intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các Trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận văn gồm 3 chương được trình bày như sau: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập; Thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam; Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các Trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐẬU VĂN TRÁNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THUỘC BỘ XÂY DỰNG Ở KHU VỰC MIỀN NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 1
  2. Luận văn này đƣợc bảo vệ tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quang Huy Phản biện 1: TS. Trần Trí Trinh Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Bảng Luận văn này được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 202, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: ….. - Đường 3/2 - Quận 10 - TP Hồ Chí Minh Thời gian: Vào hồi 9 giờ 30 phút, ngày 19 tháng 7 năm 2017 2
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau 30 năm đổi mới (từ năm 1986), Việt Nam chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Những thành quả đó là minh chứng cho các chủ trương, đường lối của Đảng cũng như các chính sách, pháp luật của Nhà nước đã đi vào thực tiễn của đời sống xã hội, phù hợp với quy luật phát triển, vận động chung của khu vực và trên toàn thế giới. Trong các thành tựu sau 30 năm đổi mới, ngành Giáo dục - Đào tạo đã có những đóng góp hết sức quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡngvà phát triển nhân tài cho đất nước. Phát huy thành quả này, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâmbằng việc nghiên cứu lý luận, đúc kết thực tiễn để xây dựng, ban hành các chính sách, chiến lược về giáo dục, đào tạo, với mục tiêu là “Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Để đưa nền giáo dục Việt Nam vươn lên tâm cao mới theo mục tiêu đã đề ra, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 đã nêu rõ các thành tựu, hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân, cũng như đề ra các giải pháp căn cơ để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra. Về bất cập, yếu kém, chiến lược khẳng định “Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán; trách nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lý về nhân sự và tài chính. Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung”; “Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn. Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học trong giáo dục đại học còn thấp”; “Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục”. Lý giải cho những bất cập, hạn chế nêu trên, trong nội dung của chiến lược này cũng đã nêu “Chưa nhận thức đúng vai trò quyết định 3
  4. của đội ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục”. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm nhiều cấp, trong đó giáo dục đại họclà cấp cuối cùng và đóng vai trò hết sức quan trọng.Giáo dục đại học có mục tiêu đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học công nghệ để tạo ra tri thức và sản phẩm mới.Bên cạnh đó, giáo dục đại học là nơi giúp người học hoàn thiện cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để tham gia vào thị trường lao động có hàm lượng tri thức cao, đáp ứng các yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự ngiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập về tri thức và khoa học. Để các trường đại học hoàn thành được sứ mệnh cao cả này, đòi hỏi cần phải có các chiến lược quy hoạch, phát triển, quản lý các trường đại học một cách cụ thể, trong đó, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học là một trong những yếu tố có vai trò quyết địnhquan trọng. Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như Bộ giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách đối với Giáo dục - Đào tạo nói chung và đội ngũ giảng viên các trường đại học nói riêng. Đây là những căn cứ và là cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các trường đại học thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số bất cập, hạn chế cần phải nghiên cứu để hoàn thiện và đưa vào áp dụng, nhằm hướng tới hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ này. Từ đó góp phần quan trọng chung để thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp. Cũng như các bộ, ngành khác, Bộ Xây dựng cũng có các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học. Đối với khu vực 4
