intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tính chất Halogen

Chia sẻ: Lam Linh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

131
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vị trí các halogen: Nhóm VIIA, cuối chu kì, ngay trước khí hiếm. Trong đó, atatin là nguyên tố phóng xạ, không gặp trong thiên nhiên, được nghiên cứu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tính chất Halogen

  1. Chương Halogen 1. Tính chất chung Bao gồm: F, Cl, Br, I Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns2 np5 Dễ nhận 1 e để trở thành cấu hình bền => tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa mạnh. Sự biến đổi tính chất từ F -> I - Trạng thái khí → lỏng → rắn - Màu sắc đậm dần: lục nhạt > vàng lục > nâu đỏ > đen tím - Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần. Ngoài số oxi hóa là 0 trong đơn chất, Flo chỉ có số oxi hóa là -1. Các nguyên tố khác có them các số oxi hóa +1, +3, +5, +7. Tính axit: HF < HCl < HBr < HI Tính khử: HF < HCl < HBr < HI Tính oxi hóa HClO > HBrO > HIO Clo - Màu vàng lục, khí độc, mùi xốc - Tính oxi hóa mạnh - Tác dụng với hầu hết kim loại, H2 - Tác dụng với nước tạo axit hipocloro - Điều chế: Oxi hóa Cl- thành Cl2 Phòng thí nghiệm: MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O Trong công nghiệp: 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2 Hợp chất chứa Clo HCl Axit mạnh, có đầy đủ tính chất của một axit. Điều chế: Phòng thí nghiệm: Phương pháp sunfat (quan trọng) điều chế được hầu hết các axit trừ HI và HBr NaCl (rắn) + H2SO4 (đ, n) NaHSO4 + HCl (bốc khói) NaCl (rắn) + H2SO4 (đ, n) Na2SO4 + HCl (bốc khói) Công nghiệp: H2 + Cl2 → 2HCl Nước gia ven và clorua vôi • Nước gia ven Là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO (H2O + NaCl + NaClO) NaClO (Cl có số oxi hóa +1) có tính oxi hóa mạnh, có khả năng tẩy màu và sát trùng. Điều chế: - Cl2 + 2NaOH (dd) → NaCl + NaClO +H2O (Lưu ý: 3Cl2 + 6NaOH 5NaCl + NaClO3 + 3H2O) - Điện phân dung dịch NaCl không màn ngăn. • Clorua vôi (CaOCl2) muối hỗn tạp: chứa hai gốc axit Cl- và ClO-. Có tính oxi hóa mạnh tương tự nước gia ven. So với nước giaven, clorua vôi có giá rẻ hơn, hàm lượng hipoclorit lớn hơn, dễ chuyên chở, bảo quản, vận chuyển (do ở thể rắn). Điều chế: Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O Flo, Brom, Iot Flo Là phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất: - Tác dụng với tất cả các kim loại
  2. - Oxi hóa hầu hết các phi kim( trừ O2 và N2) - Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường 2F2 + 2H2O → 4HF + O2 Điều chế: Điện phân hỗn hợp KF và HF Chú ý: - Trong các axit HX (X là halogen) chỉ có HF là axit yếu và có tính chất đặc biệt là ăn mòn thủy tinh 4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O - Trong các muối AgX (X là halogen) chỉ có AgF tan trong nước. Brom Có tính oxi hóa mạnh nhưng yếu hơn F2 và Cl2 Điều chế: Cl2 + 2NaBr(dd) → 2NaCl + Br2 (Dùng halogen đứng trước đẩy halogen đứng sau ra khỏi dung dịch muối, tuy nhiên không được sử dụng F2 do F2 tác dụng ngay với nước ở nhiệt độ thường) Iot Có khả năng thăng hoa (Chuyển từ thể rắn sang thể hơi không qua trạng thái lỏng) Có tính oxi hóa yếu hơn F2, Cl2, Br2 Tác dụng với hồ tinh bột tạo màu xanh Muối iot: Phần lớn là muối ăn NaCl có trộn thêm một ít KI Bài tập Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 14,5 gam hỗn hợp 2 muối NaX và NaY (X, Y là hai halogen) có số mol bằng nhau vào nước được dung dịch A. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thu được 18,8 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). X và Y lần lượt là: A. F và Cl B. F và Br C. Cl và Br D. Cl và I Câu 2. Cho m gam dung dịch KBr phản ứng hết với V lít khí Cl2. Sau phản ứng khối lượng muối thu được nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 4,45 gam. Giá trị của V là A. 2,24 B. 1,12 C. 4,48 D. 3,36 Câu 3. Cho 3,15 gam hỗn hợp KCl, KI vào nước được dung dịch A. Dẫn khí Cl2 (dư) vào dung dịch A thu được dung dịch B. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 2,235 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của KCl trong hỗn hợp ban đầu là: A. 47,3% B. 23,65% C. 35,48% D. 59,13% Oxi, lưu huỳnh Tính chất chung - Cấu hình chung: ns2np4 → Có 6e lớp ngoài cùng → Nhóm VIA. - Nguyên tố oxi có các số oxi hóa: -2, -1, 0 (đơn chất), +2 (duy nhất có số oxi hóa dương trong OF 2). - Các nguyên tố còn lại có các số oxi hóa: -2, 0 (đơn chất), +4, +6. Chú ý: Oxi chưa có phân lớp d nên không có các số oh +4 và +6) - Có tính oxi hóa mạnh. OXI Tính chất - Nguyên tố oxi có độ âm điện là 3,44 (chỉ sau flo) → Oxi chỉ có tính oxi hóa mạnh. - Oxi chỉ thể hiện tính oxi hóa, không thể hiện tính kh ử trong m ọi ph ản ứng (vì O2 không phản ứng với F2). - Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, …), tác dụng với hầu hết phi kim (trừ halogen), … Điều chế • Trong phòng thí nghiệm → Phân hủy h ợp chất giàu oxi, kém b ền b ởi nhiệt. 2KClO3 2KCl + 3O2; 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2; 2H2O2 2H2O + O2 • Trong công nghiệp - Chưng cất phân đoạn không khí lỏng → Tách được O2 và N2. - Điện phân nước.
  3. OZON VÀ HIĐROPEOXIT OZON → Có tính oxi hóa rất mạnh, mạnh hơn oxi: O3 → O2 + O. → O có hoạt tính rất cao, phản ứng của ozon là phản ứng của oxi nguyên tử. Các phản ứng chứng minh ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi: 2Ag + O3 → Ag2O + O2 (1); 2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2 (2) Chú ý: - Oxi không có phản ứng (1) và (2). - Nhận biết sản phẩm của phản ứng (2): I2 + hồ tinh bột tạo dd màu xanh, KOH làm quỳ tím hóa xanh - Phản ứng (2) còn dùng để nhận biết O3. HIĐROPEOXIT: H2O2: → → → Oxi trong peoxit có số oxi hóa -1: Số oxi hóa trung gian nên vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. • Tính oxi hóa H2O2 + KNO2 → H2O + KNO3; H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH • Tính khử Ag2O + H2O2 → 2Ag + O2 + H2O; 5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 + 8H2O LƯU HUỲNH Tính chất Lưu huỳnh có các số oxi hóa -2, 0 (đơn chất), +4, +6. Nên S đơn chất vừa có tính khử, vừa có tính oh. Sản xuất lưu huỳnh • Khai thác S tự do trong lòng đất • Từ khí SO2 và khí H2S (SO2 và H2S là những khí độc gây ô nhiễm môi trường) 2H2S + O2 → 2S + 2H2O; 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O HIĐRO SUNFUA H2S Trong H2S lưu huỳnh có số oxi hóa thấp nhất là -2. Nên hiđrosunfua chỉ có tính kh ử. ↔ ↔ ↔ 2H2S + O2 (thiếu) 2S↓ (vàng) + 2H2O; 2H2S + 3O2 (dư) 2SO2 + 2H2O; H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 2HCl; H2S (k) + Cl2 (k) → 2HCl + S; 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O Trong dung dịch H2S là một axit yếu (axit sunfuhiđric) Chú ý: - Một số muối sufua của kim loại kiềm và kiềm thổ tan trong nước. - Một số muối sufua không tan trong nước, tan trong axit (HCl, H2SO4 loãng): FeS, ZnS. - Một số muối sufua không tan axit (HCl, H2SO4 loãng): CuS, PbS. CuS + HCl (H2SO4 loãng) → Không phản ứng LƯU HÙYNH ĐIOXIT SO2 Tính chất ↔ ↔ ↔ Trong SO2, lưu huỳnh có số oxi hóa trung gian nên vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử (khác