intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự chủ về nhân sự trong các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tự chủ về nhân sự trong các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu về tình hình thực hiện tự chủ về nhân sự trong các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. Tự chủ về nhân sự trong trường đại học là một trong những nội dung của tự chủ đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự chủ về nhân sự trong các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay

  1. TỰ CHỦ VỀ NHÂN SỰ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Lê Đức Thọ Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu về tình hình thực hiện tự chủ về nhân sự trong các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. Tự chủ về nhân sự trong trường đại học là một trong những nội dung của tự chủ đại học. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện tự chủ nhân sự ở các trường đại học của Việt Nam còn nhiều vướng mắc, vì có sự ràng buộc bởi nhiều quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan. Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách về quyền tự chủ về nhân sự của các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Tự chủ đại học; tự chủ đại học về nhân sự; giáo dục đại học. 1. MỞ ĐẦU Tự chủ đại học đã và đang được nhiều nước trên thế giới thực hiện, bởi đó là biện pháp trực tiếp đáp ứng nhu cầu của giáo dục và đào tạo hiện đại. Từ thực tế phát triển có thể thấy tự chủ có vai trò quan trọng giúp các trường đại học phát huy tối đa nội lực, khả năng sáng tạo và thích ứng với các yêu cầu mà sự biến chuyển xã hội đặt ra. Ở Việt Nam, việc đổi mới cơ chế quản lý theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học công lập là phù hợp với chủ trương, đường lối mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu. Tuy nhiên, để phát huy cơ chế này một cách có hiệu quả cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ bằng những giải pháp thiết thực hơn nữa. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến khía cạnh tự chủ về nhân sự trong các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay, đồng thời, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách về quyền tự chủ trong công tác nhân sự của các trường đại học công lập ở nước ta. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm tự chủ đại học về nhân sự Trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm tự chủ đại học tùy theo nhận thức về vai trò của nhà nước đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Ở các nước châu Âu, tự chủ đại học được nhìn nhận từ hai khía cạnh: thoát ra khỏi sự kiểm soát, hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước, của thị trường lao động, nhà cung cấp dịch vụ và các ảnh hưởng chính trị, là quyền tự do đưa ra các quyết định về cách thức tổ chức hoạt động cũng như mục tiêu sứ mạng của trường. Tự chủ cũng có thể được thể hiện ở hai cấp: cấp độ giữa trường đại học với nhà nước, và cấp độ giữa trường với các bộ phận trong trường. Tự chủ cũng có thể chỉ có tính chất thủ tục, hình thức (procedural) – quyền quyết định các phương tiện, cách thức để đạt đến mục tiêu đã được xác định trước, hoặc tự chủ có tính thực chất (substantial) – quyền quyết định các mục tiêu cũng như chương trình hoạt động. Tự chủ cũng có thể 377
  2. được nhìn nhận như là các quyền lực có điều kiện: các trường chỉ có thể có quyền tự chủ khi đã đạt được các chuẩn mực quốc gia hoặc các chuẩn mực đã được định sẵn theo các chính sách công. Tuy được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau, tự chủ của trường đại học vẫn có thể được khái quát là khả năng của trường được hoạt động theo cách thức mình lựa chọn để đạt được sứ mạng và mục tiêu do trường đặt ra. Các thành tố trong tự chủ đại học bao gồm: tự chủ về tổ chức, tự chủ về tài chính, tự chủ về nhân sự. Tự chủ về tổ chức: Tại Việt Nam, cấp trường là cấp điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu cùng với các đơn vị chức năng tham mưu giúp việc gồm các phòng, khoa, trung tâm. Cấp khoa là cấp quản lý các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành trực thuộc. Tự chủ về tài chính: Tự chủ về tài chính là trường đại học được quyền quyết định hoạt động tài chính của nhà trường, bao gồm các hoạt động thu, chi, quản lý và phân phối kết quả hoạt động tài chính, huy động vốn, quản lý các quỹ chuyên dụng, quản lý tài sản, quản lý nợ phải trả của nhà trường và các hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật. Tự chủ về nhân sự: Tự chủ về tuyển sinh và đào tạo là các trường đại học được quyền quyết định các hình thức và số lượng tuyển sinh phù hợp với điều kiện của trường và quy định của Nhà nước; mở các ngành đào tạo đại học và chuyên ngành đào tạo sau đại học đã có trong danh mục ngành đào tạo của Nhà nước. Tự chủ về đào tạo: Hoạt động đào tạo gồm các nội dung như: tuyển sinh; ngành đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; phương pháp giảng dạy… Các trường tự quyết định chỉ tiêu đào tạo, báo cáo Bộ và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để xã hội cùng giám sát chất lượng đào tạo. Như vậy, tự chủ về nhân sự là một nội dung của tự chủ đại học, đó là việc các trường đại học được tự do lựa chọn hình thức tuyển dụng, sử dụng, quản lý và các chế độ đãi ngộ đối với giảng viên, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân viên của trường mà không bị lệ thuộc vào các cơ quan quản lý của Chính phủ. Quyền tự chủ của các trường đại học trong quản lý đội ngũ thể hiện ở sự tự do tuyển chọn, bố trí giảng viên và cán bộ vào các vị trí lao động cần thiết. Các cơ sở đại học còn có quyền tự chủ trong việc xác định các điều kiện cho cán bộ và đặc biệt giảng viên làm việc thuận lợi. Các giảng viên có quyền tham gia các công việc khác trong và ngoài nhà trường để tạo thêm thu nhập. Nhà nước có quyền quy định mức lương tối thiểu cho đội ngũ trên phạm vi quốc gia. Nhiều nước hiện đang sử dụng chế độ trả lương theo kết quả công việc nhằm khuyến khích những người làm việc với kết quả công việc cao. Quyền tự chủ trong quản lý đội ngũ là điều kiện để nhà trường đại học thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ vủa mình. Sự phát triển của một đơn vị được nhìn thấy ở hai điểm: Sự xây dựng cơ sở vật chất đủ mạnh và phát triển đội ngũ. Trong nền kinh tế tri thức, cơ sở vật chất thôi chưa đủ làm nên uy tín của một tổ chức, nhất là đối với một trường đại học. Bên cạnh đó phải có một đội ngũ mạnh- đủ về số lượng, khỏe về chất lượng. Có như vậy, nhà trường mới tự chủ được. Chủ trương của các trường trong xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên là: tận dụng tối đa trình độ chuyên môn cao của những giảng viên có trình độ, có học hàm học vị đang công tác tại các trường; đồng thời nhanh chóng tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu trẻ. 378
  3. 2.2. Thực trạng vấn đề tự chủ đại học về nhân sự trong các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay Trong gần một thập kỷ qua, vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học công lập ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ chỗ toàn thể hệ thống giáo dục đại học Việt Nam như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ về mọi mặt thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học đã dần được trao quyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp quy của Nhà nước. Có thể kể đến các văn bản pháp luật như: Luật Giáo dục đại học, nghị định, điều lệ trường đại học, quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở Giáo dục đại học đặc biệt, như: Đại học Quốc gia, Đại học vùng, các trường đại học xuất sắc và một số loại hình trường đại học khác. Theo Báo cáo tổng kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ thời điểm được giao thí điểm tự chủ, các trường đã từng bước hình thành cơ cấu nhân lực phù hợp