intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng công nghệ blockchain trong chuỗi cung ứng thực phẩm nhằm truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Ứng dụng công nghệ blockchain trong chuỗi cung ứng thực phẩm nhằm truy xuất nguồn gốc thực phẩm đề xuất hướng sử dụng công nghệ blockchain vào trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Những rào cản và khó khăn nhất định chúng tôi sẽ làm rõ và đưa ra những giải pháp hướng đến việc xử lý triệt để vấn nạn thực phẩm bẩn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng công nghệ blockchain trong chuỗi cung ứng thực phẩm nhằm truy xuất nguồn gốc thực phẩm

  1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM NHẰM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM Nguyễn Kim O, Bùi Nguyễn Kim Anh và Bùi Thị Hòa*** Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hồ Thị Bích Tuyền, KS. Bùi Việt Đức TÓM TẮT Trong những năm gần đây Việt Nam đang phát triển rất mạnh về lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên một công nghệ mới là Blockchain đã và đang phát triển trên toàn thế giới trong khi Việt Nam chúng ta còn chưa ứng dụng được vào thực tế. Đặc biệt là ứng dụng vào ngành thực phẩm. Dựa trên cơ sở thực tế thì tại Việt Nam vấn nạn thực phẩm bẩn đang rất khó có thể kiểm soát được từ đó nhóm nghiên cứu chúng tôi thông qua bài báo tham luận này để đề xuất hướng sử dụng công nghệ blockchain vào trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Những rào cản và khó khăn nhất định chúng tôi sẽ làm rõ và đưa ra những giải pháp hướng đến việc xử lý triệt để vấn nạn thực phẩm bẩn. Từ khóa: Công nghệ thông tin, Blockchain, Thực phẩm, Chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc. 1. Giới thiệu 1.1. Khái niệm về Blockchain. Theo vbpo.com.vn - Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng. Mỗi khối (block) đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu. Hình 1: Cấu trúc của blockchain 2871
  2. 1.2. Các loại blockchain. Hiện nay trên trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều mô hình quản lý lý Blockchain tuy nhiên chúng tôi chỉ sử dụng hai mô hình quản lý được sử dụng nhiều nhất, đầu tiên là công nghệ Blockchain công khai, ngày nay hầu hết các blockchain được xây dựng trên cơ sở hạ tầng công khai. Cơ sở hạ tầng blockchain công khai là một mạng lưới mà bất kỳ ai cũng có thể tự do tham gia mà không cần sự cho phép. Hơn nữa, tất cả những người tham gia mạng có thể xem sổ cái được chia sẻ và tham gia vào quá trình đồng thuận - cách giúp xác thực các giao dịch đối lập với blockchain công khai thì công nghệ Blockchain riêng tư cũng là một mô hình quản lý riêng biệt chúng ta có thể hiểu chuỗi khối riêng tư đem lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp. Họ là những tổ chức cần hợp tác và chia sẻ dữ liệu trong nội bộ. Nhưng không muốn các thông tin nhạy cảm hiện diện trên các chuỗi công khai. Loại chuỗi khối này về bản chất là tập trung hơn. Sự khác biệt chính giữa blockchain công khai và riêng tư là các mạng riêng tư chỉ được mời, có nghĩa là có một thực thể trung tâm kiểm soát những ai được phép tham gia vào mạng. Thực thể trung tâm này cũng có thể chỉ định vai trò cho những người tham gia, như cấp cho họ quyền khai thác và cho phép họ giao dịch trên mạng. Chính thực thể này có thể chỉnh sửa, xóa và ghi đè các giao dịch hiện có trên chuỗi, được gọi là gót chân Achilles của cơ sở hạ tầng tư nhân – thiếu khả năng chống kiểm duyệt ngoài ra trong một số doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng công nghệ chuỗi khối doanh nghiệp loại chuỗi khối này đôi khi được xem như một loại riêng, khác với Private Blockchain. Sự khác biệt chính giữa hai loại này là consortium blockchain được quản lý bởi một nhóm chứ không phải một đơn vị duy nhất. Cách tiếp cận này có lợi ích tương tự chuỗi khối riêng tư và có thể xem như một phần loại nhỏ hơn của chuỗi riêng tư. Mô hình hợp tác này cung cấp những ứng dụng tốt nhất trong các lợi ích của blockchain. Mang đến một nhóm, một tổ chức gọi là “frenemies” – tức là những doanh nghiệp vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau. Họ sẽ vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn, xét về từng cá thể và cả tập thể. Những đơn vị tham gia consortium blockchain có thể bao gồm rất nhiều loại tổ chức. 1.3. Khái niệm và chuỗi cung ứng Theo iltvn.com - Chuỗi cung ứng (Supply chain) được định nghĩa là một hệ thống các tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan tới công tác chuyển sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng. Như vậy, chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, cung cấp mà còn bao gồm cả các công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của họ. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến việc chuyển đổi các nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên và các thành phần khác thành một sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh đưa tới KH cuối cùng. 1.4. Khái niệm về chuỗi cung ứng thực phẩm Theo wwin.vn - Chuỗi cung ứng thực phẩm là một hệ thống bao gồm tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan đến quá trình chuyển đổi thực phẩm từ trang trại nuôi trồng cho đến bàn ăn của con người. 2872
