intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm phân tích làm rõ thêm lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật ATTP;Đánh giá thực trạng pháp công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP của các chủ thể;Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật ATTP ở thành phố Hải Phòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ LAN ANH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIỄN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - 2018
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS.TS. LƢƠNG THANH CƢỜNG Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. Trƣơng Hồ Hải Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 401, NhàA, Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 đƣờng Nguyễn Chí Thanh - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội Thời gian: vào hồi 14 giờ 00ngày 13 tháng 11 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATTP cơ bản có phân công rõ ràng trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành nhƣng còn chồng chéo, còn thiếu sót, chƣa phủ hết các lĩnh vực, có khoảng trống trong phân công trách nhiệm quản lý. Tác giả đã chọn đề tài: “Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng” làm luận văn thạc sĩ, với mục đích sẽ chỉ ra đƣợc những tồn tại, hạn chế trong hệ thống pháp luật về ATTP cũng nhƣ việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này tại thành phố Hải Phòng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Pháp luật về ATTP ở nƣớc ta gần đây đã có một số công trình nghiên cứu quy mô đƣợc công bố, tuy nhiên chƣa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu pháp luật về ATTP ở thành phố Hải Phòng. Do đó, việc tác giả lựa chọn nghiên cứu tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hải Phòng có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Phân tích làm rõ thêm lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật ATTP;Đánh giá thực trạng pháp công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP của các chủ thể;Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật ATTP ở thành phố Hải Phòng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP ở thành phố Hải Phòng dƣới góc độ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, từ năm 2012 – 2017. 1
  4. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận biện chứng duy vật. Phƣơng pháp nghiên cứu: phƣơng pháp thực chứng, phƣơng pháp phân tích hệ thống, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đề tài là một công trình mới nhất đƣợc nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hải Phòng, đãđƣa ra đƣợc quan điểm, giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về ATTP ở Thành phố Hải Phòng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý củatổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm; Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng; Chƣơng 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng. 2
  5. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Pháp luật về an toàn thực phẩm 1.1.1. Khái niệm pháp luật về an toàn thực phẩm “Pháp luật về an toàn thực phẩm là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nƣớc đặt ra và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm”. 1.1.2. Nội dung của pháp luật về an toàn thực phẩm Pháp luật quy định các quy tắc xử sự chung cho mọi ngƣời trong những hoạt động ở lĩnh vực thực phẩm; các chế tài ràng buộc con ngƣời thực hiện những yêu cầu của pháp luật để đảm bảo ATTP; các tiêu chuẩn bảo đảm ATTP; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo đảm ATTP. 1.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm 1.2.1. Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP Tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP là hoạt động sắp xếp, định huớng một cách có tổ chức, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch và thuờng xuyên, do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện làm cho pháp luật về ATTP đƣợc triển khai trong thực tiễn. Quốc hội: Luật An toàn thực phẩm 2010 Chính phủ: Các Nghị định, nhiệm vụ, triển khai, tổ chức, phê duyệt Các Bộ: Các thông tƣ, Quyết định, Hƣớng dẫn chi tiết Hình 1.1: Các cấp pháp lý theo Luật ATTP 2010(Nguồn: sưu tầm) 3
