intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ bại não dưới 60 tháng tuổi điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung Ương năm 2016-2017

Chia sẻ: ViArtemis2711 ViArtemis2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chỉ ra một số yếu tố liên quan ở trẻ bại não dưới 60 tháng tuổi điều trị tại bệnh viện Châm cứu Trung Ương năm 2016 - 2017. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 trẻ bại não dưới 60 tháng tuổi đang điều trị tại bệnh viện Châm cứu Trung Ương năm 2016 - 2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ bại não dưới 60 tháng tuổi điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung Ương năm 2016-2017

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> <br /> TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN<br /> Ở TRẺ BẠI NÃO DƯỚI 60 THÁNG TUỔI ĐIỀU TRỊ<br /> TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG NĂM 2016-2017<br /> Nguyễn Thị Hương Lan1,2, Nguyễn Thị Hiền2, Nguyễn Huy Bình3<br /> 1<br /> Viện Đào tạo YHDP và YTCC - Trường Đại học Y Hà Nội,<br /> 2<br /> Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn<br /> 3<br /> Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chỉ ra một số yếu tố liên quan ở trẻ bại não dưới 60<br /> tháng tuổi điều trị tại bệnh viện Châm cứu Trung Ương năm 2016 - 2017. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang<br /> trên 110 trẻ bại não dưới 60 tháng tuổi đang điều trị tại bệnh viện Châm cứu Trung Ương năm 2016 - 2017. Kết<br /> quả cho thấy 60% trẻ tham gia nghiên cứu bị suy dinh dưỡng (SDD), trong đó tỷ lệ trẻ SDD thấp còi, nhẹ cân<br /> và gầy còm lần lượt là 54,5%; 20,9% và 6,36%. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ có liên quan đến triệu chứng táo<br /> bón mà trẻ gặp phải. Trẻ bị táo bón có tỷ lệ SDD cao gấp 2,73 lần trẻ không táo bón với OR = 2,73; 95%CI: 1,20<br /> - 6,25. Ngoài ra ở các trẻ SDD thường gặp phải những khó khăn trong ăn uống như nhai chiếm 36,36% và nuốt<br /> chiếm 18,18%. Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ bại não dưới 60 tháng tuổi tại bệnh viện Châm cứu Trung Ương<br /> chưa tốt nên cần có những biện pháp hỗ trợ can thiệp nhằm góp phần cải thiện thiện tình trạng dinh dưỡng.<br /> <br /> Từ khóa: trẻ bại não, tình trạng dinh dưỡng, triệu chứng táo bón<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Chế độ dinh dưỡng của trẻ có vai trò quan can thiệp cải thiện chức năng vận động của<br /> trọng đối với sự phát triển vì ảnh hưởng trực trẻ mà chưa chú ý nhiều đến tình trạng SDD<br /> tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển. ở nhóm trẻ này [4 - 5]. Vì vậy, chúng tôi tiến<br /> Ngoài ra, dinh dưỡng kém làm gia tăng nguy hành nghiên cứu đề tài này nhằm: Đánh giá<br /> cơ, kéo dài thời gian mắc bệnh hoặc làm bệnh tình trạng dinh dưỡng và mô tả một số yếu tố<br /> nặng hơn ở trẻ suy dinh dưỡng (SDD). Hầu liên quan ở trẻ bại não điều trị tại Bệnh Viện<br /> hết các trẻ bại não đều có nguy cơ SDD cao Châm Cứu Trung Ương năm 2016 - 2017.