intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự chủ về nhân sự - Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học ở Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tự chủ về nhân sự - Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học ở Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" nêu một số vấn đề lý luận về tự chủ nhân sự trong tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam - Thực trạng và bất cập; tự chủ nhân sự và vấn đề nâng cao chất lượng giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay; một số giải pháp nâng cao hiệu quả tự chủ nhân sự nhằm nâng cao chất lượng giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự chủ về nhân sự - Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học ở Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. TỰ CHỦ VỀ NHÂN SỰ - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Thị Hiền Oanh1 Trường Đại học Sài Gòn Abstract University autonomy is an inevitable trend for universities in the world and in Vietnam, an important solution to ensure universities perform well their training and scientific research tasks. University autonomy includes organizational autonomy, satffing autonomy, academic autonomy and financial autonomy. The article outlines some theoretical issues about the staffing autonomy of admission of higher education institutions in Vietnam - Current situation and inadequacies; Staffing autonomy and the issue of improving the quality of lecturers at higher education institutions in Vietnam today; Some solutions for improving the efficiency of staffing autonomy to improve the quality of lecturers at higher education institutions in Vietnam today. Keywords: University administration, autonomy in human resources, quality of teaching staff,... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong điều kiện toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức hiện nay, sự thành bại của các quốc gia dân tộc, các tổ chức, mỗi cá nhân đều phải dựa trên nền tảng tri thức, trong đó giáo dục và đào tạo là công cụ cốt yếu. Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên (ĐNGV) là một trong những giải pháp mang tính chiến lược được quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia. Xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, khi quản trị giáo dục vẫn lúng túng, sự phân hóa thị trường lao động diễn ra trên toàn cầu, sự cạnh tranh về nguồn lao động chất lượng cao diễn ra trên phạm vi xuyên quốc gia. Vậy, để tồn tại và phát triển các trường đại học cần những giải pháp gì để nâng cao chất lượng ĐNGV, tự chủ về nhân sự là một lựa chọn thiết thực. Thực hiện có hiệu quả quyền tự chủ về nhân sự là đòn bẩy nâng cao chất lượng ĐNGV tại các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1. Tự chủ đại học và nhu cầu đổi mới cơ chế quản trị đại học trong xu thế 4.0 2.1.1. Tự chủ cho các trường đại học, tự chủ là một tất yếu trong xu thế hiện nay Tự chủ đại học (TCĐH) là quyền tự do của các trường đại học trong việc quyết định những công việc của chính mình, thể hiện khả năng chủ động trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược của nhà trường mà không bị trói buộc bởi những quy định và quản lý ở cấp vĩ mô. Là khả năng toàn diện của trường đại học hoạt động theo cách thức lựa chọn để đạt được sứ mệnh và mục tiêu được đặt ra, tự chủ cũng mang lại những lợi thế cho các 1 nthoanh@sgu.edu.vn 202
