intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng ôn kiến thức Y học cơ sở

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

997
lượt xem
262
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Thành bụng bên gồm 3 cơ xếp thành 3 lớp từ nông đến sâu: - cơ chéo bụng ngoài - cơ chéo bụng trong - cơ ngang bụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng ôn kiến thức Y học cơ sở

  1. Tổng ôn kiến thức Y học cơ sở B1. 1. Thành bụng bên gồm 3 cơ xếp thành 3 lớp từ nông đến sâu: - cơ chéo bụng ngoài - cơ chéo bụng trong - cơ ngang bụng. 2. Thành bụng trước gồm 2 cơ: - cơ thẳng bụng - cơ tháp. 3. Nguyên ủy các lớp cơ thành bụng trước bên: - cơ chéo bụng ngoài: xuất phát bằng 8 trẽ cơ bám vào mặt ngoài 8 xương sườn dưới. - cơ chéo bụng trong: bắt đầu từ mạc ngực thắt lưng, 2/3 trước mào chậu, 1/2 ngoài dây chằng bẹn. - cơ ngang bụng: từ 1/3 ngoài dây chằng bẹn, mép trong mào chậu, mạc ngực thắt lưng & mặt trong 6 sụn và xương sườn cuối. - cơ thẳng bụng: gân ngoài bám từ thân xương mu, gân trong đan xen với phần tương ứng của bên đối diện. - cơ tháp: xuất phát từ thân xương mu. 4. Bám tận các lớp cơ thành bụng trước bên: - cơ chéo bụng ngoài: + phía trong: cân góp phần tạo nên lá trước bao cơ thẳng bụng, rồi hòa lẫn với cân cơ đối bên để tạo thành đường trắng giữa từ xương ức đến xương mu. + phía dưới: căng từ gai chậu trước trên đến củ mu & dầy lên tạo thành dây chằng bẹn, rồi lật lại bám vào mạc ngang. Các thớ dưới cùng bám trực tiếp vào mép ngoài mào chậu.
  2. + phía dưới trong: bám vào xương mu bằng trụ ngoài & trụ trong, 2 trụ nối nhau bởi các sợi gian trụ. Trụ ngoài chạy quặt lên trên vào trong thành dây chằng bẹn phản chiếu, cùng với 2 trụ giới hạn nên lỗ bẹn nông. - cơ chéo bụng trong: + các thớ trên: chạy lên trên & ra trước đến bám vào xương sườn X, XI, XII. + các thớ giữa: chạy hướng ngang, rồi thoát thành cân khi đến gần bờ ngoài cơ thẳng bụng. 2/3 trên cân cơ chéo bụng trong chia thành 2 lá, còn ở 1/3 dưới chỉ có 1 lá, góp phần tạo thành bao ngoài cơ thẳng bụng, rồi hòa với cân cơ bên đối diện ở đường trắng giữa. + các thớ dưới: từ 1/2 ngoài dây chằng bẹn uốn cong phía trên và sau thừng tinh rồi bám vào lược xương mu. - cơ ngang bụng: chạy ngang ra trước đến bờ ngoài cơ thẳng bụng thì thành cân. 2/3 trên cân tham gia tạo lá sau bao cơ thẳng bụng, còn 1/3 dưới góp phần tạo lá trước bao cơ thẳng bụng. Liềm bẹn (gân kết hợp) là phần dưới cùng dính chung của cơ chéo bụng trong & cơ ngang bụng, tạo thành một bờ khuyết hình liềm chạy phía trên thừng tinh rồi bám vào đường lược xương mu. - cơ thẳng bụng: mỏm mũi kiếm xương ức & các sụn sườn V, VI, VII. - cơ tháp: đường trắng đoạn dưới rốn. 5. Bao cơ thẳng bụng. - 2/3 trên: + lá trước: một phần cân cơ chéo bụng ngoài, lá trước cân cơ chéo bụng trong. + lá sau: lá sau cân cơ chéo bụng trong, cân cơ ngang bụng & mạc ngang. - 1/3 dưới: + lá trước: một phần cân cơ chéo bụng ngoài, cân cơ chéo bụng trong, cân cơ ngang bụng. + lá sau: mạc ngang. Giới hạn giữa 2/3 trên & 1/3 dưới gọi là đường cung. 6. 4 tác dụng của các cơ thành bụng trước bên: 1- giữ & bảo vệ các tạng trong ổ bụng không sa