  5. MiềnNam hiện nay Bộ Xây dựng có 02 trường Đại học là đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và đại học Xây dựng Miền Tây. Các trường Đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho Bộ và cho phát triểnchung của đất nước. Việc quản lý nhà nước đối với các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam là hết sức cần thiết và trong thời gian qua đã được chú trọng.Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý nhà nước đối với các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực phía Nam còn tồn tại nhiều bất cấp.Những quy định pháp lý về lĩnh vực này còn chưa thống nhất và đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra về đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng chưa được chú trọng và tiến hành thường xuyên. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài“Quản lý Nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các Trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam” làm luận văn thạc sỹ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua đã có nhiều ấn phẩm, công trình nghiên cứu khoa học liên quan tới giáo dục, giáo dục đại học nói riêng. Trong đó các công trình nghiên cứu liên quan tới quản lý nhà nước đối với giáo dục nói chung và quản lý nhà nước đối với đội ngũ viên chức, giảng viên các trường đại học đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, pháp lý cũng như nội dung quản lý liên quan tới đội ngũ giảng viên. Trong đó, phần lớn các công trình tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý về chất lượng của giáo dục nói chung và chất lượng của đội ngũ giảng viên nói riêng. Các công trình nghiên cứu này đã làm nổi bật các hạn chế, bất cập liên quan tới công tác quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục, đội ngũ giảng viên. Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể gắn với các hạn chế, yếu kém nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học công lập nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển trong giao đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với Bộ Xây dựng, là cơ quan thuộc Chính phủ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có các trường đại học công lập. Các cơ sở giáo dục đại học công lập này đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng trong việc đào tạo ra nhân lực phục vụ cho các ngành nghề 5
  6. thuộc Bộ Xây dựng quản lý. Việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên ở các trường thuộc bộ Xây dựng là yêu cầu quan trọng để góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cũng như phục vụ đắc lực cho các lĩnh vực thuộc Bộ quản lý. Hiện nay, qua tìm hiểu của tác giả, chưa có luận văn hay công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cức vấn đề quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc Bộ xây dựng. Do vậy, việc lựa chọn đề tài này đảm bảo không có sự trùng lắp với các công trình nghiên cứu đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý nhà nước về quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học trường đại học công lập. - Khảo sát và đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài có đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vựcMiềnNam (bao gồm: Trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và Trường đại học Xây dựng Miền Tây). Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay. 6
  7. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài sử dụngphương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và pháp luật củaNhà nước về giáo dục, đào tạo làm cơ sở phương pháp luận. 5.2. Các phương pháp cụ thể Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung của đề tài hướng đến, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành đều được áp dụng như: 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 5.2.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Mặc dù luận văn chỉ nghiên cứu ở phạm vi các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở Miền Nam, tuy nhiên đối với các Bộ khác cũng có thể áp dụng các giảipháp, kiến nghịmà luận văn đưa ra nếu các Bộ này cũng quản lý các trường đại học có đặc điểm như hai trường đại học là đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và đại học Xây dựng Miền Tây. Luận văn là nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và đội ngũ giảng viên đại học nói riêng trong thời gian tới. Luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo, nghiên cứu cụ thể cho công tác quản lý đội ngũ giảng viên trực tiếp tại hai trường trong phạm vi nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn. Luận văn ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì được thiết kế thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại họccông lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam. Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại họccông lậpnói chung và các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng. 7