  2. trường đại học bởi một nguyên lý cơ bản đằng sau tự chủ là các cơ sở GDĐH sẽ vận hành tốt hơn (Đỗ Đức Minh, 2018). Giáo đục đại học Việt Nam đã mở rộng nhanh chóng trong một thập kỷ qua, với khát khao tiếp cận nền GDĐH tiên tiến trên thế giới. Một trong những vấn đề cơ bản của quản trị đại học tiên tiến là tự chủ của trường đại học. Nhà nước cần mạnh dạn trao cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học trên cơ sở thực hiện ba nguyên tắc cơ bản của TCĐH là tự chủ về học thuật, tự chủ về tổ chức và cán bộ và tự chủ về tài chính. TCĐH chính là yếu tố cốt lõi của nền giáo dục hiện đại bởi nó thúc đẩy sự phát triển hệ thống theo sự vận động mang tính quy luật tự nhiên trong môi trường giáo dục toàn cầu hóa có cạnh tranh lành mạnh, có sự định hướng rõ ràng của Nhà nước và được đảm bảo kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm chính là chìa khóa cho đổi mới quản lý GDĐH, giúp giải quyết hàng loạt những vấn đề trong hệ thống GDĐH hiện nay cũng như trong tương lai (Nguyễn Hồng Phong và Nguyễn Hữu Huy Nhật, 2013). 2.1.2. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản trị đại học trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 Cho đến nay, thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đặt GDĐH trước nhiều thách thức mới. Đứng trước bối cảnh này, bản thân các trường đại học chưa thể dự đoán hết những kỹ năng mà thị trường lao động cần. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống sẽ phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy, cơ cấu kiến thức, kỹ năng và phương pháp. Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học cách tư duy những kiến thức, kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống chưa thể đáp ứng. Là một trường đại học trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0 với yêu cầu hội nhập thì phương thức quản lý tập trung không còn phù hợp. Với trường đại học theo mô hình công lập hay tư thục rào cản của sự thay đổi lớn nhất là tính lợi ích. Bên cạnh đó, tâm lý ngại thay đổi, e dè trong phương thức quản lý mới cũng là những rào cản. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011) và trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 của Chính phủ đã xác định mục tiêu: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện,…” (Thủ tướng Chính phủ, 2012). Thể hiện đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới quản lý GDĐH nói riêng là rất cần thiết và cần làm ngay trong giai đoạn hiện nay. Trong mọi thời kỳ, con người luôn là yếu tố trung tâm. Không ngoại lệ, muốn bắt kịp và hòa nhập vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Câu hỏi lớn đặt ra cho tất cả chúng ta là làm sao để có được một đội ngũ lao động chất lượng cao kịp thời. Kinh nghiệm của các nước phát triển là để có được một nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo, có khả năng ứng dụng nhanh những thành tựu mà cuộc cách mạng số tạo ra, có tinh thần 203
  3. khởi nghiệp và đủ bản lĩnh để đứng trước sự đổi thay và phát triển - chỉ có cách là thông qua giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, các trường đại học ở nước ta hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, cải cách giáo dục chưa mang lại hiệu quả, thiếu sự gắn kết giữa đào tạo và thị trường lao động gây ra tình trạng SV thất nghiệp, dẫn đến việc dư thừa lao động gây lãng phí lớn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế cao như hiện nay đòi hỏi GDĐH Việt Nam phải có sự đổi mới trong quản trị sao cho phù hợp. Việt Nam đang vận động từng ngày để phát triển. Tuy vậy, một thực tế đáng buồn là chất lượng GDĐH Việt Nam đang tụt hậu rất xa so với nhiều nước trong khu vực. Chính sự tụt hậu này đã làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung của quốc gia. Trong hệ thống GDĐH Việt Nam, chúng ta có thể thấy các trường đại học có rất ít sự tự chủ/tự trị. Phương pháp quản trị đại học hiện nay chỉ có thể phù hợp và có hiệu quả trong bối cảnh kinh tế tập trung, kế hoạch hóa cao độ, hay hoàn cảnh chiến tranh trước đây. Hệ thống GDĐH Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản, đặc biệt là sự đa dạng hóa sở hữu các trường đại học, các loại hình đào tạo cũng như đòi hỏi của các nhà tuyển dụng, thì phương thức quản trị đại học cần phải có những thay đổi căn bản để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và xu thế của thời đại. Cơ chế quản trị là quá trình ra quyết định, giám sát, đánh giá