intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trích ly và thử hoạt tính kháng oxy hóa của chlorophyll từ lá dứa thơm Pandanus Amaryllifolius

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

41
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này, sử dụng nguyên liêụ lá dứa thơm Pandanus amaryllifolius, sử dụng dung môi trích ly là ethanol 90%, tỉ lệ nguyên liệu/ ethanol là 1/15 (w/v), sử dụng MgCO3 0,5% so với nguyên liệu để giúp tăng khả năng trích ly, trích ly hoàn thành sau 24 giờ trong điều kiện tối, ở nhiệt độ phòng. Kết quả thu được dịch trích ly có lượng chlorophyll 113,49mg/L.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trích ly và thử hoạt tính kháng oxy hóa của chlorophyll từ lá dứa thơm Pandanus Amaryllifolius

  1. Kỷ yếu hội thảo khoa học – Phân ban Công nghệ thực phẩm TRÍ CH LY VÀ THỬ HOẠT TÍ NH KHÁNG OXY HÓA CỦ A CHLOROPHYLL TỪ LÁ DỨA THƠM PANDANUS AMARYLLIFOLIUS Lê Nguyễn Thủy Tiên1, Trần Chí Hải1, Nguyễn Thị Hải Hòa1, Hoàng Thi Ngo ̣ ̣c Nhơn1,* 1 Khoa Công nghệ Thực Phẩm, Trường Đại học Công nghiệp Thực Phẩm Tp. Hồ Chí Minh * Email: nhonhtn@cntp.edu.vn Ngày nhận bài: 15/06/2017; Ngày chấp nhận đăng: 02/07/2017 TÓM TẮT Từ nửa sau của thế kỷ XIX, khi mô ̣t nghiên cứu sơ lươ ̣c về hoa ̣t tính sinh ho ̣c và khả năng loa ̣i bỏ mùi của chlorophyll đươ ̣c báo cáo, có rất nhiều nghiên cứu khảo sát và đánh giá về các phương pháp tách chiết chlorophyll từ nhiều nguồn khác nhau trong tự nhiên. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử du ̣ng nguyên liê ̣u lá dứa thơm Pandanus amaryllifolius, sử du ̣ng dung môi trić h ly là ethanol 90%, tỉ lệ nguyên liệu/ ethanol là 1/15 (w/v), sử dụng MgCO3 0,5% so với nguyên liệu để giúp tăng khả năng trích ly, trích ly hoàn thành sau 24 giờ trong điều kiện tối, ở nhiệt độ phòng. Kết quả thu được dịch trích ly có lượng chlorophyll 113,49mg/L. Hoa ̣t tính kháng oxy hóa của dich ̣ trić h chlorophyll từ Pandanus amaryllifolius theo DPPH là: 531,33μg/mL. Từ khóa: Chlorophyll, ethanol, MgCO3, Pandanus amaryllifolius 1. MỞ ĐẦU Chlorophyll là một phân tử sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình quang hợp của thực vật phù du (phytoplankton) hoặc sinh vật tự dưỡng (autotrophic). Lượng chlorophyll có trong tế bào phụ thuộc vào lượng sinh khối [1]. Tạo thành thông qua con đường trao đổi chất, chlorophyll có cấu trúc khá giống như các sắc tố porphyrin khác. Tại trung tâm của chlorophyll là một ion Mg2+ tạo nên cấu trúc dạng heme gần giống với hemoglobin ở máu người [2, 3]. Năm 1940, Hans Fischer tìm ra cấu trúc tổng quát của chlorophyll, về sau cấu trúc lập thể của chlorophyll a và b từ từ được sáng tỏ. Ở vị trí C3, loại a chứa nhóm methyl –CH3 còn loại b chứa nhóm formyl –CHO[4]. Chất màu tổng hợp đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới với các ứng dụng và tiện ích khác nhau. Tuy nhiên, thời gian gần đây chúng đang được chú ý nhiều hơn ở khía cạnh an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Một số chất màu tổng hợp đã được hạn chế hoặc cấm sử dụng ở một số quốc gia. Chất nhuộm màu tím (E123) bị cấm ở Mỹ, Na Uy và nhiều quốc gia khác. Màu vàng tartrazine (E102) được biết là nguyên nhân gây ra các phản ứng phụ bất lợi như bệnh hen 48
