intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư vấn, hỗ trợ học sinh đầu cấp tiểu học trong học tập môn Tiếng Việt đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tìm hiểu thực trạng của công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh đầu cấp tiểu học trong học tập môn Tiếng Việt, nghiên cứu đề xuất nội dung, hình thức, phương pháp, một số kĩ năng tư vấn, hỗ trợ các em trong học tập môn Tiếng Việt, kịp thời ngăn ngừa và can thiệp những khó khăn cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt, đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư vấn, hỗ trợ học sinh đầu cấp tiểu học trong học tập môn Tiếng Việt đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018

  1. VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(7), 1-6 ISSN: 2354-0753 TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH ĐẦU CẤP TIỂU HỌC TRONG HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Xuân Yến Email: yenntx@hcmue.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 06/01/2022 From exploring the issues of counseling and supporting students at the start Accepted: 28/02/2022 of primary education level, such as the concept of counseling and support, Published: 05/4/2022 views on the subjects being consulted and supported in school, the article examines the current situation of counseling and supporting elementary Keywords schoolers in studying Vietnamese Language at a number of primary schools Counseling, supporting, in Ho Chi Minh City, thereby proposing the main content of counseling and primary school students, supporting for early primary school students in learning Vietnamese Vietnamese language Language with the focus on preventive and interventional activities. The subjects article also proposes several consulting and supporting methods such as conversation, visualization, persuasion,...; some skills to advise and support children in learning Vietnamese Language such as listening, asking questions, giving feedback, understanding, and guiding. Most importantly, the article proposes the approach to develop a counseling and supporting plan and integrate that plan into the teaching plan and lesson plan to ensure equality in education, meeting the goals of the General Education program 2018. 1. Mở đầu Một trong những quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 là “tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của HS, đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và văn minh” (Bộ GD-ĐT, 2018a). Với định hướng này, CTGDPT 2018 chú trọng tính phân hóa HS, phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi HS, đặc biệt quan tâm đến nhóm HS yếu thế, gặp khó khăn trong học tập và giáo dục (GD). Đối với HS đầu cấp tiểu học (TH), hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập và rèn luyện đã thay thế hoạt động vui chơi ở bậc học mầm non. Hoạt động này quyết định trực tiếp đến sự phát triển tâm lí, nhân cách của HS. Đây là hoạt động đặt ra nhiều yêu cầu về nội dung, phương pháp, hình thức lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, rèn luyện đạo đức, nhân cách,… nên HS sẽ gặp những khó khăn nhất định và cần được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện những yêu cầu đó. Ngoài việc tổ chức các hoạt động GD, dạy học (DH), định hướng hoạt động tự học và tự rèn luyện của HS, GV cần đồng hành, theo sát và kịp thời phát hiện những khó khăn riêng của từng nhóm HS khác nhau, đặc biệt là nhóm HS yếu