những vấn đề lớn của cơ sở để đáp ứng sự thay đổi. Cơ chế này là sự cụ thể hóa quyền tự chủ của cơ sở và được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, thông qua hội đồng trường. Đổi mới cơ chế quản trị đại học là đổi mới theo hướng tự chủ và mọi đổi mới phải theo xu hướng chung của thế giới. Tự chủ về tổ chức và nhân sự là vô cùng quan trọng. Trong đó, vai trò của Hội đồng trường mang tính quyết định. Quản trị đại học tinh gọn giúp các trường đại học tối ưu hóa được nguồn lực để nâng cấp chất lượng đào tạo, nghiên cứu. Kinh nghiệm thành công của các mô hình quản trị đại học trên thế giới đã chỉ ra rằng các trường đại học Việt Nam có thể áp dụng thành công quản trị đại học tinh gọn nếu biết vận dụng sáng tạo và linh hoạt. Với yêu cầu đổi mới cơ chế đại học ở nước ta, yêu cầu bức thiết của các cơ sở GDĐH cần sớm xác lập và phát huy cơ chế quản trị thực chất, không hình thức, để mỗi cơ sở hoạch định được hướng phát triển đúng đắn, đóng góp có chất lượng và hiệu quả cho việc đào tạo theo nhu cầu của xã hội. 2.1.3. GV là nguồn nhân lực trực tiếp ở các cơ sở GDĐH Nguồn nhân lực trực tiếp giáo dục - đào tạo là quản lý chất lượng công việc giảng dạy của GV. GV không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức như trước đây, mà còn là người điều hành, người hướng dẫn, người truyền cảm hứng cho SV. Từ đó, tạo môi trường học tập hiệu quả và vị trí của người giáo viên luôn được củng cố ở mọi thời đại. a. Người điều hành Điều hành ở đây mang hai ý nghĩa: Một là, việc quản lý SV một cách khéo léo sao cho SV hướng về bài giảng, hoạt động đúng với yêu cầu của GV; Hai là, GV cần phải trang bị kiến thức mới có thể mà một người điều hành có năng lực, lôi cuốn SV hợp tác. Cả hai công việc trên thật không dễ hoàn thành tốt trong mọi thời đại. Sự sẵn có thông tin đa chiều, nguồn kiến thức khổng lồ trên internet khiến SV ít nhiều lơ là trong giờ học hoặc nghi ngờ đặt câu hỏi về những kiến thức được truyền đạt: Dường như ở đây 204
  4. chưa được GV chú ý, có gì đó khác với những điều bình đã xem hay đọc vậy thì ai đúng ai sai,… Vì vậy, GV cần chuẩn bị bài kỹ lưỡng bao gồm nhiều dạng bài tập lôi cuốn sự tập trung học tập của SV, và những bài giảng dự phòng cho những trường hợp chi tiết hóa hay mở rộng thông tin cho SV. Một khó khăn lớn hơn cho việc soạn bài sou hay rộng lại phụ thuộc vào kiến thức của GV, GV cần dành nhiều thời gian cho việc suy nghĩ và đào sâu, mở rộng kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức liên quan. Điều kiện cơ sở vật chất, đường truyền internet tốt cũng giúp GV điều hành lớp học hiệu quả hơn bằng những bài tập kiểm tra kiến thức, bài tập đánh giá mức độ áp dụng kiến thức trên các công cụ ICT. b. Người hướng dẫn Phương pháp dạy truyền thống: GV ở vị trí trung tâm, SV lắng nghe và ghi chép bài giảng. Nhưng phương pháp giảng dạy hiện nay, SV trở thành vị trí trung tâm, người thầy là người hướng dẫn: Phương pháp tư duy và giải quyết vấn đề, phương pháp học tập, cung cấp nguồn tài liệu tin cậy cho SV. c. Người truyền cảm hứng Đây là vai trò quan trọng đặc biệt có ý nghĩa thời đại công nghệ 4.0 bởi tính năng tối ưu của công nghệ khiến cho SV bị cuốn hút vào và ỷ lại nguồn thông tin sẵn có. Học tập là cả một quá trình đòi hỏi nỗ lực lớn của SV, nhiều mệt mỏi và căng thẳng cho nên rất cần GV là một “nhạc trưởng” của bản giao hưởng với tối thiểu 30 “nhạc công” ở mỗi “thính phòng”. GV tạo nên không khí học hành vui vẻ và thoải mái nhất là lắng nghe thực sự suy nghĩ của SV được thể hiện qua lời nói cũng như nét mặt, dẫn dắt SV đặt câu hỏi, SV được tự do bày tỏ hiểu biết của mình. Từ đó, hướng SV đến một thái độ học tập tích cực hơn. Để làm được điều này, môi trường làm việc thuận lợi là một điều kiện tối thiểu: Phòng học thoáng mát, đường truyền internet, trang thiết bị phục vụ tốt công việc giảng dạy sẽ có những bài giảng sinh động bằng cásh tận dụng nguồn tài liệu video, audio,… Việc truyền