  8. Phần nội dung CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1. Giảng viên các Trƣờng đại học công lập 1.1.1. Khái niệm giảng viên và giảng viên đại học công lập Theo Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08/6/1994 của Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục vào đào tạo: “Giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Theo Luật giáo dục 2005: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên”. Như vậy, Giảng viên đại học được hiểu là những người trực tiếp làm công tác giảng dạy, nghiên cứu ở một hoặc nhiều hơn một chuyên ngành ở các cơ sở đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và được bổ nhiệm vào ngạch giảng viên. 1.1.2. Vai trò của giảng viên đại học Về cơ bản, giảng viên các trường đại học có các vai trò sau: - Thứ nhất là vai trò đào tạo. - Thứ hai là vai trò nghiên cứu khoa học Ngoài ra, giảng viên còn đảm nhận các vai trò khác như quản lý, nhà chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, đồng thời giảng viên còn là người giúp gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thông văn hóa tốt đẹp của dân tộc. 1.1.3. Tiêu chuẩn để trở thành giảng viên đại học - Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình độđạt chuẩn đượcđào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng. - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sỹ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ. 8
  9. - Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏetheo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn nghiệp vụ quy định tạiđiểm e, khoản 1, Điều 77, của Luật giáo dục. - Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên. Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. 1.1.4.Nhiệm vụ của giảng viên - Giảng dạy theo mục tiêu, chương trìnhđào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo; - Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảođảm chất lượng đào tạo. - Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; - Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên; - Tôn trọng nhân cách người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợiích chínhđáng của người học; - Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dụcđại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và công tác khác. 1.1.5. Quyền của giảng viên - Được giảng dạy đúng chuyên ngành đào tạo; - Được đào tạo nâng cao trình độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; - Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học; - Được bảo vệ phẩm chất, danh dự; - Được nghỉ hè, nghĩ Tế tâm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. - Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng Nhà giáo nhân dân, Nhà giáoưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật. - Được bảo đảm về mặt tổ chức và vật chất kỹ thuật cho các hoạt động nghề nghiệp; được sử dụng các dịch vụđào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ và dịch vụ công cộng của nhà trường; - Được quyền lựa chọn giáo trình, tài liệu tham khảo, phương pháp và phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, bảo 9
  10. đảm nội dung chương trình, chất lượng và hiệu quả của hoạt độngđào tạo, khoa học và công nghệ; - Được tham dự các hội thảo, hội nghị khoa học trong và ngoài nướctheo quy địnhđể công bố các công trình khoa học, giáo dục. 1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với giảng viên các Trƣờng đại học công lập. 1.2.1. Khái niệm quản lý Quản lý có nhiều cách hiểu, khái niệm khác nhau của các nhà khoa học, nhà quản lý và các tổ chức đưa ra. Tuy nhiên, quản lý có thể hiểu là quá trình điều hành, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ, đôn đốc, kiểm tra (gọi chung là tác động) của chủ thể quản lý đối với các hoạt động, hành vi của đối tượng và khách thể quản lý nhằm hướng tớiđạt được các mục tiêu đề ra trong một thời gian nhấtđịnh và các chi phí tối thiểu về sức lao động và tài chính. 