  6. 1.2.2. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP Tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP là hoạt động có sự tham gia của cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền tác động tới lĩnh vực ATTP nhằm đạt đƣợc mục đích của cơ quan nhà nƣớc. 1.2.3. Các giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP 1.2.3.1. Giai đoạn ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo Chính phủ ban hành các văn bản mang tính chiến lƣợc để chỉ đạo các bộ, ngành và địa phƣơng triển khai các giải pháp bảo đảm ATTP.Các bộ trình Chính phủ hoặc ban hành các văn bản chỉ đạo, các đề án về ATTP. Địa phƣơngban hành các văn bản chỉ đạo về việc tăng cƣờng trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về ATTP. 1.2.3.2. Giai đoạn phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP Các Bộ, ngành và địa phƣơng đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật ATTP theo hƣớng dẫn của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ƣơng về vệ sinh ATTP vào các đợt cao điểm trong năm;tổ chức các lớp đào tạo chứng chỉ, tập huấn về ATTP bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác ATTP từ Trung ƣơng đến cơ sở. 1.2.3.3. Giai đoạn tổ chức bộ máy, chuẩn bị nhân lực, vật lực phục vụ thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm Tại Trung ƣơng nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về ATTP đƣợc phân công cho ba Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thƣơng. Tại địa phƣơng:Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thƣơng; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện; công chức văn hóa xã hội cấp xã kiêm nhiệmnhiệm vụ theo dõi công tác ATTP tham mƣu giúp UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nƣớc về ATTP. 1.2.3.4. Giai đoạn thực hiện trong thực tế pháp luật về ATTP Nhà nƣớc thông qua cáccơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật về ATTP thực hiện những quy định của pháp luật,hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật 4
  7. ATTP để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứtnhững quan hệ pháp luật về ATTP. 1.2.3.5. Giai đoạn kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm Việc thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm đƣợc phân công rõ cho từng ngành, từng cấp. 1.2.3.6. Giai đoạn tổng kết, đánh giá Hàng năm, các tỉnh, thành phố sẽ thực hiện công tác tổng kết, đánh giá tình hình thực thi chính sách, pháp luật về ATTP và triển khai nhiệm vụ của những năm tiếp theo. 1.3. Các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm 1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về ATTP Tính toàn diện là tiêu chuẩn định lƣợngpháp luật về ATTP. Tính đồng bộ thể hiện sự thống nhất giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật. Tính phù hợp thể hiện sự tƣơng quan giữatrình độ của pháp luật ATTP với trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ƣu đƣợcvạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật; việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật; cáchbiểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý đảm bảo tính cô đọng,lôgíc, chính xác và mộtnghĩa. 1.3.2. Văn hóa pháp luật về an toàn thực phẩm Văn hóa pháp luật về ATTP là hệ thống các giá trị, chuẩn mực pháp luật đƣợc kết tinh từ trí thức pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật về ATTP và hành vi pháp luật trong lĩnh vực ATTP. 1.3.3. Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của các chủ thể có thẩm quyền Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP của các chủ thể có thẩm quyền là việc đảm bảo điều kiện thi hành văn bản quy phạm pháp luật ATTP. Vai trò của tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật nói 5
