intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Dạy học viết văn bản cho học sinh tiểu học định hướng phát triển năng lực

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

59
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất cách tổ chức dạy học viết VB theo định hướng phát triển năng lực cho HS tiểu học. Cách tổ chức dạy học được xây dựng dựa trên hệ thống về cơ sở lí luận và những đánh giá về thực trạng dạy viết VB cho HS tiểu học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Dạy học viết văn bản cho học sinh tiểu học định hướng phát triển năng lực

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ NGỌC TƯỜNG KHANH DẠY HỌC VIẾT VĂN BẢN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học tiểu học Mã số: 9.14.01.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại Đại học Sư Phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Phương Dung TS. Đặng Thị Kim Nga Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh - Viện KHGD -VN Phản biện 2 PGS. TS Chu Thị Thủy An - Trường ĐH Vinh Phản biện 3: PGS.TS Trịnh Thị Lan – Trường ĐHSP Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Bài báo khoa học. 1. Lê Ngọc Tường Khanh (2014), Dạy làm văn theo mẫu, nhìn từ tiểu học, Tạp chí Khoa học, ĐH Sư Phạm TP HCM, số 62 năm 2014, tr. 129-136. 2. Lê Ngọc Tường Khanh (2015), Định hướng đánh giá năng lực viết của học sinh tiểu học, Tạp chí Khoa học ĐH Sư Phạm TP HCM, số 6 (71) năm 2015, tr. 177- 185. 3. Lê Ngọc Tường Khanh (2016), Dạy viết văn bản cho học sinh tiểu học: Các quan điểm và định hướng cho chương trình sau 2015, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 134 – tháng 11/2016, tr. 75 – 78. 4. Lê Ngọc Tường Khanh (2017), Tích hợp dạy viết trong việc dạy các kĩ năng ngôn ngữ khác cho học sinh tiểu học, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 140 – tháng 5/2017, tr. 73 – 77. 5. Lê Ngọc Tường Khanh (2018), Biện pháp tích cực hóa hoạt động viết sáng tạo cho học sinh tiểu học, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số tháng 6/2018, tr. 70 – 74. 6. Lê Ngọc Tường Khanh (2018), Hình thành năng lực viết sáng tạo cho học sinh Tiểu học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số tháng 11/2018, tr 75 -79. Đề tài khoa học 1. Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở: Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh ở một số trường tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh làm văn rập khuôn theo mẫu, ĐH Sư Phạm TP.HCM (2017).
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong bối cảnh ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành Giáo dục đã thực hiện việc chuyển đổi định hướng giáo dục từ “xem trọng nội dung” sang “hình thành phẩm chất và NL cho người học” và đặt ra vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu xã hội. Giáo dục TH - được xem là bậc học nền tảng - cần thay đổi như thế nào về cách dạy, cách học để đạt được mục tiêu đề ra là vấn đề được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Đặc biệt với dạy học ngôn ngữ vì tính chất quan trọng của môn học này đối với HS TH. 1.2. CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, được xây dựng theo hướng mở là một cơ hội và thách thức đối với GV. GV được chủ động nhiều hơn nên đòi hỏi sự tự tin nhiều hơn trong dạy học. Nghiên cứu đề xuất đa dạng cách thức dạy học nhằm giúp GV có thêm nhiều chọn lựa phương pháp, kĩ thuật dạy học là một vấn đề cần thiết, mang ý nghĩa thực tiễn. 1.3. Viết là một trong những kĩ năng ngôn ngữ, được xem là khó nhất và có mối quan hệ chặt chẽ với các kĩ năng ngôn ngữ còn lại. Trong thời kì hội nhập quốc tế, kĩ năng viết càng được xem trọng, vì người ta phải viết nhiều hơn, như: viết thư điện tử, viết tin nhắn, viết thư làm quen với một người chưa biết, viết trình bày những ý định, ý muốn,… Vậy hình thành NL viết cho HS TH như thế nào đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, là một vấn đề cũng cần được quan tâm. 1.4. Trong CT giáo dục phổ thông Ngữ văn 2006, phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ hình thành NL tạo lập ngôn bản (dạng viết và nói) cho HS. Tuy nhiên, CT, sách giáo khoa (phần dạy viết văn) cũng bộc lộ một vài hạn chế. Tiếp nhận, sử dụng những ưu điểm của CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2006 và bổ sung, thay đổi như thế nào để đáp ứng yêu cầu của CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 trong việc dạy viết VB cho HS TH là một vấn đề cần thiết để nghiên cứu. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục của xã hội, từ tầm quan trọng của việc dạy viết VB cho HS TH, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Dạy học viết văn bản cho học sinh tiểu học định hướng phát triển năng lực”. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án được thực hiện nhằm đề xuất cách tổ chức dạy học viết VB theo định hướng PT NL cho HS TH. Cách tổ chức dạy học được xây dựng dựa trên hệ thống về cơ sở lí luận và những đánh giá về thực trạng dạy viết VB cho HS TH. 3. Đối tượng nghiên cứu Luận án có đối tượng nghiên cứu là hệ thống cơ sở lí luận liên quan