  3. 2- cùng hoạt động sẽ tăng rất lớn áp lực ổ bụng góp phần rất quan trọng cho việc đại tiện, tiểu tiện, ói mửa, sanh đẻ 3- giúp đỡ hô hấp khi thở ra gắng sức 4- trợ giúp các cơ cạnh sống xoay thân thể & giữ vững thân thể. b1.2 7. cấu tạo của ống bẹn: có 4 thành & 2 lỗ. - lỗ bẹn nông: nằm ngay trên củ mu, giới hạn bởi: + trụ ngoài, trụ trong của cân cơ chéo bụng ngoài. + sợi gian trụ nối giữ trụ ngoài với trụ trong, và dây chằng phản chiếu. - thành trước: + cân cơ chéo bụng ngoài, trụ ngoài, trụ trong, sợi gian trụ + phần nhỏ cân cơ chéo bụng trong & cơ ngang bụng. - thành trên: là bề dày, bờ dưới tự do của cơ & cân cơ chéo bụng trong. - - thành dưới: tạo bởi dây chằng bẹn, dây chằng khuyết, dây chằng lược. - - thành sau: tạo thành chủ yếu bởi mạc ngang & phần nhỏ liềm bẹn. - - lỗ bẹn sâu: nằm trên mạc ngang, vị trí này khi chiếu lên thành bụng nằm cao hơn trung điểm nếp lằn bẹn 1,5 cm. b1.3 8. giới hạn của tam giác bẹn (tam giác Hesselbach): - phía ngoài: ĐM thượng vị dưới. - phía trong: bờ ngoài cơ thẳng bụng. - phía dưới: dây chằng bẹn. 9. Nếp, hố vùng bẹn: - Nhìn từ sau ra trước, có một số cấu trúc liên quan đến thành sau ống bẹn, nằm ngoài phúc mạc, đội phúc mạc thành các nếp để giới hạn các hố: + ĐM thượng vị dưới đội phúc mạc thành nếp rốn ngoài. + Dây chằng rốn trong đội phúc mạc thành nếp rốn trong. + Dây chằng rốn giữa đội phúc mạc thành nếp rốn giữa. - Hố bẹn ngoài: là chỗ lõm của phúc mạc thành vùng bụng bẹn nằm ngoài nếp rốn ngoài, đây là vị trí thoát vị bẹn gián tiếp.
  4. - - Hố bẹn trong: là chỗ lõm của phúc mạc thành vùng bụng bẹn nằm giữa nếp rốn ngoài và nếp rốn trong, đây là vị trí thoát vị bẹn trực tiếp. - - Hố trên bàng quang: là chỗ lõm của phúc mạc thành vùng bụng bẹn nằm giữa nếp rốn trong và giữa, hố này được tăng cường bởi cơ thẳng bụng và cơ tháp nên vững chắc, ít xảy ra thoát vị bẹn. b1.4 10. 2 chức năng của hệ thần kinh tự chủ: - giao cảm: khi bị kích thích sẽ làm tim đập nhanh, tăng bài tiết các tuyến, nhưng làm giảm co bóp của ống tiêu hóa. - đối giao cảm: khi bị kích thích sẽ làm tim đập chậm, giảm bài tiết các tuyến, nhưng làm tăng co bóp của ống tiêu hóa. 11. Các thành phần hệ thần kinh tự chủ: - Trung khu TKTC: gồm các nhân thần kinh nằm trong não hoặc tủy. - Các sợi TKTC: đi từ nhân trung ương ra ngoại biên, gồm 2 loại: + sợi trước hạch đi từ nhân đến các hạch + sợi sau hạch đi từ hạch đến các cơ quan. - các hạch TKTC: + hạch cạnh sống (nằm dọc 2 bên cột sống) + hạch trước tạng + hạch tận cùng (ở ngay gần các cơ quan). - các đám rối TKTC: là các mạng lưới sợi thần kinh giao cảm và đối giao cảm đan nhau chằng chịt trước khi đi vào một cơ quan. b1.5 12. 3 phần của hệ TK tự chủ: 1) Phần đầu cổ: gồm 3 hạch chính. - Hạch cổ trên: là hạch cổ lớn nhất, nằm giữa ĐM & TM cảnh trong ngay dưới nền sọ, phía trước mỏm ngang đốt sống cổ C2, C3. Nối với hạch có các dây TK: TK tim cổ trên, các dây TK của mạch cảnh.. - Hạch cổ giữa: nằm ngang mức sụn nhẫn, từ cực dưới hạch có các nhánh đi phía trước và sau ĐM dưới đòn tạo nên quai dưới đòn, từ quai có các nhánh đi đến hạch cổ dưới. Ngoài ra còn có dây TK tim cổ giữa.
