intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyện Kiều - Một hướng tiếp cận mới từ thi pháp học

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

148
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua cách tiếp cận nghiên cứu mới của Trần Đình Sử, Truyện Kiều hiện ra như một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn, một sản phẩm sáng tạo của chủ thể. Từ đấy trình độ nhận thức các giá trị Truyện Kiều được nâng lên ở một tầm mới. Và đây chính là đóng góp mới của Trần Đình Sử đối với công cuộc nghiên cứu Truyện Kiều ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyện Kiều - Một hướng tiếp cận mới từ thi pháp học

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br /> TRUYỆN KIỀU - MỘT HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TỪ THI<br /> PHÁP HỌC<br /> Ths. Nguyễn Thị Hoa<br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> Tóm tắt: Trong việc nghiên cứu phê bình Truyện Kiều (Nguyễn Du) - đỉnh cao của<br /> nền văn học dân tộc, một trong những kiệt tác của văn học nhân loại, chúng ta thấy xuất hiện<br /> những tên tuổi Việt Nam lớn như Đào Duy Anh, Trương Tửu, Phan Ngọc… với những<br /> phương pháp tiếp cận khác nhau. Với lối tiếp cận thi pháp học, khác với những người khác,<br /> Trần Đình Sử trong khi xem xét các tác phẩm văn học như một cấu trúc nghệ thuật và hệ<br /> thống các hệ thống thủ pháp nghệ thuật đã đưa ra một cách nhìn mới, chỉ rõ bản chất sáng<br /> tạo của Truyện Kiều, từ đấy cá tính sáng tạo của Nguyễn Du được phát lộ. Trong những<br /> nghiên cứu trước đây Truyện Kiều chỉ được so sánh với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh<br /> Tâm Tài nhân. Đến Trần Đình Sử, biên độ so sánh này được mở rộng ra trên những thang độ<br /> khác nhau: Một mặt, Truyện Kiều được so sánh với Kim Vân Kiều Truyện trong không gian<br /> văn hóa và văn học Việt Nam cũng như trong không gian văn hóa và văn học Trung Quốc;<br /> mặt khác nó cũng được tương phản với các tác phẩm ngâm khúc và truyện Nôm trước nó và<br /> sau nó. Qua cách tiếp cận này, Truyện Kiều hiện ra như một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn,<br /> một sản phẩm sáng tạo của chủ thể. Từ đấy trình độ nhận thức các giá trị Truyện Kiều được<br /> nâng lên ở một tầm mới. Và đây chính là đóng góp mới của Trần Đình Sử đối với công cuộc<br /> nghiên cứu Truyện Kiều ở Việt Nam.<br /> 1. Truyện Kiều trong một số cách tiếp nhận<br /> Đào Duy Anh với cuốn Khảo luận về “Truyện Thúy Kiều ” có thể được xem là người<br /> đầu tiên nghiên cứu Truyện Kiều một cách khá toàn diện. Ông nghiên cứu bắt đầu từ tiểu sử<br /> Nguyễn Du đến lai lịch Đoạn trường tân thanh, so sánh Kim Vân Kiều truyện với Đoạn<br /> trường tân thanh từ đó nêu lên giá trị văn chương của Truyện Kiều. Trong cuốn sách này, ông<br /> đã đưa ra được một số vấn đề mới quan trọng về Truyện Kiều. Trước hết là ông đặt lại vấn đề<br /> thời điểm sáng tác Truyện Kiều. Đặc biệt ông đã so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều<br /> truyện bắt đầu từ nội dung: “Sau khi xét qua nội dung sách Đoạn trường tân thanh và so<br /> sánh với sách Kim Vân Kiều truyện , ta nhận thấy đại khái Nguyễn Du giữ đúng sự tích và<br /> tầng thứ của nguyên văn, có nhiều chỗ Nguyễn Du lại dịch sát nguyên văn, không lìa một<br /> chữ.” Nhưng đồng thời ông cũng nêu thêm những nhận định mới như: “ Phải nhận rằng<br /> Nguyễn Du đã hoán cốt đoạt thai Kim Vân Kiều truyện mà tạo thành một tác phẩm hoàn toàn<br /> mới. Nguyên văn thì tự thuật rất tỷ mỷ mà khô khan, chú ý đến những chi tiết không quan hệ<br /> và hay tả thực những cảnh tượng dễ kích động tai mắt người ta. Nguyễn Du thì tự sự rất vắn<br /> tắt, gọn gàng, chỉ kể những việc quan trọng, mà vừa tự thuật vừa nghị luận, khiến văn có<br /> hứng thú luôn. Nguyễn Du tuy không tả thực, nhưng lại là một tay tâm lý học sành sỏi…”<br /> [Trịnh Bá Đĩnh (tuyển chọn và giới thiệu), Nguyễn Du, về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo<br /> dục, 2008]. Đây là nhận định khá mới mẻ và đã gợi hướng mới cho nhiều người sau. Tuy<br /> nhiên khi bàn về nghệ thuật và giá trị văn chương thì nhiều điểm cũng lặp lại người xưa và đi<br /> theo cái mạch: “tả người, tả cảnh, tả tình, tự thuật, đối thoại, chuyển mạch, cách dùng lời,<br /> dùng tiếng.” Chẳng hạn ông viết “ Vô luận là tả người, tả cảnh, tả tình, Nguyễn Du khéo chọn<br /> những chữ có nhịp điệu thích đáng nhất, có thể gây trong tâm hồn người đọc những rung<br /> <br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 279<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br /> động đặc biệt, khiến người đọc có thể thấy người, thấy cảnh, hay cảm động thiết tha, như<br /> chính người trong cuộc vậy. Khi tả ý thì những chữ thích đáng khiến ta đã nhận đúng đắn mà<br /> còn tưởng tượng được thêm bao nhiêu ý tứ ở ngoài lời” [Trịnh Bá Đĩnh (tuyển chọn và giới<br /> thiệu), Nguyễn Du, về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2008]. Hay như có đoạn viết: “ Ta<br /> thấy trong cách dùng tỷ dụ, điển cố, thành ngữ, tục ngữ, Nguyễn Du có cái tài biến hóa những<br /> chữ cũ rích thành mới mẻ tươi tắn. Nguyễn Du lại còn có cái tài biến hóa những chữ tầm<br /> thường và thô tục thành ra thú vị, hay thanh tao nữa...”[ Trịnh Bá Đĩnh (tuyển chọn và giới<br /> thiệu), Nguyễn Du, về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2008].<br /> Mặc dù vẫn đi theo lối phê bình truyền thống của người xưa nhưng Đào Duy Anh<br /> cũng đã có nhiều phát hiện có giá trị về Truyện Kiều. Đặc biệt, ông đề ra khái niệm “tâm sự”<br /> Nguyễn Du như một chìa khóa để hiểu động cơ sáng tác cũng như nội dung Truyện Kiều. Có<br /> thể nói, đi tìm tâm sự Nguyễn Du, tâm sự hoài Lê ở Truyện Kiều là một xu hướng nghiên cứu<br /> thu hút được nhiều người đi theo, tạo thành một khuynh hướng lớn.