  8. chung và pháp luật ATTP nói riêng, hay chính xác hơn là cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện văn bản, là rất quan trọng. 1.3.4. Sự phát triển của khoa học, công nghệ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm Sự phát triển của khoa học, công nghệ sẽ góp phần thiết thực vào việc tạo lập cơ sở lý luận và thực tiễn đồng thời đƣa ra những giải pháp mang tính khoa học hỗ trợ cơ quan hữu quan trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thiết lập cơ chế hữu hiệu bảo đảm ATTP. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trong chƣơng 1,cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật ATTP, luận văn đã tập trung làm rõ: Một số khái niệm cơ bản của pháp luật về ATTP nhƣ: khái niệm ATTP, pháp luật về ATTP, tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP. Những nội dung tổ chức thực hiện của pháp luật về ATTP, tập trung phân tích quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP, gồm: ban hành các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo pháp luật ATTP; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP; công tác chuẩn bị nhân lực, vật lực phục vụ thực hiện pháp luật về ATTP, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về ATTP, công tác tổng kết đánh giá và làm rõ 04 yếu tố tác động tới việc tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP. Với những lý luận cơ bản và thực tiễn của pháp luật về ATTP và tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP đƣợc trình bày ở chƣơng 1, tác giả lấy đó làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện phá pluật về ATTP ở thành phố Hải Phòng trong chƣơng 2. 6
  9. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng 2.1.1. Khái quát về thành phố Hải Phòngvà tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ƣơng - là đô thị loại 1 cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dƣơng Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với 223 xã, phƣờng và thị trấn… 2.1.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng Các Sở, ngành: Y tế, NNPTNT, Công thƣơng, Công an thành phố và UBND cấphuyện, xã đã đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về ATTP. Giai đoạn 2012-2017, toàn thành phố đã tổ chức đƣợc 329 lớp tập huấn cho 19.511 lƣợt cán bộ và các nhóm đối tƣợng; 84 hội nghị, hội thảo với 3.584 ngƣời tham gia; phát tin bài trên hệ thống loa truyền thanh 72.449 lƣợt; 231 chuyên mục, phóng sự, tin bài trên Truyền hình thành phố; 183 bài trên Báo Hải Phòng; in sao 6.000 đĩa hình, đĩa tiếng tuyên truyền; cấp phát 371.200 tờ gấp, tranh, áp phích... 7
  10. 160 140 120 100 80 Số buổi 60 40 20 0 Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Lế phát động 147 147 147 147 147 147 Nói chuyện 94 71 110 32 35 26 Hội nghị, tập huấn 87 92 91 36 36 71 Tuyên truyền cơ động 147 12 147 33 18 12 Biểu đồ 2.1: Một số hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật ATTP trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2017 Nguồn: Theo[33], [34], [35], [36], [37],[38] Nhìn vào biểu đồ, nhận thấy công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về ATTP trên địa bàn thành phố Hải Phòng chƣa thƣờng xuyên, kết quả còn hạn chế, số lƣợng giảm theo từng năm. Bảng 2.1: Tình hình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật an toàn thực phẩm của một số địa phƣơng năm 2017 Tỉnh/ Tờ Phát thanh, ĐV Báo viết, báo ĐV ĐV Băng rôn, ĐV Thành gấp, tài truyền hình tính điện tử tính tính khẩu hiệu tính phố liệu Hải Phòng 12.284 Lƣợt 15 Bài 25.370 Tờ 325 Chiếc Hà Nội 15.352 Lƣợt 839 Bài 50.413 Tờ 13.218 Chiếc Quảng Ninh 11.456 Lƣợt 545 Bài 5.100 Tờ 10.680 Chiếc Vĩnh Phúc 8.125 Lƣợt 169 Bài 40.052 Tờ 1.544 Chiếc (Nguồn: tác giả tổng hợp) 8
  11. Hình thức tuyên truyền của mỗi tỉnh, thành phố lại có số lƣợng khác nhau và Hải Phòng là thành phố có số lƣợng thấp nhất về tỷ lệ bài báo cũng nhƣ băng rôn khẩu hiệu. 2.1.3. Tổ chức bộ máy, nhân lực, vật lực phục vụ thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy UBNDthành phố Hải Phòng đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP các cấp; các Sở đƣợc giao nhiệm vụ quản lý về ATTP đã thành lập các Chi cục theo hƣớng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành trung ƣơng. 2.1.3.2. Về hệ thống tổ chức kiểm nghiệm, trang thiết bị kiểm nghiệm Sở Y tế có Labo kiểm nghiệm của Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố có chức năng kiểm nghiệm ATTP, hiện Trung tâm đang xây dựng và đề nghị công nhận đạt chuẩn ISO17025. Sở NNPTNT có 01 Phòng thí nghiệm phân tích đất, kiểm nghiệm giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi… đạt chuẩn ISO17025 năm 2011. 2.1.3.3. Về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ Các ngành: Y tế, NNPTNT, Công Thƣơng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về ATTP đối với các nhóm sản phẩm thực phẩm theo quy định của của Luật ATTP, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP. 2.1.3.4. Việc triển khai phối hợp liên ngành trong quản lý an toàn thực phẩm Quyết định số 2481/2015/QĐ- UBND ngày 02/11/2015 của UBND thành phố ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về ATTP trên địa bàn thành phố Hải Phòng là cơ sở để các ngành, các cấp trong thành phố phối hợp tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý ATTP. 9