thế (HS nữ, HS dân tộc thiểu số, HS khuyết tật,..), từng trường hợp HS cụ thể; từ đó, phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường nhằm tìm ra biện pháp, cách thức hỗ trợ phù hợp, giúp HS thực hiện tốt hoạt động học tập và rèn luyện (Bộ GD-ĐT, 2021b). Ở cấp TH, Tiếng Việt (TV) là môn học trung tâm vì nó vừa mang tính đối tượng và vừa mang tính công cụ. Thời lượng học tập môn học này trong CTGDPT 2018 đối với các lớp đầu cấp TH chiếm tỉ trọng lớn (lớp 1: 420/875 tiết; lớp 2: 350/875 tiết; lớp 3: 245/980 tiết). Đây là môn học thuộc lĩnh vực GD ngôn ngữ và văn học, lĩnh vực đòi hỏi người học không chỉ cần có tư duy hình tượng mà còn cần có vốn sống thì mới chiếm lĩnh được tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, từ đó phát triển thành năng lực giao tiếp, một trong những năng lực quan trọng nhất của con người. Hiện nay, để đảm bảo các nội dung GD theo định hướng “mở” của CTGDPT 2018, Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, trao quyền cho các địa phương, nhà trường, GV trong việc phát triển chương trình. Đây là cơ hội, điều kiện để GV làm tốt công tác tư vấn, hỗ trợ HS trong học tập các môn học nói chung và môn TV nói riêng. Từ việc nghiên cứu các vấn đề về tư vấn, hỗ trợ HS đầu cấp TH trong học tập, tìm hiểu thực trạng của công tác tư vấn, hỗ trợ HS đầu cấp TH trong học tập môn TV, nghiên cứu đề xuất nội dung, hình thức, phương pháp, một số kĩ năng tư vấn, hỗ trợ các em trong học tập môn TV, kịp thời ngăn ngừa và can thiệp những khó khăn cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn TV, đáp ứng mục tiêu của CTGDPT 2018. 1
  2. VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(7), 1-6 ISSN: 2354-0753 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Tư vấn, hỗ trợ học sinh đầu cấp tiểu học trong học tập môn Tiếng Việt “Tư vấn” và “hỗ trợ” là sự giúp đỡ, mang đến những điều tốt đẹp, tích cực, thuận lợi cho người khác khi họ đang gặp khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống và học tập. Việc tư vấn, hỗ trợ HS trong GD và DH không chỉ là tư vấn tâm lí cho từng HS khi các em gặp khó khăn mà còn bao gồm các hoạt động mang tính phòng ngừa. Đây chính là tính nhân văn trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ. Vì vậy, về bản chất, “tư vấn, hỗ trợ HS trong GD và DH là hoạt động trợ giúp hướng đến tất cả HS trong nhà trường, nhằm đảm bảo sức khỏe thể chất và tâm lí ổn định cho mỗi em, tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập, rèn luyện và phát triển bản thân” (Bộ GD-ĐT, 2018a). Dựa vào mục tiêu CTGDPT 2018 (Bộ GD-ĐT, 2018a), mục tiêu và yêu cầu cần đạt đối với HS cấp TH trong CTGDPT môn Ngữ văn 2018 (Bộ GD-ĐT, 2018b), theo cách tiếp cận về vấn đề tư vấn, hỗ trợ HS trong GD và DH ở trên, trong nghiên cứu này, vấn đề tư vấn, hỗ trợ HS đầu cấp TH trong học tập môn TV được hiểu là hoạt động trợ giúp hướng đến tất cả HS trong nhà trường, nhằm đảm bảo sức khỏe thể chất và tâm lí ổn định cho mỗi em, tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập môn TV để đạt được yêu cầu cần đạt của môn học về các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, chiếm lĩnh và làm chủ tri thức tiếng Việt, văn học theo các ngữ liệu quy định của CTGDPT môn Ngữ văn 2018, từ đó phát triển năng lực giao tiếp và các năng lực cốt lõi. 2.2. Thực trạng tư vấn, hỗ trợ học sinh đầu cấp tiểu học trong học tập môn Tiếng Việt Để xác định được thực trạng tư vấn, hỗ trợ HS đầu cấp TH trong học tập môn TV, từ tháng 