<br /> Một cách tiếp cận Truyện Kiều khác cũng gây được sự chú ý của dư luận là của<br /> Trương Tửu với cuốn Nguyễn Du và Truyện Kiều. Đây có thể nói là một bước chuyển đáng<br /> chú ý trong nghiên cứu phê bình Truyện Kiều từ cách phê bình điểm, trực giác sang phương<br /> pháp phân tích khoa học. Theo Trương Tửu: “Bổn phận nhà phê bình không phải chỉ tìm ra<br /> tâm sự nhà văn trong tác phẩm văn chương. Nhà phê bình cần phải tìm hiểu đến cá tính nhà<br /> văn - vì cái này mới là tất cả nhà văn. Cái này mới thành thực, không bị che đậy hoặc xuyên<br /> tạc được. Nó là cái phần sâu thẳm nhất, tiềm tàng nhất, mạnh mẽ nhất của cơ thể, của khối óc,<br /> của tâm hồn. Cá tính đó mới là cái phần cống hiến riêng của nhà văn đem dâng trong linh từ<br /> văn học”[Trương Tửu, Nguyễn Du và Truyện Kiều, Hàn Thuyên, 1942]. Để tìm hiểu cá tính<br /> của Nguyễn Du, Trương Tửu tìm hiểu thông qua huyết thống, quê hương và thời đại mà<br /> Nguyễn Du sống. Mang trong mình dòng máu của một dòng họ nho sĩ thư lại có tài văn<br /> chương, được sự bồi đắp của vùng đất Nghệ anh hùng và đất mẹ - vùng quê văn hóa Kinh<br /> Bắc, lại sống trong một thời đại rối ren nhiều biến động... tất cả những điều ấy đã tác động rất<br /> lớn đến Nguyễn Du. Tuy nhiên, sự tác động ấy lại không phải là tác động đến nhà thơ ở các<br /> phần nổi của nó, mà là phần chìm, hay đúng hơn là cái phần chìm đó “kết tinh, ngưng kết<br /> thành cá tính Nguyễn Du”. Cũng theo Trương Tửu, con người đích thực của Nguyễn Du, con<br /> người Nguyễn Du trong Nguyễn Du không phải chỉ là con người xã hội đã nặng mang tâm sự<br /> hoài Lê mà đúng hơn là “ kẻ mang tâm bệnh”. Đặc biệt là cái bệnh đa sầu đa cảm ở Nguyễn<br /> Du. Từ đó, Trương Tửu kết luận Truyện Kiều của Nguyễn Du là kết quả của những “ảo giác”:<br /> “ Ta có thể nói rằng vai chính trong truyện không phải là Thúy Kiều, không phải là Kim<br /> Trọng, không phải là Thúc Sinh, Từ Hải... không, vai chính không phải là những người còn<br /> đang sống ấy. Vai chính chỉ là một oan hồn vất vưởng dưới âm ty, của một con ma hiện lên<br /> trong các giấc mơ, bên giường bệnh... vai chính của Truyện là Đạm Tiên”[ Trương Tửu,<br /> Nguyễn Du và Truyện Kiều, Hàn Thuyên, 1942].<br /> Từ tất cả những yếu tố ấy, Trương Tửu đi đến kết luận: “ Ngần ấy yếu tố sinh lý và<br /> tâm lý đã tạo nên cá tính Nguyễn Du. Trong đời sống thì cá tính ấy là một tính lãng mạn,<br /> trầm muộn, thích cô liêu, thèm an nhàn, mộng mị, ghét những hoàn cảnh mới lạ. Trong văn<br /> chương thì nó là sự rung động thành thực và mãnh liệt, sự tưởng tượng dồi dào, sự cảm xúc<br /> ủy mị và bi thương, sự cảm thông với đồng loại đau khổ và thần linh”. Và do đó ‘Truyện<br /> Kiều đã kết tinh được cá tính ấy một cách hoàn thiện cũng như nó đã kết tinh được đẳng cấp<br /> <br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 280<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br /> tính Nguyên Du và phản chiếu đầy đủ xã hội đương thời với Nguyễn Du - một xã hội ốm,<br /> một đẳng cấp ốm, một cá tính ốm - tất cả Truyện Kiều là ở đó” [Trương Tửu, Nguyễn Du và<br /> Truyện Kiều, Hàn Thuyên, 1942].