  5. 2 đến việc dạy học viết VB cho HS TH và thực tiễn của việc dạy học này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Tìm hiểu cơ sở lí luận về VB, cách tiếp cận, các quan điểm dạy viết VB ở TH. 4.2. Nghiên cứu thực trạng việc dạy viết VB hiện nay ở TH. 4.3. Đề xuất các giải pháp để tổ chức dạy học nhằm thực hiện việc dạy HS TH viết VB theo định hướng PT NL. 4.4. Thực nghiệm cách tổ chức dạy học viết VB cho HS TH nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề xuất. 5. Giả thuyết khoa học Nếu nghiên cứu được những cách tiếp cận hiện đại trong dạy học tạo lập VB, từ đó đề xuất các nguyên tắc và vận dụng được một số biện pháp dạy học phù hợp, khoa học vào quá trình dạy học viết VB cho HS TH thì HS sẽ biết cách viết VB theo tiến trình, tạo ra được sản phẩm viết mang tính liên cá nhân, thể hiện sự sáng tạo; đồng thời, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học viết nói riêng, dạy học Ngữ văn nói chung ở trường phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 6. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu việc tổ chức dạy học nhằm hướng dẫn HS tạo lập VB theo một tiến trình trên cơ sở HS đã có kiến thức về chữ viết, ngữ pháp, vốn từ vựng phù hợp. Vì vậy, luận án không đề cập đến việc hình thành những kiến thức này. 7. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp xử lý thông tin 8. Dự kiến đóng góp của luận án - Hệ thống hóa và mở rộng lí luận về việc hướng dẫn HS TH viết VB. - Mô tả thực trạng dạy và học viết VB của HS trong nhà trường TH hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp vận dụng trong tổ chức dạy học viết VB cho HS TH. 9. Những luận điểm cần bảo vệ - HS nên được thực hiện tiến trình viết ngay từ lớp 1. - Dạy học tích hợp và phân hóa, đặc biệt phân hóa theo nhóm đối tượng trong hướng dẫn theo tiến trình viết. - Cần có tiêu chí và minh chứng trong nhận xét, đánh giá bài văn của HS và HS cần được hình thành NL tự đánh giá và có thể thiết lập tiêu chí đánh giá. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và mục lục, nội dung chính của luận án bao gồm 4 chương:
  6. 3 Chương 1. Tổng quan Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học viết văn bản cho học sinh tiểu học theo định hướng phát triển năng lực Chương 3. Tổ chức dạy học viết văn bản theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học Chương 4. Thực nghiệm sư phạm Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Nghiên cứu dạy học theo định hướng phát triển năng lực 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài - Theo nhiều tài liệu, dạy học cách tiếp cận NL có xu hướng chiết trung là sự vận dụng, phối hợp nhiều học thuyết, quan điểm dạy học, thường xuyên cập nhật các xu hướng dạy học và phối hợp vận dụng chúng phù hợp với bối cảnh thực tiễn (Mike Brown (1994), Steven Hodge (2007), Yelena Butova (2015)). - Ngoài ra, các tài liệu cũng nhấn mạnh đến vai trò của GV. GV người phân tích nhu cầu, người thiết kế, người tổ chức và hướng dẫn cho HS, không còn là truyền thụ tri thức như trước. Cách tiếp cận NL xem trọng sự biểu hiện hành vi của người học ở “đầu ra”, nội dung được chia thành các phần nên “tổng hợp các mục tiêu bị rời rạc nếu so với bản chất logic và phức tạp của ngôn ngữ” [100], đây cũng là điểm khó khăn khi dạy học ngôn ngữ theo cách tiếp cận NL. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Hiện nay có rất nhiều các nghiên cứu về việc dạy học theo NL người học. Điều này được xem là tất yếu vì Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện chương trình, sách giáo khoa. Những vấn đề về dạy học theo NL được các nhà nghiên cứu đề cập: Các tác giả như Hoàng Thị Tuyết (2013), Nguyễn Thu Hà (2014), Lê Đình Trung (2016), Đỗ Ngọc Thống (2018) đã nêu, CT dạy học theo định hướng NL là CT theo định hướng “chuẩn đầu ra” của quá trình dạy học. Dạy học theo NL người học có thể sử dụng nhiều quan điểm dạy học khác nhau: cách tiếp cận hành vi (Lê Đình Trung (2016)); cách tiếp cận tích hợp (Bùi Mạnh Hùng (2014), Hoàng Thị Tuyết (2013)); dạy học phân hóa, cá thể hóa (Bùi Mạnh Hùng (2014), Hoàng Thị Tuyết (2013)); lí thuyết kiến tạo làm nền tảng (Bùi Mạnh Hùng (2014)). Người dạy được phát huy tối đa NL nghề nghiệp thông qua việc tự chủ lựa chọn phương pháp/ kĩ thuật dạy, hình thức dạy học, xây dựng môi trường học tập thân thiện (Bùi Mạnh Hùng (2014), Hoàng Thị Tuyết (2013), Lê Đình
  7. 4 Trung (2016)). Ngoài ra các tác giả còn nhấn mạnh đến vai trò của người học, là chủ thể của quá trình nhận thức có khả năng kiến tạo kiến thức và hình thành phương pháp tự học để có thể học tập suốt đời. 1.2. Nghiên cứu về dạy viết văn bản ở tiểu học 1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài Có nhiều cách tiếp cận và quan điểm để hình thành và PT NL viết VB cho người học được đề cập bởi các tác giả như: NSW Department of Education and Traning (1999), Arthur Brookers and Peter Grundy (2001), Richard & Rodgers (2001), Gordon Winch (2004), Tony Martin (2008), Steve Graham (2012), Henrietta Dombey (2013)… Đó là cách cách tiếp cận kiểu loại, cách tiếp tiến trình, cách tiếp cận giao tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm theo hướng song song (tạm dịch từ Paralell Writing) (Cheri J. Lee (2011)). 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước Tuy không gọi tên từng cách tiếp cận như các tài liệu nước ngoài nhưng các tài liệu trong nước cũng đề cập dạy học viết VB theo các cách tiếp cận và quan điểm tương tự. Điển hình trong tài liệu của các tác giả Nguyễn Quang Ninh (1996), Nguyễn Trí (1998), Lê A (2005), Phan Phương Dung-Đặng Kim Nga (2011), Lê Phương Nga (2014), Đỗ Ngọc Thống (2018). Ngoài ra, các tài liệu còn đề cập đến việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, các giải pháp về tự nhận xét, đánh giá của HS, các giải pháp tác động về mặt tâm lí nhằm thúc đẩy động cơ và niềm vui thích học tập. Tuy nhiên, chưa thấy có tài liệu nghiên cứu sâu về dạy học viết VB cho HS TH học theo hướng phát triển NL. Kế thừa những nghiên cứu trước đây và làm sâu sắc hơn việc dạy học viết VB cho HS TH theo hướng PT NL là vấn mà luận án tập trung giải quyết. Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA DẠY HỌC VIẾT VĂN BẢN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Văn bản và dạy viết văn bản trong nhà trường tiểu học 2.1.1.1. Khái niệm văn bản Tổng hợp từ các tài liệu trong và ngoài nước, luận án đưa ra khái niệm: VB vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; có tính chỉnh thể về nội dung, cấu trúc và hình thức; có đích giao tiếp nhất định (đích tác động về nhận thức, tác động về tình cảm hay tác động về hành động).