1.2.2. Quản lý nhà nước Cũng giống như khái niệm quản lý, quản lý nhà nước cũng có nhiều cách hiểu, khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu quản lý nhà nước là sự tác động, điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và toàn bộ hành vi xã hội của các cơ quan, tổ chức nhà nước, các cá nhân được nhà nước ủy quyền bằng hệ thống pháp luật để thực thi quyền lực nhà nước, nhằm đảm bảo sự vận hành mang tính ổn định và phát triển của toàn xã hội. 1.2.3. Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học công lập 1.2.3.1. Khái niệm Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập là sự tác động, điều chỉnh của các cơ quan quản lý nhà nước lên các hoạt động của đội ngũ giảng viên làm việc tại các trường đại học thông qua hệ thống pháp luật 1.2.3.2 Sự cần thiết và mục tiêu của quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập. - Là cơ sở để đảm bảo thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật, chiến lược của Nhà nước về giáo dục, giáo dục đại học và đội ngũ những người làm công tác giáo dục. - Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo sự hài hòa, hợp lý về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên ở các trường đại học, từ đó đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn ngành giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. 10
  11. 1.2.3.3. Cơ quan quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học công lập Giảng viên là một bộ phận của viên chức, do vậy cơ quan quản lý nhà nước đối vợi đội ngũ giảng viên cũng là cơ quan quản lý viên chức. cụ thể bao gồm các cơ quan sau: - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viên chức; - Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về viên chức; - Các cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về viên chức; - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về viên chức - Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ cũng như chưa được giao quyền tự chủ thực hiện các nội dung vềquản lý viên chức theo quy định. 1.2.3.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên. - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; - uy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; - Hướng dẫn, quy định và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; - uy định và tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng và kỷ luật; - Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Tiểu kết chƣơng 1: Giảng viên đại học trong mọi thời đại luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, vừa là lực lưỡng lao động tri thức trực tiếp tạo ra các giá trị lao động, đồng thời là lực lưỡng đào tạo ra đội ngũ lao động đòi hỏi hàm lượng tri thức cao cho các ngành nghề trong xã hội. Do đó, nghiên cứu cơ sở lý luận về đội ngũ giảng viên nói riêng cũng như quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên nói chung để làm nổi bật vai trò cảu đội ngũ này cũng như các tiêu chuẩn, yêu cầu liên quan. 11
  12. Bên cạnh đó, nghiên cứu cơ sở pháp lý trong việc quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập nhằm tìm hiểu rõ các cơ quan quản lý, chức năng, vai trò, nội dung quản lý nhà nướcvà các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành để thực hiện các nội dungquản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên.Những nội dung nghiên cứu ở chương này là những cơ sở, luận cứ quan trọng trong việc tìm hiểu thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên mà trong phạm vi đề tài nghiên cứu. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THUỘC BỘ XÂY DỰNG Ở KHU VỰC MIỀN NAM 2.1. Tổng quan về Bộ Xây dựng và các Trƣờng đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực MiềnNam 2.1.1 Về Bộ Xây dựng Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, Bộ Xây dựng có 32 đơn vị sự nghiệp công trực thuộc. Trong đó có 02 viên, 04 Trường đại học, 09 Trường Cao đẳng, 07 Trường Trung cấp, 02 Bệnh viện, 04 Trung tâm điều dưỡng, 02 Ban quản lý dự án đầu tư và 01 Nhà xuất bản. 2.1.2 Về các Trường đại học thuộc Bộ Xây dựng và các trường đại học thuộc Bộ xây dựng ở khu vực Miền Nam. Hiện nay Bộ Xây dựng có 04 Trường đại học trực thuộc, bao gồm: Miền bắc có trường đại học Kiến trúc Hà Nội; Miền trung có trường đại học Xây dựng Miền Trung; miền nam có trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và trường đại học Xây dựng miền Tây. Ở khu vực Miền Nam, Trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và Trường đại học Xây dựng Miền Tây được xem là hai trường trọng điểm, giúp Bộ Xây dựng đào tạo ra nhân lực các ngành Kiến trúc, Kỹ sư các ngành Xây dựng, Hạ tầng… phục vụ trực tiếp cho nhu cầu thị trường lao động lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ. 12