<br /> do gặp phải khó khăn trong quá trình ăn uống<br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> vì trẻ không kiểm soát được cử động nhai,<br /> nuốt [1]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu 1. Đối tượng<br /> về dinh dưỡng của trẻ bại não [2 - 3]. Ở Việt Trẻ bại não dưới 60 tháng tuổi điều trị tại<br /> Nam thì nghiên cứu về trẻ bại não vẫn còn ít, Bệnh viện Châm cứu Trung Ương.<br /> chủ yếu tập trung vào các vấn đề nghiên cứu 1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn<br /> về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, các biện pháp Bệnh nhân nhi dưới 60 tháng tuổi được<br /> chuẩn đoán xác định là bại não đang điều trị tại<br /> Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Hương Lan, Viện Đào<br /> bệnh viện Châm cứu Trung Ương.<br /> tạo YHDP&YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Email: huonglandd@hmu.edu.vn<br /> Bệnh nhi có liệt vận động do các nguyên<br /> Ngày nhận: 05/03/2019<br /> nhân khác như: Bệnh thần kinh - cơ, bệnh<br /> Ngày được chấp nhận: 07/05/2019<br /> <br /> <br /> 82 TCNCYH 120 (4) - 2019<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> thoái hóa thần kinh, bệnh rối loạn chuyển hóa, Khi nói trẻ dưới 5 tuổi tức là trẻ từ 0 – 59<br /> bệnh khuyết tật xương khớp, bệnh do dị tật tủy tháng<br /> sống, u não,… Cân nặng: Cách cân trọng lượng cơ thể: Trẻ<br /> Gia đình bệnh nhân nhi từ chối tham giám mặc tối thiểu quần áo, bỏ giày dép, mũ nón,<br /> nghiên cứu. bỉm ,…Đứng giữa bàn cân mắt nhìn thẳng, với<br /> 2. Phương pháp trẻ nhỏ cân cả mẹ và bé sau đó trừ đi cân nặng<br /> của mẹ. Đọc cân ghi theo số kg với 1 số thập<br /> - Thời gian tiến hành: Từ tháng11/2016 đến<br /> phân.<br /> tháng 5/2017<br /> Chiều cao đứng/ chiều dài nằm: Cách đo<br /> - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả<br /> chiều dài nằm ( trẻ dưới 2 tuổi): Trẻ được bỏ<br /> cắt ngang<br /> tất, giầy dép, mũ v.v... Đặt trẻ nằm ngửa trên<br /> - Cỡ mẫu: tính theo công thức tính cỡ mẫu<br /> mặt thước. Người thứ nhất giữ đầu trẻ sao<br /> cho một nghiên cứu xác định tỉ lệ trong một<br /> cho mắt trẻ hướng thẳng lên trần nhà (vuông<br /> quần thể nghiên cứu.<br /> góc với mặt thước), đỉnh đầu chạm vào êke<br /> p.(1-p) chỉ số 0. Người thứ 2 một tay giữ thẳng đầu<br /> n = Z2(1-α/2) x<br /> (pε)2<br /> gối của trẻ sao cho 2 gối trẻ thẳng, 2 gót chân<br /> chạm nhau, đảm bảo 9 điểm chạm: 2 gót chân,<br /> Trong đó: p = 0,46 là tỉ lệ suy dinh dưỡng<br /> 2 bụng chân, 2 mông, 2 vai và chẩm; trục cơ<br /> cân nặng tại Uganda thực hiện trên 90 trẻ bại<br /> thể trẻ trùng với trục của thước đo. Dùng tay<br /> não [6]. ɛ :mức sai lệch tương đối giữa tham số<br /> kia đưa đầu êke di động của thước áp sát vào<br /> mẫu và tham số quần thể, chọn ɛ = 0,2. Chọn<br /> bàn chân, bàn chân thẳng đứng, vuông góc<br /> α = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95% thì Z(1-α⁄2) =<br /> với mặt thước. Đọc kết quả theo cm với 1 số<br /> 1,96 . Từ công thức trên tính được n = 110 đối<br /> thập phân.<br /> tượng.