intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 11: Chương 2 - Dòng điện không đổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

47
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 11: Chương 2 - Dòng điện không đổi" là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô và các em học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Nhằm cung cấp cho các em kiến thức về dòng điện, chiều dòng điện, cường độ dòng điện, dòng điện không đổi,... Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 11: Chương 2 - Dòng điện không đổi

  1. Toùm taét Lyù thuyeát Vaät lí 11 Chương 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. Chủ đề: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. ĐIỆN NĂNG. CÔNG SUẤT ĐIỆN I. Dòng điện 1. Dòng điện. - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Trong kim loại dòng điện là dòng có hướng của electron tự do. 2. Chiều dòng điện. - Chiều dòng điện là chiều dịch chuyển của các điện tích dương (quy ước) - Trong kim loại chiều dòng điện ngược chiều dịch chuyển các electron tự do. 3. Các tác dụng của của dòng điện. Dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí, tác dụng từ. Trong đó, tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng từ. II. Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi. 1. Cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t và khoảng thời gian đó. q I I là cường độ dòng điện trung bình (A). Nếu Δt rất nhỏ thì ta có cường độ tức thời. t 2. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. q I t I là cường độ dòng điện không đổi (A). t là thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn (s). q là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t (C). 3. Đơn vị cường độ dòng điện là ampe (A). III. Nguồn điện. 1. Điều kiện để có dòng điện. Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện. 2. Nguồn điện. - Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. - Bên trong nguồn điện có các lực lạ làm nhiệm vụ tách các electron ra khỏi nguyên tử và di chuyển các electron và ion ra khỏi mỗi cực của nguồn: cực âm (luôn thiếu electron), cực dương (thiếu hoặc ít electron hơn cực kia) - Kí hiệu nguồn điện: - Mỗi nguồn điện đặc trưng hai đại lượng: Suất điện động và điện trở trong r IV. Suất điện động của nguồn điện. 1. Công của nguồn điện. - Công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện. - Nguồn điện là một nguồn năng lượng, vì nó có khả năng thực hiện công khi dịch chuyển các điện tích dương bên trong nguồn điện ngược chiều điện trường, hoặc các điện tích âm bên trong nguồn điện cùng chiều điện trường. 2. Suất điện động của nguồn điện. a) Định nghĩa: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của các lực lạ thực hiện khi di chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích q đó. Toå Vaät lyù - Tin hoïc 1 Tröôøng THPT Nguyeãn Vaên Taêng
  2. Toùm taét Lyù thuyeát Vaät lí 11 A b) Công thức: E  q E là suất điện động (V). A là công (J). q là điện tích (C). c) Đơn vị suất điện động: V (vôn) Số Vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số suất điện động của nguồn điện đó. V. Điện năng tiêu thụ và công suất điện. 1. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch. Điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác là do công của lực điện trường thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích. Được đo bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. A = q.U = U.I.t. A là công (J). q là điện tích (C). U là hiệu điện thế (V). t là thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch (s). 2. Công suất điện. Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó A P   U.I. t U là hiệu điện thế (V). I là cường độ dòng điện (A). P là công suất (W). VI. Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua. 1. Định luật Jun–Len-xơ. Nhiệt lượng toả ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó. Q = R.I2.t Q là nhiệt lượng (J). R là điện trở (). I là cường độ dòng điện (A). t là thời gian (t). 2. Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua. Công suất tỏa nhiệt P ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Q U2 P =  RI = 2 P [W]; U [V]; I [A]; R [  ] t R VII. Công và công suất của nguồn điện. 1. Công của nguồn điện (công của lực lạ bên trong nguồn điện). Công của nguồn điện bằng điện năng tiêu thụ trong toàn mạch. Ang = E.q = E.I.t E là suất điện động (V). I là cường độ dòng điện (A). t là thời gian (s). 2. Công suất của nguồn điện. Công suất của nguồn điện bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch. A ng Png   E.I t ------------------------- HẾT ------------------------- Toå Vaät lyù - Tin hoïc 2 Tröôøng THPT Nguyeãn Vaên Taêng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2