intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực nữ VĐV trẻ môn Judo tỉnh Sóc Trăng lứa tuổi 12-14

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn này nhằm phân tích, tổng hợp lý luận và thực tiễn của việc đánh giá trình độ thể lực môn Judo, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực nữ VĐV trẻ môn Judo tỉnh Sóc Trăng lứa tuổi 12-14, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác huấn luyện và thi đấu cho các nữ VĐV Judo tỉnh Sóc Trăng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực nữ VĐV trẻ môn Judo tỉnh Sóc Trăng lứa tuổi 12-14

  1. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN VĂN ĐẶT VẤN ĐỀ TDTT là bộ phận của nền văn hóa xã hội, là sự tổng hợp những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp chuyên môn nhằm tạo điều kiện cho sự pháp triển toàn diện thể chất của con người. Ngay từ khi mới ra đời, TDTT là phương tiện giáo dục, một hiện tượng xã hội giúp con người hoàn thiện về mọi mặt, cả thể chất lẫn tinh thần. Về thể thao thành tích cao, cũng là một bộ phận cấu thành nền TDTT xã hội. Trên cơ sở định hướng của Đảng và Nhà nước trong dự án chiến lược TDTT đến năm 2020 Ủy ban TDTT đã xác định “Thể thao thành tích cao là một trong ba nhiệm vụ chiến lược của ngành nhằm mục tiêu nhanh chóng tiếp cận với trình độ thể thao khu vực, đồng thời từng bước hòa nhập với trình độ thể thao Châu Á và thế giới, cụ thể là thể thao Việt Nam phải phấn đấu là một trong 3 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á vào năm 2003 và đến năm 2020 phải là một trong 15 nước có thành tích cao của Châu Á”. Điều nàyđòi hỏi ngành TDTT phải tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo tài năng thể thao trên tất cả các môn; Đặc biệt tập trung chúý phát triển một số môn thể thao mũi nhọn, trong đó có môn Judo. Judo là môn võ ôn hòa, đề cao tính tự vệ và rèn luyện thể chất nên rất được công chúng quan tâm, Judo nhanh chóng được truyền bá rộng rãi. Judo du nhập vào Việt Nam vào đầu những năm 50 của thế kỷ XX và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay với các CLB mạnhở các tỉnh thành như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Tháp, Sóc Trăng,… Sóc Trăng là một trong những đơn vị có phong trào Judo phát
  2. 2 triển mạnh, trên cơ sở phát triển đó thì đội tuyển Judo Sóc Trăng cũng đạt đượcthành tíchở các giải đấu như: 03 HCV, 01 HCB, 06 HCĐ tại giải Judo trẻ Toàn quốc năm 2012. VĐV Judo nói chung cũng như các VĐV Judo nữ Sóc Trăng nói riêng muốn đạt được thành tích cao trong thi đấu, điều kiện tiên quyết là phải hoàn thiện được kỹ thuật căn bản, có trình độ thể lực nhất định,…. Vì đó là những yếu tố quan trọng, là giai đoạn đầu tiên hay yếu tố đầu vào trong quy trình đào tạo VĐV cấp cao. Công tác đánh giá trình độ thể lực nhằm dự báo thành tích của VĐV đó sau một giai đoạn huấn luyện nhất định, từ đó làm cơ sở đánh giá và có sự quan tâm, đầu tư đúng mức. Tuy vậy, thực trạng đánh giá trình độ thể lực VĐV Judo hiện nay tại Sóc Trăng vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các HLV thường sử dụng kinh nghiệm của bản thân để đưa ra các test để đánh giá trình độ thể lựccho các VĐV, điều đó đôi khi mang tính chủ quan, chưa chính xác. Bản thân từng là VĐV đội tuyển Quốc gia, hiện nay là HLV đội tuyển trẻ Judo tỉnh Sóc Trăng. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thể lực một cách khoa học phù hợp với hệ thống đào tạo VĐV môn Judo là cần thiết nhằm mục đích xác định chính xác trình độ thể lực của VĐV,bởivì thể lực có vai trò rất quan trọng đối với thành tích ở môn Judo . Thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực để từ đó có kế hoạch huấn luyện các VĐV lâu dài, hướng đến mục tiêu đạt thành tích tại Đại hội TDTT Toàn quốc lần thứ VIII năm 2018, công tác đánh giá trình độ thể lực VĐV trẻ đang được đẩy mạnh, song còn gặp nhiều khó khăn, cần có sự đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, song hiện nay còn ít đề tài nghiên cứu về môn Judo cũng như vấn đề nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá thể lực của các VĐV, đặc
  3. 3 biệt là tiêu chuẩn đánh giá thể lực của nữ VĐV Judo. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng và hiện trạng vấn đề nghiên cứu, đồng thời là người trực tiếp tham gia huấn luyện và đào tạo VĐV nữ trẻ môn Judo tại Sóc Trăng, với mong muốn góp phần trong việc nâng cao thành tích cho đội tuyển Judo tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực nữ VĐV trẻ môn Judo tỉnh Sóc Trăng lứa tuổi 12-14.” Tiến hành nghiên cứu đề tài trên với mục đích là: Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, tổng hợp lý luận và thực tiễn của việc đánh giá trình độ thể lực môn Judo, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực nữ VĐV trẻ môn Judo tỉnh Sóc Trăng lứa tuổi 12-14, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác huấn luyện và thi đấu cho các nữ VĐV Judo tỉnh Sóc Trăng. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng thể lực của các nữ VĐV trẻ môn Judo lứa tuổi 12-14 tỉnh Sóc Trăng. - Nhiệm vụ 2: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho các nữ VĐV trẻ môn Judo lứa tuổi 12-14 tỉnh Sóc Trăng. - Nhiệm vụ 3:Đánh giá sự phát triển thể lực cho các nữ VĐV trẻ môn Judo lứa tuổi 12-14 tỉnh Sóc Trăng sau một năm tập luyện 2013. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Luận văn được trình bày trong 90 trang bao gồm phần: Đặt vấn đề (4 trang); Các nội dung chính của luận văn: Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (34 trang), chương 2: Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (9 trang), chương 3: Kết quả
  4. 4 nghiên cứu (34 trang), chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu (6 trang), phần kết luận và kiến nghị (3 trang). Đề tài sử dụng 26 bảng, 19 biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo gồm 33 tài liệu tiếng Việt và 7 tài liệu tiếng nước ngoài, kèm theo là 6 phụ lục của quá trình nghiên cứu. B. NỘI DUNG LUẬN VĂN: CHƯƠNG I:TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm thể lực các môn võ: Ở từng môn võ thuật với các đặc thù thi đấu khác biệt, đều có những sự khác biệt về yêu cầu thể lực khác nhau. Nhìn chung, Judo là môn có yêu cầu khá cao ở hầu hết các tố chất, năng lực vận động. VĐV Judo phải có năng lực tốt về sức bền ưa khí, sức bền yếm khí, sức mạnh và công suất (sức mạnh tốc độ). 