intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở khoa học, đánh giá đúng thực trạng quản lý an toàn thực phẩm, từ đó luận văn " Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng" đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỖ PHAN THÚY VI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834.04.10 Đà Nẵng – Năm 2020
  2. Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 2: TS. Phan Văn Tâm Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn thực phẩm đã luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, nhờ đó có nhiều chuyển biến quan trọng. Đối với thành phố Đà Nẵng, một thành phố đang triển khai thực hiện đề án “Xây dựng thành phố 4 an”, trong đó đảm bảo an toàn thực phẩm là một trong bốn vấn đề xã hội trọng tâm mà Chính quyền thành phố ưu tiên tập trung giải quyết trong giai đoạn 2016-2020. Mặc dù vậy, là thị trường tiêu thụ thực phẩm hàng đầu khu vực miền Trung, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại thành phố Đà Nẵng vẫn còn rất lớn. Trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay có hơn 5.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống phục vụ cho dân cư của quận, thành phố và khách du lịch. Với mong muốn đưa ra những đánh giá và giải pháp hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà nước về ATTP tại quận Hải Châu nói riêng,TP Đà Nẵng nói chung trong tương lai, tác giả quyết định chọn đề tài: “Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” để thực hiện Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở khoa học, đánh giá đúng thực trạng quản lý an toàn thực phẩm, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
  4. 2 2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn đối với công tác QLNN về ATTP. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về ATTP trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2016 – 2019, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại yếu kém và nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác QLNN về ATTP trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian sắp tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Về lý luận: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. -Về thực tiễn: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, đánh giá quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. - Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trên phạm vi toàn quận Hải Châu. - Về thời gian nghiên cứu: Luận văn xem xét, đánh giá hoạt động QLNN về ATTP trên địa bàn quận Hải Châu trong giai đoạn từ năm 2016-2019 . Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng tầm nhìn đến 2030.
  5. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Nghiên cứu các tư liệu, các đề tài, giáo trình, sách tham khảo, các bài báo khoa học chuyên ngành, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ; trực tuyến trên Internet của Cục ATTP, văn phòng Chính phủ, tạp chí, trang báo mạng chính thống… - Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của chính quyền quận Hải Châu trong giai đoạn 2016-2019. 4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp + Phƣơng pháp điều tra Luận văn tập trung vào 2 đối tượng chủ yếu đó là người tiêu dùng và các cơ sở chế biến, sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Số lượng dự kiến 250 người. Chọn mẫu là toàn bộ người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn ở 03 phường (Hải Châu 1,Thuận Phước,Thạch Thang). Đây là các phường có số lượng cơ sở tương đối đông. Mang tính đại diện cao cho cả quận. Cụ thể: + Khảo sát về người tiêu dùng sẽ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên có định hướng trong nhóm hộ gia đình: 100 người. + Khảo sát tại các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm chọn mẫu nghiên cứu mô tả (N
  6. 4 được để đưa ra những kết luận, nhận định chính xác nhất về vấn đề nghiên cứu. 4.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh - Phương pháp tổng hợp 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, tầm nhìn đến 2030. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1.1. Một số khái niệm a. Thực phẩm Thực phẩm là những sản phẩm dùng cho việc ăn, uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế
  7. 5 biến và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. b. An toàn thực phẩm ATTP là những biện pháp và điều kiện cần thiết để kiểm soát các mối nguy và để đảm bảo sự phù hợp của thực phẩm có ý định dùng làm thực phẩm cho con người. c. Quản lý Nhà nước d. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là việc Nhà nước bằng quyền lực của mình thông qua một hệ thống các quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi của tất cả các cá nhân, tổ chức trong chuỗi cung ứng, tiêu thụ thực phẩm nhằm, đảm bảo tính an toàn của thực phẩm, khắc phục, giảm thiểu các hậu quả do tình trạng mất an toàn thực phẩm gây ra nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe nhân dân, góp phần bảo vệ giống nòi, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia. 1.1.2. Vai trò quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm QLNN về ATTP đóng một vai trò quan trọng trong bảo đảm nguồn cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng và bổ dưỡng cho cộng đồng. Mặt khác, bảo đảm chất lượng, ATTP còn là một trong những điều kiện tiên quyết, thiết yếu để thúc đẩy sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phát triển ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế quốc gia và quốc tế. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách và tạo khung pháp lý nhằm giảm thiểu những rủi ro, những mối nguy đối với ATTP hay đề ra những quy định mà các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng để bảo đảm thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất đến lưu thông.
  8. 6 1.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm Một số đặc điểm trong QLNN về ATTP: Trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất tự công bố áp dụng; phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích các mối nguy đối với ATTP; phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành; phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và tính trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm do mình sản xuất. 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.2.1. Ban hành văn bản và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm a. Ban hành văn bản về an toàn thực phẩm Ban hành văn bản về an toàn thực phẩm là: - Ban hành các khung pháp lý, quy định và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; - Ban hành các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. - Ban hành quy định về chứng nhận y tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. - Tiêu chí đánh giá: + Các văn bản ban hành cần đảm bảo tính khả thi, tính kịp thời, chính xác. + Dễ tiếp cận, dễ thực hiện. b. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm Hoạt động hình thức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến
  9. 7 thức, thông qua nhiều kênh, nhiều biện pháp như: Thông qua phương tiện đại chúng, mạng lưới truyền thanh, phát hành tờ rơi, tổ chức hội thi, tuyên truyền miệng, tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức, cổ động trực quan bằng pano, áp phích, trên webside... - Tiêu chí đánh giá:  Tổ chức tuyên truyền đảm bảo tính khoa học, tính kịp thời, chính xác với nội dung cần tuyên truyền  Đa dạng các hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức; số lượng đối tượng được tuyên truyền, phổ biến.  Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức đến việc thay đổi hành vi, nhận thức, ý thức tự giác của các đối tượng được phổ biến. 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ATTP chính là: + Tổ chức bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương; + Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP + Bố trí nguồn lực cho bộ máy quản lý nhà nước về ATTP đảm bảo hoạt động có hiệu quả: các máy móc, trang thiết bị kiểm tra ATTP. - Tiêu chí đánh giá: + Cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về ATTP; + Trình độ chuyên môn cán bộ làm công tác ATTP trên địa bàn quận và tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; + Nguồn kinh phí hỗ trợ, số lượng cán bộ bố trí, số cơ quan tham gia công tác phối hợp; + Tinh thần trách nhiệm, tác phong lề lối làm việc.
  10. 8 1.2.3 Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và giấy cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm Theo Điều 2 Thông tư 47/2014/TT-BYT quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. - Tiêu chí đánh giá: + Việc chấp hành theo thẩm quyền được phân cấp cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy cam kết đảm bảo ATTP; + Tỷ lệ cơ sở được cấp giấy chứng nhận; + Tỷ lệ cơ sở tham gia thực hiện ký giấy cam kết đảm bảo về ATTP. + Tiến độ, thời gian, thủ tục cấp giấy chứng nhận, giấy cam kết. 1.2.4 Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm Thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm là hoạt động của cơ quan nhà nước để đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các chủ thể sản suất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Ngoài việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật thì các cơ quan QLNN cần phải thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách pháp luật của nhà nước về vệ sinh ATTP. Thực hiện đúng quy định về trình tự thủ tục, thời gian thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm để xử lý theo quy định pháp luật. - Tiêu chí đánh giá + Số lượng các đợt kiểm tra ATTP/năm; + Số cơ sở được kiểm tra trên tổng số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; + Đối tượng quản lý bị bỏ sót không kiểm tra; + Số vụ ngộ độc thực phẩm hàng năm…