  8. 5 2.1.1.2. Đặc trưng của văn bản VB có tính liên kết, mạch lạc để tạo thành một thể hoàn chỉnh, thống nhất về nội dung và hình thức. Văn bản có quan hệ hướng nội và quan hệ hướng ngoại 2.1.1.3. Đặc trưng VB nói so với VB viết: khác biệt lớn nhất giữa VB viết và VB nói chính là bối cảnh VB được phát ra và chuyển tiếp đến người nhận. Bối cảnh này ảnh hưởng và chi phối đến quan hệ hướng nội và hướng ngoại của VB. 2.1.1.4. Các kiểu loại VB trong dạy học viết ở nhà trường phổ thông CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, đề xuất hệ thống các kiểu VB theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp [17, tr.88]: VB biểu cảm,VB đa phương thức, VB miêu tả, VB nghị luận, VB nhật dụng, VB thông tin, VB thuyết minh,VB tự sự. Đối với bậc TH, CT giáo dục phổ thông – môn Ngữ văn (2018) yêu cầu HS “viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng” [17, tr.9]; các VB nhật dụng như thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cám ơn, xin lỗi,…[17]. 2.1.2. Quan niệm và các cách tiếp cận trong dạy viết văn bản 2.1.2.1. Quan niệm về dạy viết văn bản ở nhà trường phổ thông CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 có yêu cầu cần đạt đối với kĩ năng viết bậc TH [17, tr.13]: Kĩ thuật viết và Viết câu, đoạn, văn bản. Với ý nghĩa viết VB là việc tạo lập một VB mang tính sáng tạo thì viết VB là một quá trình tư duy, một quá trình tự nhận thức và một quá trình giao tiếp. 2.1.2.2. Các cách tiếp cận trong dạy viết Cách tiếp cận kiểu loại: tập trung chủ yếu vào việc người học sản sinh ra VB theo đúng kiểu loại. Cách tiếp cận tiến trình: nhấn mạnh: “viết như là một hệ thống các hành động để tạo ra một VB. Các hành động này bao gồm: trước khi viết (kế hoạch); viết (soạn thảo, chỉnh sửa); xuất bản và phản hồi của người đọc. Cách tiếp cận xã hội: nhấn mạnh đến “sự liên kết mạnh mẽ giữa ngôn ngữ và bối cảnh xã hội” [94, tr.273]. Cách tiếp cận giao tiếp: nhấn mạnh đến mục đích và đối tượng bài viết hướng đến. Quan điểm dạy viết song song (Parallel Writing): kết hợp cách tiếp cận kiểu loại và cách tiếp cận tiến trình. Quan điểm theo hướng workshop: hướng đến mục tiêu người học được bồi dưỡng để trở thành những người viết độc lập. 2.1.3. Tích hợp và phân hóa trong dạy học viết văn bản theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học 2.1.3.1 Dạy học tích hợp: Kế thừa từ CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2006; thực hiện quan điểm của CT giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2018, dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt sẽ được vận hành một
  9. 6 cách cụ thể và sâu sắc hơn: nối tiếp tích hợp chủ đề trong dạy học các kĩ năng ngôn ngữ; tiếp tục và rõ ràng hơn tích hợp liên môn và xuyên môn; đặc biệt, tích hợp các kĩ năng ngôn ngữ sẽ được đẩy mạnh hơn. Trong dạy viết VB, có sự kết nối chặt chẽ với việc dạy các kĩ năng đọc, nói và nghe. 2.1.3.2. Dạy học phân hóa: HS đến trường đã có kinh nghiệm, sự hiểu biết tiếng mẹ đẻ; ảnh hưởng từ văn hóa địa phương; đặc điểm vị trí địa lí,…Những điều này là không giống nhau ở các HS, do đó, việc dạy học phân hóa là cần thiết. Bên cạnh đó, cá thể hóa – một hình thức của dạy học phân hóa cũng cần được vận dụng. Để dạy học phân hóa, người dạy có thể tác động vào nội dung DH, quy trình/ tiến trình DH, sản phẩm học tập. 2.1.4. Dạy viết văn bản theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học 2.14.1. Khái niệm năng lực viết Trong dạy học ngôn ngữ ở TH, NL viết được hiểu là người học có khả năng viết một cách độc lập khi được yêu cầu và bài viết thể hiện đầy đủ các tiêu chí của một bài viết sáng tạo; khả năng nhận biết được ích lợi của việc viết; nhận biết khi nào thì cần viết và viết như thế nào để giải quyết được vấn đề; người đọc sẽ có nhận thức, thái độ, hành động như người viết mong muốn. 2.1.4.2. Cấu trúc năng lực viết Dựa vào cơ sở lí luận và những quan điểm về việc tạo lập VB, luận án đề xuất cấu trúc NL viết dành cho HS TH. Tùy theo cấp lớp, các tiêu chí thành phần có thể lược bớt, đặc biệt đối với HS lớp 1, sao cho tương thích với yêu cầu cần đạt của CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018. Tương tự độ khó của các tiêu chí thành phần được tăng giảm tùy theo lứa tuổi HS. Bảng 2.2. Cấu trúc năng lực viết của học sinh tiểu học Cấu trúc NL viết STT Các thành tố Các tiêu chí 1 - Xác định được vấn đề cần viết: nội Xác định nhiệm vụ viết dung, mục đích, đối tượng; - Xác định kiểu loại cần thể hiện. 2 Thực hiện các HĐ tạo - Tìm ý, phát triển ý, lọc ý và kết nối ý; bài viết - Diễn ý và viết phác thảo; - Đọc lại và tự sửa chữa.