  2. Lê Nguyễn Thủy Tiên, Trần Chí Hải, Nguyễn Thị Hải Hòa, Hoàng Thị Ngọc Nhơn suyễn và viêm mũi nên rất hạn chế sử dụng [5]… Vì những lý do này, sắc tố màu tự nhiên hiện nay rất được quan tâm, một trong những sắc tố đó là chlorophyll. Sắc tố màu tự nhiên chlorophyll được thêm vào sản phẩm bánh kẹo, nước giải khát, nước sốt,… vừa làm tăng giá trị nguyên liệu, vừa cung cấp lượng bột màu an toàn cho sức khỏe, tạo ra những sản phẩm gần gũi với người tiêu dùng [6]. Ngoài ra chlorophyll cũng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y học. Chlorophyll và các dẫn xuất của nó là những hợp chất quan trọng được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm dược phẩm, chúng làm tăng nhanh khả năng chữa lành vết thương đến hơn 25% trong một số nghiên cứu, vì chlorophyll thúc đẩy sự hình thành mô tế bào, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi sinh vật [7],[8],[9]. Đồng thời cũng có thể ức chế sự tích lũy canxi oxalat dihydrate (còn gọi là sỏi thận) [10], giải độc gan, sạch ruột, thanh lọc máu và độc tố… [11]. Lá dứa thơm là nguyên liệu tự nhiên, rẻ tiền, được trồng phổ biến ở Việt Nam. Lá dứa thơm khá lành, không gây độc hại cho sức khỏe con người nên từ lâu đã được dùng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, ẩm thực… Nhóm tác giả Đào Hùng Cường đã xác định thành phần hóa học của lá dứa thơm [12], nhóm tác giả Lê Thị Ngọc Anh, Huỳnh Ngọc Trinh đã khảo sát tác động hạ glucose huyết và độc tính cấp của chlorophyll [13]. Với điểm mạnh về màu, mùi và dược chất, lá dứa thơm là nhân tố tiềm tàng đóng góp vào lĩnh vực công nghệ thực phẩm theo hướng tự nhiện an toàn cho sức khỏe. Mặt khác, theo khảo sát ban đầu thì lá dứa chứa lượng chlorophyll cao. Vì vậy, việc nghiên cứu tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào có sẵn từ tự nhiên không qua nhập khẩu này để sản xuất bột màu xanh chlorophyll tự nhiên thay cho màu thực phẩm nhập ngoại hay màu tổng hợp là vấn đề thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học, có giá trị kinh tế, thực tiễn và tính xã hội sâu sắc. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu Lá dứa thơm Pandanus amaryllifolius dạng tươi, màu xanh sẫm được mua ở chợ Sơn Kỳ (phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM). Tại phòng thí nghiệm, lá dứa tươi được rửa sạch để loại bỏ các tạp chất, để ráo nước, xay nhỏ, đóng gói trong túi nilon tối màu tránh ánh sáng và bảo quản ở nhiệt độ (5oC). Các dung môi tách chiết (ethanol, methanol, acetone) và MgCO3 ở dạng hóa chất phân tích thương phẩm được sử dụng trong nghiên cứu này. 2.2. Phương pháp tách chiết chlorophyll Tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng chlorophyll: Loại dung môi (ethanol, methanol, acetone), nồng độ dung môi (60%, 70%, 80%, 90%, 99,5%), tỉ lệ cơ chất/dung môi (1/5, 1/10, 1/15, 1/20, 1/25), thời gian ủ (8h, 12h, 24h, 36h, 48h), hàm lượng MgCO3 (0%, 0,1%, 0,5%, 1%, 5%). Khảo sát từng yếu tố, với lượng mẫu cố định ban đầu là 5g lá dứa, kết quả khảo sát ở yếu tốcho lượng chlorophyll sau trích ly cao hơn sẽ được sử dụng trong các thí nghiệm tiếp theo. Tất cả các thí nghiệm đều được lặp lại ba lần. Cân 5g lá dứa nguyên liệu cho vào bình tam giác, bổ sung MgCO3, cho dung môi với nồng độ và tỉ lệ cơ chất/dung môi theo khảo sát. Dung dịch thí nghiệm được ủ trích ly trong điều kiện tránh 49