  11. 9 1.2.5 Công tác xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm Để thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính về ATTP, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2018. Xử lý vi phạm pháp luật về ATTP là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. - Tiêu chí đánh giá: + Chương trình, kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý; + Tỷ lệ cơ sở được kiểm tra, thanh tra trong năm; + Các đoàn kiểm tra được thành lập; + Đánh giá chất lượng các cuộc kiểm tra thông qua phát hiện cơ sở vi phạm và biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, các nội dung vi phạm của các cơ sở, tính khách quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM: 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình và thời tiết khí hậu thuận lợi là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu sử dụng thực phẩm gia tăng. 1.3.2. Điều kiện kinh tế Nếu kinh tế tăng trưởng một lần thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tăng 1,5 lần. Đồng thời cùng với tốc độ tăng trưởng của GDP, chi tiêu bình quân theo đầu người tăng lên hàng năm. Người dân
  12. 10 ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ và nâng cao sức khỏe. 1.3.3. Điều kiện xã hội a. Quy mô phát triển dân số và mật độ dân số Quy mô dân số tăng sẽ kéo theo đó là sự gia tăng về mật độ dân số, dẫn đến tốc độ đô thị hóa nhanh, cùng với đó là nhu cầu về ăn uống cũng thay đổi theo. b. Thu nhập, trình độ văn hóa Khi thu thập tăng lên, trình độ học vấn cao hơn, người dân quan tâm nhiều hơn đến chăm sóc sức khỏe bản thân. 1.3.4. Các chính sách , pháp luật về ATTP - Các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý để hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm. - Căn cứ để kiểm tra, xử phạt những trường hợp vi phạm. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Quận Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, là nơi tập trung chủ yếu các cơ quan ban ngành và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và giáo dục của thành phố . Nếu không tính diện tích sân bay (8,42 km²) thì diện tích quận là 12,17 km². Ranh giới tự nhiên như sau: Phía Đông giáp quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn với
  13. 11 ranh giới là sông Hàn; Phía Tây giáp quận Thanh Khê; Phía Nam giáp quận Cẩm Lệ; Phía Bắc giáp vịnh Đà Nẵng. Quận Hải Châu có 13 phường. b. Khí hậu và địa hình Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. 2.1.2. Điều kiện kinh tế Nhìn chung, nền kinh tế quận đã phát triển theo cơ cấu: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Trong đó Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, Thương mại – Dịch vụ giữ vị trí quan trọng, nông nghiệp sẽ giảm dần tỷ trọng đến mức ổn định. 2.1.3. Điều kiện xã hội Trong những năm qua, dân số tại quận tăng đáng kể và đời sống của người dân tại quận cũng đã được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, năm 2019 mức thu nhập của người dân đạt 3,85 triệu đồng/ tháng, đã tăng 32% so với năm 2016. Trình độ của lực lượng lao động cũng được nâng cao. 2.1.4. Các chính sách, pháp luật về ATTP Chính sách, pháp luạ t là hành lang pháp lý cho hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm. Chính sách, pháp luạ t là những va n bản quy phạm pháp luạ t đu ợc ban hành h thống từ trung u o ng đến địa phu o ng. Với h thống chính sách, pháp luạ t chạ t chẽ, đầy đủ, thì vi c giải quyết sự vi c, tình huống sẽ tri t để và nhanh chóng kịp thời. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ATTP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU
  14. 12 2.2.1. Thực trạng ban hành văn bản và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm a. Thực trạng ban hành văn bản về an toàn thực phẩm - Công tác hoạch định, xây dựng, ban hành các chính sách, quy định pháp luật đang được lãnh đạo quận Hải Châu quan tâm, chỉ đạo. Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nƣớc về hệ thống văn bản về ATTP ĐVT: SL:Người, Tỷ lệ: 100% Cán bộ Cán bộ Cán bộ cấp Phòng Phòng phƣờng Chỉ tiêu Y tế quận Kinh tế quận Tính chung SL Tỷ SL Tỷ SL Tỷ SL Tỷ lệ lệ lệ lệ Văn bản phù hợp 2 50 2 100 10 76,92 14 73.68 Văn bản kịp thời 3 75 1 50 13 100 17 89,47 Văn bản cụ thể, 1 25 1 50 9 69,23 11 57,89 rõ ràng (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019) Từ kết quả đánh giá của cán bộ quản lý Nhà nước về hệ thống văn bản ATTP ta thấy công tác ban hành văn bản về ATTP trên địa bàn được triển khai tốt, các văn bản ban hành xuống được đánh giá cao về khía cạnh đầy đủ, phù hợp và kịp thời đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, về khía cạnh cụ thể, rõ ràng chưa được sự hài lòng của đội ngũ cán bộ dành cho, chiếm tỷ lệ hài lòng thấp nhất 57,89%. Thực tế cho thấy hệ thống văn bản về ATTP trên địa bàn quận còn chồng chéo, chưa phân công cụ thể rõ ràng trách nhiệm,