cảm hứng là cả một sự gắn kết tinh thần và trí tuệ giữa GV và SV. Công nghệ thông minh cuốn hút con người đam mê, thích thú khám phá chúng mà quan giao tiếp với những người xung quanh, thậm chí ít trò chuyện với người thân của mình. Trong giờ học, nhiều SV dễ bị mất tập trung, giảm hứng thú học hành bởi tin nhắn vởi bạn bè chẳng hạn. Do vậy, GV giỏi, yêu nghề và nhiệt huyết là những yếu tố tiên quyết quyết định vai trò truyền cảm hứng của GV. GV giỏi, đủ năng lực, đủ kiến thức tạo sức thuyết phục và lắng nghe từ phía SV. GV yêu nghề và nhiệt huyết sẽ luôn cảm thấy kiến thức mình có là chưa đủ, cần học hỏi nhiều thêm và đào sâu kiến thức để hướng dẫn lớp trẻ đến nơi, nhất là tạm quên đi những bộn bề của cuộc sống, dốc hết lòng giảng dạy và quý mến dìu dắt SV. SV ít nhiều cảm nhận được tinh thần trách nhiệm của GV - một bài học đáng giá để trưởng thành mà không một công nghệ thông minh nào có thể thay thế vai trò này. Hơn nữa, thông qua bài soạn giảng, GV hướng dẫn SV tư duy, phân tích ý tứ được thể hiện trong đó. Nếu trong số khoảng 100 SV, có một vài SV nhận là mình là ai thì đó là niềm vui và thành công của người GV. Như vậy, công việc quản lý nguồn nhân lực trực tiếp giáo dục đào tạo con người nhất thiết phải có một phòng quản lý chất lượng đào tạo độc lập với trách nhiệm và quyền lợi được quy định rõ ràng. Nhiệm vụ là quản lý và cải tiến chất lượng giáo dục đào tạo; 205
  5. nghiên cứu chương trình, phương pháp giảng dạy mới phù hợp để cải tiến. Hơn thế nữa, họ phải là người có đạo đức nghề nghiệp, có hiểu biết và kinh nghiệm giảng dạy, có năng lực ngoại ngữ và kỹ năng tin học,… mới có cái nhìn khách quan, đủ khả năng đánh giá và nhận định chất lượng giáo dục - đào tạo. Ngày nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng lan rộng ra từ các nước phát triển, công nghệ số hay công nghệ số hóa mang đến vô số tiện ích, thông tin đa chiều đã và đang tác động mạnh mẽ tích cực đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo dục là quá trình đào tạo và phát triển con người - chủ thể có sức sáng tạo vô hạn tạo ra mọi giá trị - nên việc quản lý chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp giáo dục đào tạo SV ở các trường đại học trong thời đại Công nghiệp 4.0 là chìa khóa mở cánh cửa tương lai cho thế hệ trẻ, những SV tốt nghiệp ra trường có năng lực và nhân cách phục vụ phát triển xã hội tốt hơn. Người thầy đứng ở vị trí cao nhất, quan trong nhất quyết định chất lượng giáo dục đào tạo đại học. Tuy nhiên, việc chú trọng quản lý chất lượng giáo dục đào tạo không chỉ là công việc quản trị giáo dục. Cụ thể, người thầy giỏi, truyền đạt tốt kiến thức cùng với những kỹ năng giảng dạy phát triển năng lực, sự trưởng thành của SV mà công nghệ dẫu có tiến bộ đến đâu cũng không thể nào thay thế vị trí, vai trò của người thầy. 2.2. Mối quan hệ giữa tự chủ về nhân sự và chất lượng ĐNGV tại các cơ sở GDĐH ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Thực trạng ĐNGV các trường đại học ở Việt Nam hiện nay Việt Nam hiện có 236 trường đại học, học viện (không tính các trường thuộc khối quốc phòng - an ninh), trong đó có 171 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn đầu tư nước ngoài, 37 viện nghiên cứu được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sỹ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Trong số các trường đại học, có nhiều trường thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường cao đẳng sư phạm hoặc trường cao đẳng cộng đồng, có sát nhập thêm một số cơ sở giáo dục chuyên nghiệp. Vì vậy, cơ sở vật chất và chất lượng ĐNGV của nhiều trường hiện chưa cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngang tầm nhiệm vụ. Thống kê 2017, cả nước có 24.500 tiến sĩ, 43.65 thạc sĩ, và hiện số GV - cán bộ quản lý giáo dục có trình độ đại học còn khá nhiều, với 12.507 người. Trong số 24.500 tiến sĩ, có 16.500 người đang làm làm việc trong các trường đại học, cao đẳng, với giáo sư 1.600, phó giáo sư là 10.000. Tuy nhiên, số giáo sư và phó giáo sư còn nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 1/4 (Huyên Nguyễn, 2018). Hiện tỷ lệ công bố khoa học quốc tế (trên tạp chí ISI/Scopus) của GV các trường đại học hiện còn khá khiêm tốn, trong đó có 37,5% số GV chưa có công bố quốc tế (Hồng Hạnh, 2019). Và nguyên nhân căn bản dẫn tới hạn chế này là do thiếu cán bộ khoa học có năng lực để dẫn dắt nghiên cứu khoa học cũng như thiếu đội ngũ công tác nghiên cứu (Trung tâm Truyền thông giáo dục, 2019). 