CO2). a) Tính oxi hóa (giống CO2) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O; SO2 + 2Mg → S + 2MgO b) Tính khử (khác CO2) 2SO2+O22SO3; SO2+Br2+2H2O→H2SO4+2HBr; 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + 2H2SO4 + K2SO4 Chú ý: So sánh tính chất hóa học của SO2 và CO2 - Giống nhau: Đều có tính oxi hóa và là oxit axit. - Khác nhau: SO2 có tính khử, CO2 không có tính khử, chỉ có tính oxi hóa. → SO2 làm mất màu nước brom và dd thuốc tím còn CO2 thì không. → Để phân biệt CO2 và SO2 không được dùng nước vôi trong mà phải dùng n ước brom hay dd KMnO4. 2. Điều chế a) Trong phòng thí nghiệm Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O b) Trong công nghiệp
  4. S + O2 SO2; 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 LƯU HUỲNH TRIOXIT SO3 → Là oxit axit, là sản phẩm trung gian để sản xuất axit H2SO4 AXIT SUNFURIC 1. Axit H2SO4 loãng → Có tính chất tương tự axit HCl 2. Axit H2SO4 đặc → Có tính oxi hóa mạnh a) Tác dụng với kim loại (phản ứng hầu hết kim loại, trừ Au và Pt) Chú ý: - Sản phẩm khử tùy thuộc vào nồng độ của axit và b ản ch ất c ủa kim lo ại (m ạnh hay y ếu). Thông thường sản phẩm khử là SO2 (phổ biến). Một số kim loại mạnh như Mg, Zn, ... có thể kh ử H 2SO4 xuống S và H2S. - Axit H2SO4 có tính oxi hóa mạnh nên oxi hóa kim loại M lên mức số oxi hóa cao (n hóa trị cao). - Fe, Al, Cr, ... thụ động trong H2SO4 đặc, nguội. 2Fe + 6H2SO4 (đặc) Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O, Cu + 2H2SO4 (đặc) CuSO4 + SO2↑ + 2H2O 4Mg + 5H2SO4 (đặc) 4MgSO4 + H2S↑ + 4H2O; 3Zn + 4H2SO4 (đặc) 3ZnSO4 + S↓ + 4H2O b) Tác dụng với phi kim C + 2H2SO4 (đặc) CO2 + 2SO2↑ + 2H2O; 2P + 5H2SO4 (đặc) 2H3PO4 + 5SO2↑ + 2H2O S + 2H2SO4 (đặc) 3SO2↑ (vừa là sản phẩm khử, vừa là sản phẩm oxi hóa) + 2H2O c) Tác dụng với hợp chất 2FeO + 4H2SO4 (đặc) Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O; 2FeS2 + 14H2SO4 (đặc) Fe2(SO4)3 + 15SO2↑ + 14H2O C12H22O11 + H2SO4 (đặc) → 12C + H2SO4.11H2O → CO2 + SO2 3. Sản xuất H2SO4 Sơ đồ: S → SO2 → SO3 → H2SO4 hay FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4. Chú ý: H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3 (oleum); H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4 Bài tập Câu 4. SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với (CĐ – 2007) A. H2S, O2, nước Br2. B. dd NaOH, O2, dd KMnO4. C. dd KOH, CaO, nước Br2. D. O2, nước Br2, dd KMnO4. Câu 5. Có thể dùng NaOH rắn để làm khô các khí (CĐ – 2007) A. NH3, SO2, CO, Cl2. B. N2, NO2, CO2, CH4, H2. C. NH3, O2, N2, CH4, H2. D. N2,Cl2,O2,CO2, H2. Câu 6. Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là (CĐ – 2007) A. NH3 và HCl. B. H2S và Cl2. C. Cl2 và O2. D. HI và O3. Câu 7. Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là (CĐ – 2008) A. 3O2 + 2H2S 2H2O + 2SO2. B. FeCl2 + H2S → FeS + HCl. C. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2. D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Câu 8. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách (ĐH Khối A – 2008) A. điện phân nước. B. nhiệt phân Cu(NO3)2. C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Câu 9. Trộn 5,6 gam bột sắt và 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là (CĐ-2008) A. 2,80. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48 Câu 10. Cho 33,8 gam oleum H2SO4.nSO3 vào H2O, cần 800 ml dd KOH 1M để trung hòa dd A. Giá trị của n là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11. Cần bao nhiêu tấn quặng pirit chứa 80% FeS2 để điều chế được 50 tấn H2SO4 98%? (H% = 90%) A. 37,5 B. 30. C. 41,667. D. 44,225.