  13. 2.1.3 Tổng quan về giảng viên các trường Đại học thuộc Bộ Xây dựng Tỷ lệ % GV Số Tên Trƣờng GS P.GS TS ThS ĐH có lƣợng trình độ SĐH Đại học Kiến trúc Hà 474 29 101 299 45 90.51 Nội Đại học Xây dựng 202 2 17 131 52 74.26 Miền Trung Đại học Kiến trúc TP. 317 6 54 234 23 92.74 Hồ Chí Minh Đại học Xây dựng 178 2 13 125 38 78.65 Miền tây Tổng cộng 1171 39 185 789 158 86.51 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với đội ngũ giảng viên các trƣờng Đại học công lậpthuộcBộ Xây dựng ở phía Nam 2.2.1. Bộ máy tổ chức, quản lý Bộ máy tổ chức quản lý của các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam bao gồm: - Hội đồng Trường - Ban Giám hiệu - Hội đồng khoa học trường - Các khoa chuyên môn, phòng nghiệp vụ, chức năng và các đơn vị dịch vụ, hỗ trợ khác. 2.2.2.Hoạt động quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường Đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam 2.2.2.1 hực trạng y dựng ế hoạch, quy hoạch đội ngũ giảng viên Ƣu điểm: - Các cơ quan quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập đã ban hành nhiều chính sách chung trên 13
  14. phạm vi toàn quốc. Đó là cơ sở thuận lợi cho các trường đại học công lập thực hiện việc xây dựng, quy hoạch đội ngũ của mình nhằm chuẩn hóa cũng như nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên, từ đó thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của đơn vị không chỉ hiện tại mà còn trong tương lai. - Công tác xây dựng, quy hoạch đội ngũ viên chức nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng đã được Cấp ủy Đảng của Nhà trường chú trọng xây dựng, xem đó là một trong những nội dung hết sức quan trọng, thể hiện sự quan tâm, lãnh đạo đúng đắn, đầy đủ về công tác nhân sự. Xem công tác nhân sự, đội ngũ là vấn đề then chốt nhằm xây dựng nhà trường ngày càng phát triển. Hạn chế: - Công tác xây dựng, quy hoạch đội ngũ giảng viên của các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền nam nhìn chung chưa được chú trọng thực hiện trên thực tế, việc ban hành, xây dựng các kế hoạch, quy hoạch chưa được thực hiện để làm cơ sở cho công tác triển khai trên phạm vị toàn trường. Thay vào đó, các trường chỉ mới dừng lại ở việc tạo các điều kiện, hỗ trợ cho “sự chủ động” của viên chức thông qua các cơ chế, quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của trường bằng các chính sách hộ trợ tài chính, thời gian giảm định mức giờ chuẩn để giảng viên hoàn thành chương trình đào tạo theo hạn định. - Chưa ban hành cụ thể các quy định riêng biệt về công tác quy hoạch, phát triển đội ngũcho từng năm và cho từng giai đoạn cụ thể để làm căn cứ thực hiện cũng như xây dựng các giải pháp cụ thể để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. - Một trong những lý do dẫn đến thực trạng trên làdo hiện nay chưa có quy định của pháp luật buộc các trường phải thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ. Các chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên, hay quy định về xếp loại, phần tầng các trường đại học đang chỉ dừng lại ở dạng “mục tiêu phấn đấu” để các trường phải tự nỗ lực thực hiện nếu muốn được đánh giá tốt, mà chưa bắt buộc phải có quy hoạch, kế hoạch để triển khai các bước tiếp theo. 2.2.2.2 Thực trạng về công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên Ƣu điểm: - Nhìn chung công tác tuyển dụng viên chức là giảng viên ở các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực miền nam 14
  15. trong những năm qua đã thực hiện tương đối tốt, các trường đã tuyển được đội ngũ giảng viên trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng tốt các yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. - Các quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý để các trường thực hiện công tác tuyển dụng nhìn chung đầy đủ, tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện. Theo đó, công tác tuyển dụng viên chức là giảng viên thực sự minh bạch, khách quan, rõ ràng về số lượng, tiêu chuẩn, hình thức tuyển dụng…Do đó, dễ dàng tiếp nhận được hồ sơ các ứng viên đạt các yêu cầu theo quy định tuyển dụng. Hạn chế: - Là đơn vị sự nghiệp công lập, việc