  5. - Hạch cổ dưới: nằm sâu trong nền cổ, phía sau ĐM đốt sống, đôi khi dính liền với hạch ngực I, tạo nên hạch cổ ngực (hạch sao). Từ hạch có các nhánh nối với hạch cổ giữa tạo thành quai dưới đòn. Có dây TK tim cổ dưới. -> Ngoài ra còn có các hạch: hạch mi, hạch chân bướm khẩu cái, hạch dưới hàm, hạch tai. 2) Phần ngực: - Có từ 10 - 11 hạch ngực và các dây thần kinh như: dây TK tim ngực, dây TK tạng lớn, tạng bé.. - Ngoài ra còn có các đám rối như: đám rối tim nằm phía dưới ĐM chủ và hạch tim nằm bên phải dây chằng động mạch, đám rối chủ ngực và đám rối phổi nằm phía trước chỗ phân đôi của khí quản. 3) Phần bụng và chậu: - Gồm có 3 - 8 hạch thắt lưng, 4 hạch cùng & 1 hạch lẻ. - Phần này có các đám rối chính là: 1. Đám rối tạng (đám rối dương) với hạch tạng & hạch chủ thận. 2. Đám rối và hạch mạc treo tràng trên, đám rối và hạch mạc treo tràng dưới, và các đám rối của các tạng trong ổ bụng và hố chậu. 13. Chức năng của 12 đôi dây TK sọ: 1. TK khứu giác (dây sọ I): - có chức năng ngửi - từ vùng khứu niêm mạc mũi, mỗi bên có khoảng 20 sợi nhỏ chui qua các lỗ sàng đến hành khứu. 2. TK thị giác (dây sọ II): - có chức năng nhìn - từ lớp võng mạc mắt dây đi chui vào ống thị giác đến thể gối ngoài và lồi não trên. 3. TK vận nhãn (dây sọ III): - dây vận động 5 cơ: 1. cơ nâng mi trên 2. cơ chéo dưới 3. cơ thẳng trên 4. cơ thẳng dưới
  6. 5. cơ thẳng trong. - phần đối giao cảm vận động cơ thể mi và cơ thắt đồng tử - từ rãnh trong cuống đại não, dây III ra khỏi sọ qua khe ổ mắt trên. 4. TK ròng rọc (dây sọ IV): - dây vận động cơ chéo trên - từ bờ của hãm màn tủy trên dây IV ra khỏi sọ qua khe ổ mắt trên. 5. TK sinh ba (dây V): - là dây hỗn hợp, vận động cơ nhai và cảm giác vùng mặt - từ mặt trước bên cầu não, dây chia 3 nhánh: 1. TK mắt (dây V1): cảm giác da trán, mi mắt, mũi ngoài 2. TK hàm trên (dây V2): cảm giác da & răng hàm trên 3. TK hàm dưới (dây V3): cảm giác da & răng hàm dưới. - các dây V1, V2, V3 ra khỏi sọ qua khe ổ mắt trên, lỗ tròn và lỗ bầu dục. 6. TK vận nhãn ngoài (dây sọ VI): - chức năng vận động cơ thẳng ngoài - từ rãnh hành cầu dây thoát ra khỏi hộp sọ qua khe ổ mắt trên. 7. TK mặt (dây sọ VII): - là dây hỗn hợp - vận động các cơ bám da mặt và cổ - cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi - từ rãnh hành cầu, dây VII chui qua lỗ ống tai trong rồi qua lỗ trâm chũm để thoát ra khỏi sọ. 7'. TK trung gian (dây sọ VII'): - đây là một rễ nhỏ đảm nhận phần đối giao cảm của dây VII - chức năng bài tiết tuyến lệ, tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, các tuyến nhầy của mũi, miệng, hầu. 8. TK tiền đình ốc tai (dây sọ VIII): - chức năng giữ thăng bằng và nghe - từ phần tiền đình và phần ốc tai, 2 nhánh hợp lại thành dây TK tiền đình ốc tai qua lỗ ống tai trong vào sọ đến rãnh hành cầu. 9. TK thiệt hầu (dây sọ IX): - là dây hỗn hợp