<br /> Cách đo chiều cao đứng (trẻ trên 2 tuổi):<br /> Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện,<br /> Bỏ guốc, giầy, dép, mũ nón, bờm tóc, khăn, búi<br /> chọn tất cả các trẻ dưới 60 tháng tuổi vào bệnh<br /> tóc... Đứng quay lưng vào thước đo, 2 chân<br /> viện Châm cứu Trung Ương điều trị và được<br /> sát vào nhau. Đảm bảo các điểm chạm vào<br /> chuẩn đoán xác định là bại não, đáp ứng đủ<br /> mặt phẳng thước: 2 gót chân, 2 bụng chân, 2<br /> tiêu chuẩn lựa chọn cho tới khi đủ cỡ mẫu.<br /> mông, 2 vai và chẩm. Trục cơ thể trùng với trục<br /> - Thu thập số liệu:<br /> thước đo, mắt nhìn thẳng 2 tay buông thõng 2<br /> Tuổi : Cách tính tháng tuổi ( đối với trẻ dưới<br /> bên. Dùng eke áp sát đỉnh đầu, thẳng góc với<br /> 5 tuổi)<br /> thước đo. Đọc kết quả theo cm với 1 số lẻ.<br /> 0 tháng tuổi: Từ ngày đầu sau sinh đến 29<br /> - Phân loại SDD theo WHO 2006:<br /> ngày<br /> CN/T Z - SCORE < - 2SD: SDD thể nhẹ cân<br /> 1 tháng tuổi: từ 30 ngày đến 59 ngày<br /> CC/T Z - SCORE < - 2SD: SDD thể thấp còi<br /> 12 tháng tuổi: Từ tròn 12 tháng đến 12<br /> CN/CC Z - SCORE < - 2SD: SDD thể gầy<br /> tháng 29 ngày còm<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TCNCYH 120 (4) - 2019 83<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> 3. Các biến số, chỉ số<br /> Phương pháp<br /> Nhóm biến số/chỉ số Biến số/chỉ số Công cụ<br /> thu thập<br /> Thông tin chung về<br /> Tuổi, giới, nơi ở, khoa điều trị. Hỏi/ghi Bộ câu hỏi<br /> đối tượng<br /> Cân điện tử Tanita<br /> <br /> Tình trạng Cân nặng Thước gỗ đo<br /> Cân/ đo chiều cao đứng/<br /> dinh dưỡng Chiều cao đứng/chiều dài nằm<br /> thước đo chiều<br /> dài nằm<br /> Cân nặng sơ sinh, triệu chứng<br /> táo bón, vấn đề gặp phải trong ăn<br /> Một số yếu tố liên<br /> uống, kiến thức thực hành cho trẻ Hỏi /ghi Bộ câu hỏi<br /> quan<br /> ăn bổ sung, kiến thức thực hành<br /> nuôi con bằng sữa mẹ<br /> <br /> 4. Phân tích số liệu<br /> Xử lý và phân tích số liệu nhân trắc dinh dưỡng bằng phần mềm Anthro 2005 của WHO (Tổ<br /> chức y tế thế giới) và phần mềm Stata 10.0.<br /> 5. Sai số và cách khắc phục<br /> <br /> Sai số Cách khắc phục<br /> Sai số trong quá trình thu thập số liệu Điều tra viên tiến hành phỏng vấn thử để<br /> phát hiện các sai sót và sữa chữa kịp thời.<br /> Sai số do đối tượng nhớ không chính xác thông tin<br /> Sử dụng 1 bộ cân đo cho tất cả đối tượng<br /> Sai số do điều tra viên nghiên cứu.<br /> <br /> 6. Đạo đức nghiên cứu:<br /> Đối tượng nghiên cứu được cung cấp đầy đủ thông tin về nghiên cứu. Đối tượng tham gia<br /> nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và có quyền rút lui khỏi nghiên cứu bất cứ khi nào.