tuyển dụng viên chức mới phải căn cứ vào chỉ tiêu biên chế hàng năm được giao từ Bộ chủ quản, do vậy các Trường chưa thể tự chủ động tuyển thêm các biên chế dự phòng cho số viên chức nghỉ hưu theo chế độ, hoặc viên chức rời bỏ nhiệm sở vì các lý do khác nhau. - Việc tuyển dụng viên chức chỉ mới thực hiện từng năm một mà không phải cho một giai đoạn cụ thể. Điều này cho thấy công tác tuyển dụng nói riêng và dự báo sự thay đổi về nhân sự nói chung chưa có sự đầu tư nghiên cứu.Nguyên nhân này có thể xuất phát từ chủ quan của cơ quan, cũng có thể xuất phát từ các cơ chế, thể chế quy định hiện hành. Cụ thể, hiện nay cả hai trường đại học thuộc bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam đều đã xây dựng xong Đề án ví trí việc làm theo quy định tại uyết định số 1071/ Đ-BXD ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Bộ Xây dựng về Xây dựng đề án vị trí việc làm trong các đơn vị hành chính và sự nghiệp thuộc Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của tác giả luận văn thì cả hai trường này vẫn chưa được thông qua Đề án vị trí việc làm mà trường đã xây dựng và trình Bộ. Như vậy, việc sắp xếp các vị trí công việc cũng như đánh giá sự thay đổi công việc của một viên chức trên thực tế có thể thực hiện được, song nó chỉ mang tính nhất thời tại một thời điểm mà không mang tính giai đoạn, chiến lược. - Mặc dù các trường đã vận dụng linh hoạt cơ chế, điều kiện tốt nhất có thể đề thu hút nhân tài nhằm tìm kiếm những người có năng lực tốt nhất, song vì các một số ràng buộc như thời gian làm việc, thu nhập thực tế….nên việc tuyển dụng trong nhiều đợt không đủ chỉ tiêu tuyển dụng như mong muốn. Đặc biệt là việc tuyển các sinh viên có học lực ở 15
  16. lại trường công tác là rất khó khăn, vì trên thực tế, nếu ra ngoài xã hội thì các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, giỏi có thể sẽ tìm kiếm được nhiều cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao và cơ hội thăng tiến rõ ràng hơn. 2.2.2.3 Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Ƣu điểm: - Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam đã được hết sức chú trọng, quan tâm thực hiện và đạt được các kết quả khả quan. - Các quy định pháp luật liên quan đã quy định đầy đủ, rõ ràng, gắn với các tiêu chuẩn của giảng viên đại học. Từ đó tạo cơ sở, điều kiện cho các trường xây dựng các kế hoạch, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi, phát triển của các trường đại học trong xu hướng phát triển chung về kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ về tri thức, khoa học và công nghệ. - Hầu hết giảng viên đã ý thức tốt việc tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn các kỹ năng sư phạm, các kiến thức bổ trợ như tin học, ngoại ngữ. Do vậy, giảng viên luôn ủng hộ các chương trình đào tạo và bồi dưỡng mà các trường đề xuất, xây dựng. - Ngoài việc thực hiện các kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chung của trường, các đơn vị trực thuộc cũng đã chủ động trong phạm vị và quyền hạn cho ph p của Hiệu trưởng Nhà trường. Đó là việc các Khoa đã chủ động liên hệ, phối hợp với các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có chung các chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động tổ chức các buổi trao đổi, sinh hoạt học thuật, các buổi báo cáo chuyên đề. Các nội dung này bên cạnh tạo môi trường sinh hoạt chuyên môn thì nó còn là một trong những cách thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, mặc dù không cấp bằng hay chứng chỉ công nhận cho các giảng viên tham gia. - Các trường đã chủ động xây dựng và chuẩn bị tốt nguồn kinh phí kịp thời hỗ trợ cho giảng viên theo học các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như các cơ quan, tổ chức và trường học nơi giảng viên tham gia chương trình. Đây là điều kiện tốt để giảng viên hoàn thành nhiệm vụ học tập, bảo đảm các tiêu chuẩn, yêu cầu chung của pháp luật cũng như định hướng phát triển của nhà trường. 16