<br /> Ngoài ra trong phần “ Truyện Kiều”, Trương Tửu còn lần lượt xem xét, nghiên cứu<br /> tâm lý và hành vi từng vai trò quan hệ trong truyện để xem mỗi nhân vật ấy đã phản chiếu cá<br /> tính Nguyễn Du ở khía cạnh nào, với những màu sắc đặc biệt nào...<br /> Có thể nói với Nguyễn Du và Truyện Kiều của Trương Tửu, nghiên cứu phê bình<br /> Truyện Kiều nói riêng và nghiên cứu phê bình văn học nói chung đã đạt được một cột mốc<br /> mới. Bởi lẽ “ Từ tâm sự đến cá tính là hành trình từ con người xã hội, bề mặt đến con người<br /> tâm lí, bề sâu, từ con người hữu thức đến con người tiềm thức. Với khái niệm - chìa khóa cá<br /> tính Nguyễn Du, một mặt, nhà phê bình Trương Tửu đã lý giải được những động lực sáng tác,<br /> một thứ tâm lí học sáng tạo ở nhà thơ, mặt khác, phát hiện soi sáng một cách khoa học, khách<br /> quan những đặc sắc nghệ thuật ở Truyện Kiều” (Đỗ Lai Thúy).<br /> Mặc dù đóng góp của Trương Tửu ở phương diện phương pháp nghiên cứu là rất lớn<br /> nhưng trong công trình của mình, Trương Tửu nghiêng hẳn về nghiên cứu bệnh lý nên không<br /> tránh khỏi suy diễn, máy móc, áp đặt. Do đó, mặc dù, ông đã nêu được phần nào phẩm chất<br /> thẩm mĩ của Truyện Kiều và giá trị nghệ thuật của nó nhưng vẫn còn lệch lạc, phiến diện.<br /> Một bước tiến mới trong nghiên cứu phê bình Truyện Kiều theo một quan niệm mới<br /> được đánh dấu bằng công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều”(1985,)<br /> của Phan Ngọc. Thành công của Phan Ngọc là đã xem xét Truyện Kiều của Nguyễn Du như<br /> một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn trên cở sở lối tiếp cận “thao tác luận”. Ông đã thực hiện<br /> một loạt những đối lập Truyện Kiều với tất cả những gì liên quan đến Truyện Kiều trước đó<br /> để tìm ra bước đổi mới của Nguyễn Du. Trước hết là đối lập với Kim Vân Kiều truyện của<br /> Thanh Tâm Tài Nhân để chứng minh rằng tư tưởng tài mệnh tương đố là của riêng Nguyễn<br /> Du. Bởi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xóa bỏ cái chủ đề tình và khổ của Thanh Tâm Tài<br /> Nhân để thay vào đó triết lý tài mệnh tương đố. Cũng đối lập với Kim Vân Kiều truyện , Phan<br /> Ngọc đã làm nổi bật phương pháp tự sự của Truyện Kiều bằng các biện pháp như gạt bỏ âm<br /> mưu, lập hồ sơ, rút gọn sự việc... đây là những nhận xét rất đúng, rất tinh tế của Phan Ngọc.<br /> Đối lập với các truyện Nôm trước đó, Phan Ngọc đã đi sâu vào những cống hiến mới của<br /> Nguyễn Du như bố cục Truyện Kiều theo yêu cầu của kịch, xuất hiện ngôn ngữ tác giả, ngôn<br /> ngữ nhân vật, xuất hiện nhân vật “ngồi một mình”, phương pháp phân tích tâm lý tàn nhẫn...