intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ khả năng vượt khó của giáo viên đến công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khả năng vượt khó là một trong những thành tố quan trọng trong nhân cách người giáo viên, quyết định thành công của công tác sư phạm. Nghiên cứu này tìm hiểu khả năng vượt khó của 306 giáo viên qua chỉ số AQ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ khả năng vượt khó của giáo viên đến công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 TỪ KHẢ NĂNG VƯỢT KHÓ CỦA GIÁO VIÊN ĐẾN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC TRẦN THỊ KIM HUỆ Trường Đại học Phạm Văn Đồng Email: ttkhue@pdu.edu.vn Tóm tắt: Khả năng vượt khó là một trong những thành tố quan trọng trong nhân cách người giáo viên, quyết định thành công của công tác sư phạm. Nghiên cứu này tìm hiểu khả năng vượt khó của 306 giáo viên qua chỉ số AQ. Kết quả cho thấy, AQ của giáo viên là 143,63, thuộc nhóm trung bình; một số giáo viên khả năng vượt khó thấp, có nguy cơ gây tác động tiêu cực tới bản thân, học sinh, đồng nghiệp. Do đó, cần tìm ra các biện pháp hợp lý để bồi dưỡng AQ cho giáo viên, cũng như lấy AQ làm một trong các tiêu chuẩn để xây dựng đội ngũ và tuyển dụng giáo viên. Từ khóa: Đổi mới giáo dục, khả năng vượt khó, giáo viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để đáp ứng mục đích giáo dục là tạo ra những “công dân toàn cầu” (Thủ tướng chính phủ, 2015), người giáo viên hiện đại cần có đầy đủ các phẩm chất và năng lực của “nhà giáo dục toàn cầu” (Trần Thị Kim Huệ, 2015), đặc biệt là khả năng vượt khó. Vì khả năng vượt khó là nền tảng, là yếu tố chủ yếu quyết định thành công trong cuộc sống và công việc của giáo viên (Stoltz, 1997). Khả năng vượt khó giúp giáo viên phát triển sự bền bỉ, kiên trì, nỗ lực để theo đuổi mục đích của công tác giảng dạy, giáo dục; giúp năng suất làm việc tốt, tăng cường sự sáng tạo, và luôn cố gắng cải thiện bản thân để đạt những bước tiến mới trong công việc; nuôi dưỡng sức khỏe tâm thần (Stoltz, 1997). AQ - chỉ số vượt khó (Adversity Quotitent) là đại lượng đo khả năng vượt khó của mỗi người, tức khả năng đối diện và xoay xở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn (gọi chung là nghịch cảnh - adversity); thể hiện mức độ hoài bão, ý chí, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khỏe, cảm xúc và hạnh phúc của một con người (Stoltz, 1997; Trần Thị Tú Anh, Nguyễn Phước Cát Tường, 2011). AQ dự báo về bốn mức độ của bản lĩnh sống, gồm: (1) Khả năng đối diện khó khăn, xoay chuyển cục diện, vượt lên nghịch cảnh và tìm được lối ra; (2) Dự báo được hiệu quả hoạt động, động cơ, khả năng sáng tạo, năng suất, khả năng học hỏi, sức sống, niềm tin; (3) sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, lòng kiên trì, tính kiên cường, sự tiến bộ theo thời gian, thái độ, tuổi thọ; và (4) sự phản ứng với công cuộc đổi mới (Stoltz, 1997). Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích tìm hiểu khả năng vượt khó của giáo viên qua chỉ số AQ, chỉ ra tầm quan trọng của nó đối với công cuộc đổi mới giáo dục, qua đó làm cơ sở để các cấp quản lý giáo dục có những giải pháp phù hợp xây dựng đội ngũ nhà giáo. Đây là nghiên cứu đầu tiên về AQ của giáo viên tại Việt Nam. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 01/2018 - 09/2018 trên 306 giáo viên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm tổng hợp tài liệu, quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng phiếu hỏi, trắc nghiệm. Trắc nghiệm sử dụng cho nghiên cứu này là test AQ của Paul G.Stoltz, phiên bản AQP (Stoltz, 1997). Kết quả kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu Cronbach's Alpha = 0,88. Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. 170