  17. Hạn chế: - Công tác đào tao, bồi dưỡng mặc dù đã được quan tâm, chú trọng thực hiện và mang lại các kết quả tích cực. Song nhìn chung công tác này chưa mang tính hệ thống, toàn diện, cụ thể là việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chưa được cụ thể hóa thành các kế hoạch, chiến lược hàng năm hay một giai đoạn. Thay vào đó là đào tạo, bồi dưỡng còn mang tính thời vụ, đột xuất. Tức là chưa gắn với chiến lược phát triển chung, cụ thể của từng đơn vị và toàn trường. Do đó chưa có sự chủ động và lộ trình cho các nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ. - Giữa chiến lược chỉ đạo chung của cấp ủy Đảng và Ban Giám hiệu Nhà trường chưa có sự thống nhất cao trong nhận thực và xây dựng các chương trình hành động cụ thể để hoàn thành các nội dung trongNghị quyết mà Đảng ủy đã đề ra. Công tác đánh giá, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng từng năm, từng giai đoạn chưa được chú trọng thực hiện. Từ đó chưa nhìn nhận hết được các ưu điểm, tồn tại để đưa ra các giải pháp hoặc điều chỉnh, thay đổi các chương trình, phương thức đào tạo cho từng đối tượng giảng viên khác nhau. - Một số chương trình đào tạo còn nặng về tính lý thuyết, thiếu thực tế và đôi khi là “không cần thiết” cho một số đối tượng giảng viên. Ví dụ như việc yêu cầu tất cả các giảng viên giảng dạy trình độ đại học phải có chứng chỉ “lý luận giảng dạy đại học” hay” Nghiệp vụ sư phạm”, hoặc phải có trình độ “Trung cấp lý luận chính trị”. uy định này là cần thiết, phù hợp cho giảng viên nói chung nhưng chưa hẳn phù hợp, cần thiết đối với giảng viên giảng dạy các ngành nghề mang tính nghệ thuật cao như Thời trang, Thiết kế mỹ thuật, Kiến trúc…Bởi lẽ giảng viên giảng dạy các ngành nghề này chủ yếu là thực hành dựa trên các nguyên lý thiết kế, nghệ thuật và thị hiếu thẩm mỹ của các đối tượng liên quan. Từ thực tế đó, dẫn tới tình trạng giảng viên bắt buộc phải tham gia các khóa đào tạo này không hứng thú cũng như sau khóa học không phát huy hoặc ứng dụng nhiều vào quá trình giảng dạy thực tế. Và từ đó câu chuyện tốn thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, gây lãng phí chungcho Trường và xã hội. - Với những trường đại học giảng dạy và đào tạo các ngành nghề mang tính đặc thù, trong điều kiện yêu cầu về trình độ, số lượng giảng viên phải có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ tối thiểu trong một ngành nghề cụ thể đã dẫn tới thực tế là các giảng viên vì việc phải chuẩn hóa bằng cấp, nhưng thực tế 17
  18. các chuyên ngành học Thạc sĩ, Tiến sĩ lại không gắn với chuyên môn giảng dạy. Thực tế này là sự mâu thuẫn giữa trong Luật giáo dục đại học, cụ thể tại mục 3, Điều 54 quy định “Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là Thạc sĩ trở lên. Trường hợp đặc biệt ở các ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo quy định”. Thế nhưng, hiện nay, Bộ giáo dục và Đào tạo chưa ban hành một quy định cụ thể nào về trình độ chuẩn của giảng viên giảng dạy chương trình đại học đối với các ngành có chuyên môn đặc thù. Điều nay gây khó khăn rất lớn cho các trường có đào tạo ngành nghề đặc thù, trong đó có các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam. - Mặc dù các cơ chế hộ trợ của Nhà nước cũng như sự quan tâm, hỗ trợ thêm về kinh phí của Trường đại học nơi giảng viên công tác là tương đối tốt, song chỉ mới đáp ứng một phần, gây khó khăn không nhỏ cho giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là tham gia học tập ở nước ngoài. 2.2.2.4. hực trạng tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng và kỉ luậtđối với đội ngũ giảng viên. Ƣu điểm: - Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm, nghiên cứu để cải cách chế độ tiền lương, nhằm hướng tới sự hợp lý theo sự vận động, phát triển của nền kinh tế thị trường. Các quy định về mức lương tối thiểu và các phụ cấp ngành nghề, thâm niên công tácđối với viên chức là giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập đã thể hiện phần nào sự hợp lý trong tổng quan chung về mức lương so với các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân. - Cùng với mức lương cơ sở, phụ cấp ngành nghề, thâm niên theo quy định của Nhà nước, các trường đại học đã áp dụng hình thức trả lương linh hoạt, trong đó được trích từ nguồn thu sự nghiệp được ph p theo quy định của pháp luật để chuyển vào phần “lương tăng thêm” cho giảng viên. Từ đó tăng thêm các nguồn thu nhập, giúp giảng viên yên tâm công tác, cống hiến cho sự phát triển của nhà trường cũng như cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. - Mức lương cho giảng viên được tính toán hợp lý dựa trên các ngạch giảng viên theo quy định, gắn với các nhiệm vụ trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, các hoạt động chuyên môn và đóng góp thực tế. 18