<br /> để từ đó đi đến kết luận Truyện Kiều là một cuốn tiểu thuyết tâm lý. Đây quả thực là những<br /> vấn đề hết sức mới mẻ trong Truyện Kiều mà Phan Ngọc là người đầu tiên đề cập đến. Cũng<br /> bằng những đối lập mà Phan Ngọc đã tìm thấy những đặc sắc độc đáo của Nguyễn Du trong<br /> kiến trúc câu thơ, trong ngôn ngữ, trong ngữ pháp. Từ đó Phan Ngọc đi đến khẳng định<br /> Truyện Kiều là một sáng tạo nghệ thuật mới mẻ với những nguyên tắc sáng tạo riêng, chưa<br /> từng có trong truyền thống nghệ thuật của Trung Quốc và cả của Việt Nam. Có thể nói phê<br /> bình phong cách học đã giúp Phan Ngọc phát hiện ra những điều chưa từng được nói đến ở<br /> các nhà nghiên cứu trước đó về Truyện Kiều. Nhưng theo Trần Đình sử, “quan niệm xem<br /> phong cách chỉ như một lựa chọn chưa cho phép thấy hết sự sáng tạo của Nguyễn Du và mặt<br /> khác, sự khái quát của tác giả nhiều chỗ vượt quá yêu cầu chừng mực của những kết luận<br /> khoa học”.<br /> <br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 281<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br /> 2. Thi pháp Truyện Kiều<br /> Một mặt đã tiếp thu tất cả những thành tựu của người đi trước, mặt khác, bằng công<br /> cụ mới là thi pháp học, Trần Đình Sử đã nghiên cứu Truyện Kiều trước hết và chủ yếu ở<br /> phương diện hình thức có tính quan niệm, tức nghệ thuật.<br /> Với Truyện Kiều, theo Trần Đình Sử: “chỉ có khám phá về mặt thi pháp thì mới có thể<br /> vạch ra thực chất sáng tạo của Nguyễn Du trong một tác phẩm mà bề ngoài có vẻ như là<br /> phiên dịch, phỏng tác, chuyển thể... Và cũng chỉ có qua nghiên cứu thi pháp mới có thể xác<br /> định cụ thể vai trò, địa vị của tác phẩm Truyện Kiều trên tiến trình văn học cổ điển Việt Nam.<br /> Vai trò tổng kết tập đại thành của nó và ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với đời sau”[Nguyễn<br /> Đăng Điệp (biên soạn) Tuyển tập Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, tập 1: Những công trình thi<br /> pháp học, 2000]. Đồng thời, bằng cách tiếp cận của thi pháp học hiện đại, Trần Đình sử đã<br /> thổi một luồng gió mới trong cách tiếp nhận Truyện Kiều.<br /> Nghiên cứu tìm hiểu Truyện Kiều, Trần Đình sử đã xem Truyện Kiều như một đối<br /> tượng của văn học so sánh. Thực ra trước đây, các tác giả Đào Duy Anh, Phan Ngọc cũng đã<br /> có ý thức đặt Truyện Kiều trong mối quan hệ so sánh với Kim Vân Kiều truyện nhưng đó là<br /> cái nhìn chưa thực sự toàn vẹn và hoàn chỉnh. Với Thi pháp Truyện Kiều, một mặt Trần Đình<br /> sử đã so sánh Truyện Kiều với văn hóa, văn học Trung Quốc. Đây là một việc làm có ý nghĩa<br /> quan trọng đặc biệt do mối quan hệ văn hóa lâu đời của hai dân tộc. Tuy nhiên so sánh nghiên<br /> cứu Truyện Kiều hôm nay không thể đóng khung trong phạm vi so sánh tay đôi giữa hai tác<br /> phẩm Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện . Vì thế Trần Đình sử đã xem xét Truyện Kiều<br /> trong mối quan hệ với đạo Phật, Truyện Kiều trong mối quan hộ với Nho giáo, Truyện Kiều<br /> với tiểu thuyết tài tử giai nhân, Truyện Kiều trong mối quan hệ với thơ ca cổ điển Trung<br /> Quốc, ở đây, Trần Đình Sử cũng đã đặc biệt chú ý so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều<br /> truyện . Đây là sự so sánh có ý nghĩa trực tiếp bởi Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện, nhân<br /> vật, tình tiết của nó. Từ chỗ so sánh về chủ đề, về cốt truyện, nhân vật, phong cách học Trần<br /> Đình sử đã chỉ ra rằng Truyện Kiều không hề đơn giản là tác phẩm vay mượn mà “là sản<br /> phẩm của đời sống tinh thần Việt Nam, là kết quả lôgich của quá trình văn học Việt Nam, sự<br /> phát triển nội tại của nhận thức đời sống, của tiếng Việt nghệ thuật, sự chín muồi về thể thơ<br /> lục bát và truyện thơ Nôm”[Nguyễn Đăng Điệp (biên soạn) Tuyển tập Trần Đình Sử, NXB<br /> Giáo dục, tập 1: Những công trình thi pháp học, 2000].<br /> Mặt khác, Trần Đình sử cũng xem xét Truyện Kiều với văn hóa, văn học Việt Nam,<br /> đặt Truyện Kiều trong mối quan hệ với ngâm khúc và thơ Nôm, những thể loại văn học<br /> truyền thống của dân tộc. Về điểm này, Phan Ngọc là người đầu tiên nêu lên ảnh hưởng của<br /> thể thơ song thất lục bát đối với Truyện Kiều, tuy vậy ông thiên về nhận định nhiều hơn là<br /> chứng minh. Đồng thời chỉ nêu mỗi ảnh hưởng của thể thơ song thất lục bát thì e rằng là còn<br /> chưa thấy hết sự tổng hợp và kết tinh các sáng tác trước Truyện Kiều để đạt đến đỉnh cao. Với<br /> Trần Đình Sử, có lẽ ông hơn hẳn những người đi trước, bởi ông đã biết đặt Truyện Kiều trong<br /> dòng chảy của văn học Việt Nam: “ở đây có vấn đề thể loại truyện Nôm trước Truyện Kiều,<br /> những tiền đề nghệ thuật để có bước nhảy vọt về chất ở Truyện Kiều. Ở đây có vai trò của thể<br /> ngâm, không phải chỉ là thể song thất lục bát, mà chính là lời văn vừa tự sự vừa trữ tình của<br /> nó (tự tình), ở đây có đặc điểm của Hoa Tiên trong việc tiếp nhận một ca bản, vừa có yếu tố<br /> tự sự, vừa có yếu tố trữ tình. Và hơn nữa, các sáng tác trước Truyện Kiều đã tạo ra những<br /> dòng cảm hứng văn học , mà theo văn mạch ấy Truyện Kiều đã đạt được đỉnh cao. Truyện<br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 282<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br /> Kiều đã được chuẩn bị trước về cấu trúc tự sự và giọng điệu, đến lượt mình Nguyễn Du đã<br /> tạo ra một chất lượng mới về mọi mặt”[Nguyễn Đăng Điệp (biên soạn) Tuyển tập Trần Đình<br /> Sử, NXB Giáo dục, tập 1: Những công trình thi pháp học, 2000]. Xét về nội dung, Truyện<br /> Kiều đã tiếp tục những vấn đề của ngâm khúc và truyện Nôm trước đó để thực sự đạt được<br /> đỉnh cao của thể loại truyện Nôm. Xét về hình thức, Truyện Kiều đã phát triển những nét mới<br /> trong thi pháp truyện Nôm và ngâm khúc lên một trình độ cao chưa từng có. (Truyện Kiều là<br /> sự kết tinh kỳ diệu các thành tựu nghệ thuật văn học tiếng Việt của thời đại Nguyễn<br /> Du”[Nguyễn Đăng Điệp (biên soạn) Tuyển tập Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, tập 1: Những<br /> công trình thi pháp học, 2000].