với lực lượng lao động trực tiếp (giảng viên) tăng lên trong khi đội ngũ lao động gián tiếp (chuyên viên và nhân viên) giảm xuống trong đó chú trọng hơn đến việc sử dụng công nghệ thông tin hoặc thuê ngoài nhằm tăng hiệu quả hoạt động của bộ máy. Tính đến tháng 7/2017, cơ cấu nhân lực tại các trường như sau: số lượng giảng viên chiếm tỷ lệ là 62,52% - lớn nhất trong cơ cấu nhân lực của nhà trường, gấp đôi số lượng nhân viên. Đội ngũ lãnh đạo và quản lý chiếm gần 10% tổng số nhân lực tại các trường tự chủ [5]. Số lượng cán bộ /giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và học vi ̣từ thạc sĩ trở lên tại các trường đã tự chủ tăng lên đáng kể, số lượng cử nhân giảm xuống so với giai đoạn trước tự chủ. Theo thống kê của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ), ở Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ, trong đó, tính đến cuối năm 2016, Việt Nam có khoảng 15.000 tiến sĩ (bao gồm cả các giáo sư, phó giáo sư) công tác tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng trên phạm vi cả nước [3]. Trong năm học 2016 – 2017, tổng số giảng viên trong các trường đại học là 72.792 người , tăng 4,6% so với năm học 2015-2016, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 (tăng 21,4%) và thạc sĩ là 43.065 (tăng 6,6%) [4]. Kết quả tích cực này đến từ việc các trường chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng viên, tuyển dụng đội ngũ giảng viên có học vi ̣ từ tiến sĩ trở lên, kéo dài thời gian công tác đối với giảng viên có chức danh, học vi ̣cao. Sau khi có quyết định giao quyền tự chủ các trường đại học đã chủ động sắp xếp, kiện toàn lại nhân sự, giảm biên chế, tăng chế độ hợp đồng, nhờ đó đảm bảo tinh gọn, hiệu quả hơn, nâng cao thu nhập cho người lao động. Ví dụ: Trường Đại Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã quan tâm giảm tỷ lệ lao động gián tiếp. Tỷ lệ giảng viên có trình độ có chức danh khoa học (GS, PGS) đạt 8,4%, cao hơn so với tỷ lệ bình quân của cả nước là 6%. Đặc biệt là thực hiện thành lập Hội đồng trường, có 7 trường thành lập Hội đồng trường sau khi có quyết định giao tự chủ. Bộ máy tổ chức ở một số trường đại học đã được cơ cấu lại cho phù hợp với yêu cầu của cơ chế tự chủ, tuy nhiên mức độ thay đổi không đáng kể. Các trường đại học đã có sự điều chuyển biến động giữa số lượng giảng viên và chuyên viên nhân viên, đồng thời đã tự chủ xây dựng phương án tuyển dụng nhân sự theo hướng chất lượng cao, tuyển dụng các chuyên gia, các nhà khoa học, các phó giáo sư, giáo sư trong và ngoài nước. Như vậy, xét về mặt cơ chế, chính sách, quyền tự chủ về nhân sự của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam được đổi mới và nâng cao từng bước phù hợp xu hướng phát triển của giáo dục đại học thế giới và khu vực. Trong khoảng hơn 10 năm, với chặng đường đổi mới chưa dài nhưng có thể nói chính sách tự chủ về nhân sự của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta đã có bước chuyển biến đáng kể, tạo hành 379
  4. lang pháp lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn để các cơ sở giáo dục đại học chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và thu hút nguồn nhân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường. Nhờ chính sách đổi mới, các cơ sở giáo dục đại học đã phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý và phát triển nguồn nhân sự, có điều kiện để chủ động xây dựng đội ngũ giảng viên, nhà khoa học đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, công tác tổ chức nhân sự của các trường vẫn còn một số hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện tự chủ như: Vai trò của Hội đồng trường chưa thực sự quan trọng do quyền bổ nhiệm hiệu trưởng các trường vẫn thuộc cơ quan chủ quản quyết định, thẩm quyền của Hội đồng trường mờ nhạt so với hiệu trưởng. Ngoài ra, các trường vẫn phải thực hiện theo quy định của luật viên chức đối với tuyển dụng, bổ nhiệm và quản lý cán bộ, giảng viên. Việc