1.2. Đặc điểm môn judo: 1.2.1 Nguồn gốc môn Judo: 1.2.2. Cấu trúc thành tích và đặc điểm thi đấu của Judo: Cấu trúc thành tích: - Năng lực kỹ, chiến thuật. - Thể lực (chung và chuyên môn). - Tư duy, sáng tạo và phản xạ trong từng tình huống. - Tinh thần thi đấu, ý chí quyết thắng không ngại đối thủ. - Các yếu tố khách quan khác gồm: kết quả bốc thăm; sự phân xử của trọng tài; thời tiết; tần số thi đấu; chế độ dinh dưỡng; hạng cân thi đấu. Đặc điểm thi đấu của Judo: Thi đấu Judo gồm 2 nội dung là thi đấu đối kháng và thi đấu kỹ thuật (Nage No Kata). Thi đấu đối kháng và thi đấu kỹ thuật được thể hiện thông qua các yếu tố: kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý và thể
  5. 5 lực. 1.2.3 Luật thi đấu môn Judo: Trận đấu Judo được điều khiển bởi 1 trọng tài chính và 2 giám biên dưới sự giám sát của hội đồng trọng tài. Tất cả quyết định sẽ được căn cứ trên ý kiến đa số của trọng tài chính và 2 giám biên. Theo Bộ luật thi đấu Judo Quốc tế năm 2012 thời gian thi đấu là 5 phút. Thời gian nghỉ hồi phục cho 1 đấu thủ giữa 2 trận đấu tối thiểu là 10 phút. 1.2.4 Đặc điểm kỹ thuật môn Judo: Hệ thống kỹ thuật Judo bao gồm 3 bộ kỹ thuật chính. Đó là bộ kỹ thuật ném (Nage Waza), bộ kỹ thuật khống chế (Katame Waza), và bộ kỹ thuật sát thương (Atemi Waza). Bộ kỹ thuật khống chế (Katame Waza) cũng bao gồm 3 nhóm kỹ thuật chính là nhóm kỹ thuật đè khống chế (Osaekomi Waza), nhóm kỹ thuật siết nghẹt (ải sát) (Shime waza) và nhóm kỹ thuật khó khớp (Kansetsu Waza). Hai bộ kỹ thuật Nage Waza và Katame Waza được áp dụng, phổ biến rộng rãi trong tập luyện và thi đấu. Riêng bộ kỹ thuật sát thương (Atemi Waza) bao gồm các kỹ thuật dùng tay (Ude Ate) và chân (Ashi Ate) làm vũ khí để tấn công sát thương đối thủ thì không áp dụng trong quá trình giảng dạy và tập luyện do tính nguy hiểm của kỹ thuật. 1.2.5 Đặc điểm thể lực môn Judo: Sức mạnh Judo: Xu thế hiện nay trong thi đấu Judo là thể hiện sức mạnh, khống chế đối phương theo ý mình, kiểm soát được hoạt động của đối phương trong các kỹ thuật ném và các kỹ thuật đè dưới đất. Qua nghiên cứu kết quả của Brooks và Fahey (1985); Fleck và
  6. 6 Kraemer (1987); Lombardi (1989); Tudor Bompa (1997)… về tập luyện sức mạnh bao gồm các nguyên tắc sau: - Tập sức mạnh phụ thuộc vào đặc thù và tăng dần LVĐ. - Tập luyện sức mạnh nên sử dụng biên độ động tác tối đa. - Chú ý vào yếu tố giải phẫu cơ lớn/cơ nhỏ. - Kiểm soát sự cân bằng giữa phần trên và phần dưới cơ thể; phần trước và phần sau cơ thể. - Chú ý hồi phục tốt trong mỗi giai đoạn chuyển tiếp. - Cường độ tập luyện phải phù hợp cho từng giai đoạn tập luyện sức mạnh. Sức bền Judo: Cũng như các môn thể thao khác, sức bền trong Judo rất quan trọng trong thi đấu đỉnh cao. Trong một số trường hợp, sức bền có thể tạo ra sự khác biệt trong thắng và bại trận. Sức bền cho phép VĐV liên tục hoạt động với cường độ cao trong suốt hiệp đấu trong quãng thời gian dài hơn: VĐV có thể thể hiện kỹ thuật một cách chính xác và duy trì sự tập trung trong suốt trận đấu tốt hơn. Sức bền cũng đóng vai trò quan trọng trong mối tương quan với việc phòng tránh chấn thương. VĐV càng mệt mỏi càng dễ phạm sai lầm trong thực hiện kỹ thuật dẫn đến những chấn thương thường gặp ở VĐV Judo như rách cơ, trật khớp, giãn dây chằng. Tốc độ phản ứng xử lý tình huống: Là một trong những yếu tố quyết định kết quả trận đấu. Sự phát triển tốc độ nhằm đạt hiệu quả thi đấu cao nhất là kết quả của sự phát triển nhiều yếu tố khác bao gồm: sức mạnh, công suất, năng lực mềm dẻo và mức độ hoàn thiện của kỹ thuật. VĐV tư duy phản xạ nhạy bén và biết chớp lấy thời cơ, hoặc biết lật ngược tình thế,… Linh hoạt:
  7. 7 Là khả năng thay đổi hướng chuyển động của cơ thể hay một phần cơ thể với tốc độ cao nhất. Trong Judo đòi hỏi VĐV phải có khả năng linh hoạt cao biết vận dụng các kỹ thuật ở các tư thế khác nhau đánh lừa đối phương. Thực hiện đòn giả để chuyển sang kỹ thuật khóa tay hay siết cổ,… tất cả các kỹ thuật phối hợp nhịp nhàng, tạo ra hiệu quả cho đòn quyết định. 1.3. Huấn luyện thể lực trong thể thao: Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV bao gồm: huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn. Huấn luyện thể lực chung: là một quá trình nhằm phát triển toàn diện các tố chất thể lực cũng như khả năng chức phận khác nhau không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệt nào và nó tạo ra điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn. Huấn luyện thể lực chuyên môn: là quá trình giáo dục nhằm phát triển và hoàn thiện những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm môn thể thao chuyên sâu. Nó có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó của VĐV. 1.4. Đặc điểm tâm sinh lý và phát triển thể chất của lứa tuổi 12 -14: 1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: Ở các môn võ, thời gian gần đây cũng có một số nghiên cứu như: nghiên cứu của Nguyễn Đăng Khánh “Bước đầu nghiên cứu TĐTL thể lực và kỹ thuật đội tuyển quốc gia Taekwondo Việt Nam”, nghiên cứu của Nguyễn Phi Yến “Nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật của VĐV nữ PenCak Silat tỉnh Nghệ An qua một năm tập luyện”, nghiên cứu của Nguyễn Văn Bắc“Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá TĐTL thể lực của nam VĐV Pencak Silat Tp. Hồ Chí Minh”, nghiên cứu của Vũ Văn Huế “ Nghiên cứu trình độ thể
  8. 8 lực và kỹ thuật của VĐV Karatedo Tp. Hồ Chí Minh sau hai năm tập luyện”, nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tuấn “Bước đầu nghiên cứu TĐTL thể lực và kỹ thuật của đội tuyển Judo Tp. Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện”, nghiên cứu của Lâm Quang Thành và Bùi Trọng Toại “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh chuyên biệt dành cho VĐV Taekwondo và Judo Tp. Hồ Chí Minh”, nghiên cứu của Lê Bá Tùng,“Nghiên cứu đánh giá TĐTL của đội tuyển Pencak Silat Tiền Giang qua hai năm tập luyện 2008 – 2009”, nghiên cứu của Nguyễn Thế Truyền và các cộng sự “Tiêu chuẩn đánh giá TĐTL trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”. Trong tài liệu này đã công bố một số kết quả nghiên cứu ở các môn võ như: Taekwondo, Vật tự do, Vật cổ điển, Pencak Silat, Karatedo và Judo. Trong nghiên cứu của các tác giả đưa ra chỉ tiêu đánh giá như sau: Hiện nay, môn Judo là một trong những môn thể thao mũi nhọn của quốc gia đang được quan tâm và đầu tư rất lớn. Thực tiễn quá trình