  10. 7 - Đúng bố cục của kiểu loại; - Chính tả; 3 Tổ chức bài viết - Dùng từ; - Dấu câu; - Ngữ pháp; - Liên kết câu; - Tổ chức đoạn; - Liên kết đoạn. - Trưng bày bài viết; đọc bài viết; nói về 4 Xuất bản, công bố và bài viết; nhận xét, đánh giá bài - Tự nhận xét, đánh giá bài viết của bản viết thân và của bạn bè. 2.1.4.3. Cách tiếp cận chủ đạo cho việc dạy viết VB theo định hướng PT NL cho HS TH Luận án đề xuất cách tiếp cận tiến trình là chủ đạo cho việc hình thành NL viết VB cho HS TH, vì: (1) Cách tiếp cận này phù hợp với việc rèn luyện tư duy cho HS trong quá trình học viết VB; (2) Nếu được rèn luyện các kĩ năng bộ phận của tiến trình làm văn thì HS sẽ được hình thành dần dần các hành vi tích cực khi tạo lập VB, đáp ứng yêu cầu dạy học định hướng PT NL. Sơ đồ 2.3. Các kĩ năng làm văn theo cách tiếp cận tiến trình
  11. 8 Dạy đọc: nắm được Dạy đọc: hiểu được kiểu loại văn bản bối cảnh của bài thông qua bài đọc. đọc, tính cách cá Cách tiếp Cách tiếp nhân của tác giả. cận kiểu loại cận xã hội Dạy lí thuyết làm văn HS kết nối bối cảnh xã hội với HĐ viết Đề bài Cách tiếp cận giao tiếp VB đang thực hiện; tự tin thể hiện cá tính, Cách tiếp Cách tiếp quan điểm cá nhân. cận kiểu cận giao Dạy đọc: hiểu hoàn loại: thể tiếp: thể cảnh, mục đích, nội hiện kiểu hiện mục dung giao tiếp; xác định loại VB đích và đối tượng giao tiếp; hiểu Cách mà HS đối tượng thông điệp của tác giả. cần thực giao tiếp. Quan điểm Workshop tiếp hiện. cận Phương pháp, kĩ thuật, tiến biện pháp được thực hiện trong quá trình dạy viết trình VB: - HS tìm ý, phát triển ý, Thực hiện trong các Tìm ý, phát triển ý, lọc ý phù hợp nội dung HĐ trải ngiệm hoặc lọc ý và đối tượng giao tiếp. sách giáo khoa có - HS có môi trường giàu thể thiết kế tiết “viết ngôn ngữ viết. tự do”. HS được lựa - HS được đa tương tác: chọn nội dung, kiểu với môi trường, với GV, với bạn bè, với loại để viết. HS vẫn Diễn ý người thân. thực hiện các bước - HS được thể hiện của tiến trình viết mình thông qua các HĐ dưới sự hướng dẫn thảo luận, trao đổi, và tổ chức của GV. Sửa chữa và xuất trưng bày, công bố bài bản bài viết viết. Sơ đồ 2.4. Cách tiếp cận tiến trình kết hợp với các cách tiếp cận và quan điểm dạy viết văn bản 2.1.4.4. Sự khác biệt giữa dạy học viết văn bản theo định hướng phát triển năng lực và cách dạy “truyền thống”1 Ở TH, sự khác biệt lớn nhất giữa dạy học viết VB theo định hướng PT NL và cách dạy truyền thống là quan niệm về VB mà HS tạo lập. Nếu cách dạy “truyền thống” – theo cách tiếp cận nội dung- xem VB HS tạo lập là một sản phẩm thì cách dạy theo định hướng PT NL xem là một tiến trình và tiến trình này dẫn đến một sản phẩm với những yêu cầu phù hợp đặc điểm lứa tuổi, cấp học của HS. Sự khác biệt này đưa đến việc dạy viết VB theo định hướng PT NL có những điểm được nhấn mạnh hơn so với cách dạy “truyền thống”: (i) Các bước của tiến trình tạo lập VB được thực hiện ngay từ những lớp đầu cấp học và được chú trọng để phát triển cho những lớp tiếp theo. (ii) Dạy học tích hợp được đẩy mạnh hơn. 1 Truyền thống được hiểu là cách dạy được thực hiện theo CT giáo dục phổ thông Ngữ Văn 2006, môn Tiếng Việt.