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 84 TCNCYH 120 (4) - 2019<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> 1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ bại não<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 70<br /> <br /> 60 57,35<br /> 54,55<br /> 50<br /> 50<br /> <br /> 40 Nữ<br /> Nam<br /> 30<br /> 23,53 Chung<br /> 16,67 20,91<br /> 20<br /> <br /> 10 7,14 5,88 6,36<br /> <br /> 0<br /> SDD nhẹ cân SDD thấp còi SDD gầy còm<br /> <br /> Biểu đồ 1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ<br /> Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân là 20,91% trong đó tỷ lệ trẻ SDD ở nữ và nam lần<br /> lượt là 16,67% và 23,53%. SDD thấp còi chiếm tỉ lệ cao nhất 54,55%, tỉ lệ SDD ở nữ thấp hơn ở<br /> nam với tỉ lệ là 50% và 57,35%. Tỷ lệ SDD thể gầy còm là 6,36% trong đó tỉ lệ SDD ở trẻ nữ cao<br /> hơn nam lần lượt là 7,14% và 5,88%. <br /> 2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng (TTDD)<br /> Bảng 1. Liên quan giữa TTDD với cân nặng sơ sinh của trẻ<br /> <br /> OR<br /> Có SDD Không SDD<br /> Cân nặng sơ sinh (95%CI)<br /> (n = 66) (n = 44)<br /> p<br /> 17 9<br /> < 2500 g 1,35<br /> 65,38% 34,62%<br /> Cân nặng sơ sinh (0,54-3,40)<br /> 49 35<br /> ≥ 2500 g p > 0,05<br /> 58,33% 41,67%<br /> <br /> Bảng 1 cho thấy tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ có cân nặng sơ sinh < 2500g là 65,38% cao hơn tỉ lệ<br /> SDD ở nhóm trẻ có cân nặng sơ sinh ≥ 2500g là 58,33%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa<br /> thống kê với p > 0,05.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TCNCYH 120 (4) - 2019 85<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Bảng 2. Liên quan giữa TTDD với thực hành nuôi con bằng sữa mẹ<br /> <br /> OR<br /> Có SDD Không SDD<br /> Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ (95%CI)<br /> (n = 66) (n = 44)<br /> p<br /> 25 12<br /> Sau 1giờ 1,63<br /> 67,57% 32,43%<br /> Thời gian bú sau sinh (0,70 - 3,76)<br /> 41 32<br /> Trước 1giờ p > 0,05<br /> 56,16% 43,84%<br /> 34 21<br /> ≥ 18 tháng 0,86<br /> 61,82% 28,18%<br /> Thờigian cai sữa (0,40 - 1,85)<br /> 32 23<br /> < 18 tháng p > 0,05<br /> 58,18% 41,82%<br /> <br /> Bảng 2 cho thấy không có mối liên quan giữa thời gian trẻ bú mẹ sau sinh và TTDD của trẻ<br /> (p > 0,05) và không có mối liên quan giữa thời gian trẻ cai sữa với TTDD của trẻ (p > 0,05).<br /> Bảng 3. Liên quan giữa TTDD với kiến thức, thực hành trẻ ăn bổ sung<br /> <br /> OR<br /> Kiến thức, thực hành cho trẻ Có SDD Không SDD<br /> (95%CI)<br /> ăn bổ sung (n = 66) (n = 44)<br /> p<br /> 6 2<br /> < 6 tháng 2,10<br /> 75,00% 25%<br /> Kiến thức (0,40 - 1,07)<br /> 60 42<br /> ≥ 6 tháng p > 0,05<br /> 58,82% 41,18%<br /> 21 12<br /> < 6 tháng 1,24<br /> 63,64% 36,36%<br /> Thực hành (0,53 - 2,90)<br /> 45 32<br /> ≥ 6 tháng p > 0,05<br /> 58,44% 41,56%<br /> <br /> Bảng 3 cho thấy tỉ lệ SDD ở nhóm cho rằng nên ăn bổ sung dưới 6 tháng tuổi là 75,00% cao<br /> hơn nhóm cho rằng nên ăn từ trên 6 tháng tuổi là 58,82%. Tỉ lệ SDD ở nhóm trẻ thực hành ăn bổ<br /> sung dưới 6 tháng tuổi là 63,64% cao hơn nhóm có thực hành ăn bổ sung từ trên 6 tháng tuổi là<br /> 58,44%. Tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 86 TCNCYH 120 (4) - 2019<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Bảng 4. Liên quan giữa TTDD và tình trạng táo bón<br /> <br /> OR<br /> Có SDD Không SDD<br /> Tình trạng táo bón (95%CI)<br /> (n = 66) (n = 44)<br /> p<br /> 37 14<br /> Táo bón 2,73<br /> 56,06% 31,82%<br /> 1,20 - 6,25<br /> 29 30<br /> Không táo bón p < 0,05<br /> 43,94% 68,18%<br /> <br /> Bảng 4 cho thấy trẻ bị táo bón có tỷ lệ SDD cao gấp 2,73 lần trẻ không táo bón. Mối liên quan<br /> có ý nghĩa thống kê (OR = 2,73; 95%CI : 1,20 - 6,25).