  15. 13 quyền hạn của các đơn vị chức năng. b. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm Công tác tuyên truyền phổ biến, truyền thông về công tác đảm bảo ATTP đã được các cấp chính quyền của quận triển khai dưới nhiều hình thức tới người tiêu dùng, người sản xuất, kinh doanh. Bảng 2.6. Đánh giá về công tác tuyên truyền về ATTP ĐVT: SL:Người, Tỷ lệ: 100% Cán bộ quản Ngƣời làm việc tại Ngƣời tiêu lý nhà nƣớc về các cơ sở chế biến, dùng ATTP sản xuất và kinh Công tác tuyên truyền doanh thực phẩm Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lƣợng lệ(%) lƣợng lệ(%) lƣợng lệ(%) Các hình thức tuyên 17 89.47 142 94.67 85 85 truyền đa dạng Thông tin tuyên truyền 16 84.21 145 96.67 95 95 phong phú Nội dung tuyên truyền 14 73.68 120 80 78 78 phù hợp Công tác tuyên truyền 10 52.63 111 74 72 72 thường xuyên Công tác tuyên truyền 12 63.16 103 68.67 70 70 đạt hiệu quả cao (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019) Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về ATTP được đánh giá đa dạng phong phú về hình thức song chất lượng lại không đạt được hiệu quả cao; Công tác tuyên truyền có thực hiện
  16. 14 song chưa được thường xuyên. Các đợt tuyên truyền, tập huấn chưa tạo được chiều sâu, chưa tạo được sự chuyển biến lớn về nhận thức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng về đảm bảo an toàn thực phẩm. 2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy nhà nƣớc về an toàn thực phẩm Những năm qua, các phòng, ban, ngành, đoàn thể phối hợp khá tốt trong công tác QLNN về ATTP. Phòng Y tế, phòng Kinh tế là hai cơ quan cùng phối hợp tham mưu giúp UBND quận thực hiện QLNN về ATTP. Bảng 2.8. Đánh giá bộ máy QLNN về ATTP ĐVT: SL:Người, Tỷ lệ: 100% Cán bộ Cán bộ Cán bộ cấp Tính Phòng Phòng phƣờng chung Chỉ tiêu Y tế quận Kinh tế quận SL Tỷ SL Tỷ SL Tỷ SL Tỷ lệ lệ lệ lệ Đội ngũ cán bộ đáp ứng 2 50 1 50 8 61.54 11 57.89 yêu cầu công việc Trình độ chuyên môn 2 50 2 100 7 53.85 11 57.89 phù hợp với yêu cầu công việc Khả năng tiếp cận công 3 75 2 100 10 76.92 15 78.95 việc nhanh chóng Mức độ hoàn thành 2 50 2 100 10 76.92 14 73.68 công việc tốt
  17. 15 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019) Biên chế đội ngũ cán bộ quận còn mỏng, công tác bố trí cán bộ theo dõi ATTP chưa ổn định do cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Bên cạnh đó, mọ t số cán bọ còn thiếu kiến thức về quản lý Nhà nu ớc và yếu về chuyên môn. Do đó, đánh giá mức độ hoàn thành công việc chưa được cao. - Điều kiện làm việc và cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý về ATTP ngày càng được cải thiện. Cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp , đã trang bị xe ô tô phục vụ công tác kiểm tra, điều tra NĐTP. 2.2.3. Thực trạng cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và giấy cam kết đảm bảo ATTP - Trong thời gian qua công tác cấp giấy chứng nhận về ATTP trên địa bàn quận thực hiện khá hiệu quả. - Ứng dụng các phần mềm cạ p nhạ t và quản lý các sản phẩm có tính chính xác cao góp phần giảm bớt nhân lực, không tốn thời gian và giải quyết các hồ so đúng thời hạn. Bảng 2.14. Đánh giá về công tác cấp giấy chứng nhận về ATTP ĐVT: SL:Người, Tỷ lệ: 100% Ngƣời sản Ngƣời kinh xuất, chế biến doanh Công tác cấp giấy chứng nhận Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợng (%) lƣợng (%) (ngƣời) (ngƣời) Thủ tục cấp giấy chứng nhận 70 93,3 72 96 nhanh gọn Thời gian cấp giấy chứng nhận 68 90,66 70 93,3 nhanh chóng (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)