  12. 9 (iii) Những yếu tố liên quan đến tâm lí HS trong quá trình tạo lập VB sẽ được quan tâm và khai thác. (iv) Đối tượng bài viết sẽ được mở rộng hơn. (v) Đề bài/ bài tập viết VB có nội dung được mở rộng hơn và mang tính cá thể hóa để HS có cơ hội bộc lộ bản thân nhiều hơn. (vi) Kĩ năng tự nhận xét, đánh giá được chú trọng hơn. (vii) Tự tin trưng bày, chia sẻ bài viết, tôn trọng ý kiến người khác cũng là một trong những kĩ năng và thái độ HS được rèn luyện. 2.1.5. Đặc điểm về nhận thức và giao tiếp của học sinh tiểu học 2.1.5.1. Đặc điểm về nhận thức: tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, ngôn ngữ, chú ý. 2.1.5.2. Đặc điểm về giao tiếp: được chia thành 03 giai đoạn: chuẩn bị vào lớp 1; 6 đến 8 tuổi; 8 đến 10 tuổi. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng ảnh hưởng đến việc học ngôn ngữ. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Nội dung dạy học viết bản cho học sinh tiểu học trong chương trình và sách giáo khoa của chương trình 2006 - Cách tiếp cận kiểu loại là chủ đạo. - Phân chia quá trình dạy viết VB thành 02 giai đoạn. 2.2.2. Nội dung dạy học viết cho học sinh tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018) Cách tiếp cận kiểu loại và cách tiếp tiến trình được thể hiện khá rõ trong CT. Nhấn mạnh đến tính chủ động, tích cực của người học, kết hợp với quan điểm dạy học tích hợp và yêu cầu phân hoá theo NL, sở trường của cá nhân. 2.2.3. Thực trạng dạy học viết văn bản của giáo viên ở trường tiểu học 2.2.3.1. Tìm hiểu thực trạng thông qua khảo sát, phỏng vấn: luận án sử dụng phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp để khảo sát 209 GV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. 2.2.3.2. Tìm hiểu thực trạng thông qua giờ dạy của GV: luận án dự giờ dạy Tập làm văn, lớp 3, học kì 1 của 03 GV trên địa bàn TP HCM. 2.2.4. Năng lực viết văn bản của học sinh tiểu học 2.2.4.1. Thái độ của HS đối với việc học viết VB: luận án sử dụng phiếu khảo sát và phỏng vấn để khảo sát 329 HS TH trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. 2.2.4.2. Nội dung bài văn của HS: luận án khảo sát 164 bài làm văn, học kì 1, lớp 3 của 164 HS trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Kết luận sư phạm: GV sử dụng đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhưng chưa linh động, chưa quan tâm đến việc rèn luyện viết văn theo tiến trình. Số lượng bài văn của HS đạt yêu cầu về trình bày và nội dung nhưng chưa thấy sự đa dạng và phong phú trong diễn đạt và ý tưởng.
  13. 10 Chương 3 TỔ CHỨC DẠY HỌC VIẾT VĂN BẢN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 3.1. Một số yêu cầu trong dạy viết văn bản nhằm phát triển năng lực cho học sinh 3.1.1. Đảm bảo mục tiêu môn học 3.1.2. Phù hợp đặc điểm tâm lí học sinh 3.1.3. Chú ý tính linh hoạt của quá trình viết 3.1.4. Đảm bảo học sinh là chủ thể trong quá trình viết 3.1.5. Thực hiện đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học viết 3.2. Một số giải pháp dạy học nhằm phát triển năng lực viết văn bản cho học sinh tiểu học Nhằm làm rõ hơn mối liên kết giữa các biện pháp, trước khi trình bày chi tiết các biện pháp, luận án thực hiện sơ đồ 3.1 1. Tạo động lực viết 3. Tổ chức dạy học viết văn - Thiết kế môi trường học tập bản theo tiến trình khuyến khích HĐ viết. - Tổ chức HĐ tìm ý - Làm cho nội dung viết nằm • Tổ chức HĐ trải nghiệm: 4. Đánh giá trong vùng hiểu biết của HS. trực quan, trò chơi, sắm vai NL viết VB - Thiết kế đề tập làm văn phát huy tính sáng tạo của HS. • Viết tự do của HS - Tổ chức trò chơi giúp HS có • Trao đổi theo nhóm. - Đánh giá qua niềm vui thích học viết VB. - Tổ chức HĐ sắp xếp ý hồ sơ học tập. • Sơ đồ hóa các ý - Đánh giá kết quả học tập • Viết phác thảo bằng rubric - Tổ chức HĐ chỉnh sửa (Phiếu nhận bài văn xét, đánh giá • Luyện tập cho HS thói bài văn). 2. Kết nối dạy viết với HĐ đọc quen đọc lại bài viết - Kết nối với bài tập đọc trong • Sử dụng phiếu nhận xét, sách giáo khoa. đánh giá (checklist). - Kết nối với HĐ đọc mở rộng Trước khi học viết một Trong quá trình học viết Sau khi tạo nội dung tạo lập VB lập VB Sơ đồ 3.1. Các biện pháp dạy học phát triển năng lực viết văn bản cho học sinh tiểu học