  3. Trích ly và thử hoạt tính chống oxy hóa của chlorophyll từ lá dứa thơm Pandanus amaryllifolius ánh sáng, ở nhiệt độ phòng. Sau đó, tiến hành ly tâm dịch trích (5500 vòng trong 15 phút), loại bỏ bã, thu phần dịch nổi để xác định lượng chlorophyll. 2.3. Phương pháp phân tích 2.3.1. Xác định lượng chlorophyll bằng phương pháp đo quang phổ Đối với dung môi methanol, mẫu được đo độ hấ p thu ở bước sóng 653nm và 666nm. Mẫu trắng (blank) là mẫu chỉ chứa dung môi ở nồng độ tương ứng. Nồng độ chlorophyll được tính theo công thức [14]. C = 15,65𝐴666 – 7,34𝐴653 (mg/L) Đối với dung môi acetone, mẫu được đo độ hấ p thu ở bước sóng 664nm, 647nm, 630nm. Mẫu trắng (blank) là mẫu chỉ chứa dung môi ở nồng độ tương ứng. Nồng độ chlorophyll được tính theo công thức [15]. C = 11,85𝐴664 – 1,54𝐴647 – 0,08𝐴630 (mg/L) Đối với dung môi ethanol, mẫu được đo độ hấ p thu ở bước sóng 630nm, 645nm, 663nm. Mẫu trắng (blank) là mẫu chỉ chứa dung môi ở nồng độ tương ứng. Nồng độ chlorophyll được tính theo công thức [16]. C = 11,64𝐴663 – 2,16𝐴645 – 0,1𝐴630 (mg/L) 2.3.2. Phương pháp thử hoạt tính kháng oxy hóa Khả năng khử gốc tự do DPPH được xác định theo phương pháp của Fu và Shieh [17] với một vài hiệu chỉnh nhỏ. Cụ thể như sau: Khoảng 20-140µL dịch chiết đã pha loãng đến nồng độ thích hợp được trộn với nước cất để đạt thể tích tổng cộng 3ml. Sau đó thêm 1ml dung dịch DPPH 0,2mM, lắc đều và để yên trong bóng tối 30 phút. Độ hấp thu quang học được đo ở bước sóng 517nm. Khả năng khử gốc tự do DPPH được xác định theo công thức sau [17]: DPPH (%) = 100 × (ACT - ASP)/ACT Trong đó: ACT: Độ hấp thu quang học của mẫu trắng không chứa dịch chiết, ASP: Độ hấp thu quang học của mẫu có chứa dịch chiết. Kết quả báo cáo bởi giá trị SC50 là nồng độ của dịch chiết khử được 50% gốc tự do DPPH ở điều kiện xác định. Giá trị SC50 càng thấp thì hoạt tính khử gốc tự do DPPH càng cao. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Các thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần, kết quả được trình bày bằng giá trị trung bình ±SD. Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 và Microsoft Excel 2010 để phân tích thống kê số liệu thí nghiệm và đánh giá sự khác biệt giữa các mẫu. 50
  4. Lê Nguyễn Thủy Tiên, Trần Chí Hải, Nguyễn Thị Hải Hòa, Hoàng Thị Ngọc Nhơn 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả khảo sát dung môi trích ly 3.1.1. Ảnh hưởng của loại dung môi đến hàm lượng chlorophyll thu được sau quá trình tách chiết Bảng 1. Ảnh hưởng của loại dung môi đến hàm lượng chlorophyll thu được sau quá trình tách chiết Dung môi Hàm lượng Chl-tổng (mg/L) Ethanol 93,7 ± 0,4a Methanol 104,4 ± 0,2b Acetone 127,7 ± 0,4c Các chữ khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt về mặt thống kê ở p < 0,05 Căn cứ theo kết quả được trình bày ở bảng 1, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về lượng chlorophyll tổng nhận được khi trích bằng các loại dung môi, tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là không quá lớn. Khi tách chiết bằng acetone, lượng chlorophyll tổng nhận được là cao nhất (127,7mg/L) tiếp theo đến methanol (104,4mg/L) và thấp nhất là dung môi ethanol (93,7mg/L). Kết quả này cũng tương tự một công bố của R. J. Ritchie [18], dung môi acetone cho hiệu suất thu nhận chlorophyll từ su ổi Xylocarpus granatum, tương đối cao hơn so với methanol và ethanol, công bố của R. Stauffer và M. A. Costache cũng đồng tình với quan điểm trên [19],[20]. Mặc dù hiệu suất trích ly