2.2.2. Mối quan hệ giữa tự chủ về nhân sự và chất lượng ĐNGV Trong nền kinh tế tri thức, cơ sở vật chất thôi chưa đủ làm nên uy tín của một tổ chức, nhất là đối với một trường đại học. Bên cạnh đó, phải có một đội ngũ mạnh, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề quản trị nhân sự của các cơ sở GDĐH đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, trong đó nổi lên ba vấn đề lớn: Thứ nhất, nguồn nhân lực trình độ cao trong các cơ sở GDĐH đang biến động do tác động của xu thế hội nhập quốc tế với sự xuất hiện Cách mạng công nghiệp 4.0. Với sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và những thành tựu khoa học - công 206
  6. nghệ, sự dịch chuyển của ĐNGV diễn ra dưới nhiều hình thức: GV rời bỏ nhà trường để đứng ra sáng lập hoặc tham gia sáng lập các tổ chức GDĐH mới; GV chuyển “biên chế” từ trường này sang trường khác; GV được cử đi đào tạo nước ngoài, sau khi tốt nghiệp không về nước làm việc; GV là “biên chế cơ hữu” của trường này nhưng kiêm nhiệm ở trường khác. Thứ hai, mô hình và cơ chế quản trị nhân sự trong các trường đại học chậm đổi mới chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của GDĐH trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Thứ ba, năng lực quản trị nhân sự của nhiều cơ sở GDĐH còn hạn chế chưa đủ khả năng đổi mới phương thức quản lý thích ứng với môi trường cạnh tranh nguồn nhân lực. 2.3. Quyền tự chủ về nhân sự của các cơ sở GDĐH ở Việt Nam 2.3.1. Quyền tự chủ về nhân sự của các trường đại học Quyền TCĐH là quyền của cơ sở GDĐH được quyết định sứ mạng và chương trình hoạt động của mình, cách thức, phương tiện thực hiện sứ mạng và chương trình hoạt động đó, đồng thời tự chịu trách nhiệm trước công chúng và pháp luật về mọi quyết định cũng như hoạt động của mình. Quyền tự chủ về nhân sự của các trường đại học có thể hiểu là: Quyền được tự quyết của các trường đại học trong việc tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực một cách phù hợp nhất theo yêu cầu của trường. Tự chủ về nhân sự thể hiện ở các nội dung sau: Tuyển dụng những GV và nhân viên có năng lực mà không có sự can thiệp từ bên ngoài vào; Quyết định những tiêu chí/quy trình tuyển chọn/sa thải nhân sự; Quyết định mức lương theo năng lực GV, nhân viên; Quyết định các tiêu chí xét tăng lương/thưởng; Quyết định các tiêu chí tăng chức vụ. 2.3.2. Thực trạng quyền tự chủ về nhân sự của các cơ sở GDĐH ở Việt Nam hiện nay Từ năm 2005, quyền tự chủ của trường đại học đã được Luật Giáo dục ghi nhận với nội dung tương tự quan niệm của các nước phát triển và quyền tự chủ được tái khẳng định trong Luật GDĐH năm 2012: Cơ sở GDĐH tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức, nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng GDĐH. Quyền tự chủ nhân sự của các trường đại học theo quy định hiện hành mặc dù có những điểm mạnh tạo động lực để các trường nâng cao chất lượng ĐNGV của mình. Tuy nhiên, quyền hiện hành về tự chủ nhân sự của các trường đại học vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến ĐNGV tại các cơ sở GDĐH ở Việt Nam hiện nay. Nghị định 16/2015/NĐ-CP là Nghị định này quy định các vấn đề chung về quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, quyền tự chủ về nhân sự của các trường đại học được quy định tại Điều 7 của Nghị định 16. Tuy nhiên, có thể thấy chính những quy định này có phần bất cập, thậm chí mâu thuẫn mà các nhà quản lý chưa sẵn sàng thực hiện chúng. Bởi vì, ngay trong luật giáo dục có thể tìm thấy những quy định trái chiều: 207