  14. 11 3.2.1. Tạo động lực viết 3.2.1.1. Thiết kế môi trường học tập khuyến khích HĐ viết: tác động đến môi trường khách quan (môi trường bên ngoài) và môi trường chủ quan (môi trường bên trong) của HS nhằm làm cho HS có sự tự tin và niềm vui thích học tập như: thiết lập không gian lớp học giàu ngôn ngữ viết, tạo không khí học tập thân thiện, đa dạng các hình thức phản hồi bài viết, hợp tác và chia sẻ với phụ huynh. 3.2.1.2. Làm cho nội dung viết nằm trong vùng hiểu biết của HS: (1) Với đề bài nằm trong vùng hiểu biết: liên kết vấn đề cần viết với các HĐ dạy học các kĩ năng của Tiếng Việt và môn học khác và quan tâm, sâu sát với những vấn đề mà đa số HS yêu thích để tạo cho HS có tình cảm, thái độ tích cực với đối tượng viết. (2) Với đề bài nằm ngoài vùng hiểu biết: làm cho vấn đề viết trở thành mối quan tâm, trở nên thú vị đối với HS để HS có hiểu biết và quan tâm đến chúng. 3.2.1.3. Thiết kế đề tập làm văn phát huy tính sáng tạo của học sinh Trong khuôn khổ của luận án và trong mục tiêu tạo động lực viết cho HS bằng cách tác động vào đề tập làm văn, luận án đề xuất việc thiết kế đề tập làm văn phát huy tính sáng tạo của HS. Đề phát huy sự sáng tạo của HS hướng đến việc HS được thể hiện bản thân như quan điểm, suy nghĩ, tình cảm; có nội dung gần gũi với cuộc sống và phù hợp với tâm lí lứa tuổi. HS có thể tưởng tượng cách giải quyết một vấn đề, giải thích một vấn đề/ một sự việc của bản thân, hóa thân vào một nhân vật để kể lại câu chuyện, hóa thân một sự vật/ con vật để kể, tả về chính bản thân…Luận án đề xuất hai hướng thiết kế đề phát huy sự sáng tạo của HS: (i) Thiết kế đề mới dựa trên đề hiện có Đề hiện có được hiểu là những đề tập làm văn có trong sách giáo khoa của CT 2006 và thường chứa đựng 02 yếu tố chính là kiểu loại (viết như thế nào) và nội dung cần viết (viết cái gì). Để tạo động lực viết cho HS, GV có thể cá thể hóa đề bài bằng cách thêm vào mục đích viết và đối tượng đọc. Đề tập làm văn cá thể hóa cần đảm bảo các yếu tố sau: (1) đầy đủ các nhân tố giao tiếp: nội dung, mục đích, đối tượng đọc, hình thức thể hiện (kiểu loại VB) và ngữ cảnh; (2) tình huống giao tiếp gần gũi với đời sống HS. Lớp 1 và lớp 2 chưa nên cá thể hóa; thực hiện từ lớp 3 và tùy bài thực hiện cá thể hóa đề bài Ví dụ minh họa cá thể hóa đề tập làm văn Đề gốc Đề cá thể hóa 1. Viết một bức thư cho bạn ở một Em xem truyền hình (hoặc đọc báo, đọc tin tức tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, trên mạng internet) và biết một người bạn có cùng miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn sở thích giống em, ví dụ: cùng thích học làm cùng thi đua học tốt. robot, thích làm thí nghiệm, thích chơi bóng
  15. 12 (Nxb Giáo dục, Tiếng Việt 3, tập rổ,...Em hãy viết thư cho bạn để làm quen và mời một, tuần 13, tr.110) bạn cùng em trao đổi, tìm hiểu về sở thích của cả hai. 2. Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà Đặt tình huống, em chưa có bàn học. Em hãy nghĩ của em. đến một cái bàn học mà em thích và tả lại nó cho (Nxb Giáo dục, Tiếng Việt 4, tập bố hoặc mẹ. Đồng thời bày tỏ mong muốn có cái hai, tuần 20, tr.18) bàn học ấy. Gợi ý: bàn học em thích có thể do em tự nghĩ ra hoặc em đã thấy ở đâu đó (trên mạng internet, trong tạp chí, ở nhà bạn,...). 3. Hãy tả ngôi trường thân yêu đã Em được đại diện lớp tham gia buổi giao lưu với gắn bó với em trong nhiều năm qua. các bạn ở trường khác trong một hội trại của tỉnh/ (Nxb Giáo dục, Tiếng Việt 5, tập thành phố. Trong hội trại, các em được yêu cầu một, tuần 11, tr.100) nói về ngôi trường em đang học. Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua và mời các bạn đến thăm khi có dịp. (ii) Thiết kế đề văn theo hướng mở Thoát ly những đề bài với yêu cầu về kiểu loại và nội dung viết quen thuộc, GV có thể thúc đẩy động lực học viết VB của HS thông qua những đề bài có chủ đề, nội dung gần gũi với thực tiễn cuộc sống HS. Đề bài cũng không yêu cầu về kiểu loại để HS được sáng tạo theo ý cá nhân. Những đề bài này tác động vào tâm lí HS, làm cho HS mong muốn được viết để bày tỏ, thể hiện mình. Các đề bài có những yêu cầu sau: (1) nội dung gần gũi với đời sống HS; (2) không quy định cứng nhắc về kiểu loại; (3) có tính cá thể hóa cao (HS viết về chính cuộc sống của bản thân; về những suy nghĩ, ước mơ của bản thân); (4) đảm bảo sự sáng tạo của HS. GV có thể tổ chức viết những đề bài này vào buổi học thứ hai, trong các HĐ trải nghiệm của môn học, sinh hoạt câu lạc bộ hoặc (nếu được) thì các tác giả sách giáo khoa thiết kế những tiết học “viết tự do” để tạo điều kiện cho HS được viết. Một số đề bài: Chủ đề Đề bài Trường 1. Viết lại 03 điều em ấn tượng trong ngày đầu tiên đến học/ Thầy trường. Cô/ Bạn 2. Vật dụng quan trọng nhất trong lớp em là gì? Viết lí do và bè giải thích vì sao vật dụng đó quan trọng nhất. Bản thân/ 3. Viết 03 từ thể hiện mong muốn của em khi bắt đầu năm Những học mới (lớp 1, 2). Vì sao em chọn 03 từ này (lớp 3,4,5). điều yêu 4. Viết danh sách từ 03 đến 05 điều em sẽ làm vào ngày nghỉ thích (lớp 1, 2). Vì sao em chọn những việc đó (lớp 3,4,5).