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 AQP gồm 20 mục (item) mô tả 20 tình huống giả định. Giáo viên trả lời bằng cách chọn 1 trong 5 mức của thang lưỡng cực được nêu ra cho từng tình huống. Kết quả AQ của mỗi giáo viên là tổng điểm của 20 mục nhân 2. Căn cứ trên điểm số AQ, khả năng vượt khó sẽ được xếp thành 3 loại: AQ thấp (từ 40 - 119 điểm), AQ trung bình (từ 120 - 149 điểm), AQ cao (từ 150- 200 điểm); tương ứng với 3 kiểu người: Quitter - Người bỏ cuộc, Camper - Người cắm trại, Climber - Người leo núi (Trần Thị Tú Anh, Nguyễn Phước Cát Tường, 2011; Osborn, N., 2006; Stoltz, 1997). 3. KHẢ NĂNG VƯỢT KHÓ CỦA GIÁO VIÊN “Thành công của các cuộc cải cách giáo dục phụ thuộc dứt khoát vào ý chí muốn thay đổi cũng như chất lượng giáo viên. Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó” (Raja Roy Singh, 1994). Phân tích AQ của giáo viên với những kết quả cụ thể ở bảng 1, 2, 3 sẽ cho chúng ta biết được ý chí, ý muốn thay đổi của giáo viên, cũng như phần nào chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay. 3.1. AQ trung bình của giáo viên Bảng 1. AQ của giáo viên Đối tượng N AQ ĐLC Ghi chú Toàn mẫu 306 143,63 21,46 Nam 57 140,95 27,96 Giới tính Nữ 249 144,24 19,69 Mầm non 36 148,67 19,72 Tiểu học 102 147,65 14,40 Cấp F3,306=4,37* Trung học cơ sở 123 138,49 27,65 Trung học phổ thông 45 144,53 12,36 Dưới 35 249 141,98 22,75 Tuổi 35 đến 45 51 149,41 11,60 F2,306=5,17* Trên 45 6 163,00 12,05 Ghi chú: * p
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 mức trung bình; động cơ cá nhân chủ yếu chi phối công việc; tính tích cực đối với công cuộc đổi mới giáo dục ở mức độ nhất định. Số liệu cụ thể cho những nhận định này được thể hiện ở kết quả nghiên cứu trong bảng 2 và bảng 3. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng xem xét AQ của giáo viên theo nhiều lát cắt khác nhau: giới tính, cấp dạy, tuổi. Kết quả kiểm định T-Test cho thấy không có sự khác biệt giữa giáo viên nam và giáo viên nữ về chỉ số vượt khó. Theo cấp dạy, AQ trung bình của giáo viên mầm non là cao nhất, tiếp đến là giáo viên tiểu học, trung học phổ thông, trung học cơ sở. Kiểm định Onewway Anova chỉ ra AQ trung bình của giáo viên trung học cơ sở thấp hơn AQ giáo viên mầm non 10,18 điểm và thấp hơn AQ giáo viên tiểu học 9,16 điểm, khác biệt có ý nghĩa với p
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 sinh” (Stoltz, 1997). Họ cố thủ tại điểm này mà không muốn mạo hiểm tiến lên, không dám thay đổi để phát triển bản thân và đóng góp nhiều hơn cho công tác giáo dục; luôn tìm ra lý do để từ bỏ hành trình đi lên. Vì họ cho rằng, điểm họ dừng lại là nơi trú ẩn an toàn, bằng phẳng, dễ chịu, nhàn hạ, đủ tốt. Nhưng thật ra, nơi họ dừng lại chính là những “nhà tù tiện nghi” (Stoltz, 1997), giam tiềm năng, sự thành công của họ. Đến một lúc nào đó, “nhà tù” này sẽ làm cho họ trở thành những con người yếu ớt, chậm chạp, không còn sự sôi nổi, năng lượng cũng cạn dần, sự sáng tạo bị thui chột, sức ì đè nặng lên công việc. Vì vậy, chúng ta dễ nhìn thấy lối mòn trong công việc của họ. Hiệu quả giảng dạy - giáo dục dần kém đi, không đáp ứng được với yêu cầu đổi mới. Nếu bạn nhìn thấy ở họ một chút thay đổi, một chút chủ động và nỗ lực thì cũng chỉ là đủ để giữ được công việc, vị trí đang có. Sự thay đổi đó mang tính đối phó chứ không phải tự giác. Thời gian trôi qua, họ nhận ra rằng càng cố thủ tại một nơi, thì cuối cùng họ sẽ đánh mất vị trí của mình. Khi thấy người khác tiến lên, Camper lo sợ và cảm thấy bị đe dọa. Và để tiếp tục giữ nơi trú ẩn an toàn của mình, Camper có thể chủ động hoặc thụ động phá hoại thành công của tổ chức, chống lại công cuộc đổi mới giáo dục. Quitter - người bỏ cuộc: 4,9% (15/306) giáo viên là Quitter, khả năng vượt khó thấp. Với giáo viên là Quitter, họ không có động cơ để phấn đấu, dù chỉ là động cơ cá nhân. Vì vậy, chúng ta dễ nhìn thấy ở họ những đặc điểm như bản lĩnh, nghị lực kém; dễ buông xuôi, nản chí; không có khả năng đương đầu với khó khăn; không tham gia, rút lui hoặc trốn tránh, từ chối các cơ hội tiến lên; chỉ lựa chọn con đường bằng phẳng, dễ dàng; thường thất bại cả trong công việc và cuộc sống. Họ không có mục tiêu, lý tưởng sống. Điều này dẫn đến việc tiềm năng của họ bị lãng quên. Hơn thế nữa, chúng còn ảnh hưởng nặng nề, dai dẳng đến cuộc sống và công việc của họ. Thời gian qua đi, nhìn về cuộc đời vô nghĩa của mình, họ đau lòng, khổ sở; từ đó, thường xuyên chìm vào những cảm xúc âm tính như cảm thấy cay đắng, phiền muộn, thiếu niềm tin; thờ ơ, vô cảm với cuộc sống và những người xung quanh; bực bội, tức giận, chán nản, ghét bỏ và chỉ trích cay độc mọi người và thế giới quanh mình; căng thẳng kéo dài. Sức sống, niềm vui và hạnh phúc là điều hiếm có ở Quitter. Không những thế, họ dễ rơi vào trạng thái lạm dụng rượu, ma túy, thuốc lá... nhằm tìm kiếm sự giải thoát. Họ có thể bị rối loạn lo âu, trầm cảm và sức khỏe thể chất xấu đi. Tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực đến công tác giáo dục, giảng dạy mà họ đảm nhiệm. Họ hoàn thành công việc ở mức tối thiểu, một cách qua loa, đại khái, chỉ để đối phó; không nỗ lực, nhiệt tình, sáng tạo; không đầu tư cho công việc dẫn đến chất lượng công việc kém. Họ khó quản lý cảm xúc của mình, họ thường xuyên có những hành vi tiêu cực đối với học sinh, đồng nghiệp. Với tập thể sư phạm, họ không đóng góp gì nhiều, thậm chí còn là gánh nặng cho tập thể. Với việc đổi mới giáo dục, họ luôn chống đối, tìm cách cản trở, phá hoại. Như vậy, có tới 57,84% giáo viên hiện nay khả năng vượt khó không cao; thực hiện công tác giảng dạy, giáo dục một cách đối phó, bị động; chưa thật sự thích ứng, chủ động, tích cực, sáng tạo và tự giác với công cuộc đổi mới giáo dục. Kết quả này cũng tương đồng với nhận định của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hội thảo khoa học “5 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: thành tựu và thách thức” khi cho rằng một bộ phận giáo viên chưa thích ứng với công cuộc đổi mới giáo dục, vẫn còn sức ì, giảng dạy theo thói quen cũ, ngại thay đổi (Hồng Hạnh, 2018). Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy những nhược điểm cố hữu của đội ngũ giáo viên vẫn còn, như “một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”; “Vẫn còn một bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống, ảnh hưởng không tốt tới uy tín của nhà giáo trong xã hội” (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Đây chính là yếu tố lớn nhất cản trở công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. 173
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 3.3. AQ của giáo viên với các đại lượng C, O, R, E AQ gồm 4 đại lượng thành phần: C (Control - khả năng kiểm soát của mỗi cá nhân trước nghịch cảnh), O (Ownership - khả năng nhận trách nhiệm của cá nhân với nghịch cảnh), R (Reach - khả năng khống chế mức độ và phạm vi ảnh hưởng của nghịch cảnh), E (Endurance - khả năng nhận thức về sự tồn tại của nghịch cảnh). Điểm của từng đại lượng C, O, R, E là tổng điểm của 5mục. Mỗi đại lượng C, O, R, E của cá nhân được xếp thành 3 loại thấp, trung bình, cao với 3 mức điểm 5 - 11; 12 - 18; 19 - 25 (Trần Thị Tú Anh, Nguyễn Phước Cát Tường, 2011; Osborn, N., 2006; Stoltz, 1997). Bảng 3 cho thấy 4 đại lượng C, O, R, E của giáo viên đều thuộc ngưỡng điểm 12 - 18, loại trung bình. Tuy có sự chênh lệch điểm trung bình giữa các đại lượng nhưng không đáng kể. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có một tỷ lệ giáo viên (
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 E (Endurance - Tính lâu dài): E là đại lượng cuối cùng trong AQ, thể hiện nhận thức của mỗi người về sự lâu dài của nghịch cảnh. Đây là đại lượng giáo viên có điểm trung bình thấp nhất trong bốn đại lượng C, O, R, E: 17,39. Có 3,92% giáo viên có E thấp, 54,9% giáo viên có E trung bình; 41,18% giáo viên có E cao. Những giáo viên có E thấp dễ cho rằng nghịch cảnh có ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống, làm cho họ bất lực, mất hy vọng với cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xã hội. Những giáo viên có E trung bình có phần xem các sự kiện bất lợi và nguyên nhân của chúng là lâu dài. Với những thách thức nhỏ, họ có thể giữ vững niềm tin và tiến lên; nhưng khi gặp những khó khăn lớn, họ sẽ trở nên yếu đuối và mất dần hy vọng. Những giáo viên có E cao xem thành công là lâu dài, nghịch cảnh là tạm thời. Điều này giúp họ có thêm năng lượng, tinh thần lạc quan và khả năng hành động; luôn nhìn thấy điểm tích cực trong mọi tình huống. 4. KẾT LUẬN Từ vai trò của giáo viên trong công cuộc đổi mới giáo dục, từ kết quả nghiên cứu AQ của giáo viên qua tỷ lệ 57,84% giáo viên khả năng vượt khó không cao, làm việc mang tính đối phó, bị động, có tính ì; chưa thích ứng và tự giác, tích cực với công cuộc đổi mới giáo dục; 4,9% giáo viên có thể có vấn đề về tâm lý như căng thẳng kéo dài, trầm cảm, lo âu, lạm dụng rượu bia, thuốc lá... cho thấy: - Giáo viên là lực lượng quyết định thành công của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Khi giáo viên có khả năng vượt khó không cao, thì công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục sẽ bị cản trở, gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và khó thành công; - Với đội ngũ giáo viên hiện có: cần tiến hành sàng lọc, phân loại giáo viên dựa trên những phẩm chất tâm lý bậc cao như AQ. Từ đó, có biện pháp phát huy vai trò, ảnh hưởng tích cực của những giáo viên thuộc nhóm Climber; quan tâm bồi dưỡng những giáo viên thuộc nhóm Camper; luân chuyển những giáo viên thuộc nhóm Quitter đến những vị trí việc làm phù hợp; - Với công tác tuyển dụng giáo viên: Lấy AQ làm một trong những tiêu chuẩn tuyển dụng giáo viên; - Quan tâm và tìm ra biện pháp để bồi dưỡng AQ cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trẻ. “Bài học đầu tiên và quan trọng nhất là không một hệ thống giáo dục nào có thể tốt hơn chất lượng đội ngũ giáo viên của nó. Tất cả các minh chứng từ hệ thống giáo dục khác nhau trên thế giới chỉ ra rằng, yếu tố quan trọng nhất quyết định người học sẽ trở thành người như thế nào là do chất lượng đội ngũ giáo viên và công việc giảng dạy” (UK Department of Education, 2010). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Tú Anh, Nguyễn Phước Cát Tường (2011). Trắc nghiệm chỉ số AQ, AQ Profile Quicktake - Phiên bản 1.0. Báo cáo Khoa học hội nghị quốc tế lần thứ 2 về Tâm lý học đường ở Việt Nam - Thúc đẩy nghiên cứu và thực hành tâm lý học đường tại Việt Nam, NXB Đại học Huế, tr.513-524. [2] Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Hà Nội. [3] Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 404/QĐ-TTg Phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Hà Nội. [4] UK Department of Education (2010). The Importance of Teaching - The School White Paper. 175
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 [5] Lê Văn Giạng (2001). Những vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục. NXB Chính trị quốc gia. [6] Trần Thị Kim Huệ (2015). Xây dựng mô hình nhân cách người giáo viên hiện nay - Nhiệm vụ cần nghiên cứu của giáo dục học. Hội thảo Khoa học Quốc tế Tâm lý học và Giáo dục học trong sự nghiệp phát triển con người Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.59-64. [7] Trần Thị Kim Huệ (2016). Vận dụng quan điểm của A.X. Makarenko về nhà giáo dục vào việc xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Tâm lý học, giáo dục học với việc thực hiện nghị quyết 29/NQ-TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr.91-100. [8] Trần Thị Kim Huệ (2018). Chỉ số vượt khó của sinh viên sư phạm, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế Vai trò của Tâm lý học trường học trong việc đảm bảo sức khỏe tâm lý cho học sinh và gia đình. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.859-867. [9] Osborn, N. (2006). AQ - Adversity Quotient: A Complement to Emotional Intelligence. Truy cập ngày 4/4/2018 từ http://media.wiley.com/product_data/excerpt/26/04711789/0471178926.pdf. [10] Raja Roy Singh (1994). Nền giáo dục cho thế kỷ XXI: Những triển vọng của châu Á - Thái Bình Dương, Hà Nội. [11] Lê Quang Sơn (2014). Đào tạo giáo viên nhìn từ tiếp cận giá trị - nhân cách, Kỷ yếu hội thảo Quốc gia Đổi mới đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr.71-79. [12] Stoltz, P. (1997). AQ - Turning obstacles into opportunities. Harper Collins Publishers, Inc. [13] Nguyễn Thị Thùy Vân, Nguyễn Thị Diễm Hằng (2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số vượt khó của sinh viên thiệt thòi, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế Tâm lý học đường lần thứ 5. NXB Thông tin - Truyền thông, tr.818-825. Title: FROM THE TEACHER’S ABILITY OVERCOME ADVERSITIES TO THE FUNDAMENTAL AND COMPREHENSIVE INNOVATION IN EDUCATION Abtract: The ability to overcome adversities is one of the important components in a teacher's personality, determining the success of pedagogy. This study explores the ability of 306 teachers to overcome difficulties through the AQ. The result shows that the teacher's AQ is 143.63, the ability to overcome difficulties is average; some teachers have low ability to overcome difficulties, which may cause negative impacts on themselves, students and colleagues. Therefore, it is necessary to find reasonable measures to foster AQ for teachers, as well as take up AQ being one of the criteria for building teaching staff and recruiting teachers. Keywords: Innovate education, ability to overcome adversities, teachers. 176
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0