  5. Nito, phốt pho Tính chất chung Cấu hình chung ns2 np3 → có 5 e lớp ngoài cùng → nhóm VA Nguyên tố nito có các số oxi hóa bền: -3, 0 , +1, +2, +3, +4, +5 Nguyên tố P có các số oxi hóa -3, 0 , +3, +5 Nitơ Tính chất Hóa trị cao nhất là 4, nhưng số oxi hóa cao nhất là +5 Cấu tạo của N2: nên phân tử N2 rất bền vững, tất cả các phản ứng của N2 đều phải thực hiện ở nhiệt độ cao. Tác dụng với một số kim loại có tính khử mạnh: Li, Ca, Al, … Tác dụng với một số phi kim: O3, O2, H2, không tác dụng với halogen Điều chế • Phòng thí nghiệm: nhiệt phân muối nitrit NH4NO2 → N2 + H2O; NH4Cl + NaNO2 → N2 + NaCl + H2O • Công nghiệp: chưng cất phân đoạn không khí lỏng Amoniac tính bazo yếu NH3 là một phân tử có cực Dung dịch NH3 là một dung dịch bazo yếu (do còn đôi điện tử tự do nên có khả năng nhận proton) Chú ý: - Để nhận biết khí NH3 dùng quỳ tím ẩm → hóa xanh - Khí HCl gặp khí NH3 sẽ có hiện tượng khói trắng do tạo thành NH4Cl - Dung dịch NH3 có khả năng tạo phức với: Cu2+, Zn2+, Ag+ ([Cu(NH3)4]2+ màu xanh đậm, [Zn(NH3)2]2+ không màu, [Ag(NH3)]+ không màu) Tính khử - Tác dụng với oxi: 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O; 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O - Tác dụng với clo: 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl - Khử oxit kim loại: 2NH3 + 3CuO 3Cu + N2 + H2O Điều chế - Phòng thí nghiệm: NH4+ + OH- → NH3 + H2O - Công nghiệp: N2 + H2 2NH3 ∆H
  6. NH3 →NO→NO2→HNO3 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O; NO + O2 → NO2 ; 4NO2 + O2 +2H2O → 4HNO3 Muối nitrat Tất cả các muối nitrat đều tan và là chất điện li mạnh Nhiệt phân muối nitrat - Muối nitrat của kim loại từ Li → Na: thu được muối nitrit và O2 NaNO3 → NaNO2 + O2 - Muối nitrat của kim loại từ Mg → Cu: thu được oxit kim loại, NO2, O2 Mg(NO3)2 → MgO + 2NO2 + ½ O2 Chú ý: khi nhiệt phân muối nitrat của kim loại thuộc khoảng 2 có hóa trị không đổi thu đ ược NO 2 và O2 vừa đủ để điều chế HNO3 - Muối nitrat của kim loại sau Cu: thu được kim loại , NO2, O2 AgNO3 → Ag + NO2 + O2 Chú ý: Độ giảm khối lượng rắn = khối lượng khí thoát ra. Tính oxi hóa của ion NO3- trong môi trường H+ và OH- - Môi trường H+ Cu + KNO3 không phản ứng; Cu + HCl không phản ứng; Cu + KNO3 + HCl phản ứng 3Cu+ 4H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 2H2O Chú ý: Nếu dung kim loại đứng trước H2 ngoài khí NO còn có khí H2 sinh ra - Môi trường kiềm Al, Zn có thể khử NO3- trong môi trường kiềm tạo khí NH3 8Al + 3KNO3 + 5KOH + 2H2O → 8KAlO2 + 3NH3 4Zn + KNO3 + 7KOH → 4K2ZnO2 + NH3 + 2H2O - Nhận biết ion NO3-: dùng Cu và H2SO4 loãng Photpho Có hai dạng thù hình: Photpho đỏ và photpho trắng. Vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử. Hai khoáng vật quang trọng chứa photpho là quặng apatit (3Ca3(PO4)2.CaF2) và photphorit(Ca3(PO4)2) Điều chế: Ca3(PO4)2 + 3SiO2 +5C → 3CaSiO3 +2P + 5CO H3PO4 và muối photphat H3PO4 Là một axit yếu, phân li không hoàn toàn theo 3 nấc. H3PO4 tác dụng NaOH: Lập tỷ lệ:k = 0
  7. - Ure (NH2)2CO o Điều chế: CO + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O o Dễ tan trong nước, môi trường gần như trung tính. o Hàm lượng đạm cao Phân lân - Supephatphat đơn: Ca(H2PO4)2 và CaSO4 - Supephotphat kép: Ca(H2PO4) hàm lượng P cao hơn Phân kali (KCl, K2SO4, K2CO3) Bài tập: Câu 12. Nhiệt phân hoàn toàn 22,85 gam hỗn hợp hai muối NaNO3 và KNO3 thu được 18,85 gam hỗn hợp rắn. Thành phần % khối lượng NaNO3 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 55,80% B. 37,20% C. 44,20% D. 62,80% Câu 13. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3 thu được V lít hỗn hợp khí. Cho toàn bộ hỗn hợp khí qua nước dư thu được 4 lít dung dịch HNO3 có pH = 1 và thấy thoát ra 1,12 lít khí Y duy nhất. Khối lượng Cu(NO3)2 ban đầu là: A. 18,8 gam B. 37,6 gam C. 9,4 gam D. 75,2 gam Câu 14. Đun nóng NH3 trong bình kín không có không khí một thời gian, rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình tăng gấp 1,5 lần so với ban đầu. %NH3 đã bị phân hủy trong thời gian này là: A. 25% B. 50% C. 75% D. 80% Cacbon, silic Tính chất chung GoomfC, Si, Ge, Sn, Pb Lớp ngoài cùng: ns2 np2 Từ Cacbon đến chì khả năng thu e giảm dần C, Si là Phi kim; Ge là á kim; Sn, Pb là kim loại Cacbon Một số dạng thù hình của cacbon là kim cương, than chì và cacbon vô định hình. Cacbon vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử - Tính khử: C + O2 → CO2; C + CO2 → 2CO C + ZnO → Zn + CO; 3C + Fe2O3 → 2Fe + 3CO Khử được Al2O3, CaO trong lò điện: CaO + C CaC2 + CO; Al2O3 + C Al4C3 + CO Tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao: C + H2O CO + H2 - Tính oxi hóa: C + H2 CH4 2C + Ca CaC2 Hợp chất của cacbon CO Liên kết CO : CO. Có một liên kết cho nhận. Là oxit trung tính, không phản ứng axit, bazo ở nhiệt độ thường. Thể hiện tính khử mạnh ở nhiệt độ cao (khử được các oxit kim loại từ Zn về sau trong dãy điện hóa). Nhận biết CO bằng phản ứng với PdCl2 PdCl2 + CO + H2O → Pd↓ + 2HCl + CO2 Điều chế: - Phòng thí nghiệm: HCOOH CO + H2O - Công nghiệp: Cho hơi nước đi qua than nung nóng ở nhiệt độ cao. CO2 Liên kết trong CO2 là liên kết cộng hóa trị có cực nhưng do phân tử CO2 có cấu tạo thẳng nên phân tử CO2 không phân cực (rất ít tan trong nước)
  8. Tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu H2CO3. Là oxit axit nên tác dụng được với oxit bazo và bazo: CO2 + CaO → CaCO3; CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O Tác dụng với các chất khử mạnh ở nhiệt độ cao CO2 + 2Mg → 2MgO + C (Không được dung CO2 để dặp tắt các đám cháy kim loại như Al, Mg, K…) Bài tập cho CO2 (SO2) tác dụng với dung dịch bazo - Bài toán thuận: Cho CO2, OH-, tính CO32- Lập tỷ lệ k= 0< k ≤ 1: Sinh ra một muối HCO3- HCO3- =OH- 1< k
  9. - Muối hidrocacbonat của kim loại Natri và Kali không bị phân hủy trong dung dịch, ngược lại của kim loại Ca và Ba thì bị phân hủy trong dung dịch. Bài tập: Câu 19. Nung 13,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là: A. 6,5 B. 4,2 gam C. 6,3 gam D. 5,8 gam Câu 20. Nung 50 gam hỗn hợp gồm NaHCO3 và Na2CO3 cho đến khi khối lượng không đổi thu được 34,5 gam chất rắn khan. Khối lượng của Na2CO3 trong hỗn hợp ban đầu là A. 8 gam B. 42 gam C. 37,5 gam D. 12,5 gam Muối cacbonat và hidrocacbonat tác dụng với axit Xét 2 trường hợp: - TH1: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3: Giai đoạn 1: H+ + CO32- → HCO3- Giai đoạn 2: (khi CO32- đã tác dụng hết) H+ + HCO3- → H2O + CO2 (đến lúc này mới có khí thoát ra) - TH2: cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl H+ + CO32- → H2O + CO2 (hai giai đoạn xảy ra liên tục, có khí thoát ra ngay từ đầu) Bài tập Câu 21. Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào cốc đựng 100 ml dung dịch Na2CO3 1M. Sau phản ứng thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là A. 1,68 B. 1,12 C. 2,24 D. 3,36 Câu 22. Cho từ từ 100 m dung dịch Na2CO3 1M vào cốc đựng 150 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là: A. 1,68 B. 1,12 C. 2,24 D. 3,36 Câu 23. Cho từ từ 200 ml dung dịch H2SO4 1M vào cốc đựng 300 ml hỗn hợp dung dịch NaHCO3 1M và Na2CO3 1M. Thể tích khí CO2 thu được sau phản ứng là: A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lít
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2