  12. Bảng 2.2: Tổ chức hệ thống cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tạithành phố Hải Phòng qua các năm 2012 – 2017 Têncơquan, Sốbiênchế Số ngƣời biên Năm đơnvị tham mƣu, giúpviệc Chuyêntrách chếkiêmnhiệm PhòngNghiệp vụ Y-Sở Y tế 0 01 Chi cụcATVSTP 17 0 Năm 2012 PhòngY tế cấp quận, huyện 0 22 TTYT cấp quận, huyện 37 0 TrạmY tếcấp phƣờng, xã, thị trấn 0 223 Sở CôngThƣơng 0 03 Chi cụcQuản lý thị trƣờng 0 47 PhòngNghiệp vụ Y-Sở Y tế 0 01 Chi cụcATVSTP 17 0 Năm 2013 PhòngY tế cấp huyện 0 17 TTYT cấp huyện 39 0 Trạm Y tế cấp phƣờng, xã, thị trấn 0 223 Sở CôngThƣơng 0 03 Chi cục Quản lý thị trƣờng 0 47 PhòngNghiệp vụ Y-Sở Y tế 0 01 Chi cụcATVSTP 17 0 Năm 2014 PhòngY tế cấp huyện 0 17 TTYT cấp huyện 38 0 Trạm Y tế cấp phƣờng, xã, thị trấn 0 223 Sở CôngThƣơng 0 03 Chi cục Quản lý thị trƣờng 0 47 PhòngNghiệp vụ Y-Sở Y tế 0 03 Chi cụcATVSTP 15 0 Năm 2015 PhòngY tế cấp huyện 0 18 TTYT cấp huyện 05 41 Trạm Y tế cấp phƣờng, xã, thị trấn 0 223 Sở CôngThƣơng 0 03 10
  13. Chi cục Quản lý thị trƣờng 0 47 PhòngNghiệp vụ Y-Sở Y tế 0 01 Chi cụcATVSTP 15 0 Năm 2016 PhòngY tế cấp huyện 0 19 TTYT cấp huyện 0 34 Trạm Y tế cấp phƣờng, xã, thị trấn 0 223 Sở CôngThƣơng 0 03 Chi cục Quản lý thị trƣờng 0 47 PhòngNghiệp vụ Y-Sở Y tế 0 01 Chi cụcATVSTP 15 0 Năm 2017 PhòngY tế cấp huyện 0 19 TTYT cấp huyện 0 33 Trạm Y tế cấp phƣờng, xã, thị trấn 0 223 Sở CôngThƣơng 0 04 Chi cục Quản lý thị trƣờng 0 47 Nguồn: Theo [33], [34], [35], [36], [37],[38] Ghi chú: - Tổngsố quận, huyện:07 quận, 08 huyện. - Tổngsố xã, phƣờng: 223 xã,phƣờng, thị trấn 2.1.4. Thực hiện trong thực tế pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng Trên địa bàn thành phố hiện nay ƣớc tính có khoảng 23.422 cơ sở sản xuất, kinh doanh doanh thực phẩm các loại bao gồm: 6.853 cơ sở sản xuất, 7.399 cơ sở kinh doanh, 9.170 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chủ yếu là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, kinh doanh thức ăn đƣờng phố [38]. 11
  14. Bảng 2.3: Kết quả thực hiện thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm năm 2017 ở thành phố Hải Phòng TT Loại giấy cấp Đơn vị tính Số lƣợng 1 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP Cơ sở 989 2 Cam kết bảo đảm ATTP Cơ sở 5.460 Giấy xác nhận/giấy tiếp nhận công bố hợp 3 Sản phẩm 240 quy/công bố phù hợp quy định ATTP 4 Giấy xác nhận quảng cáo Giấy XN 19 5 Giấy xác nhận kiến thức ATTP Ngƣời 8.704 Nguồn: Theo[38] Thực hiện phổ biến chính sách pháp luật về ATTP, trung bình hàng năm tổ chức: 100 hội nghị với khoảng 6.000 ngƣời tham dự, 700 buổi nói chuyện cho khoảng 20.000 ngƣời, 8.000 lƣợt phát thanh,1.000 lƣợt truyền hình, 5.000 tờ áp phích, 1.000 băng rôn, khẩu hiệu, 60 đĩa hình, 200 băng đĩa âm, 150 bài viết đƣợc đăng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử [32]. Hàng năm, các đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu kiểm tra nhanh và lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu tại phòng thí nghiệm.Trong 5 năm (2012-2017) đã lấy 1.411 mẫu phân tích, 1.340 mẫu đạt yêu cầu và 71 mẫu vi phạm (chiếm 5,03%). 2.1.5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng Giai đoạn 2012-2017, toàn thành phố đã thành lập đƣợc 865 lƣợt đoàn thanh tra liên ngành, 510 lƣợt đoàn kiểm tra chuyên ngành; tổ chức thanh, kiểm tra 64.962 lƣợt cơ sở thực phẩm; đã phạt tiền 3.499 cơ sở, với số tiền 4.560.451.000 đồng; 293 cơ sở bị tiêu huỷ sản phẩm; đóng cửa 163 cơ sở; cảnh cáo 2.342 cơ sở [32], [38]. 12