chlorophyll của acetone cao hơn ethanol nhưng vì lý do an toàn và khả năng ứng dụng trong sản xuất công nghiệp nên ethanol là dung môi được lựa chọn cho các thí nghiệm tiếp theo. 3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hàm lượng chlorophyll thu được sau quá trình tách chiết Từ kết quả bảng 2 nhận thấy nồng độ ethanol ảnh hưởng lớn đến lượng chlorophyll, hàm lượng chlorophyll tăng tỉ lệ thuận với việc tăng nồng độ của dung môi. Nồng độ ethanol 99,5% cho kết quả trích ly chlorophyll cao nhất (90,9 mg/L). Tuy nhiên, ethanol 90% cho kết quả hàm lượng thu được là 90,9 mg/L, không có sự khác biệt về mặt thống kê so với ethanol 99,5% và xét về mặt kinh tế thì cồn tuyệt đối có giá thành cao nên ethanol 90% được lựa chọn cho các thí nghiệm tiếp theo. Kết quả này tương tự với công bố của Sartory [21], Kaczmar trên đối tượng thực vật phù du [16]. Bảng 2. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hàm lượng chlorophyll thu được sau quá trình tách chiết Nồng độ Hàm lượng Chl-tổng (mg/L) 60% 15,6 ± 0,3a. 70% 45,6 ± 0,2b 80% 74,5 ± 0,4c 90% 90,4 ± 0,3d 99,5% 90,9 ± 0,1d Các chữ khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt về mặt thống kê ở p < 0,05 51
  5. Trích ly và thử hoạt tính chống oxy hóa của chlorophyll từ lá dứa thơm Pandanus amaryllifolius 3.1.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi đến hàm lượng chlorophyll thu được sau quá trình tách chiết Bảng 3. Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi đến hàm lượng chlorophyll thu được sau quá trình tách chiết Tỉ lệ Hàm lượng Chl-tổng (mg/L) 1:5 620,6 ± 0,4a 1:10 821,4 ± 6,4b 1:15 980,9 ± 14,8c 1:20 745,4 ± 39,7d 1:25 665,3 ± 11,9e Các chữ khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt về mặt thống kê ở p < 0,05 Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3, rõ ràng, khi tăng tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi thì lượng chlorophyll tổng tăng dần, đạt giá trị cao nhất ở tỉ lệ 1/15 sau đó giảm dần khi tiếp tục tăng khối lượng dung môi với các tỉ lệ 1/20 và 1/25. Cụ thể, lượng chlorophyll tổng tăng từ 620,6mg (tỉ lệ 1/5) lên 821,4mg (tỉ lệ 1/10), đạt đến 980,9mg (tỉ lệ 1/15) và giảm về 745,4mg (tỉ lệ 1/20), 665,3 mg (tỉ lệ 1/25). Lượng chlorophyll thu được cao nhất là ở tỉ lệ 1/15 (890,875mg). Nguyên nhân do sự chênh lệch gradient nồng độ của cấu tử cần trích ly giữa nguyên liệu và dung môi. Với cùng một khối lượng nguyên liệu, khi tăng lượng dung môi sử dụng thì hiệu suất trích ly tăng. Tuy nhiên, khi lượng cholorophyll trong mẫu đã được trích hết, lượng dung môi còn dư sẽ làm loãng mẫu. Trong thí nghiệm này, chọn tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/15 (w/v) để sử dụng trong các thí nghiệm tiếp theo. 3.2. Kết quả khảo sát thời gian ủ (trích ly) Thời gian trích ly cũng là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu suất, chất lượng dịch trích. Kết quả hình 1 cho thấy thời gian trích ly càng lâu thì lượng chlorophyll sẽ càng tăng, song thời gian chiết quá lâu sẽ không mang lại hiệu quả. Trong các khoảng thời gian thử nghiệm, lượng chlorophyll thu được tăng dần từ 8 giờ (91,155mg/L) đến 12 giờ (104,31mg/L), đạt cao nhất ở 24 giờ (110,46mg/L) rồi giảm dần khi tiếp tục tăng thời gian lên 36 giờ (106,89mg/L) và 48 giờ (106,35mg/L). Do sử dụng phương pháp ngâm chiết nên điều kiện chiết tách chlorophyll trong