đào tạo VĐV Judo Việt Nam nhiều năm cho thấy do việc kiểm tra đánh giá TĐTL còn phiến diện dẫn đến việc các HLV chưa chú ý đến huấn luyện toàn diện cho VĐV, hoặc thậm chí vì chạy theo thành tích đã “đốt cháy giai đoạn”, đã coi nhẹ giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu và giai đoạn chuyên môn hóa sâu. Do vậy, không ít VĐV Judo năng khiếu dù đã trở thành VĐV đội tuyển tỉnh, thành phố nhưng chưa thể thực hiện tốt các kỹ thuật Judo....Do vậy theo chúng tôi cần có hệ thống test hoàn chỉnh hơn vửa thể hiện được tính toàn diện, độ chính xác vừa đảm bảo tính đặc trưng của môn Judo mới là cơ sở đánh giá chính xác TĐTL của VĐV. CHƯƠNG II:MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ
  9. 9 TỔ CHỨCNGHIÊN CỨU 2.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực nữ VĐV trẻ môn Judo tỉnh Sóc Trăng lứa tuổi 12-14, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác huấn luyện và thi đấu cho các nữ VĐV Judo tỉnh Sóc Trăng. 2.2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng thể lực của các nữ VĐV trẻ môn Judo lứa tuổi 12-14 tỉnh Sóc Trăng. - Nhiệm vụ 2: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho các nữ VĐV trẻ môn Judo lứa tuổi 12-14 tỉnh Sóc Trăng. - Nhiệm vụ 3: Đánh giá sự phát triển thể lực cho các nữ VĐV trẻ môn Judo lứa tuổi 12-14 tỉnh Sóc Trăng sau một năm tập luyện 2013. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.3.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn (anket). 2.3.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 2.3.4. Phương pháp toán học thống kê 2.4. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.4.1 Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực nữ VĐV trẻ môn Judo tỉnh Sóc Trăng lứa tuổi 12-14. - Khách thể nghiên cứu:Gồm 35 VĐV nữ trẻ môn Judo Tỉnh Sóc Trăng lứa tuổi 12-14 tuyến năng khiếu Judo tỉnh Sóc Trăng. 2.4.2. Địa điểm nghiên cứu: - Trung tâm HL&TĐ TDTT Tỉnh Sóc Trăng. - Trường ĐH TDTT Thành phố Hồ Chí Minh. 2.4.3 Kế hoạch tổ chức nghiên cứu:Thời gian nghiên cứu
  10. 10 được tiến hành từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2014: - Giai đoạn 1: Xác định các vấn đề nghiên cứu, lập đề cương và kế hoạch nghiên cứu, báo cáo đề cương nghiên cứu. - Giai đoạn 2: Thu thập các tài liệu liên quan nhằm giải quyết nhiệm vụ 1. - Giai đoạn 3: Giải quyết nhiệm vụ 2. - Giai đoạn 4: Giải quyết nhiệm vụ 3. - Giai đoạn 5: Chỉnh lý, viết và hoàn thiện luận văn, xin ý kiến Thầy hướng dẫn, chuẩn bị báo cáo luận văn trước hội đồng đánh giá. 2.4.4 Trang thiết bị - dụng cụ nghiên cứu: sân tập, thước dây, đồng hồ bấm giờ. 2.4.5 Dự trù kinh phí: 10.000.000 đồng CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 NHIỆM VỤ 1: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỂ LỰC CỦA CÁC NỮ VĐV TRẺ MÔN JUDO LỨA TUỔI 12-14 TỈNH SÓC TRĂNG 3.1.1 Xác định các chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể lực của nữ VĐV trẻ môn Judo lứa tuổi 12 – 14 của tỉnh Sóc Trăng. Xác định các chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể lực theo các bước sau đây: • Bước 1: Tổng hợp các test qua các tài liệu tham khảo. • Bước 2: Phỏng vấn các chỉ tiêu thường dùng trong thực tiễn. 16,7 % 20,8 % 20,8 % 41,7 %
