intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triển vọng của thị trường bán lẻ Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nêu lên thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được đánh giá là giàu tiềm năng, thuộc nhóm năm thị trường hấp dẫn nhất thế giới. Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất về thị trường bán lẻ Việt Nam đến cuối năm 2014 của Tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ), thị trường bán lẻ Việt Nam – một thị trường đang phát triển với hơn 90 triệu dân – được coi là có mức tăng trưởng rất hấp dẫn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triển vọng của thị trường bán lẻ Việt Nam

  1. TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM ThS. Trương Thị Thuý Vân Tóm tắt: Thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được đánh giá là giàu tiềm năng, thuộc nhóm năm thị trường hấp dẫn nhất thế giới. Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất về thị trường bán lẻ Việt Nam đến cuối năm 2014 của Tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ), thị trường bán lẻ Việt Nam – một thị trường đang phát triển với hơn 90 triệu dân – được coi là có mức tăng trưởng rất hấp dẫn. Rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn lớn trên thế giới đều đã gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bức tranh khá sôi động về thị trường bán lẻ Việt Nam. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa năm 2014, tổng dân số Việt Nam đạt gần 90.5 triệu người, trong đó nam chiếm hơn 49%, nữ chiếm gần 51%. Kết quả được Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc công bố ngày 17/12/2014 tại Hà Nội. Trong đó lực lượng dân số trẻ chiếm hơn một nửa. Mức GDP trung bình của nước ta đang xấp xỉ gần 2.000 USD/người. Trong tương lai giá trị này sẽ ngày càng tăng lên và trở thành tiền đề cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam. Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 01/01/2009 và suốt những năm qua vẫn luôn được đánh giá là giàu tiềm năng, thuộc nhóm năm thị trường hấp dẫn nhất thế giới. Việc này đồng nghĩa là sự cạnh tranh sẽ tăng lên rất nhiều và thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ có sự thay đổi cả về lượng và chất.Thống kê của Bộ Công Thương, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ. Cả nước hiện có khoảng 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại, số cửa hàng tiện lợi hoạt động đúng nghĩa (có thương hiệu và vận hành theo chuỗi) mới chỉ dừng lại ở con số hàng trăm. Trong đó có 22 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam. Các kênh bán lẻ hiện đại đã chiếm khoảng 20% thị trường bán lẻ và dự kiến năm nay sẽ tăng lên 40%. Tuy nhiên, phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại này lại chỉ tập trung tại các thành phố lớn và khu vực nội thành. Khu vực nông thôn, ngoại thành hầu như vắng bóng các hệ thống bán lẻ, chỉ chủ yếu phân phối hàng theo từng đợt. Theo Quy hoạch của Bộ Công Thương, đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1.200 – 1.500 siêu thị, tức cần thêm 550 siêu thị so với hiện tại, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm. Chính vì thế, có thể nói thị phần bán lẻ Việt Nam còn đang bị bỏ ngỏ khá nhiều. Tổng mức bán lẻ của Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2014, cho thấy sức tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng trong nước có phần được cải 1
  2. thiện.Tổng cục Thống kê cho biết tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong cả năm 2014 đạt 2,95 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2013. Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ của Việt Nam tăng 6,3% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 5,5% của năm 2013. Xét về ngành hoạt động, tổng mức bán lẻ của khu vực kinh doanh bán lẻ hàng hóa đạt 2.216,2 nghìn tỷ đồng, tăng11,3%; dịch vụ lưu trú ăn uống đạt 352,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4%; dịch vụ khác đạt 347,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4%; du lịch lữ hành đạt 28,9 nghìn tỷ đồng, tăng15,3%. Dễ dàng nhận thấy, năm 2014 là một năm hết sức sôi động của thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là trong hoạt động mua bán sáp nhập, liên kết, liên doanh…cả về sản xuất lẫn kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ như: Kinh Đô, Citimart, Metro… và mới nhất là Nguyễn Kim. Theo báo cáo nghiên cứu về thị trường bán lẻ Việt Nam đến cuối năm 2014 của Tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ), thị trường bán lẻ Việt Nam được coi là có mức tăng trưởng rất hấp dẫn (lên đến 23%/năm). Rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, ngoại trừ tập đoàn Walmart (Mỹ) đang trong giai đoạn thăm dò thì hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới đều đã gia 2