3-5/2021, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát với 119 HS lớp 1, 2, 3; 6 cán bộ quản lí GD và 14 GV lớp 1, 2, 3 của 3 trường TH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề: (1) Đối với cán bộ quản lí GD và GV: Nhận thức, quan niệm, thái độ về việc tư vấn, hỗ trợ HS trong học tập môn TV; Những nội dung, hình thức, phương pháp, các kĩ năng đã sử dụng để tư vấn, hỗ trợ HS; Những thuận lợi và khó khăn khi tư vấn, hỗ trợ; Những kinh nghiệm, đề xuất giải pháp tư vấn, hỗ trợ; (2) Đối với HS: Mức độ hứng thú học tập môn TV; Mức độ tham gia các hoạt động đọc, viết, nói và nghe trong học tập môn TV; Kết quả học tập môn TV của HS; Nguồn lực của HS trong học tập môn TV (tiềm năng về ngôn ngữ và tư duy ngôn ngữ, gia đình, bộ máy cấu âm và sức khỏe, các điều kiện về cơ sở vật chất,..); Những nội dung mà HS cần được tư vấn, hỗ trợ. Việc khảo sát được tiến hành bằng các phương pháp: (1) Phương pháp quan sát để quan sát hành vi, thái độ, diễn biến tâm lí của HS khi tham gia các hoạt động trong giờ học TV; quan sát việc giao tiếp và hợp tác của HS với bạn bè, thầy cô giáo, cha mẹ, người thân; (2) Phương pháp trắc nghiệm để đánh giá mức độ của những khó khăn HS đang gặp phải, làm cơ sở để đưa ra kế hoạch tư vấn, hỗ trợ phù hợp; (3) Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động để tìm hiểu, đánh giá những khía cạnh liên quan đến nhận thức, trí tuệ, tình cảm, sở thích, hứng thú, tính cách,… cũng như biểu hiện khó khăn của HS trong học tập môn TV; (4) Phương pháp nghiên cứu hồ sơ học tập thông qua hồ sơ từ trường mầm non; sổ sức khỏe, học bạ,… để xác định, đánh giá kết quả học tập và các yếu tố ảnh hưởng, tác động đển việc học tập môn TV của HS. Kết quả khảo sát cho thấy: (1) Đối với cán bộ quản lí GD và GV: Hầu hết các thầy cô (87%) đều nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa, vai trò của việc việc tư vấn, hỗ trợ HS trong học tập môn TV. Chỉ có một số GV (13%) chưa hiểu rõ mục tiêu của hoạt động tư vấn, hỗ trợ là hướng đến tất cả HS, chỉ cho rằng hướng đến những HS đang gặp khó khăn. Nhiều GV (56%) chưa thực hiện tốt các yêu cầu về việc tư vấn, hỗ trợ như chưa bảo đảm tính bảo mật hoặc chưa bảo đảm tính trung thực và trách nhiệm (còn lộ thông tin của HS; các thông tin thu thập và xác định vấn đề còn cảm tính,…). Một số GV (23%) còn nhầm lẫn giữa biểu hiện khó khăn với vấn đề HS gặp phải hoặc nhầm lẫn với nguyên nhân của vấn đề. Những kĩ năng tư vấn, hỗ trợ mà GV đã thực hiện chủ yếu còn cảm tính, chưa bài bản, khoa học; (2) Đối với HS: Đại đa số HS không đồng đều về mức độ tham gia học tập các hoạt động trong môn TV (88% HS không hứng thú với kĩ năng tập viết, chính tả và viết câu, viết đoạn; 82% HS hứng thú với kĩ năng đọc thành tiếng nhưng chỉ có 51% HS hứng thú với đọc hiểu; 56% HS hứng thú với kĩ năng nói và nghe). Việc chiếm lĩnh kiến thức TV và văn học của HS cũng gặp nhiều khó khăn như: phân loại từ loại, đặt câu, dựng đoạn theo các kiểu bài kể, tả hoặc thuyết minh, giới thiệu. Đại đa số HS tham gia khảo sát (78%) đều có nguồn lực về việc học tập môn TV (bộ máy cấu âm tốt; đều đã học mẫu giáo 5 tuổi; gia đình hỗ trợ; nhà trường chú trọng bố trí các GV có nhiều kinh nghiệm dạy các lớp đầu cấp; môn TV được các GV quan tâm,…). Trong thực tế, bên cạnh những thành công của công tác tư vấn, hỗ trợ HS trong học tập môn TV vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân của những khó khăn này là do công tác bồi dưỡng GV còn manh mún, GV chưa đủ tri thức về việc tư vấn, hỗ trợ mà phần lớn chỉ tiến hành tư vấn, hỗ trợ bằng kinh nghiệm; việc thiết lập các kênh thông tin để tư vấn, hỗ trợ chưa đồng bộ và khoa học; một số tài liệu DH môn TV và điều kiện DH môn TV chưa đầy đủ. 2