thời gian quá ngắn sẽ không đủ để dung môi xâm nhập vào trong tế bào, trích ly ra ngoài ít chlorophyll thì lượng chlorophyll thu được sẽ thấp, hiệu quả không cao. Ngược lại, khi kéo dài thời gian trích ly, thời gian tiếp xúc giữa nguyên liệu và dung môi tăng, do đó làm tăng quá trình khuếch tán của các phân tử chất trích từ trong nguyên liệu vào trong dung dịch và làm tăng hiệu suất trích ly. Khi sự chênh lệch nồng độ của chất trích trong nguyên liệu và trong dung dịch đạt trạng thái cân bằng, quá trình trích ly sẽ kết thúc. Khi đó, việc kéo dài thời gian cũng sẽ không làm tăng được lượng chất trích ly được. 52
  6. Lê Nguyễn Thủy Tiên, Trần Chí Hải, Nguyễn Thị Hải Hòa, Hoàng Thị Ngọc Nhơn 120 Hàm lượng chlorophyll (mg/l) 100 80 60 40 20 0 8h 12h 24h 36h 48h Thởi gian ủ (h) Hình 1. Ảnh hưởng của thời gian ủ đến lượng chloropyll trích ly Ngoài ra, càng kéo dài thời gian, lượng dung môi chiết bay hơi càng đáng kể, đồng thời dẫn đến sự chuyển hóa chlorophyll tạo pheophytin và các đồng phân khác do sự tác động của các yếu tố không thuận lợi dẫn đến hàm lượng chlorophyll giảm [22]. 3.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của MgCO3 đến lượng chlorophyll thu được 120 Hàm lượng chlorophyll (mg/l) 115 110 105 100 95 90 85 0% 0.1% 0.5% 1% 5% Hàm lượng MgCO3 sử dụng (%) Hình 2. Ảnh hưởng của MgCO3 đến lượng chlorophyll trích ly Kết quả thí nghiệm được trình bày ở hình 2. Việc bổ sung MgCO3 có ảnh hưởng tích cực đến lượng chlorophyll trích được do nó giúp đảm bảo ion Mg2+ luôn có dư trong dịch trích ly, hạn chế trường hợp mất nhân Mg2+ trong cấu trúc hóa học của chlorophyll. Trong thí nghiệm này, khi tăng lượng MgCO3 bổ sung vào dung dịch trích ly thì lượng chlorophyll thu được tăng dần, và đạt giá trị cao nhất khi lượng MgCO3 là 0,5% (113,49mg/L) so với khối lượng mẫu, nhưng khi tăng lượng MgCO3 thêm nữa thì chlorophyll bị acid hóa sẽ tạo thành 53
  7. Trích ly và thử hoạt tính chống oxy hóa của chlorophyll từ lá dứa thơm Pandanus amaryllifolius phaeophytins, vòng isocyclic của chlorophyll sẽ bị mở ra và tạo thành rhodochlorin [23], dẫn đến lượng chlorophyll thu được có sự giảm nhẹ. Như vậy, lượng MgCO3 0,5% so với khối lượng mẫu được chọn để tăng khả năng trích ly chlorophyll. 3.4. Kết quả thử hoạt tính kháng oxy hóa của chlorophyll Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa có một mối tương quan chặt chẽ, khi nồng độ tăng thì khả năng khử gốc tự do DPPH tăng [24, 25]. Bảng 4 trình bày kết quả xác định khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết từ lá dứa thơm trong sự so sánh với chất chống oxy hóa thương mại Trolox. Để so sánh khả năng chống oxy hóa với các chất thương mại, người ta dùng chỉ số SC50. Giá trị SC50 của cao chiết lá dứa thơm là 531,33μg/ml, trong khi đó giá trị này của Trolox là 30,81μg/mL. Như vậy, mặc dù giá trị SC50 của cao chiết lá dứa cao hơn Trolox, nhưng hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết với giá trị SC50 như vậy là tương đối mạnh. Sở dĩ, cao chiết lá dứa chỉ là dịch chiết thô, chưa đạt được độ tinh khiết cao trong khi Trolox là những chất chống oxy hóa thương mại rất mạnh và thuộc dạng tinh khiết nên hoạt tính chống oxy hóa của dịch cao chiết lá dứa thơm thấp hơn so với Trolox. Bảng 4. Kết quả thử hoạt tính kháng oxy hóa của chlorophyll Chỉ tiêu Nồng độ (µg/mL) Kết quả 2000 81,35 ± 5,17 1000 72,41 ± 1,34 Khả năng bắt gốc DPPH (%) 500 44,73 ± 1,24 của chlorophyll 250 27,19 ± 1,11 125 19,23 ± 0,81 SC50 (µg/mL) 531,33 ± 13,64 80 93,67 ± 2,09 40 60,00 ± 0,94 Khả năng bắt gốc DPPH (%) 20 26,00 ± 2,90 của Trolox 10 14,48 ± 4,13 5 10,39 ± 2,38 SC50 (µg/mL) 30,81 ± 1,89 4. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, dung môi trích ly thích hợp để thu nhận chlorophyll từ lá dứa thơm Pandanus amaryllifolius là ethanol 90% xét về phương diện an toàn thực phẩm. Tỷ lệ cơ chất/dung môi thích 54
  8. Lê Nguyễn Thủy Tiên, Trần Chí Hải, Nguyễn Thị Hải Hòa, Hoàng Thị Ngọc Nhơn hợp là 1/15 (w/v). Lượng MgCO3 thích hợp bổ sung vào dung dịch trích là 0,5% so với khối lượng mẫu, trích ly trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Hoa ̣t tiń h kháng oxy hóa của dich ̣ trích chlorophyll từ Pandanus amaryllifolius theo DPPH là: 531,33μg/mL. Cần tối ưu hóa quá trình trích ly nhằm tìm ra thông số thích hợp để đạt hàm lượng cao nhất, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính chống oxy hóa của chlorophyll, kiểm tra hoạt tính chống oxy hóa của chế phẩm chlorophyll, xác định các chỉ tiêu của bột màu chlorophyll sau khi sấy phun, khảo sát trạng thái, tính chấ t của chế phẩm và ứng dụng vào một số sản phẩm thực phẩm: kem tươi, mì sợi, nước giải khát… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. WasmundN., Topp I., and Schories D., Optimising the storage and extraction of chlorophyll samples, Oceanologia, 48 (2006). 2. Humphrey A. -Chlorophyll as a color and functional ingredient, Journal of food science, 69 (2004) 422-425. 3. Scheer H. - Chlorophylls and carotenoids, Encyclopedia of Biological Chemistry, (2004) 430- 437 4. Scheer H. - Chlorophylls and carotenoids,Encyclopedia of Biological Chemistry, (2004) 430- 437. 5. Walford J. -Developments in food colours: Elsevier Applied Science London and New York, (1984). 6. Spears K. - Developments in food colourings: the natural alternatives, Trends in Biotechnology, 6 (1988) 283-288. 7. Smith L. W. and Livingston A. E. - Wound healing: an experimental study of water soluble chlorophyll derivatives in conjunction with various antibacterial agents,The American Journal of Surgery, 67 (1945) 30-39. 8. Carpenter E. B. - Clinical experiences with chlorophyll preparations: with particular reference to chronic osteomyelitis and chronic ulcers,The American Journal of Surgery, 77 (1949) 167-171. 9. Horwitz B., Role of chlorophyll in proctology,The American Journal of Surgery, 81 (1951)81- 84 10. EgnerP. A.,Muñoz A., and Kensler T. W. - Chemoprevention with chlorophyllin in individuals exposed to dietary aflatoxinMutation Research/Fundamental and Molecular Mechanisms of Mutagenesis, 523 (2003) 209-216. 11. Ferruzzi M. G. and Blakeslee J. - Digestion, absorption, and cancer preventative activity of dietary chlorophyll derivatives,Nutrition Research, 27 (2007) 1-12 12. Đào Hùng Cường - Nghiên cứu và xác định thành phần hóa học của lá dứa thơm huyện Đại Lộc-Quảng Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 36 (1) (2010). 13. Lê Thị Ngọc Anh,Trinh H. N. - Khảo sát tác động hạ glucose huyết và độc tính cấp của lá dứa thơm (Pandanus amaryllifolius),Tạp chí Dược học, 55 (2015) 50-53 55