  11. 11 Ghi chú: TT QG: trọng tài quốc gia HLV: HLV CB QLTT: Cán bộ quản lý thể thao CG: Chuyên gia Biểu đồ 3.1: Kết quả phỏng vấn lần 1 15,2 % 21,7 % 21,7 % 41,4 % TT QG HLV Ghi chú: TT QG: trọng tài quốc gia HLV: HLV CB QLTT: Cán bộ quản lý thể thao CG: Chuyên gia Biểu đồ 3.2: Kết quả phỏng vấn lần 2 Qua bảng 3.1 , kết quả hai lần phỏng vấn chỉ có 14 chỉ tiêu đủ điều kiện, trong đó có 7 chỉ tiêu về thể lực chung và 7 chỉ tiêu về thể lực chuyên môn. Bước 3:Đánh giá độ tin cậy của các chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể lực cho nữ VĐV Judo trẻ lứa tuổi 12 – 14 tỉnh Sóc Trăng. Tiến hành bước này chúng tôi chỉ tính độ tin cậy của một số chỉ tiêu mới áp dụng trong môn Judo, do các chỉ tiêu còn lại đã được công bố và sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác nên để tài không thực hiện kiểm định lại độ tin cậy.
  12. 12 3.1.2 Ứng dụng các chỉ tiêu đã lựa chọn đánh giá thực trạng thể lực của các nữ VĐV trẻ môn Judo lứa tuổi 12-14 tỉnh sóc trăng 3.1.2.1 Thực trạng thể lực của nữ VĐV Judo trẻ lứa tuổi 12 – 14 tỉnh Sóc Trăng. Thực trạng thể lực của các nữ VĐV trẻ Judo lứa tuổi 12 – 14 tỉnh Sóc Trăng được giới thiệu ở bảng 3.4 Bảng 3.4 cho ta thấy số trung bình của các chỉ tiêu quan sát đều có tính đại diện cho số trung bình tổng thể. Điều đó được minh chứng thông qua chỉ số (𝜀𝜀) trong đó (𝜀𝜀< 0,05) Bảng 3.4:Thực trạng thể lực của các nữ VĐV trẻ Judo lứa tuổi 12 – 14 tỉnh Sóc Trăng (n=35) TT CHỈ TIÊU x σ Cv ε Thể lực chung 1 Chạy 30m XPC (s) 5,30 0,14 2,62 0,05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 184,60 5,17 2,80 0,05 3 Chạy 400m (s) 80,07 2,22 2,77 0,05 4 Chạy 800m (s) 166,69 4,36 2,61 0,05 5 Nằm sấp chống đẩy 30s (lần) 11,97 2,11 17,60 0,34 6 Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần) 20,94 4,02 19,20 0,38 7 Nằm sấp ưỡn lưng 1 phút (lần) 21,97 2,13 9,72 0,19 Thể lực chuyên môn 8 Vào đòn Ippon Soei Nage 30s (lần) 18,31 2,15 11,75 0,23 9 Vào đòn Ogoshi 30s (lần) 18,97 2,08 10,96 0,21 10 Vào đòn Ko Uchi gari 30s (lần) 17,97 2,13 11,88 0,23 11 Vào đòn O Uchi gari 30s (lần) 17,66 2,04 11,57 0,23 12 Đánh ngã Ippon Soei nage 1 phút (lần) 16,31 2,17 13,28 0,26 13 Đánh ngã Ogoshi 1 phút (lần) 17,63 2,26 12,84 0,25 14 Đánh ngã Uchi Mata 1 phút (lần) 17,66 2,03 11,49 0,23 3.1.2.2 Thực trạng thể lực của các nhóm tuổi 12, nhóm tuổi 13 và nhóm tuổi 14. Thực trạng thể lực của các nhóm tuổi 12, 13, 14 được giới thiệu ở các bảng 3.5, 3.6, 3.7
  13. Bảng 3.5: Thực trạng thể lực theo từng chỉ tiêu của các nữ VĐV Judo nhóm tuổi 12 (n=12) TT CHỈ TIÊU x σ Cv ε Thể lực chung 1 Chạy 30m XPC (s) 5,43 0,07 1,34 0,03 2 Bật xa tại chỗ (cm) 179,92 2,50 1,39 0,03 3 Chạy 400m (s) 82,20 0,40 0,49 0,01 4 Chạy 800m (s) 171,56 0,75 0,44 0,01 5 Nằm sấp chống đẩy 30s (lần) 11,00 2,00 18,18 0,40 6 Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần) 17,00 4,05 23,80 0,52 7 Nằm sấp ưỡn lưng 1 phút (lần) 21,00 2,04 9,74 0,21 Thể lực chuyên môn 8 Vào đòn Ippon Soei Nage 30s (lần) 17,00 2,04 12,03 0,26 9 Vào đòn Ogoshi 30s (lần) 18,00 1,95 10,86 0,24 10 Vào đòn Ko Uchi gari 30s (lần) 17,00 2,09 12,29 0,27 11 Vào đòn O Uchi gari 30s (lần) 17,00 