<br /> Tiếp đến, Trần Đình sử đi sâu tìm hiểu, khám phá thế giới nghệ thuật của Truyện<br /> Kiều. Với ông, sáng tạo của Nguyễn Du bắt đầu là từ chủ đề tư tưởng mới. Trước đây, Phan<br /> Ngọc đã từng chỉ ra rằng về mặt tư tưởng, “tài mệnh tương đố” là sáng tạo của Nguyễn Du,<br /> không phải vay mượn. Đó là một khám phá mới, hết sức thú vị. Nhưng theo Trần Đình Sử “<br /> bảo rằng tài mệnh tương đố là chủ đề của Truyện Kiều thì chủ đề này không thể có tính phổ<br /> quát được, bởi vì không phải ai ai cũng có tài[Nguyễn Đăng Điệp (biên soạn) Tuyển tập Trần<br /> Đình Sử, NXB Giáo dục, tập 1: Những công trình thi pháp học, 2000]. Vì thế “chủ đề cơ bản<br /> của Truyện Kiều là thân mệnh tương đố và đó là sự phản ánh tình trạng khổ nạn sâu nặng,<br /> phổ biến của kiếp người mà Nguyễn Du đã trông thấy và thể nghiệm”[Nguyễn Đăng Điệp<br /> (biên soạn) Tuyển tập Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, tập 1: Những công trình thi pháp học,<br /> 2000]. Đây là một phát hiện độc đáo và khá chính xác của Trần Đình Sử. Bởi, đặt chữ thân<br /> này vào thời đại Nguyễn Du ta sẽ thấy có một dòng chảy của chủ nghĩa nhân đạo Ìấy chữ<br /> thân làm nền tảng mà Truyện Kiều là đỉnh cao.<br /> Một điểm sáng tạo nữa của Nguyễn Du là ở chỗ, vay mượn hệ thống nhân vật và sự<br /> kiện của Kim Vân Kiều truyện nhưng ông đã có những sáng tạo mới. Đó là ông đã biến nhân<br /> vật chính từ con người đạo lý thành con người tâm lý. Chính điều này làm cho Nguyễn Du<br /> “đổi thay điểm nhìn trần thuật: không phải kể chuyện từ bên ngoài, mà kể theo cái nhìn của<br /> nhân vật, từ tâm trạng nhân vật mà nhìn ra” [Nguyễn Đăng Điệp (biên soạn) Tuyển tập Trần<br /> Đình Sử, NXB Giáo dục, tập 1: Những công trình thi pháp học, 2000]. Từ đó, Trần Đình Sử<br /> đi đến kết luận: “Bằng cách đổi mới tư tưởng, đổi thay trọng tâm miêu tả nhân vật, đổi mới<br /> điểm nhìn trần thuật, Nguyễn Du đã sáng tạo lại Truyện Kiều, biến một tiểu thuyết tài tử giai<br /> nhân thành một tiểu thuyết tâm lý, đưa vào một người kể chuyện mới, tổng hợp các truyền<br /> thống văn học Việt Nam và Trung Quốc, truyền thống tự sự và nhất là trữ tình, để tạo ra một<br /> kiệt tác vô song trong văn học Việt Nam và văn học thế giới”[Nguyễn Đăng Điệp (biên soạn)<br /> Tuyển tập Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, tập 1: Những công trình thi pháp học, 2000].<br /> Điều đặc biệt trong cách tiếp cận thi pháp học của Trần Đình Sử là đã chỉ ra một hộ<br /> thống các quan niệm nghệ thuật mới trong Truyện Kiểu. Đó là quan niệm nghệ thuật về con<br /> người, không gian, thời gian nghệ thuật, hình tượng tác giả, mô hình tự sự và ngôn ngữ nghệ<br /> thuật, những quan niệm mà chỉ đến Trần Đình Sử mới được xác lập.<br /> Truyện Kiều trước hết đã đổi mới cái nhìn nghệ thuật về con người, chứ không đơn<br /> giản thay đổi vài nét tính cách nhân vật, tức là có một quan niệm mới về con người làm nền<br /> tảng cho sự miêu tả. Đó là quan niệm con người “đấng bậc”. Ngoài ra, trong Truyện Kiều,<br /> Nguyễn Du còn cảm nhận con người theo một “cảm quan cây lá hoa trái” của dân tộc nông<br /> nghiệp lâu đời, là sự tiếp thu quan niệm “con người tỏ lòng” nhưng đã chuyển cảm hứng từ<br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 283<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2