  7. Thứ nhất, các trường đại học được tự chủ về tổ chức và nhân sự, mỗi cơ sở GDĐH đều thuộc một cơ quan chủ quản. Cơ quan này quyết định việc thành lập, chia tách, sát nhập, giải thể các trường; bổ nhiệm chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng. Cơ quan chủ quản còn quyết định biên chế, xếp bậc lương và trả lương cho cán bộ, GV, viên chức toàn trường; Thứ hai, điểm mới trong Luật GDĐH là quy định trường đại học có hội đồng trường (ở Đại học quốc gia, đại học vùng là hội đồng đại học, ở trường đại học tư thục là hội đồng quản trị). Hội đồng trường ở cơ sở GDĐH được trao quyền rất lớn, nhưng không có quyền bầu và miễn nhiệm hiệu trưởng (hoặc giám đốc đại học) nên về nguyên tắc hiệu trưởng (giám đốc) không phải chịu trách nhiệm trước hội đồng mà chỉ chịu trách nhiệm trước cấp trên, giống người đứng đầu tổ chức thuộc hệ thống hành chính hơn là người đứng đầu tổ chức tự quản. Ở các cơ sở GDĐH Việt Nam, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam mới là cơ quan lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối từ chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch hàng năm đến tổ chức, nhân sự, tài chính, các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và mọi hoạt động khác của trường. Mối quan hệ giữa tổ chức đảng với hội đồng trường chưa được Luật GDĐH quy định rõ nên hội đồng trường chỉ mang tính hình thức, không có thực quyền. Bên cạnh đó, Luật GDĐH còn quy định: Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở GDĐH thì có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở GDĐH. Trong khi lẽ ra chỉ có hội đồng quản trị hoặc hiệu trưởng mới có quyền sáp nhập, chia, tách trường. Quyền tự chủ về nhân sự được trao cho các trường chưa gắn với quyền quyết định về chỉ tiêu tuyển sinh được tuyển hàng năm. Mặt khác, tự chủ về nhân sự chưa liên thông tốt với tự chủ về tài chính vì quỹ lương chi trả cho GV phần chính là từ nguồn học phí và gắn với số lượng người học trong khi nhà trường chưa có thẩm quyền quy định mức học phí. Quyền tự chủ của đại học đa ngành, đa lĩnh vực còn hạn chế bởi các quy định của Nhà nước về tuyển dụng, hợp đồng lao động, đánh giá và sa thải cán bộ, thang bảng lương cứng nhắc. Chất lượng trường phải bắt đầu từ chất lượng người thầy, “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” Đảng Cộng sản Việt Nam, 1997). Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu” (Hồ Chí Minh, 2011). Từ đó cho thấy, điều kiện quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giáo dục là phải có được một đội ngũ nhà giáo đủ cả về số lượng và chất lượng. Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là tăng quyền tự chủ thực sự, đầy đủ cho các cơ sở GDĐH, trong đó hiệu trưởng có quyền thỏa thuận lương, phụ cấp với GV. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, điều kiện để trao quyền tự chủ nói chung, tự chủ về nhân sự nói riêng theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ) và trách nhiệm xã hội theo hướng phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, năng động của các trường. 2.4. Một số giải pháp nâng cao việc thực thi quyền tự chủ về nhân sự nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV tại các cơ sở GDĐH ở Việt Nam hiện nay 2.4.1. Về thể chế Cần sửa đổi Luật Giáo dục và Luật GDĐH, từ đó rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tạo điều kiện thực hiện TCĐH. 208
