là suốt đời”, tất cả mọi người đều phải học, Nguyễn<br /> phải tinh thông mới được”[2; tr.321]. Khi có Đức Đạt đã có công lớn trong việc đào tạo các thế hệ<br /> người hỏi: Đọc sách nên như thế nào? Ông học trò đỗ đạt, thành danh. Sự trưởng thành về mặt nhân<br /> đáp: “Đọc sách cốt phải hiểu, hiểu cốt phải cách, cũng như sự hy sinh anh dũng vì sự nghiệp phát<br /> thông. Sách cũng như là rừng, chim ở rừng triển đất nước của Hoàng giáp Nguyễn Đức Quý và<br /> xa, nhưng không phải vì chim mà có rừng. Lý Phan Bội Châu đã chứng minh cho sự thành công trong<br /> ở sách mà ra, không phải vì lý mà có sách. Nệ sự nghiệp “trồng người” của ông.<br /> sách thì thà rằng không đọc sách”[1; tr.42]. Tư tưởng đề cao vai trò nhân tài, việc học của<br /> Như vậy, lối học tự nhiên là sáng tạo, gắn Nguyễn Đức Đạt không những chỉ có ý nghĩa hiện thời<br /> liền với yêu cầu của thực tế, có mặt tiến bộ cả mà dù ở thời đại nào thì đều cần thiết. Nhân cách của<br /> về động cơ học lẫn phương pháp học tập. Có ông thật xứng với câu đối mà các học trò đề tặng, hiện<br /> thể nói, lối học đó gần gũi với phương pháp đang được lưu giữ ở quê hương ông:<br /> giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, khi thực hiện nó Thọ khảo tác nhân Nam Sơn thảo đường trạch<br /> thì trong bản thân Nguyễn Đức Đạt lại có sự vạn thế<br /> mâu thuẫn. Ông không chỉ kêu gọi phải học Văn chương minh quốc, Hồng Lĩnh ngô châu đệ<br /> theo các kinh điển của Nho gia, mà còn đề cao nhất phong.<br /> việc phô trương sự thông hiểu điển cố: “Học Dịch nghĩa:<br /> giả chứa nhiều điển cố mà khéo vận dụng, khu Suốt đời đào tạo nên bao người, ơn muôn đời ngôi<br /> khiển thế là người học giỏi. Ví bằng biết nhiều nhà cỏ ở núi Nam Sơn.<br /> điển cố mà không viết ra thì cũng giống như Văn chương nổi tiếng khắp cả nước, một ngọn núi<br /> người lái buôn có tiền, nhưng không mua bán cao ở châu ta Hồng Lĩnh.<br /> thì có hơn gì người không có tiền”[1; tr.46]. Đọc dòng câu đối này, ta thấy rằng tấm lòng của<br /> Đồng thời, ông đã có thái độ coi khinh văn quốc người thầy giáo mẫu mực như Nguyễn Đức Đạt vẫn<br /> âm. Ông nói: “Người ta chuộng kinh sử mà anh còn tồn tại mãi với thời gian, đúng như câu nói của<br /> lại giỏi văn quốc âm…thì đắc dụng làm sao GS. Ninh Viết Giao rằng thầy giáo Nguyễn Đức Đạt<br /> được”[1; tr.46]. Và trong quan niệm của “vẫn lừng lững như núi Nam Sơn bên dòng sông Lam<br /> Nguyễn Đức Đạt cũng mang nặng tính bảo thủ, bất hủ”.<br /> đề cao mệnh trời, coi đó là yếu tố cuối cùng Mặc dù Nguyễn Đức Đạt trong quan niệm về “giáo<br /> quyết định sự thành đạt của kẻ sỹ. Khi có người dục” còn một số hạn chế, song hạn chế đó đều do tính<br /> hỏi: Ruộng sách có được mùa luôn không? Ông lịch sử cụ thể quy định. Tuy nhiên, như ông từng nói<br /> đáp: “Ruộng phải cày, không cày lấy gì mà với các học trò của mình, rằng không phải vì “một con<br /> gặt”. Lại hỏi: Cày mà không được gặt lúa thì ruồi sa vào một nồi canh đầy mà chúng ta đổ cả nồi<br /> làm thế nào? Ông đáp: “Siêng hay lười là tự canh”, cho nên chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn tư tưởng<br /> người cày gặt, được nhiều hay ít là tự ở trời, của ông, đặc biệt là quan niệm về “giáo dục”, để từ đó<br /> người cứ hết sức mà phải nhờ trời”[1; tr.17]. rút ra những bài học cần thiết trong sự nghiệp xây dựng<br /> Nguyễn Đức Đạt đã trình bày một cách tập và phát triển giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay,<br /> trung, có hệ thống tư tưởng về giáo dục, với đồng thời giáo dục những truyền thống tốt đẹp của quê<br /> nhiều tư tưởng tiến bộ, sâu sắc vượt ra được hương, đất nước cho thế hệ trẻ./.<br /> ngoài khuôn khổ của thiên “Học nhi” của<br /> sách “Luận ngữ” mà ở đó Khổng Tử chỉ lướt Tài liệu tham khảo<br /> qua phương châm và phương pháp học tập.<br /> Trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại, Nguyễn 1. NguyÔn §øc § ¹t, Nam Sơn tùng thoại, Quyển 1, Tài liÖu cña<br /> ViÖn TriÕt häc, ViÖn Khoa học xã hội ViÖt Nam.<br /> Đức Đạt đã bổ sung và đề xuất nhiều quan 2. NguyÔn §øc §¹t, Nam Sơn tùng thoại, Quyển 3, Tài liÖu cña<br /> điểm đúng đắn, được học giả Lê Sỹ Thắng ViÖn TriÕt häc, ViÖn Khoa học xã hội ViÖt Nam.<br /> đánh giá cao, cho rằng “trong đó có những tia 3. Lê sĩ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, Nxb<br /> sáng vẫn còn rực rỡ”[3; tr.121]. Khoa học xã hội, Hà Nội.<br /> <br /> <br /> [58]<br /> Tạp chí<br /> SỐ 11/2016<br /> KH-CN Nghệ An<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2