  3. VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(7), 1-6 ISSN: 2354-0753 2.3. Đề xuất nội dung, phương pháp, hình thức và một số kĩ năng tư vấn, hỗ trợ học sinh đầu cấp tiểu học trong học tập môn Tiếng Việt 2.3.1. Nội dung tư vấn, hỗ trợ học sinh đầu cấp tiểu học trong học tập môn Tiếng Việt Nội dung chính của hỗ trợ, tư vấn cho HS đầu cấp TH trong học tập môn TV là tập trung vào những hoạt động mang tính phòng ngừa và can thiệp. Như trên đã bàn luận, việc tư vấn, hỗ trợ hướng đến tất cả HS chứ không chỉ chú ý những HS thực sự gặp khó khăn nên nội dung mang tính phòng ngừa là quan trọng. Hơn nữa, trong bối cảnh trường học ở Việt Nam hiện nay, khi chưa có chức danh chính thức cho lực lượng chuyên trách làm công tác tư vấn tâm lí học đường, thì GV chủ nhiệm đồng thời là GV dạy môn TV được coi là chủ thể chính để tư vấn, hỗ trợ HS với tính chất phòng ngừa là cơ bản. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ HS đầu cấp TH trong học tập môn TV mang tính phòng ngừa có thể tập trung vào các vấn đề: (1) Giúp HS tăng cường khả năng tập trung chú ý, tăng tính có chủ định trong quá trình nhận thức kiến thức TV, văn học; (2) Giúp HS rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe thông qua các phương pháp, kĩ thuật, hình thức DH phù hợp, tích cực, hiện đại; (3) Giúp HS hình thành các phương pháp tự học, xây dựng mục tiêu học tập cá nhân theo lộ trình của yêu cầu cần đạt môn TV; (4) Giúp HS hình thành tính tự tin trong giao tiếp TV, khơi dậy nội lực, phát huy các nguồn lực khác nhau. Bên cạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ mang tính phòng ngừa thì “hoạt động tư vấn, hỗ trợ mang tính can thiệp có tính nhân văn sâu sắc vì nó giúp giảm thiểu những vấn nạn học đường nguy hiểm đã, đang xảy ra và có thể xảy ra với mức độ nghiêm trọng” (Lendrum & Humphrey, 2012). Hoạt động tư vấn, hỗ trợ HS đầu cấp TH trong học tập môn TV mang tính can thiệp nhằm giúp đỡ HS vượt qua những khó khăn khi rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, nhận biết kiến thức TV và văn học mà các em gặp phải. Nội dung tư vấn, hỗ trợ tập trung vào các vấn đề: (1) Khoanh vùng nhóm HS có biểu hiện cần giúp đỡ hoặc phân tích trường hợp cụ thể cần giúp đỡ; (2) Tư vấn, hỗ trợ cho nhóm HS hoặc trường hợp HS khó tập trung chú ý ở mức độ cao và thường xuyên, HS có biểu hiện khó đọc, viết, nói và nghe trong giờ học môn TV và trong các môn học khác; (3) Hỗ trợ cho nhóm HS hoặc trường hợp HS có các biểu hiện khó kiểm soát cảm xúc, khó thiết lập và duy trì mối quan hệ ổn định (xa lánh, thu mình, tự ti.) khi tham gia các hoạt động học tập môn TV; (4) Tư vấn, hỗ trợ nhóm HS hoặc trường hợp HS nhận thức đúng về các đặc điểm ngôn ngữ của bản thân; biết xác định đúng các vấn đề mà các em đang gặp phải khi rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; nhận biết kiến thức TV, văn học; (5) Bảo vệ, tạo điều kiện hòa nhập cho HS hoặc nhóm HS yếu thế, HS yếu thế giao tiếp TV. 2.3.2. Phương pháp và hình thức tư vấn, hỗ trợ học sinh đầu cấp tiểu học trong học tập môn Tiếng Việt Trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ, người ta thường dùng một số phương pháp: trò chuyện, trực quan, thuyết phục,… Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế. Vì vậy, trong thực tế, chủ thể tư vấn, hỗ trợ thường kết hợp các phương pháp. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là chủ thể tư vấn, hỗ trợ cần nắm vững các giai đoạn của quá trình tư vấn, hỗ trợ để sử dụng phương pháp cho phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn. Xét một cách khái quát, quá trình tư vấn, hỗ trợ gồm 3 giai đoạn chính: giai đoạn mở đầu để thiết lập mối quan hệ, giai đoạn thực hiện bao gồm xác định vấn đề, lựa chọn giải pháp, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, giai đoạn kết thúc bao gồm đánh giá và theo dõi (Oberle, et al., 2016). Với trường hợp HS có vấn đề khó khăn, cần can thiệp và cần được hỗ trợ sâu hơn, tâm lí học gọi đây là phân tích trường hợp thực tiễn (case studies) (Johnstone & Dallos, 2014) thì giai đoạn “thực hiện tư vấn, hỗ trợ” rất quan trọng, phải thực hiện liên tục, thường xuyên và lâu dài. Để tư vấn, hỗ trợ HS đầu cấp TH trong học tập môn TV, trong giai đoạn mở đầu, GV cần thu thập thông tin về điểm mạnh, điểm yếu của HS trong các hoạt động học tập môn TV, đặc biệt là trong các hoạt động rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; thông tin về văn hóa giao tiếp của gia đình của HS; thói quen giao tiếp và tiềm năng ngôn ngữ của các em (dùng tiếng Việt hay tiếng dân tộc thiểu số, cách giao tiếp hằng ngày,…); sức khỏe, đặc biệt là bộ máy cấu âm; sở thích giao tiếp… và vấn đề các em đang gặp phải trong học tập môn TV (khó khăn trong đọc thành tiếng/đọc hiểu; trong viết kĩ thuật/viết văn bản; trong kể chuyện/nói nghe theo đề tài/nói nghe theo nghi thức lời nói,…). Các thông tin này phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau (bản thân HS, cha mẹ/người chăm sóc, bạn thân, anh/chị em…). Việc thiết lập mối quan hệ với HS và xác định các vấn đề của HS phụ thuộc rất nhiều vào lượng thông tin và độ tin cậy của thông tin. Đến giai đoạn thực hiện, GV cần liệt kê tất cả các vấn đề mà HS gặp phải hoặc có nguy cơ gặp phải, xác định được vấn đề nghiêm trọng, nguyên nhân của vấn đề, đâu là nguyên nhân căn gốc. Sau đó, GV tiến hành thảo luận với đồng nghiệp hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn để xác định vấn đề chính của HS, đồng thời lí giải nguyên nhân, điều kiện duy trì và phát triển vấn đề của các em. Từ các vấn đề đã xác định, GV tiến hành xây dựng kế hoạch và thực hiện tư vấn, hỗ trợ. Chẳng hạn, đây là một kế hoạch tư vấn, hỗ trợ nhóm HS lớp 1 khó khăn trong rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 3
  4. VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(7), 1-6 ISSN: 2354-0753 Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và DH (Dành cho 5 HS khó khăn trong rèn kĩ năng đọc thành tiếng) Nội dung, phương Thời Người Điều kiện Đánh giá Khó khăn của HS Mục tiêu pháp tư vấn, hỗ trợ gian thực hiện thực hiện kết quả - Biểu hiện khó -100% HS + Quan tâm, khích lệ và Từ tuần GV dạy Máy - Nghiên khăn: (5/5): động viên HS (khen 3 đến TV, GV bộ chiếu, cứu, phân + Lúng túng khi + Tự tin bằng lời và thư, tặng tuần 19 môn, Tổng tranh ảnh, tích bài được gọi đọc bài khi đọc và quà...). phụ trách phần đọc của hoặc trả lời các câu giao tiếp. + Giao việc vừa sức với Đội, cha thưởng HS. hỏi. + Đọc HS (đọc câu/đoạn). mẹ HS. (bánh kẹo, - Quan sát + Đọc lí nhí, phát đúng âm + Tăng cường đọc trong đồ dùng biểu hiện âm chưa chuẩn, lượng; rõ nhóm; Thiết kế các trò học của HS giọng đọc run, ngắt ràng, trôi chơi học tập khi khám tập…). trong giờ nghỉ chưa đúng. chảy