  15. 16593 Năm 2017 17000 10044 Năm 2016 14285 9110 Năm 2015 11529 Năm 2014 11000 13940 7882 Năm 2013 10066 Năm 2012 6834 9671 Số cơ sở đạt yêu cầu Số cơ sở đƣợc thanh tra, kiểm tra Biểu đồ 2.2: Số lƣợng các cơ sở đƣợc thanh tra, kiểm tra từ năm 2012 – 2017.Nguồn: Theo [33], [34], [35], [36], [37],[38] 83, 18% 69, 15% 65, 14% 83, 18% 75, 17% 81, 18% Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ cơ sở đạt các điều kiện an toàn thực phẩm các năm 2012-2017. Nguồn: Theo [33], [34], [35], [36], [37],[38] Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 500 1200 1400 980 1200 Triệu đồng 400 802 1000 Cơ sở 300 534 608 800 430 600 200 407 312 400 100 178 201 200 98 143 0 0 Số cơ sở bị phạt tiền Số tiền phạt nộp ngân sách Biểu đồ 2.4: Số cơ sở vi phạm bị phạt tiền từ năm 2012-2017 Nguồn: Theo [33], [34], [35], [36], [37],[38] 13
  16. Bảng 2.4: Số cơ sở sản xuất,kinh doanh thực phẩm bị xử phạt của một số địa phƣơng năm 2017 Số tiền phạt Tỉnh/ Số cơ sở Số cơ sở Số cơ sở bị nộp ngân sách Thành phố thực phẩm kiểm tra xử phạt (tỷ đồng) Hải Phòng 24.422 17.000 407 1.200.000.000 Hà Nội 110.930 22.562 7.213 37.000.000.000 Quảng Ninh 32.591 18.000 1.957 6.800.000.000 Vĩnh Phúc 8.471 3.974 134 651.200.000 (Nguồn: tác giả tổng hợp) 2.1.6. Tổng kết, đánh giá tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng UBND thành phố Hải Phòng đã hoàn thành công tác tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện pháp luật ATTP trong giai đoạn 2011-2016. 2.2. Tình hình các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng 2.2.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về an toàn thực phẩm Sau khi áp dụng Luật ATTP vào thực tiễn, công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn vƣớng mắc, cóquy định vẫn chƣa phù hợp trong quản lý các sản phẩm “giao thoa” giữa các ngành, một số nhiệm vụ phối hợp chƣa đƣợc triển khai có hiệu quả. 2.2.2. Văn hóa pháp luật về an toàn thực phẩm Hiện nay ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về ATTP ở thành phố Hải Phòngcòn tồn tại nhiều hạn chế. Lý do: mặt bằng dân trí pháp lý còn không đồng đều;ý thức tôn trọng pháp luật và tính chủ động sử dụng pháp luật còn hạn chế; ảnh hƣởng của cơ chế quản lý 14
  17. cũ về tƣ duy và hành vi còn lớn nên chúng ta chƣa có đƣợc một nhận thức tổng thể và cụ thể cho quá trình đổi mới và phát triển. 2.2.3. Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của các chủ thể có thẩm quyền ở thành phố Hải Phòng Lực lƣợng quản lý nhà nƣớc về ATTP trên địa bàn còn mỏng, lực lƣợng cán bộ chuyên trách về ATTP cấp quận, huyện, xã, phƣờng hiện nay chƣa đƣợc bố trí đầy đủ. Cán bộ, công chức đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý ATTP chƣa thƣờng xuyên đƣợc tập huấn các kiến thức pháp luật và chuyên môn về ATTP. Trình độ cán bộ chuyên môn và năng lực phân tích của các phòng thí nghiệm còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý đối với một số chỉ tiêu phân tích hóa chất độc hại trong thực phẩm. 2.2.4. Sự phát triển của khoa học, công nghệ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng Công tác nghiên cứu khoa học về chất lƣợng ATTP của các sở, ban, ngành có thẩm quyền trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn thành phố còn hạn chế. Do nguồn kinh phí hạn hẹp, trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học còn thiếu nên chƣa có các chƣơng trình, đề tài sát hợp và hiệu quả cho lĩnh vực này. 2.3. Nhận xét về tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 2.3.1.1. Những kết quả đạt được Giai đoạn 2012-2017, thành phố Hải Phòng đã hoàn thành tốt việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP trên địa bàn thành phố; đã ban hành 29 văn bản chỉ đạo, trong đó có 04 Nghị quyết của HĐND, 07 văn bản quy phạm pháp luật, 07 quyết định, 09 đề án, kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo khác. 15
  18. Công tác truyền thông về ATTP đƣợc triển khai đồng bộ, công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc tăng cƣờng và có sự tham gia của các ngành, đoàn thể.Hoạt động giám sát ô nhiễm thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm đƣợc chỉ đạo triển khai quyết liệt. 2.