  16. 13 5. Hoạt động yêu thích của gia đình? Mô tả ngắn gọn hoạt động đó. (Ví dụ: cùng đi siêu thị ngày cuối tuần; cùng đi du Gia đình lịch mùa hè; cùng đi nhau nấu ăn,…) 6. Trong gia đình, em có trách nhiệm làm việc gì không? Nếu có, hãy mô tả công việc đó. 7. Nếu trẻ con không đi học, điều gì sẽ xảy ra? Viết những điều em nghĩ. Tưởng 8. Nếu được là một nhân vật trong truyện, em sẽ là nhân vật tượng nào? Trong truyện nào? Em sẽ thay đổi điều gì? 3.2.1.4. Tổ chức trò chơi giúp HS có niềm vui thích học viết văn bản Tổ chức trò chơi là một trong những cách thức tạo niềm vui thích học tập, thúc đẩy động lực học viết VB đối với HS. Trong dạy học viết VB, trò chơi còn có tác dụng đặt HS vào một bối cảnh để sản sinh VB, đồng thời rèn luyện các HĐ nhận thức như trí nhớ, tưởng tượng, phán đoán. Với mục đích thúc đẩy động lực và có niềm vui thích học viết VB, các trò chơi có thể được tổ chức trong các giờ ngoại khóa. Về phía GV, để tổ chức trò chơi giúp HS có niềm vui thích học viết VB, lưu ý: - Xác định mục tiêu trò chơi rõ ràng. - Xác định quy tắc, quy luật trò chơi rõ ràng và dễ hiểu đối với HS. - Xây dựng những chỉ dẫn rõ ràng và cụ thể, làm mẫu khi cần thiết. - Đảm bảo HS tính vừa sức, HS sản sinh được VB phù hợp khả năng. Ví dụ minh họa Tên trò chơi: Đọc tranh viết truyện - Mô tả về trò chơi: GV chuẩn bị hệ thống các tranh vẽ để HS tạo ra một câu chuyện. Có hai cách để thực hiện: (i) Tranh là hình vẽ hành động của các nhân vật, kèm theo các “bóng nói” hoặc “bóng nghĩ”. HS sẽ đọc tranh và viết lời cho các “bóng nói” hoặc “bóng nghĩ đó. (ii) Tranh là hình vẽ và HS viết minh họa cho tranh. - Mục tiêu: HS rèn tư duy logic thông qua việc đọc và liên kết hệ thống các tranh, viết sáng tạo một câu chuyện dựa vào hệ thống các tranh đó. HS rèn cách đặt và diễn đạt câu, liên kết câu để tạo thành một câu chuyện. HS nhận biết, mỗi người khi đọc tranh sẽ có những suy nghĩ, tưởng tượng giống/ khác nhau về nội dung. Từ đó, HS học cách tôn trọng sự khác biệt. - Chuẩn bị: GV chuẩn bị trên giấy A4 một hệ thống các tranh để tạo ra câu chuyện. - Cách chơi: • Mỗi HS nhận được một tờ giấy có hệ thống các tranh vẽ.
  17. 14 • GV giải thích cách thực hiện cho HS. • HS thực hiện và có thể trao đổi với GV,với các bạn để hiểu rõ và làm phong phú ý tưởng của bản thân. • Sau khi viết, HS trao đổi với các bạn câu chuyện đã sáng tác. GV có thể tổ chức HS tự chọn bạn trao đổi và khuyến khích trao đổi càng nhiều bạn càng tốt. Hoặc GV tổ chức HS trao đổi theo nhóm. • GV tổ chức trưng bày và có thể bình chọn “Câu chuyện hay nhất”, “Câu chuyện vui nhất”. Trò chơi thích hợp HS lớp 1 (giai đoạn sau khi học âm/vần) đến lớp 5. Tùy mỗi lớp, GV có những hướng dẫn cụ thể và quy định thời gian. GV lưu ý HS viết ngắn gọn, thể hiện được lời nói, suy nghĩ của nhân vật. Viết minh họa cho tranh cần viết thành câu và các câu liên kết để tạo thành câu chuyện. Thứ tự HS 1 HS 2 HS3 tranh Tranh 1 Ôi! Trời ơi! Sao mẹ Ui! Lại bị muộn giờ A! Trễ học nữa rồi, không gọi con dậy? học rồi. huhu! Chào mẹ, con đi học. Bố ơi! Mau chở con Nhanh lên! Ba ơi ! Tranh 2 Bố ơi! Chạy nhanh tới trường. nhanh lên! lên, trễ mất rồi. Cuối cùng cũng đến Ồ! Không bị muộn! May quá! Tới Tranh 3 lớp. Hú hồn! Tưởng Tuyệt vời! trường kịp lúc, bị muộn. không bị trễ. Ôi! Không! Để quên Í! Mình quên mang Sao chưa có bạn Tranh 4 cặp rồi. giày rồi. nào? Mình lại nhìn đồng hồ nhầm rồi.