  8. Ngoài việc khắc phục những bất cập, mâu thuẫn như đã nhu trên, cần làm rõ trách nhiệm giải trình của các trường, phân biệt trường hoạt động vì lợi ích lợi nhuận và không vì mục đích lợi nhuận, để cho các trường không vì mục đích lợi nhuận có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực của Nhà nước. 2.4.2. Về tổ chức - nhân sự Nghiên cứu, giải quyết mối quan hệ giữa hội đồng trường (hội đồng quản trị) với tổ chức, cá nhân có liên quan, trước hết với đảng ủy trường công lập và nhà đầu tư ở trường tư thục, để hội đồng trường có đủ năng lực và thực quyền quyết định các vấn đề của nhà trường, bãi bỏ quyền “bộ chủ quản”. Các trường đại học chỉ chịu sự quản lý của nhà nước là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường cần xây dựng, công bố và thực hiện tiêu chuẩn cán bộ quản lý và GV, quy chế tuyển dụng, làm việc, đề bạt cán bộ quản lý, GV để nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và GV của trường. 2.4.3. Đầu tư cho hoạt động, giảng dạy và đào tạo Việc áp dụng công nghệ 4.0, công nghệ vào lĩnh vực giáo dục không còn mới mẻ ở các nước phát triển nhưng ở Việt Nam dường như đang trong giai đoạn ý tưởng. Rõ ràng số lượng lớn khoảng 80% SV Việt Nam tốt nghiệp không đủ năng lực thích ứng với nền kinh tế số. Ở đây, tiêu biểu là bậc đại học, cho thấy sự lạc hậu trong chính sách giáo dục. Nói một cách khác, từ ban lãnh đạo các trường đại học đến cơ quan quản lý giáo dục quốc gia có quan tâm quản lý những chưa thực sự tiến hành cải tiến. Áp dụng công nghệ phục vụ cho công việc giảng dạy là một khoản đầu tư cho hoạt động học tập, giảng dạy và đào tạo của GV. Những khập khiễng trên ảnh hưởng lớn đến vai trò của GV. GV làm tốt vai trò của mình, nhà trường cũng nên dành riêng một khoản đầu tư máy móc thiết bị, phần mềm giáo dục giúp ích cho công việc của GV. Và hầu như không có khoản học phí giúp GV nâng cao kỹ năng giảng dạy ở trong và ngoài nước. Nếu như thế thì GV sao có thể thực hiện được đúng vị trí, vai trò của mình cho dù GV có giỏi, nhiệt huyết. Khi máy móc, thiết bị, phần mềm,… hỗ trợ công việc giảng dạy nằm ngoài tầm tay của GV thì làm sao GV có thể xây nên nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội hiện nay - xã hội trong quan hệ hợp tác quốc tế trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vấn đề này cũng đòi hỏi sự quan tâm nghiêm túc từ những người làm công tác quản lý GDĐH. 3. KẾT LUẬN GDĐH Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng với những tiến bộ của khoa học công nghệ cũng như sự cạnh tranh do nỗ lực vận dụng cơ chế thị trường. Cải thiện chất lượng quản trị đại học theo hướng tiên tiến, hiện đại đang được kỳ vọng là đòn bẫy quan trọng để cải thiện chất lượng trong mọi lĩnh vực của GDĐH nếu các cơ sở giáo dục không muốn mất ưu thế ngay trên sân nhà. Trong phát triển GDĐH, chính sách nâng cao chất lượng ĐNGV góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó đòi hỏi ngay trong những quy định của luật cần đảm bảo tháo gỡ các nút thắt để tạo cơ chế, chính sách thật sự phù hợp với yêu cầu phát triển GDĐH trong bối cảnh hội nhập. 209
  9. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. [3] Hồng Hạnh (2019), 37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus. Nguồn: https://dantri.com.vn, ngày 24/9/2019. [4] Hồ Chí Minh Toàn tập (tập 8, 2011), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. [5] Đỗ Đức Minh (2018), Cơ chế quản trị đại học tự chủ và yêu cầu hoàn thiện pháp luật tự chủ đại học ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học, tập 34, số 4, tr. 62-74. [6] Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Hữu Huy Nhật (2013), Quản trị đại học và mô hình cho trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, tháng 8 (18). [7] Huyên Nguyễn (2018), Cả nước có 1.600 giáo sư nhưng chỉ có hơn 200 người còn đang nghiên cứu. Nguồn: https://laodong.vn, ngày 13/05/2019. [8] Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13/06/2012 Phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020“. [9] Trung tâm Truyền thông giáo dục (2019), Xây dựng cơ chế chính sách phát triển khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Nguồn:https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin- hoat-dong-cua-bo.aspx?ItemID=5966, ngày 25/4/2019. 210
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0