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được Công tác ATTP đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trịtriển khai thực hiện kế hoạch ATTP giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030. Duy trì có hiệu quả đƣờng dây nóng về ATTPtại các tuyến. Đẩy mạnh các chƣơng trình liên kết, hợp tác, giao thƣơng giữa Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát các tuyến đƣờng vận chuyển thực phẩm vào thành phố. Triển khai công tác hậu kiểm sau cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế Thứ nhất, việc xây dựng, ban hành văn bảntổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP của một số cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là cấp xã còn chậm, chƣa đầy đủ, kịp thời.Việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với từng sản phẩm cụ thể còn thiếu. Một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đảm bảo chất lƣợng, ATTP chƣa thực sự hiệu quả. Thứ hai,công tác chỉ đạo, điều hành:Việc xử lý dứt điểm một số tồn tại nhƣ chất cấm trong chăn nuôi, tồn dƣ thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất kháng sinh trong rau, quả, chè, thịt, thủy sản còn chậm. Công tác điều tra, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP hiệu quả chƣa cao. Một số quận, huyện thanh, kiểm tra nhiều nhƣng tỷ lệ xử lý thấp.Cấp Bộ chỉ đạo giải pháp nhƣng địa phƣơng không có nguồn lực tƣơng thích để thực hiện đồng bộ các giải pháp. 16
  19. Thứ ba,việc thực thi pháp luật: Một sốquận, huyện trên địa bàn triển khai mang tính hình thức, chƣa công khai và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm.Lực lƣợng cán bộ quản lý nhà nƣớc về ATTP tại địa phƣơng còn thiếu về số lƣợng và hạn chế về chuyên môn, đặc biệt các cán bộ tuyến xã không.Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ATTP, nhất là tại xã, phƣờng còn hạn chế. Công tác tuyên truyền về ATTPchƣa thƣờng xuyên kết quả còn hạn chế. 2.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế Nguyên nhân chủ quan - Việc ban hành văn bản và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP chƣa kịp thời do cấp Uỷ, chính quyền địa phƣơng không có bộ phận chuyên trách có chuyên môn để tham mƣu. - Việc kiểm soát thực phẩm từ khâu nuôi, trồng đến vận chuyển, chế biến mới chỉ đƣợc thực hiện ở các cơ sở có quy mô tập trung; các cơ sở nhỏ lẻ (chiếm trên 95%) chƣa đƣợc đƣợc kiểm soát thƣờng xuyên do lực lƣợng mỏng và thiếu phƣơng tiện. - Công tác thanh tra, kiểm tra mới chỉ đƣợc đƣợc đẩy mạnh ở tuyến thành phố và quận, huyện; tập trung chủ yếu ở các cơ sở có đăng ký ngành nghề kinh doanh. - Hoạt động truyền thông giáo dục chƣa có nhiều thay đổi về nội dung và hình thức để phù hợp với từng nhóm đối tƣợng. - Nguồn lực (biên chế, phƣơng tiện, kinh phí) để thực hiện công tác quản lý ATTP của các đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ còn quá mỏng, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Nguyên nhân khách quan - Thực phẩm nhập lậu, gian lận thƣơng mại diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố. 17
  20. - Trên 95% các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn là nhỏ lẻ, hộ gia đình, lực lƣợng lao động biến đổi thƣờng xuyên, ý thức chấp hành pháp luật về ATTP chƣa tốt, do đó rất khó khăn trong công tác quản lý và xử lý vi phạm. - Còn tồn tại tập quán ăn uống và do thu nhập của một bộ phận ngƣời dân còn thấp, nên vẫn còn tình trạng ngƣời tiêu dùng mua, sử dụng thực phẩm giá rẻ, không bảo đảm an toàn. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Trong chƣơng 2, thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP ở thành phố Hải Phòng, luận văn đã tập trung phân tích, làm rõ: - Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hải Phòng đã ảnh hƣởng đến công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP. - Phân tích tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP ở thành phố tập trung 05 nội dung chính: (1) hoạt động ban hành văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo về ATTP của chính quyền các cấp ở thành phố Hải Phòng; (2) phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP ở thành phố Hải Phòng; (3) tổ chức bộ máy, nhân lực, vật lực phục vụ thực hiện pháp luật về ATTP; (4) kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn thành phố; (5) tổng kết, đánh giá tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP của thành phố. - Từ việc phân tích thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận văn đã đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những kết quả cũng nhƣ tồn tại đó, trong đó tập trung phân tích, làm rõ 03 nhóm hạn chế chính, tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, tồn tại trên. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2