bài phá cách đọc, giọng đọc, học. + Rụt rè, sợ sệt khi đọc, biết tư thế đọc. - Dự kiến: trình bày. ngắt nghỉ + Lập câu lạc bộ “Em vui 5/5 HS đạt + Lảng tránh khi đúng. đọc sách”. mục tiêu. được mời trả lời. + Mạnh + Hướng dẫn cụ thể hoạt - Nguyên nhân: dạn giao động đọc mở rộng nhằm + HS ít được đọc tiếp và tăng vốn từ và hứng thú do không học trực tham gia đọc cho HS. tiếp vì dịch Covid. tích cực + Điều chỉnh ngữ liệu + Bố mẹ chưa quan các hoạt đọc của sách giáo khoa tâm con. động học phù hợp với HS (chuyển + HS ít giao tiếp tập. văn bản đơn phương với người khác nên thức thành đa phương sự trải nghiệm hạn thức với sự hỗ trợ của chế. công nghệ thông tin). + Phương pháp + Mời cha mẹ HS tham dạy đọc của GV gia các giờ học Open còn nhiều bất cập. House. + Phối hợp rèn kĩ năng đọc trong các môn học khác. + Thay đổi công cụ đánh giá, tăng cường cho HS đánh giá và tự đánh giá. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ HS trong học tập môn TV được xem là một bộ phận của kế hoạch GD, DH cá nhân GV, lồng ghép trong kế hoạch DH tổ khối và kế hoạch bài dạy môn TV theo quy định của công văn số 2345/BGDĐT- GDTH (Bộ GD-ĐT, 2021a). Theo CTGDPT 2018, CT các môn học được xây dựng theo hướng mở: “CT bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với HS toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung GD và triển khai kế hoạch DH phù hợp với đối tượng GD và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội” (Bộ GD-ĐT, 2018a). Theo quy định này, kế hoạch DH môn TV có ý nghĩa quan trọng trong việc cụ thể hoá CT phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nhà trường, phù hợp với việc tư vấn, hỗ trợ theo từng đối tượng HS được phân hóa, nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà CT đặt ra; và đây chính là căn cứ để đưa các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ do HS có khó khăn trong học tập trong kế hoạch DH môn TV. Các bước tiến hành để đưa kế hoạch tư vấn, hỗ trợ HS vào kế hoạch DH tổ khối và kế hoạch bài dạy như sau: (1) Đầu tiên, GV phát hiện các khó khăn của HS trong học tập, thống kê các phát hiện sơ bộ; đưa các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ vào kế hoạch DH, GD cá nhân của mình; (2) Tiếp theo, dựa vào quy trình xây dựng kế hoạch DH môn TV của tổ khối mình dạy để bàn bạc, trao đổi với các thành viên trong tổ đưa vào mục các nội dung cần 4
  5. VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(7), 1-6 ISSN: 2354-0753 điều chỉnh (cột 3, mục 3, phụ lục 2, CV 2345) (Bộ GD-ĐT, 2021a). Các nội dung cần điều chỉnh như: nội dung GD (cụ thể từng tuần/chủ điểm/bài học), phương pháp, hình thức tổ chức DH, GD; đồ dùng DH, GD cho phù hợp nhằm giải quyết những khó khăn của HS; (3) Căn cứ vào kế hoạch DH môn TV của tổ khối đã được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt để thiết kế kế hoạch bài dạy cho phù hợp với HS; (4) Sau khi thực hiện bài dạy, tiếp tục điều chỉnh kế hoạch bài dạy cho những bài học sau. Đây là một ví dụ cụ thể khi thực hiện kế hoạch tư vấn, hỗ trợ đã dẫn ở trên với giải pháp điều chỉnh ngữ liệu của sách giáo khoa (Bùi Mạnh Hùng và cộng sự, 2020) phù hợp với HS bằng cách chuyển văn bản đơn phương thức thành đa phương thức (Nguyễn Thị Xuân Yến và cộng sự, 2021) nhằm gây hứng thú, tăng cường khả năng tập trung chú ý, tăng tính có chủ định trong quá trình rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho HS đầu cấp TH: Ngữ liệu trong Tiếng Việt 1 Ngữ liệu đã điều chỉnh (Bùi