  19. - Công tác thi đua, khen thưởng đã được xây dựng đầy đủ các cơ chế, tiêu chí đánh giá rõ ràng, công bằng, cụ thể cho các danh hiệu thi đua ở các cấp. Kèm theo đó là các khoản thưởng tương ứng theo hướng ngày càng tăng. Điều này đã tạo động lực cho đội ngũ giảng viên phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo phân công. Hạn chế: - Với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế hiện nay, mức lương cơ sở đối với giảng viên so với giá trị thực tế trên các mặt hàng thiết yếu cũng như các dịch vụ cho cuộc sống là vẩn còn thấp. Trong trường hợp các trường đại học công lập có nguồn thu sự nghiệp ít thì không thể trả lương cao cho giảng viên. Chính điều này có thể dẫn tới tình trạng giảng viên vì thu nhập thấp mà bỏ ra ngoài làm doanh nghiệp, hoặc nếu có ở lại trường thì cũng phải tìm thêm các nguồn thu nhập khác, dẫn tới việc không chuyên tâm, đầu tư cho công việc chuyên môn là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. - Do mặt bằng lương thấp, do đó các trường đại học công lập khó thu hút được các nhân sự có trình độ chuyên môn cao. Thay vào đó, các trường dân lập, quốc tế với cơ chế trả lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động có thể dễ dàng thu hút các nhân sự này. - Hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn xem giáo dục là quốc sách, do đó luôn có những chính sách, cơ chế ưu tiên riêng dành cho ngành giáo dục để đẩy mạnh chất lượng giáo dục và đào tạo các cấp. Tuy nhiên, việc thực hiện quan điểm này chưa có sự đồng bộ khi chỉ mới quan tâm thực hiện các nội dung về đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên mà chưa có cơ chế hoặc quy định mức lương riêng cho đội ngũ giảng viên. Bởi lẽ chỉ khi nào giảng viên thật sự yên tâm với thu nhập thì mới có thể yên tâm để thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ. Từ đó mới có thể nâng cao chất lượng dạy và học theoxu hướng hội nhập và phát triển hiện nay. - Khen thưởng, kỷ luật là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết để thực hiện các nội dung khác liên quan tới quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập như: công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo sự kỷ cương, quy định của Trường và ngành giáo dục…Và mặc dù quy định đã đầy đủ, song trên thực tế công tác này được triển khai ở một khía cạnh nào đó, nó như một nhiệm vụ bắt buộc, đôi khi là khô khan 19
  20. và mang tính hình thức. Vì thế, nội dung công tác này chưa thu hút đươc sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ giảng viên. Theo đó kết quả cũng như ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng chưa đi vào thực tế đời sống và hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên. - Mặc dù có triển khai song trên thực tế các trường chỉ thực hiện từng năm một thông qua các thông báo mà chưa có xây dựng các quy chế, quy định liên quan tới thi đua khen thưởng của Trường, làm cơ sở chung mang tính ổn định, lâu dài và tránh sự thụ động cho giảng viên trong việc xác định các nội dung thi đua. 2.2.2.5. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Ƣu điểm: - Các quy định liên quan tới công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật đối với giảng viên các trường đại học công lập được xây dựng và ban hành kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, cá nhân liên quan thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. - Các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam đã căn cứ vào các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, các quy định về xử lý vi phạm cũng như các hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước để chủ động xây dựng và ban hành các quy chế, quy định thực hiện trong phạm vi đơn vị của mình. Điều này đã đảm bảo thực hiện các quy định liên quan tới công tác này trong phạm vi của cơ quan, đơn vị. - Nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra của các cơ quan, cá nhân làm công tác thanh tra ngày càng được hoàn thiện theo hướng tăng cường chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó là trách nhiệm, đạo đức ngành nghề ngày cũng được nâng cao. Hạn chế: - uản lý nhà nước về hoạt động thanh tra giáo dục đã được quy định đầy đủ, cụ thể, trong đó quy định cơ chế hoạt động cho thanh tra các trường đại học công lập Phòng Thanh tra giáo dục), điều này đảm bảo cơ chế kiểm tra, giám sát các nội dung công việc liên quan tới đội ngũ giảng viên, song vì mang tính “nội bộ” nên còn có tình trạng dễ dãi, xem đó là chuyện trong nhà “tự đóng cửa bảo 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2