2,04 12,03 0,26 12 Đánh ngã Ippon Soei nage 1 phút (lần) 15,00 1,95 13,03 0,29 13 Đánh ngã Ogoshi 1 phút (lần) 16,00 1,91 11,92 0,26 14 Đánh ngã Uchi Mata 1 phút (lần) 17,00 2,09 12,29 0,27 Bảng 3.6: Thực trạng thể lực theo từng chỉ tiêu của các nữ VĐV Judo nhóm tuổi 13 (n=12) TT CHỈ TIÊU x σ Cv ε Thể lực chung 1 Chạy 30m XPC (s) 5,33 0,08 1,42 0,03 2 Bật xa tại chỗ (cm) 183,75 3,33 1,81 0,04 3 Chạy 400m (s) 80,67 0,69 0,85 0,02 4 Chạy 800m (s) 166,77 1,46 0,87 0,02 5 Nằm sấp chống đẩy 30s (lần) 12,00 2,04 17,04 0,38 6 Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần) 23,00 2,09 9,08 0,20 7 Nằm sấp ưỡn lưng 1 phút (lần) 22,00 2,00 9,09 0,20 Thể lực chuyên môn 8 Vào đòn Ippon Soei Nage 30s (lần) 19,00 2,00 10,53 0,23 9 Vào đòn Ogoshi 30s (lần) 19,00 1,95 10,28 0,23 10 Vào đòn Ko Uchi gari 30s (lần) 18,00 1,95 10,86 0,24 11 Vào đòn O Uchi gari 30s (lần) 18,00 2,04 11,36 0,25 12 Đánh ngã Ippon Soei nage 1 phút (lần) 17,00 2,00 11,76 0,26 13 Đánh ngã Ogoshi 1 phút (lần) 18,00 1,91 10,59 0,23 14 Đánh ngã Uchi Mata 1 phút (lần) 18,00 2,09 11,61 0,26 Bảng 3.7: Thực trạng thể lực theo từng chỉ tiêu của các nữ
  14. VĐV Judo nhóm tuổi 14 (n=11) TT CHỈ TIÊU x σ Cv ε Thể lực chung 1 Chạy 30m XPC (s) 5,15 0,10 1,86 0,04 2 Bật xa tại chỗ (cm) 190,64 2,16 1,13 0,03 3 Chạy 400m (s) 77,11 0,71 0,92 0,02 4 Chạy 800m (s) 161,28 0,96 0,60 0,01 5 Nằm sấp chống đẩy 30s (lần) 13,00 1,95 15,00 0,33 6 Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần) 23,00 1,95 8,48 0,19 7 Nằm sấp ưỡn lưng 1 phút (lần) 23,00 2,05 8,91 0,20 Thể lực chuyên môn 8 Vào đòn Ippon Soei Nage 30s (lần) 19,00 1,90 9,99 0,22 9 Vào đòn Ogoshi 30s (lần) 20,00 2,00 10,00 0,22 10 Vào đòn Ko Uchi gari 30s (lần) 19,00 2,05 10,79 0,24 11 Vào đòn O Uchi gari 30s (lần) 18,00 2,05 11,39 0,25 12 Đánh ngã Ippon Soei nage 1 phút (lần) 17,00 2,05 12,06 0,27 13 Đánh ngã Ogoshi 1 phút (lần) 19,00 2,00 10,53 0,23 14 Đánh ngã Uchi Mata 1 phút (lần) 18,00 1,90 10,54 0,23 3.1.3 So sánh thực trạng thể lực giữa các nhóm tuổi So sánh thực trạng thể lực của các nữ VĐV trẻ của các nhóm tuổi 12, 13, 14 được phản ánh tử bảng 3.8 đến bảng 3.10. Bảng 3.8: So sánh thực trạng thể lực của các nữ VĐV nhóm tuổi 12 và các nữ VĐV nhóm tuổi 13 TT Chỉ tiêu �𝟏𝟏 𝒙𝒙 𝝈𝝈𝟏𝟏 �𝟐𝟐 𝒙𝒙 𝝈𝝈𝟐𝟐 t P Thể lực chung 1 Chạy 30m XPC (s) 5,43 0,07 5,33 0,08 1,22 >0,05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 179,92 2,50 183,75 3,33 7,16
  15. Bảng 3.9: So sánh thực trạng thể lực của các nữ VĐV nhóm tuổi 13 và các nữ VĐV nhóm tuổi 14 TT Chỉ tiêu �𝟏𝟏 𝒙𝒙 𝝈𝝈𝟏𝟏 �𝟐𝟐 𝒙𝒙 𝝈𝝈𝟐𝟐 t P Thể lực chung 1 Chạy 30m XPC (s) 5,33 0,08 5,15 0,10 1,95 >0,05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 183,75 3,33 190,64 2,16 15,71 0,05 Thể lực chuyên môn 8 Vào đòn Ippon Soei Nage 30s (lần) 19,00 2,00 19,00 1,90 0,00 >0,05 9 Vào đòn Ogoshi 30s (lần) 19,00 1,95 20,00 2,00 2,40 0,05 13 Đánh ngã Ogoshi 1 phút (lần) 18,00 1,91 19,00 2,00 2,40 0,05 Bảng 3.10: So sánh thực trạng thể lực của các nữ VĐV nhóm tuổi 12 và các nữ VĐV nhóm tuổi 14 TT Chỉ tiêu 𝑥𝑥̅1 𝜎𝜎1 𝑥𝑥̅2 𝜎𝜎2 t P Thể lực chung 1 Chạy 30m XPC (s) 5,43 0,07 5,15 0,10 3,04