<br />   Bảng 5. Liên quan giữa TTDD và vấn đề trong ăn uống của trẻ<br /> <br /> Có SDD Không SDD<br /> Gặp khó khăn trong ăn uống p<br /> (n = 66) (n = 44)<br /> 24 9<br /> Khó khăn trong nhai > 0,05<br /> 36,36% 20,45%<br /> 12 4<br /> Khó khăn trong nuốt > 0,05<br /> 18,18% 9,09%<br /> 9 8<br /> Hay nôn sặc > 0,05<br /> 13,63% 18,18%<br /> 5 3<br /> Không tự xúc ăn > 0,05<br /> 7,57% 6,81%<br /> <br /> Bảng 5 cho thấy nhai, nuốt là vấn đề phổ biến nhất trẻ bại não SDD hay gặp phải trong ăn uống<br /> với tỉ lệ là 36,36% và 18,18%. Ngoài ra trẻ còn gặp khó khăn trong một số vấn đề như hay nôn sặc<br /> và không tự xúc ăn được, tuy nhiên không tìm thấy mối liên quan giữa các triệu chứng này với tình<br /> trạng dinh dưỡng của trẻ (p > 0,05).<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> Trong 110 trẻ dưới 60 tháng tuổi tham gia Hương tại tỉnh Hà Nam và nghiên cứu của<br /> nghiên cứu, có đến 60% trẻ SDD, trong đó trẻ Nguyễn Quang Vinh tại thành phố Hồ Chí Minh<br /> SDD thấp còi chiếm tỷ lệ cao nhất với 54,55%, [7 - 8]. Có thể thấy tỉ lệ SDD thấp còi phổ biến<br /> tiếp đến là trẻ SDD thể nhẹ cân (20,90%) và nhất trong các nghiên cứu ở Việt Nam.<br /> thấp nhất là trẻ SDD thể gầy còm với 6,36%. Tỷ lệ SDD ở nam và nữ giữa các thể nhìn<br /> So với nghiên cứu tại Uganda trên 135 trẻ bại chung không có sự chênh lệch đáng kể. Ở thể<br /> não cũng có hơn một nửa trẻ tham gia nghiên SDD thấp còi tỷ lệ trẻ SDD ở nam là 57,35%<br /> cứu trong tình trạng SDD (52%) [6]. Kết quả cao hơn tỷ lệ SDD ở trẻ nữ (50,00%). Ở thể<br /> nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với một SDD thể nhẹ cân tỷ lệ trẻ SDD nam và nữ lần<br /> số nghiên cứu trong nước, nhưng không cùng lượt là 23,53% và 16,67%. Còn ở thể SDD<br /> nhóm trẻ bại não như nghiên cứu của Lê Thị gầy còm, tỷ lệ trẻ nữ (7,14%) và tỷ lệ trẻ nam<br /> <br /> TCNCYH 120 (4) - 2019 87<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> (5,88%). Kết quả này cũng tương tự với nghiên bón. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương<br /> cứu của Chu Trọng Trang và cộng sự cho thấy tự với Brain Dev cũng tìm thấy mối liên quan<br /> không có sự khác biệt giữa trẻ nam và nữ [9]. giữa tình trạng dinh dưỡng và triệu chứng táo<br /> Điều này được giải thích do giai đoạn dưới 60 bón ở trẻ bại não (p < 0,05) [10]. Theo nghiên<br /> tháng tuổi sự phát triển của trẻ nam và trẻ nữ cứu năm 2002 của Horvarth K và Perman JA,<br /> tương tự nhau, cả 2 giới chưa có sự khác biệt trẻ bại não có thể bị rối loạn trong đường tiêu<br /> về thói quen ăn uống, sinh hoạt, sức đề kháng hóa trên và dưới; làm giảm khả năng tiêu hóa<br /> và các bệnh thường gặp. và hấp thu của ruột. Trẻ thường xuyên bị đau<br /> Hầu hết các trẻ bại não đều có nguy cơ bị bụng, táo bón, và không dung nạp thức ăn,<br /> SDD do gặp phải một số khó khăn về ăn uống do đó đòi hỏi có những cách đặc biệt để khắc<br /> (nhai, nuốt, nôn sặc, cầm nắm thức ăn) [1]. Vấn phục vấn đề tiêu hóa [11].