chi trả lương cho cán bộ, giáo viên của các trường vẫn phải tính theo hệ số lương cơ bản do Nhà nước quy định, trừ đại học quốc gia là tự quyết định. Vì vậy, đã gây khó khăn cho các trường trong việc nâng cao thu nhập cho người lao động và thu hút các giảng viên cũng như các nhà khoa học giỏi về làm việc cho nhà trường [3]. Nhiều văn bản pháp luật liên quan có quy định khác, hoặc "trói buộc" bằng những quy định mới, như: Luật Công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động... đã làm cho việc thực hiện chính sách tự chủ về nhân sự của các cơ sở giáo dục đại học, kể cả các cơ sở giáo dục đại học được trao quyền tự chủ cao nhất như Đại học Quốc gia, còn gặp nhiều khó khăn, chưa có được những bước đột phá trong chính sách tuyển dụng, thu hút, sử dụng và đãi ngộ giảng viên và cán bộ khoa học có trình độ cao. Tuy Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hết sức chú trọng vấn đề tự chủ và đã cố gắng tạo ra hành lang pháp lý cho quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, nhưng các quyền tự chủ đó vẫn chưa thật sự phát huy hết tác dụng vì tính chất chưa triệt để và sự thiếu nhất quán, đồng bộ trong các chủ trương chính sách của Nhà nước. Các cơ sở giáo dục đại học dường như vẫn hết sức mong muốn được tăng thêm quyền tự chủ, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý tài chính, bộ máy, nhân sự, tuyển sinh, trang thiết bị, cơ sở vật chất. Nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao trong các cơ sở giáo dục đại học đang biến động do tác động của xu thế hội nhập quốc tế với sự xuất hiện cách mạng công nghiệp 4.0; Mô hình và cơ chế quản trị nhân sự trong các trường đại học chậm đổi mới chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; Năng lực quản trị nhân sự của nhiều cơ sở giáo dục đại học còn hạn chế chưa đủ khả năng đổi mới phương thức quản lý thích ứng với môi trường cạnh tranh nguồn nhân lực. Cán bộ quản trị nhân sự cũng như cán bộ làm ở các vị trí khác, không có sự phân biệt về tính đặc thù của công việc. Ở nhiều trường đại học hiện nay, “cán bộ hành chính” vẫn còn những người “làm công ăn lương”, “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách về quyền tự chủ trong công tác nhân sự của các trường đại học công lập ở nước ta hiện nay Tiếp tục sửa đổi và xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến tự chủ đại học, trong đó có tự chủ về nhân sự trong các cơ sở giáo dục đại học công lập Đổi mới căn bản cách tiếp cận quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học theo hướng: tập trung sửa đổi và xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến tự chủ đại 380
  5. học, trong đó có tự chủ về quản trị nhân sự trong các cơ sở giáo dục đại học; tạo hành lang pháp lý đầy đủ và rõ ràng để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ về cơ chế, chính sách về nguồn lực tài chính và giám sát các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, trong đó cần tập trung vào khâu kiểm soát chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học làm cơ sở để trao quyền tự chủ theo mức độ kiểm định chất lượng và kết quả xếp hạng cơ sở giáo dục đại học. Các quy định pháp lý về quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học cần được thống nhất, nhất quán và cùng được cập nhật ở các văn bản quản lý khác nhau, để các cơ sở giáo dục đại học có được quyền tự chủ trọn vẹn và có cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền tự chủ đó, tránh tình trạng tự chủ “nửa vời” hoặc trao quyền tự chủ đồng thời vẫn “trói buộc” bởi cơ chế. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý của các trường, đồng thời có sự phân công, phân cấp hợp lý giữa các đơn vị Đối với Hội đồng trường: thực tế những trường đã thành lập cho rằng hoạt động của Hội đồng trường có nhiều lúng túng, mang tính hình thức đối phó. Vai trò, chức năng của Hội đồng trường không rõ ràng, không đầy đủ. Quyền hạn của Hội đồng trường không được khẳng định trong cơ cấu tổ chức của hầu hết các trường. Mối quan hệ “Đảng ủy – Ban Giám hiệu – Hội đồng trường” tại các trường còn chồng chéo, không rõ ràng. Các trường cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị trong lĩnh vực đào tạo, theo hướng giao cho Phòng Đào tạo thực hiện đúng chức năng. Bên cạnh đó, có kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành quy định cụ thể về Hội đồng trường, về mối quan hệ giữa Hội đồng trường và Đảng ủy trường. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản trị đại học Đổi mới cơ chế quản trị đại học là bước đột phá cần thiết, là biện pháp chủ đạo để tháo gỡ khó khăn nhằm phát triển mạnh mẽ giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay [6]. Các cơ sở giáo dục đại học cần đổi mới cơ chế quản trị nhằm nâng cao năng lực tự chủ nói chung và tự chủ trong lĩnh vực quản trị nhân sự nói riêng, đáp ứng các yêu cầu của chính sách tự chủ đại học mà Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và sẽ ban hành. Các trường đại học được trao quyền tự chủ cao cần ưu tiên đầu tư cho bộ phận quản trị tài chính và quản trị nhân sự theo kịp yêu cầu chuyển đổi từ “mô hình sự nghiệp” sang “mô hình doanh nghiệp”, từ mô hình “quản trị hành chính nhân viên” sang “mô hình quản trị nguồn nhân lực”. Nhà trường tự chủ hoàn toàn trong công tác tổ chức, nhân sự đồng thời chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước về các quyết định về tổ chức, nhân sự của mình. Các trường đại học cần xây dựng, công bố và thực hiện tiêu chuẩn cán bộ quản lý và giảng viên, quy chế tuyển dụng, làm việc, đề bạt cán bộ quản lý và giảng viên để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Với mục đích xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, tiến tới vượt chuẩn để có thể thực hiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực đào tạo, các trường cần tăng cường phân cấp tuyển dụng tới các đơn vị; xây dựng chuẩn tuyển dụng đội ngũ giảng viên; xây dựng quy trình tuyển dụng cán bộ hợp lý; sử dụng, bố trí đúng người, đúng việc phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người. Theo đó, có thể trao quyền cho Hội đồng đại học và Hiệu trưởng quyết định việc xác định biên chế, tuyển sinh, sử dụng, quản lý cán bộ; bổ nhiệm, bầu cử các chức vụ quản lý (kể cả chức vụ chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng); xét và công nhận đủ điều kiện và bổ nhiệm các chức danh khoa học (GS, PGS) dựa trên các tiêu chí 381
  6. đã được Hội đồng đại học thông qua; quyết định mức lương và thu nhập của giảng viên, nhà khoa học, nhà quản lý theo sự thỏa thuận giữa nhà trường với cán bộ trên cơ sở chất lượng và hiệu quả công việc. Trên cơ sở tự chủ tài chính, nhà trường được quyết định mức thu nhập của cán bộ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ và đóng góp xuất sắc của cán bộ, không bị lệ thuộc vào quy định của cấp quản lý khác, trừ việc đóng thuế thu nhập theo pháp luật. Tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên, đặc biệt là các giảng viên trẻ, có tâm huyết nghề nghiệp, cán bộ quản lý giáo dục đại học có phẩm chất đạo đức và chuyên môn cao, có phong cách quản lý và giảng dạy tiên tiến, hiện đại. Có kế hoạch nhân sự hợp lý, tinh gọn, chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên Các trường đại học cần tập trung xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo. Các thầy cô cần chuyển từ vai trò giảng bài sang vai trò hướng dẫn học và phải là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, phong cách, lối sống, phương pháp làm việc và học tập để sinh viên noi theo. Để có được đội ngũ các thầy cô giáo chuẩn mực, cần có những chính sách, chế độ cụ thể, thiết thực, tạo mọi điều kiện và môi trường thuận lợi nhất để các thầy cô cống hiến tốt nhất cho sự nghiệp trồng người. Xem xét bãi bỏ ngạch viên chức ở các trường đại học tự chủ, trao quyền cho các trường trong việc tự tổ chức thi nâng ngạch bậc cho giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp. Cần cho phép các trường đại học tự chủ được áp dụng Luật Lao động trong việc tuyển dụng, bồi dưỡng và quản lý người lao động thay vì áp dụng Luật Viên chức như hiện nay. Khuyến khích và nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học Khi hệ thống giáo dục đại học thay đổi theo hướng tinh hoa, tất yếu các trường buộc phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học và thu hút chất xám có một mối quan hệ hữu cơ. Nếu trường làm nghiên cứu khoa học tốt thì trường sẽ thu hút chất xám dễ hơn. Vì vậy, Nhà nước và các cơ sở giáo dục đại học cần có các cơ chế chính sách động viên, khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu và tích cực công bố kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm khoa học quốc tế, tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá khoa học và các hoạt động về chuyên môn tại các cơ sở giáo dục đại học.Thút các học giả, nhà nghiên cứu là các Việt kiều bằng việc xây dựng một không gian khoa học thực sự, sau là hình thành nên những phòng thực hành nghiên cứu dạng mời tài trợ dự án... đây là giải pháp quan trọng để đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập sâu hơn vào môi trường quốc tế. Xây dựng cơ chế kiểm soát các hoạt động độc lập, tự chủ, thực hiện trách nhiệm của các bộ phận trong nhà trường Nhà trường cần đặt ra những tiêu chuẩn, tiêu chí chặt chẽ để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, thực hiện sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đối tượng trên các lĩnh vực như tài chính, cơ sở vật chất, thực hiện nguyên tắc và chế độ trong quản lý, trong công việc, trong đào tạo… đồng thời, có cơ chế để xác định các tiêu chí đó. Xây dựng bộ máy, các chuyên gia, chuyên viên thực hiện công tác tham mưu cho Ban Giám hiệu về nội dung, biện pháp thực hiện, cung cấp các thông tin, các phương án lựa chọn để người lãnh đạo có thể ban hành các quyết định kịp thời, cần thiết. Các trường đại học cần có cơ chế để các Khoa đề xuất số lượng người làm việc của đơn vị trên cơ sở vị trí việc làm trình Nhà trường quyết định, đề xuất số lượng người làm việc. 382
  7. 3. KẾT LUẬN Tự chủ trường đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Chính sách tự chủ đại học nói chung và tự chủ nhân sự nói riêng trong các trường đại học cần được tiếp tục đổi mới hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng của giáo dục đại học nước ta tiến kịp trình độ quốc tế. Cùng với việc luật hóa chính sách tự chủ nhân sự thì tư duy của các trường đại học vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu, có tính quyết định. Tuy nhiên, tự chủ đại học là cần thiết, nhưng tự chủ không đồng nghĩa với Nhà nước thả nổi hoặc buông lỏng quản lý, mà cần gắn chặt với cơ chế giải trình, trách nhiệm minh bạch. Có như vậy, mới tạo nên động lực để các trường tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục và đạo tạo nói chung, giáo dục đại học nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04-11- 2013, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội. [2]. Hoàng Xuân Long, Phan Thu Hà (2010), Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước, Trung tâm Thông tin - Khoa học và Công nghệ quốc gia, Hà Nội. [3]. Trương Thanh Quý (2019), “Tự chủ trong các trường đại học công lập ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp”, http://www.tapchicongsan.org.vn. [4]. Nguyễn Trọng Tuấn (2018), Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. [5]. Nguyễn Trọng Tuấn (2018), Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam, http://tapchicongthuong.vn. [6]. Lê Đức Thọ (2019), Đổi mới cơ chế quản trị đại học ở Việt Nam thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: “Tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam cho các thập niên đầu của thế kỷ XXI”, tập 2, Nxb. Thông tin và Truyền thông, tr.56-64. 383
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0