  18. 16 Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đánh giá tốt về thủ tục, thời gian cấp giấy chứng nhận. Qua đó cho thấy công tác cấp giấy chứng nhận rất được coi trọng, các cơ quan chức năng luôn tạo điều kiện và hướng dẫn các cơ sở cụ thể trong hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, công tác cấp giấy chứng nhạ n còn gạ p những khó kha n nhu còn nhiều sản phẩm chu a có tiêu chuẩn đánh giá cụ thể; số li u cạ p nhạ p thu ờng chỉ mang tính tu o ng đối và khó kha n trong công tác quản lý các co sở; khó kha n trong phối hợp với các đo n vị chức na ng khác trong quản lý, công bố chất lu ợng sản phẩm... 2.2.4. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm Trong giai đoạn năm 2016 – 2019, công tác thanh, kiểm tra trên địa bàn quận Hải Châu luôn được chú trọng và triển khai. Các đoàn kiểm tra chấp hành đúng quy định về quy trình, thủ tục và thời gian kiểm tra theo Thông tư 48. Bảng 2.16. Tổng hợp các đoàn thanh, kiểm tra ĐVT: Đoàn Số lƣợng Tuyến phƣờng Tuyến quận 2016 2017 2018 2019 2016 2017 2018 2019 Số đoàn 40 60 60 70 10 10 10 15 + Đoàn liên 23 40 45 45 4 4 4 6 ngành (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2016 - 2019 của Ban Chỉ đạo liên ngành quận Hải Châu về ATTP ) Công tác kiểm tra đu ợc ta ng cu ờng qua các na m 2016-
  19. 17 2019 , tổ chức đu ợc các đoàn kiểm tra với số lu ợng na m sau ta ng ho n na m tru ớc và tỷ l các đoàn liên ngành cũng cao ho n, cho thấy sự phối hợp, hỗ trợ giữa các co quan, ban ngành có hi u quả. Qua đó cho thấy sự quan tâm của Chính quyền, các co quan chuyên môn tới vấn đề ATTP ngày càng cao. Số lượng các cơ sở được kiểm tra ngày càng tăng, theo đó từ 2016 đến 2019 quận đã tổ chức kiểm tra đạt từ 90% - 95% , phường đã tổ chức kiểm tra từ 92% - 99% các cơ sở thuộc cấp mình quản lý, vấn đề này cho thấy cơ quan quản lý đã dần quan tâm đến công tác kiểm tra đối với các cơ sở. 2.2.5. Thực trạng xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm Kết quả kiểm tra các năm 2016-2019 cho thấy các đơn vị quản lý ATTP đã phát hiện xử lý vi phạm hành chính nhiều hành vi vi phạm về ATTP. Bảng 2.19. Tổng hợp kết quả xử lý cơ sở vi phạm Đơn vị tính:Cơ sở TT Kết Quả Năm Năm Năm Năm 2016 2017 2018 2019 I. Tuyến quận 1 - Cảnh cáo 24 28 17 14 - Phạt tiền 24 18 8 15 Xử +Số tiền (triệu đồng) 26,5 34,8 11 5,2 lý -Số cơ sở bị hủy SP 0 4 4 5 - Khác (nhắc nhở) 0 20 23 12 II. Tuyến phƣờng 2 -Số cơ sở bị cảnh cáo 0 03 13 14 -Số cơ sở bị phạt tiền 0 01 02 04 +Số tiền (triệu đồng) 0 2 3 9 -Số cơ sở bị hủy SP 0 2 4 1
  20. 18 - Khác (nhắc nhở) 47 55 78 90 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2016 - 2019 của Ban Chỉ đạo liên ngành quận Hải Châu về ATTP ) Công tác thanh tra, kiểm tra đạt được kết quả khá tốt phát hiện nhiều trường hợp sai phạm nhưng việc xử lý phạm chưa được tốt. - Số cơ sở vi phạm năm sau nhiều hơn năm trước tuy nhiên hình thức xử lý chủ yếu vẫn là nhắc nhở, cảnh cáo... Những hình thức xử lý chưa đủ mạnh để răn đe các hành vi vi phạm - Thiếu phương pháp và chế tài xử lý các cơ sở vi phạm. - Đầu tư cho xét nghiệm còn rất hạn chế, các thiết bị còn thiếu và nhiều chỉ tiêu kiểm nghiệm chưa được thực hiện, chỉ dừng lại ở việc xác định nguy cơ ô nhiễm thực phẩm. Do đó, chỉ áp dụng các biện pháp nhắc nhở đối với các đơn vị có nguy cơ ô nhiễm thực phẩm. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ATTP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU 2.3.1. Những kết quả đã đạt đƣợc Các cơ quan, ban ngành đã kịp thời tham mưu cho các cấp lãnh đạo ban hành nhiều văn bản liên quan đến vấn đề ATTP phù hợp và bám sát với điều kiện thực tế của địa bàn quận; bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đang từng bước được kiện toàn từ tuyến quận và phường; Công tác phối hợp liên ngành đã có chuyển biến rõ rệt; công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tập huấn về ATTP được tăng cường, công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP đối với cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được triển khai thực hiện định kỳ và đột xuất theo chỉ đạo; việc xử lý các vi phạm pháp luật về ATTP thực hiện đúng quy định của pháp luật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2