<br /> đề khó khăn mà trẻ hay gặp nhất trong nghiên<br /> V. KẾT LUẬN<br /> cứu của chúng tôi là khả năng nhai và nuốt của<br /> trẻ. Theo nghiên cứu của Res Dev Disabil trên Tình trạng dinh dưỡng của trẻ bại não tại<br /> 130 trẻ bại não trong độ tuổi từ 18–36 tháng Bệnh viện Châm cứu Trung Ương còn thấp.<br /> tuổi có 65% trẻ gặp khó khăn về nhai nuốt và Có đến 60% trẻ tham gia nghiên cứu SDD<br /> 93,8% trẻ gặp khó khăn trong nhai nuốt này bị trong đó tỉ lệ trẻ SDD thấp còi, gầy còm, nhẹ<br /> suy giảm đáng kể khả năng tiêu thụ thức ăn cân lần lượt là 54,55%, 20,90%, 6,36%. Một số<br /> làm giảm hiệu quả bữa ăn dẫn đến không cung yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng<br /> cấp đủ năng lượng, tình trạng này kéo dài dẫn được chỉ ra như triệu chứng táo bón, cân nặng<br /> đến tình trạng SDD của trẻ [10]. Ngoài gặp khó sơ sinh của trẻ, kiến thức thực hành cho trẻ ăn<br /> khăn trong nhai nuốt, theo kết quả nghiên cứu, bổ sung của bà mẹ, vấn đề trẻ gặp phải trong<br /> trẻ bại não còn gặp một số khó khăn trong ăn ăn uống.<br /> uống như thường xuyên bị nôn sặc hay không Lời cảm ơn<br /> tự xúc, cầm nắm thức ăn đưa vào miệng, ngay<br /> Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo<br /> cả việc bú và uống cũng khó khăn. Do đó, để<br /> Bệnh viện Châm cứu Trung Ương đã giúp đỡ<br /> giảm thiểu những vất vả, khó khăn cho các bà<br /> trong quá trình thu thập số liệu. Đặc biệt tác<br /> mẹ không may có con bị bại não trong vấn đề<br /> giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các bệnh<br /> chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thì ngoài việc<br /> nhân, gia đình bệnh nhân đã phối hợp, tham<br /> cho trẻ ăn thức ăn gì, sao cho đủ năng lượng<br /> gia trong suốt quá trình nghiên cứu<br /> và cân đối giữa các chất thì các chuyên gia<br /> dinh dưỡng cần phải đánh giá khả năng nhai TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> nuốt cũng như các vấn đề gặp phải trong ăn 1. Stalings V.A. et al Samson - Fang<br /> uống của trẻ để đưa ra những can thiệp dinh L. Fung EB (2002), Feeding dysfunction is<br /> dưỡng hợp lý nhất, giúp trẻ cải thiện được tình asociated with poor growth and health status in<br /> trạng dinh dưỡng. children with cerabral palsy. , J Am Diet Assoc,<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên 102(3), 361 - 373.<br /> quan giữa vấn đề táo bón với tình trạng dinh 2. Kuperminc M.N. and Stevenson R.D.<br /> dưỡng của trẻ (OR = 2,73; 95%CI: 1,2 - 6,25). (2008), Growth and nutritiondisorders in<br /> Nhóm trẻ có triệu chứng táo bón thì nguy cơ children with cerebral palsy., Dev Disabil Res<br /> SDD cao gấp 2,73 lần những trẻ không bị táo Rev, 14(2), 137 - 146.