  18. 15 3.2.2. Kết nối dạy viết với hoạt động đọc Viết và đọc có mối quan hệ tương hỗ. Trước đây, đọc và viết thường được dạy riêng biệt. Gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đọc và viết phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn chúng ta nghĩ. 3.2.2.1. Mối quan hệ giữa đọc và viết - Đọc và viết là quá trình nhận thức - Đọc và viết là hoạt động giao tiếp - Đọc và viết đều là tiến trình kiến tạo nghĩa - Đọc là tiền đề cho viết - Người viết chính là người đọc đầu tiên 3.2.2.2. Một số biện pháp kết nối Trong luận án, chúng tôi quan niệm HĐ đọc là tiền đề cho việc viết. Luận án đưa ra một số cách kết nối đọc với viết như: kết nối nội dung VB (VB đọc gợi mở tri thức, nội dung, giúp HS có chất liệu trong bài viết), cách tổ chức VB (VB đọc gợi mở cho HS cách tổ chức bài viết theo đặc điểm của mỗi kiểu loại), tri thức ngôn ngữ (đọc giúp HS tích lũy vốn từ, cách sử dụng các biện pháp tu từ trong diễn đạt). Ba hướng kết nối này được luận án thiết kế thành các phiếu học tập để hướng dẫn cho HS viết qua hai hình thức sau: (i) Kết nối với bài tập đọc trong sách giáo khoa Ví dụ: Trước khi dạy bài tập làm văn tuần 26 “Kể về một ngày hội mà em biết” (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 71), GV hướng dẫn HS đọc lại bài tập đọc “Rước đèn ông sao” để hình dung được kĩ hơn về cách miêu tả một ngày hội. GV có thể thiết kế phiếu học tập cho HS để tìm hiểu văn bản tập đọc mẫu. Phiếu học tập Em hãy đọc lại bài “Rước đèn ông sao” (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 71) và hoàn thành sơ đồ sau: 1. Ngày hội được tổ chức khi 2. Ngày hội có những ai tham dự? Thái nào? Ở đâu? độ của những người tham dự như thế nào? Văn bản kể về ngày hội: ………….……………. 3. Đêm hội có gì hoạt động gì 4. Không khí lễ hội như thế nào? đặc biệt?
  19. 16 6. Nếu em tham gia đêm hội cùng các bạn, em sẽ có cảm xúc như thế nào? Hãy ghi lại cảm xúc của em trong khoảng 3 câu. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………… (ii) Kết nối với hoạt động đọc mở rộng Ví dụ : GV hướng dẫn HS tích lũy vốn từ: vốn từ chỉ màu sắc Phiếu học tập Nhiệm vụ: Đọc bài văn và thực hiện yêu cầu bên dưới: Mưa cuối mùa Nửa đêm, Bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóe và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn trùm kín cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân gường Bé nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay Bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng. Sau trận mưa to đêm hôm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt, cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ Bé mới chợt nhận ra mùa mưa đã chấm dứt. Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô. Bé ân hận quá. Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ biệt Bé. Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. Chiếc lá bồ đề vàng óng từ tít trên cao, mưa đã ngắt xuống gửi tặng Bé, Bé chẳng nhận ra sao? (Theo Trần Hoài Dương) 1. Tìm các từ ngữ miêu tả màu sắc và âm thanh trong bài văn trên:
  20. 17 Từ chỉ màu sắc trong văn bản Viết thêm những từ ngữ khác Mẫu: vàng rực miêu tả màu sắc mà em biết: …………………………….. ……………………… ................................................ ……………………… Từ miêu tả âm thanh tiếng mưa trong Viết thêm những từ ngữ khác văn bản miêu tả âm thanh tiếng mưa Mẫu: ầm ầm mà em biết: …………………………… ……………………….. …………………………… ……………………….. 2. Tìm các câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa trong văn bản trên: Mẫu: Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng. ……………………………………………………………………… ……………………………………………………… 3.2.3. Tổ chức dạy học viết văn bản theo tiến trình 3.2.3.1. Tổ chức hoạt động tìm ý Để hình thành NL tìm ý cho HS, GV có thể tổ chức các HĐ sau: (i) HĐ trải nghiệm: thông qua sử dụng các phương pháp như trực quan, trò chơi, sắm vai. (ii)Viết tự do: sau HĐ trải nghiệm, HS đã có ý, từ cho bài viết, GV tổ chức cho HS viết nhanh để tạo thành hệ thống ý cho bài viết. (iii)Trao đổi theo nhóm: mang ý nghĩa giúp học sinh được trao đổi ý tưởng, phát triển thêm ý và lọc các ý không cần thiết Ví dụ: tổ chức cho HS sắm vai câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca” (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, tr.55), chuẩn bị cho đề bài Tập làm văn “Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của nhân vật người mẹ hoặc An-đrây-ca”. GV có thể tổ chức: - Trước khi sắm vai: HS đọc lại truyện – thực hiện chia nhóm theo các vai trong truyện (người ông, người mẹ và An-đrây-ca) – GV họp nhóm các HS cùng vai để hướng dẫn hoặc HS thảo luận các câu hỏi theo phiếu nhằm hướng dẫn HS thể hiện thái độ/ hành vi của nhân vật – HS quay về nhóm đã phân vai để thực hiện sắm vai trong nhóm. HS thể hiện vai người ông được chia thành hai nhóm để thảo luận với các bạn đóng vai người mẹ hoặc An-đrây-ca. Sau thảo luận, tổ chức cho HS trao đổi trước lớp để có những kết luận đúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2