  9. Trích ly và thử hoạt tính chống oxy hóa của chlorophyll từ lá dứa thơm Pandanus amaryllifolius 14. Lichtenthaler H. K.and Wellburn A. R. - Determinations of total carotenoids and chlorophylls a and b of leaf extracts in different solvents, Portland Press Limited (1983). 15. Jeffrey S. t. and Humphrey G. - New spectrophotometric equations for determining chlorophylls a, b, c1 and c2 in higher plants, algae and natural phytoplankton,Biochem Physiol Pflanz BPP, (2005). 16. Kaczmar - Phytoplankon pigments, (2004). 17. Fu H. Y., Shieh D. E., and Ho C. T. - Antioxidant and free radical scavenging activities of edible mushrooms,Journal of food lipids, 9 (2002) 35-43. 18. Ritchie R. J.- Consistent sets of spectrophotometric chlorophyll equations for acetone, methanol and ethanol solvents,Photosynthesis research, 89 (2006) 27-41. 19. StaufferR., Lee G., and Armstrong D. E. - Estimating chlorophyll extraction biases, Journal of the Fisheries Board of Canada, 36 (1979) 152-157. 20. CostacheM. A., Campeanu G., and Neata G. - Studies concerning the extraction of chlorophyll and total carotenoids from vegetables,Romanian Biotechnological Letters, 17 (2012) 7703-7708 21. Sartory D. and Grobbelaar J. - Extraction of chlorophyll a from freshwater phytoplankton for spectrophotometric analysis, Hydrobiologia, 144 (1984) 177-187. 22. Mackinney G. and Joslyn M. - The conversion of chlorophyll to pheophytin,Journal of the American Chemical Society, 62 (1940) 231-232. 23. Porra R. J. - The chequered history of the development and use of simultaneous equations for the accurate determination of chlorophylls a and b,Discoveries in Photosynthesis, ed: Springer, (2005) 633-640. 24. Nguyễn Xuân Duy, Đặng Quang Quốc - Hoạt tính chống oxy hóa và ức chế enzym tyrosinase của nấm linh chi thượng hoàng (Phellinus linteus) ở Việt Nam,Tạp chí Dược học, 56, (2016) 38- 41. 25. Chen H. Y.and Yen G. C. - Antioxidant activity and free radical-scavenging capacity of extracts from guava (Psidium guajava L.) leaves,Food Chemistry, 101 (2007) 686-694. 56
  10. Lê Nguyễn Thủy Tiên, Trần Chí Hải, Nguyễn Thị Hải Hòa, Hoàng Thị Ngọc Nhơn ABSTRACT ISOLATION AND EVALUATION ANTIOXIDANT ACTIVITY OF CHLOROPHYLL EXTRACT FROM PANDANUS AMARYLLIFOLIUS Le Nguyen Thuy Tien1, Tran Chi Hai1, Nguyen Thi Hai Hoa1, Hoang Thi Ngoc Nhon1,* 1 Faculty of Food Technology, Ho Chi Minh City University of Food Industry * Email: nhonhtn@cntp.edu.vn Since the second half of the last century when chlorophyll extracts were first used for odor removal, an increasing activity of research into the more general area of bioactivity has been reported. There are many previous studies on chlorophyll extraction and isolation from natural sources. In this study, our material was Pandanus amaryllifolius, and we usedvacuum evaporator to enhaned the content of chlorophyll before spray drying to obtain chlorophyll powder. Pandanus amaryllifolius in fresh were extracted with ethanol 90%, the ratio of material/ethanol 1/15, adding MgCO3 0.5% compare with materials to help increase extraction capabilities. Extraction was complete after 24 hours in the dark at room. Results showed that there was 113.49mg/L chlorophyll in extraction solution. Antioxidant avtivities of chlorophyll from Pandanus amaryllifolius in DPPH solution is 531.33μg/mL. Keywords: Chlorophyll, ethanol, MgCO3, Pandanus amaryllifolius. 57
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2