<br /> <br /> <br /> 88 TCNCYH 120 (4) - 2019<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> 3. Davies J.C. et al Charney E.B. 7. Nguyễn Quang Vinh (2006), Khảo sát<br /> Stallings V.A. (2008), Nutrion Statusand tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại quận<br /> Growth of Children with Diplegic or Hemiplegic Bình Thạch thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y<br /> Cerebral Palsy., Dev Med Child Neurol, 35(11), học thành phố Hồ Chí Minh, 11(4), 120 - 125.<br /> 997 - 1006. 8. Lê Thị Hương (2012), Tình trạng dinh<br /> 4. Nguyễn Văn Tùng (2017), Hiệu quả dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Phủ Lý<br /> của tiêm botulium nhóm A kết hợp với phục hồi tỉnh Hà Nam và một số yếu tố liên quan, Tạp<br /> chức năng vận động chi dưới ở trẻ bại não thể chí nghiên cứu Y học, 87(2), 151 - 158.<br /> co cứng, Tạp chí Y học thực hành, 912, 58 - 9. Trần Như Dương Chu Trọng Trang,<br /> 61. Lê Bạch Mai (2011), Tình trạng dinh dưỡng ở<br /> 5. Nguyễn Hữu Chút Trịnh Quang Dũng trẻ dưới 5 tuổi vùng đồng bằng ven biển tỉnh<br /> (2014), Đánh giá kết quả phục hồi chức năng Nghệ An, Tạp chí Y học thực hành, 14(8), 157<br /> trẻ bại não thể co cứng bằng tiêm Dysport và - 166.<br /> biện pháp phối hợp, Tạp chí Y học thực hành, 10. Res Dev Disabil (2014), Oropharyngeal<br /> 912, 58 - 61. Dysphagia in preschoo; children with cerebral<br /> 6. Acta Peadiatr (2015), Manlnutrition palsy, oral phase impairments, 35(12), 54 - 63.<br /> is common is Ugandan Children with cerebral 11. Horvath K. and Perman J.A (2002),<br /> palsy paraticularty those are the age of five, Digestive system in cerebral palsy chidren,<br /> Dev Med Child Neurol, 104(12), 1259 - 68. Curr Gastroenterol, 4(3), 251 - 258.<br /> <br /> <br /> Summary<br /> NUTRITIONAL STATUS AND SOME RELATED FACTORS IN<br /> CHILDREN WITH CEREBRAL PALSY UNDER 60 MONTHS OLD<br /> AT NATIONAL HOSPITAL OF ACUPUNTURE IN 2016-2017<br /> This study was conducted to assess the nutritional status and some related factors in children<br /> with cerebral palsy under 60 months of age. This was a cross-sectional study in 110 children with<br /> cerebral palsy age being treated at the National Hospital of Acupuncture in 2016 and 2017. Results<br /> showed that up to 60% of children participating in the study were malnourished, in which the rate of<br /> children with stunted growth, underweight, and skinny were 54.5%; 20.9% and 6.36%, respectively.<br /> Children with constipation were more likely to be malnutrished at a rate that was 2.73 times higher than<br /> children without constipation (OR = 2.73; 95% CI: 1.20 - 6.25). In addition, malnourished children often<br /> encountered difficulties in eating such as chewing (36.36%) and swallowing (18.18%). The nutritional<br /> status in children with cerebral palsy under 60 months at the National Hospital of Acupuncture was not<br /> good. Therefore, there should be an intervention to improve the nutritional status in this population.<br /> <br /> Keywords: cerebral palsy, nutritional status, constipation symptoms<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TCNCYH 120 (4) - 2019 89<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0