  16. 13 Tóm lại, qua so sánh ở trên có thể thấy các nữ VĐV nhóm tuổi 14 vượt trội hơn nhóm tuổi 12 và nhóm tuổi 13 ở tất cả các chỉ tiêu. Bảng 3.11 cho ta biết kết quả xếp hạng của từng chỉ tiêu ở các nhóm tuổi, từ đó tính tổng điểm thứ hạng của tửng nhóm tuổi. Trong đó, nhóm tuổi có điểm ít nhất sẽ có tình trạng thể lực tốt nhất và nhóm tuổi có tổng điểm cao nhất sẽ có tình trạng thể lực kém nhất. Những số liệu ở bảng 3.11 đưa đến một nhận định chung là các nữ VĐV nhóm tuổi 14 có thể lực tốt nhất, kế đến là các nữ VĐV nhóm tuổi 13, và cuối cùng là các nữ VĐV nhóm tuổi 12. Bảng3.11:Xếp hạng kết quả lập test của các nhóm tuổi Nhóm Nhóm Nhóm TT Các chỉ tiêu tuổi 12 tuổi 13 tuổi 14 Thể lực chung 1 Chạy 30m XPC (s) 3 2 1 2 Bật xa tại chỗ (cm) 3 2 1 3 Chạy 400m (s) 3 2 1 4 Chạy 800m (s) 3 2 1 5 Nằm sấp chống đẩy 30s (lần) 3 2 2 6 Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần) 3 2 1 7 Nằm sấp ưỡn lưng 1 phút (lần) 3 2 1 Thể lực chuyên môn 8 Vào đòn Ippon Soei Nage 30s (lần) 3 2 2 9 Vào đòn Ogoshi 30s (lần) 3 2 1 10 Vào đòn Ko Uchi gari 30s (lần) 3 2 1 11 Vào đòn O Uchi gari 30s (lần) 3 2 2 12 Đánh ngã Ippon Soei nage 1 phút (lần) 3 2 2 13 Đánh ngã Ogoshi 1 phút (lần) 3 2 1 14 Đánh ngã Uchi Mata 1 phút (lần) 3 2 2 Tổng 42 28 19
  17. 200 183.75 171.56 180 179.92 166.77 160 140 120 100 82.2 Lứa tuôi 12 80.67 80 lứa tuổi 13 60 40 23 22 5.43 21 17 19 18 19 17 18 17 18 15 17 16 18 17 18 20 5.33 11 12 17 0 A B C D E F G H I J K L M N Biểu đồ 3.4: So sánh thực trạng thể lực của các nữ VĐV nhóm tuổi 12 và các nữ VĐV nhóm tuổi 13
  18. 250 200 190.64 183.75 166.77 161.28 150 Lứa tuôi 13 100 lứa tuổi 14 80.67 77.11 50 23 23 22 23 19 19 19 20 18 19 18 18 17 18 19 18 18 5.15 12 13 17 5.33 0 A B C D E F G H I J K L M N Biểu đồ 3.5: So sánh thực trạng thể lực của các nữ VĐV nhóm tuổi 13 và các nữ VĐV nhóm tuổi 14
  19. 250 200 150 Lứa tuôi 12 100 lứa tuổi 14 50 0 A B C D E F G H I J K L M N Ghi chú: A: chạy 30m XPC; B: bật xa tại chỗ; C: chạy 400m; D: chạy 800m; E: nằm sấp chống đẩy; F: nằm ngửa gập bụng; G: nằm sấp ưỡn lưng; H: vào đòn Ippon Soei Nage; I: vào đòn Ogoshi; J: vào đòn Ko Uchi Gari; K: vào đòn O Uchi gari; L:đãnh ngã Ippon Soei Nage; M: đánh ngã Ogoshi; N: đánh ngã Uchi Mata. Biểu đồ 3.6 So sánh thực trạng thể lực của các nữ VĐV nhóm tuổi 12 và các nữ VĐV nhóm tuổi 14
  20. 14 3.2 Nhiệm vụ 2: xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho các nữ vđv trẻ môn judo lứa tuổi 12-14 tỉnh sóc trăng 3.2.1 Xây dựngtiêu chuẩn cho từng chỉ tiêu: Để đáp ứng yêu cầu đặt ra và phục vụ cho công tác huấn luyện, cần giải quyết các nội dung sau: - Một là: Kiểm tra tính phân bổ chuẩn của số liệu kiểm tra ở các chỉ tiêu xây dựng tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu cơ bản đánh giá trình độ thể lực của nữ VĐV trẻ môn Judo lứa tuổi 12 – 14 tỉnh Sóc Trăng. - Hai là: Xây dựng bảng điểm đánh giá thể lực của các chỉ tiêu cơ bản cho nữ VĐV trẻ môn Judo lứa tuổi 12 – 14 tỉnh Sóc Trăng. 3.2.2 Phân loại từng chỉ tiêu và tổng hợp các chỉ tiêu: Dựa vào số trung bình (𝑥𝑥) và độ lệch chuẩn (δ) chúng tôi dựng thành các bảng đánh giá theo 5 mức chuẩn: Đánh giá Điểm Tốt 8- 10 Khá 6< 8 Trung bình 4< 6 Yếu 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2