  7. - vận động các cơ ở hầu - cảm giác vị giác 1/3 sau lưỡi, họng nên có vai trò chính trong các phản xạ nôn và nuốt - tham gia trong các phản xạ điều hòa huyết áp và hô hấp - các sợi đối giao cảm đến bài tiết tuyến nước bọt mang tai. 10. TK lang thang (dây sọ X): - là dây hỗn hợp - vận động các cơ ở hầu và thanh quản - cảm giác ống tai ngoài và phần dưới thanh quản - phần đối giao cảm phân phối cho tất cả các tạng ở ngực, bụng (trừ các tạng niệu dục dưới phúc mạc). 11. TK phụ (dây sọ XI): - vận động cơ ức đòn chũm và cơ thang. => các dây: IX, X, XI từ rãnh bên sau hành não ra khỏi sọ qua lỗ TM cảnh. 12. TK hạ thiệt (dây sọ XII): - chức năng là vận động các cơ lưỡi - từ rãnh bên trước hành não dây thoát ra khỏi hộp sọ qua lỗ hạ thiệt. b1.7 14. ĐM não: 1. ĐM não bắt nguồn từ: ĐM đốt sống & ĐM cảnh trong. - 2 ĐM đốt sống: chui qua lỗ lớn xương chẩm vào sọ thì hợp lại ở trước rãnh nền của cầu não, tạo thành ĐM nền. Sau khi cho các nhánh vào cầu não và tiểu não, ĐM nền chia 2 ngành cùng là 2 ĐM não sau. - ĐM cảnh trong: sau khi chui vào sọ đi trong xoang TM hang đến mỏm yên trước thì chia làm 4 ngành cùng là: + ĐM não trước + ĐM não giữa + ĐM thông sau + ĐM mạc trước. 2. Số lớn các nhánh của 2 nguồn ĐM này nối nhau xung quanh yên bướm, tạo thành vòng ĐM não.
  8. - Vòng ĐM não: còn gọi là đa giác Willis, gồm 3 cặp ĐM nối với nhau: 1) cặp ĐM não trước 2) cặp ĐM thông sau 3) cặp ĐM não sau. Đôi khi có 1 nhánh nối 2 ĐM não trước với nhau gọi là ĐM thông trước. - ĐM của trám não: + Hành não: nhận máu từ ĐM đốt sống + Cầu não: nhận máu từ ĐM nền hoặc các ĐM của tiểu não + Tiểu não: nhận máu từ 3 cặp ĐM: tiểu não trên, tiểu não dưới sau, tiểu não dưới trước. - ĐM của trung não: gồm các nhánh tách từ ĐM nền và ĐM não sau. - ĐM của gian não và đoan não: chia làm 2 loại chính là ĐM vỏ não và ĐM trung ương, ngoài ra còn có các ĐM mạch mạc. 1) Các ĐM vỏ não: + ĐM não trước: cấp máu chủ yếu cho mặt trong bán cầu đại não. ĐM này cho các nhánh vỏ: nhánh ổ mắt, nhánh trán, nhánh đỉnh. + ĐM não giữa (ĐM Sylvius): đi vào rãnh bên ở mặt ngoài bán cầu đại não và cấp máu cho gần hết vùng này. Các nhánh vỏ của ĐM não giữa là: các nhánh ổ mắt, nhánh trán, nhánh đỉnh, nhánh thái dương. + ĐM não sau: là nhánh cùng của ĐM nền, lượn ra ngoài ở mặt dưới cuống đại não, cấp máu cho mặt dưới của thùy thái dương và thùy chẩm. Cho các nhánh vỏ là: nhánh thái dương, nhánh chẩm, nhánh đỉnh chẩm. 2) Các ĐM trung ương: + Tách từ ĐM não trước, não giữa và não sau; cấp máu cho các nhân nền (nhân đuôi, nhân bèo, nhân trước tường), gian não và não thất III + Riêng các nhánh tách từ ĐM não giữa gọi là các nhánh vân. Thường xảy ra xuất huyết não ở các nhánh này.
  9. 3) Các ĐM mạch mạc: nhánh ĐM mạch mạc trước tách từ ĐM cảnh trong & nhánh mạch mạc tách từ ĐM não sau, chúng tạo nên các tấm mạch mạc của não thất bên, não thất ba, não thất tư. Hình ảnh giải phẫu: Các Cơ Thành Bụng
  10. Hình ảnh ống bẹn
  11. Thoát vị bẹn trực tiếp và gián tiếp
  12. Hệ thần kinh tự chủ Thần Kinh Sọ Não
  13. Hệ Động Mạch Não
  14. Đa giác Willis
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2