Mạnh Hùng và cộng sự, 2020) (Nguyễn Thị Xuân Yến và cộng sự, 2021) Ở giai đoạn kết thúc, trước khi đưa ra quyết định kết thúc việc tư vấn, hỗ trợ HS hoặc tiếp tục, GV cần thực hiện việc đánh giá kết quả thực hiện tư vấn, hỗ trợ HS bằng cách nghiên cứu, phân tích kết quả rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, nhận biết kiến thức TV, văn học của HS (gồm kết quả và quá trình), quan sát biểu hiện của HS trong giờ học và sau đó tiếp tục theo dõi sự tiến bộ của HS. 2.3.3. Một số kĩ năng tư vấn, hỗ trợ học sinh đầu cấp tiểu học trong học tập môn Tiếng Việt GV cần rèn luyện để có kĩ năng cụ thể về tư vấn, hỗ trợ bởi mỗi kĩ năng cụ thể với tư cách là các hành động, các thao tác nhằm thực hiện các mục đích bộ phận trong cấu trúc của kĩ năng cơ bản. Kĩ năng cụ thể vừa là nội dung, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá việc hoàn thiện kĩ năng cơ bản. Muốn rèn luyện các kĩ năng cụ thể về tư vấn, hỗ trợ, GV cần nắm bắt, hiểu thấu đáo các tình huống nảy sinh hành vi tâm lí của HS (Persons, 2008). Để tư vấn, hỗ trợ HS đầu cấp TH trong học tập môn TV, GV cần rèn luyện, nâng cao năng lực thực hiện các kĩ năng: lắng nghe, đặt câu hỏi, phản hồi, thấu hiểu, hướng dẫn. GV bày tỏ sự khích lệ đối với HS bằng các biểu cảm phi ngôn ngữ như: chăm chú nghe HS đọc bài, duy trì giao tiếp bằng mắt, biết phản hồi với sự cố gắng của các em bằng lời nhận xét nhẹ nhàng, cụ thể, có tính động viên. Để thu thập các thông tin trong giai đoạn đầu tư vấn, hỗ trợ, GV cần có kĩ năng đặt câu hỏi như tránh hỏi dồn dập, suy diễn, câu hỏi có cụm từ “tại sao”: “Tại sao em đọc nhỏ vậy, chỗ này có dấu phẩy sao em không ngắt giọng,…”. Các câu hỏi cần hướng đến sự phân tích, lí giải tìm ra nguyên nhân. Chẳng hạn, HS khó khăn trong việc tìm ý khi viết đoạn văn giới thiệu đồ vật, GV cần đặt các câu hỏi: Em sẽ giới thiệu về đồ vật gì? Em có đồ vật đó khi nào? Đồ vật đó có đặc điểm gì… Đối với HS gặp khó khăn, GV cần chuyển các câu hỏi mở thành các câu hỏi trắc nghiệm để giảm độ khó. Đây là cách mà trong thực tế, nhiều GV đã vận dụng đối với việc rèn kĩ năng đọc hiểu. GV cần đặt mình vào hoàn cảnh của HS để hiểu sự kiện, suy nghĩ của các em cũng như cảm nhận về điều các em đang cảm thấy hoặc những gì các em đã trải qua. Chẳng hạn: “Cô nhận thấy em đọc chưa lưu loát vì bài đọc này có nhiều từ khó”; “Thầy thấy em chưa viết được là do em chưa biết nên giới thiệu ai cho phù hợp”. GV cần làm cho HS thấy những giá trị tích cực trong suy nghĩ, cảm xúc của mình. Chẳng hạn: “Qua những gì em kể, cô/thầy thấy em có rất nhiều ý tưởng hay nhưng em chưa biết cách mở bài và triển khai thân bài”,… Bên cạnh các kĩ năng trên, kĩ năng hướng dẫn là rất quan trọng. Môn TV thuộc lĩnh vực GD ngôn ngữ và văn học, lĩnh vực đòi hỏi người học không chỉ cần có tư duy hình tượng mà còn cần có vốn sống thì mới chiếm lĩnh được 5
  6. VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(7), 1-6 ISSN: 2354-0753 tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo ngôn ngữ, từ đó phát triển thành năng lực giao tiếp. Với đặc trưng này của môn học, GV không chỉ có kiến thức về TV mà còn biết sử dụng các phương pháp DH, GD để tổ chức hoạt động học trong giờ học TV đảm bảo tính phân hóa, tăng cường tính chủ động, sáng tạo của HS. Muốn vậy, GV cần nắm chắc yêu cầu cần đạt của môn học, đặc biệt yêu cầu cần đạt có tính đặc trưng của các lớp đầu cấp TH (chú trọng kĩ thuật đọc, kĩ thuật viết; quan tâm đến việc rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe theo quy trình DH ngôn ngữ và đặc điểm TV). GV cần biết sử dụng các phương pháp, kĩ thuật DH truyền thống (luyện viết, luyện đọc, luyện nói và nghe theo mẫu, phân tích ngôn ngữ) với các phương pháp, kĩ thuật DH tích cực (mảnh ghép, XYZ, đọc sáng tạo, sơ đồ tư duy, hợp tác, đóng vai,..). Đặc biệt, cần nắm lợi thế của môn TV là môn học trung tâm trong trường TH, môn học có tính công cụ để hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi (trong các môn học khác, trong giao tiếp hằng ngày). 3. Kết luận Nghiên cứu này cho thấy, khi học môn TV, HS đầu cấp TH sẽ được hình thành ngôn ngữ viết và hoàn thiện ngôn ngữ nói. Giai đoạn đầu cấp TH, lần đầu tiên HS học đọc, học viết với tư cách là hoạt động chủ đạo nên các em gặp khó khăn và có nguy cơ gặp nhiều khó khăn. Tư vấn và hỗ trợ đúng hướng, phù hợp sẽ sự mang đến những điều tốt đẹp, tích cực, thuận lợi cho HS trong học tập. Việc tư vấn, hỗ trợ HS trong DH môn TV không chỉ là tư vấn tâm lí cho từng HS khi các em gặp khó khăn mà còn bao gồm các hoạt động mang tính phòng ngừa. Từ kết quả của nghiên cứu này, có thể khuyến nghị: GV cần thay đổi nhận thức về việc tư vấn, hỗ trợ HS; biết vận dụng các phương pháp, kĩ năng tư vấn, hỗ trợ phù hợp; biết xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ và tổ chức thực hiện kế hoạch đó một cách khoa học, bài bản để kịp thời ngăn ngừa, can thiệp những khó khăn, vướng mắc của mỗi HS. Việc tư vấn, hỗ trợ không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm của GV mà còn thể hiện tính nhân văn trong DH, GD. Với tính “mở” của CTGDPT 2018 và những văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể của Bộ GD-ĐT, hiện nay, GV có điều kiện và cơ hội để làm chủ việc tư vấn, hỗ trợ HS trong DH, GD, thực hiện được các khuyến nghị mà nghiên cứu đã đặt ra. Tài liệu tham khảo Bộ GD-ĐT (2018a). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). Bộ GD-ĐT (2018b). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). Bộ GD-ĐT (2021a). Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học (Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ GD-ĐT). Bộ GD-ĐT (2021b). Tài liệu hướng dẫn giáo viên phổ thông mô đun 5 - Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học, cấp tiểu học (tài liệu tập huấn giáo viên trong chương trình ETEP). Bùi Mạnh Hùng (tổng chủ biên), Nguyễn Thị Ly Kha (chủ biên), Nguyễn Lương Hải Như, Phạm Thị Kim Oanh, Vũ Minh Tâm, Nguyễn Xuân Tùng (2020). Tiếng Việt 1, tập 1. NXB Giáo dục Việt Nam. Johnstone, L., & Dallos, R. (2014). Formulation in Psychology and Psychothereapy (2014). Roudgledge: London. Lendrum, A., & Humphrey, N. (2012). The importance of studying the implementation of interventions in school settings. Oxford Review of Education, 38(5), 635-652. https://doi.org/10.1080/03054985.2012.734800 Nguyễn Thị Xuân Yến (chủ biên), Lê Thị Ly Na, Lê Nam Sơn, Bùi Nguyễn Bích Thy (2021). Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt - Bộ sách Chân trời sáng tạo. NXB Giáo dục Việt Nam. Oberle, E., Domitrovich, C. E., Meyers, D. C., & Weissberg, R. P. (2016). Establishing systemic social and emotional learning approaches in schools: A framework for schoolwide implementation. Cambridge Journal of Education, 46(3), 277-297. https://doi.org/10.1080/0305764X.2015.1125450 Persons, J. B. (2008). The case formulation approach to cognitive-behavior therapy. New York, NY: Guilford Press. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2