  3. nhập thị trường bán lẻ Việt Nam với Lotte, BigC, Metro, Parkson, Aeon…Mới đây nhất, tập đoàn bán lẻ số một tại Hàn Quốc – Lotte - đặt mục tiêu 60 siêu thị tại Việt Nam vào năm 2020 và Aeon – cũng là một "ông lớn" khác trong ngành bán lẻ Nhật Bản thông báo sẽ mở trung tâm thương mại thứ hai vào tháng 10/2015 cũng đã không giấu giếm ý định thống lĩnh thị trường Việt. Họ dự kiến tới 2020 sẽ mở 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam. Tận dụng tâm lý tin cậy và thích dùng hàng Nhật của người tiêu dùng Việt, Aeon sử dụng phương án dùng 1/3 hàng Nhật, 1/3 hàng Việt Nam và 1/3 hàng nhập từ các nước khác. Các doanh nghiệp ngoại tham gia vào thị trường Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau: liên doanh, liên kết, hợp tác chuyển nhượng.... Trong khi đó, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam từ trước như chuỗi siêu thị Big C và nhất là các chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế đang không ngừng mở rộng quy mô đầu tư. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bức tranh khá sôi động về thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2014 vừa qua. Năm 2015 này và cả những năm tới thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động và chứng kiến những cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là giữa doanh nghiệp nội và ngoại. Chúng ta vẫn sẽ tiếp tục được chứng kiến cuộc đổ bộ của các doanh nghiệp ngoại vào thị trường Việt Nam. Năm 2015 cũng sẽ là một năm đầy cơ hội và thách thức với ngành bán lẻ Việt Nam. Kể từ ngày 01/11/2015, Việt Nam sẽ cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Bên cạnh đó, năm 2015 là năm khu vực kinh tế chung ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực cho phép các dòng tài nguyên, hàng hóa, vốn nhân lực… di chuyển tự do và thuận lợi. Chưa kể tới việc hiệp định TPP với 12 nước tham gia sẽ có thể được ký kết trong năm 2015. Với hiệp định này hơn 10.000 loại hàng hóa từ các nước thành viên sẽ được loại bỏ hoàn toàn thuế quan. Việc này sẽ gây nhiều khó khăn bất lợi cho hàng hóa trong nước nhưng cũng là động lực thúc đẩy được tình hình sản xuất và phân phối, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc nhiều tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam nên được nhìn nhận như một chuyện bình thường. Là thành viên của WTO, chúng ta ở chung trong một sân chơi với mọi người. Và khi thị trường của chúng ta hấp dẫn thì mọi người kéo đến làm ăn. Thậm chí, sáp nhập và thâu tóm (M&A) là cách tạo tăng trưởng mà các công ty lớn vẫn thường làm ở mọi thị trường. Ngay các công ty lớn trong nước của chúng ta cũng làm như vậy, trường hợp Masan là một ví dụ. Nếu một thương hiệu thật sự tốt thì sẽ khó mất đi, chỉ có chủ của thương hiệu có thể thay đổi. Các doanh nghiệp Việt có nên ngăn chặn “làn sóng” này hay không là một việc cần suy nghĩ thêm. Có rất nhiều doanh nhân gầy dựng sự nghiệp không phải để kéo dài từ đời này qua đời khác mà chỉ để chứng minh năng lực của 3
  4. mình. Bán được doanh nghiệp do mình tạo ra với giá trị cao cũng có thể là mục tiêu mà doanh nhân đặt ra. Còn buộc phải bán vì thua lỗ, thất thế đương nhiên là một thất bại, nhưng lại có thể là sự khởi đầu của một doanh nghiệp mới, một thương hiệu mới. Nếu nền kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống người dân ngày một tốt hơn thì những chuyện mua bán như vậy trong thị trường cũng là điều hết sức tự nhiên. Theo các chuyên gia kinh tế, đã đến lúc nhìn nhận việc có mặt các liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường bán lẻ như một tín hiệu tích cực chứ không phải theo hướng bị thôn tính. Các doanh nghiệp nên coi đây là những cuộc mua bán, sáp nhập bình thường, có hiệu quả cho doanh nghiệp và toàn thị trường. Vấn đề là doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hoạt động ở thị trường Việt Nam tuân thủ đúng quy định của pháp luật và thực hiện đúng nghĩa vụ kinh doanh. Còn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, phải nỗ lực hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa nếu không rất khó đứng vững trên thị trường. Tháng 01/2015, thị trường bán lẻ Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn. Đây là một trong những nội dung mà nước ta cam kết khi gia nhập WTO. Khi mà giờ G đã điểm thì hàng loạt "đại gia" thị trường nước ngoài đã và vẫn đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam để giành thị phần. Miếng bánh thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đang rất hấp dẫn, vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam cần ý thức rõ về các vấn đề mà mình sẽ phải đối diện để nắm bắt được thời cơ và làm chủ được trên thương trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://doisong.vnexpress.net 2. http://lsa.com.vn 3. http://newsvietnam.com.vn 4. http://vietstock.vn 5. http://www.co-opmart.com.vn 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2