  3. 1.5. Lợi ích của Blockchain mang lại cho chuỗi cung ứng thực phẩm. Minh bạch trong lịch sử giao dịch hàng hóa: Tính minh bạch và công khai của blockchain sẽ được thông tin đến người tiêu dùng thông qua barcode hay QR code những thông tin từ khâu tạo ra nguyên vật liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, cửa hàng bán lẻ, … tất cả đều được hiện thị một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác và không chỉnh sửa được. Theo dõi hoạt động trong sản xuất dễ dàng: Công nghệ này hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể theo dõi chính xác từng khâu trong quá trình sản xuất, kịp thời xử lý các tình huống xấu hoặc loại bỏ các sản phẩm không đạt chất lượng một cách chính xác, nhanh chóng nhất cả thể giúp giảm thiểu chi phí quản lý và thời gian theo dõi. Đơn giản hóa thủ tục bảo vệ, kiểm tra chất lượng: Việc sử dụng công nghệ Blockchain trong việc quản lý hành chính cũng như các cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể giảm được một lượng giấy tờ đáng kể và cắt bớt đi những thủ tục không cần thiết như những giấy tờ xác minh, công chứng hay việc định danh người sở hữu vì khi sử dụng công nghệ này những bên liên quan đều phải đạt được sự đồng thuận vì vậy việc công khai thông tin cá nhân và lưu trữ vĩnh viễn nên việc xác minh cũng không cần phức tạp. 1.6. Đặc tính của Blockchain. Về những đặc tính nổi trội của Blockchain chúng ta sẽ thấy được những công năng và hiệu năng nổi bật của blockchain thông qua những đặc tính sau đây: Tính năng bảo mật cao hơn: Công nghệ Blockchain sẽ có tính năng bảo mật tốt hơn bởi vì rất hiếm để phát hiện ra khe hở có thể được tận dụng để đánh sập hệ thống. Thậm chí là đối với các hệ thống tài chính có nguy cơ tiềm ẩn cao nhất. Ví dụ như phần mềm Bitcoin chưa từng bị hack một lần nào, bởi vì hệ thống Blockchain của Bitcoin được bảo mật bởi rất nhiều máy tính khác nhau được gọi là các nút mạng (nodes) và chúng sẽ đảm bảo việc xác nhận cho những giao dịch trong hệ thống và những giao dịch đó sẽ không được thay đổi, xóa bỏ hay chỉnh sửa thông tin. - Tính ổn định: Tạo dựng một nền tảng sổ cái (ledgers) ổn định là mục tiêu cốt lõi của Blockchain. Bất kỳ nền tảng tập trung nào đều cũng có thể dễ dàng bị xâm nhập bởi các hacker và đòi hỏi sự tin tưởng từ bên thứ ba. Tuy nhiên, hệ thống Blockchain như Bitcoin luôn giữ cho dữ liệu sổ cái của mình trong trạng thái luôn được chuyển tiếp ổn định. Chúng ta sẽ luôn phải đạt được sự đồng thuận giữa người dùng, bộ phận giao dịch và nút toán tử trong Bitcoin để có thể thay đổi được dữ liệu của Blockchain. Điều này cũng đảm bảo sự an toàn và sự tin tưởng của người sử dụng cũng như tạo điều kiện cho hệ thống có thể thuận lợi làm việc. Xử lý nhanh hơn: Hệ thống ngân hàng truyền thống sẽ mất rất nhiều ngày để có thể xử lý và phân tích được các dữ liệu. Điều này dẫn đến việc ngân hàng luôn cần phải cập nhật lại hệ thống của mình thường xuyên. Tuy nhiên, Blockchain hoàn toàn có thể xử lý được vấn đề này bởi vì chúng xử lý dữ liệu với một tốc độ rất nhanh. Ưu điểm này đã giúp rất nhiều ngân hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc và mang lại sự 2873
  4. tiện lợi cho các khách hàng của mình. Ngoài ngân hàng thì cũng có thể xử lý dữ liệu của các lĩnh vực khác như chuỗi cung ứng, quản lý hành chính, các công ty bán lẻ như Vincom, Masan,… 2. Thực trạng khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain trong chuỗi cung ứng thực phẩm hiện nay. 2.1 Thực trạng truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại Việt Nam Việc truy xuất nguồn gốc hiện nay cũng gặp phải thực trạng khó khăn từ nhiều phía, trong đó cơ quan quản lý nhà nước chưa có các chế tài nghiêm khắc xử lý các sai phạm khi truy xuất nguồn gốc, quản lý lưu thông hàng hóa chưa nghiêm, còn để vi phạm giả mạo mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói khi xuất khẩu nông sản. Chúng ta cũng có thể thấy suốt thời gian qua, người dân Việt Nam hằng ngày phải đối mặt với nạn thực phẩm bẩn, kém sạch và không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan. Giải pháp truy xuất nguồn gốc thực phẩm bảng mã QR code không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng mà ngay cả nhà sản xuất, phân phối thực phẩm cũng được hưởng lợi. Tuy nhiên, theo thống kê từ trung tâm mã vạch quốc gia, ở thời điểm hiện tại truy xuất nguồn gốc nhìn chung thì đang ở dạng truy xuất thông tin là chủ yếu. Hiện nay các doanh nghiệp ở Việt Nam đã ứng dụng mã QR code vào việc truy xuất, Nhưng đa số thông tin tìm kiếm ra đều đã có trên bao bì như: tên sản phẩm, thời hạn sử dụng, giá … Cách làm như vậy khiến QR code không thực hiện đúng chức năng truy xuất nguồn gốc. 2.2 Thực trạng truy xuất nguồn gốc thực phẩm ở nước ngoài. Thực tế trên thế giới đã có rất nhiều giải pháp quản lý, xử lý chặt chẽ các vấn đề về nguồn gốc thực phẩm tại một số quốc gia phát triển như châu âu hay Nhật Bản. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Cộng đồng chung Châu Âu được chia thành 3 loại quy định (Regulation), chỉ thị (Directives) và quyết định (Decisions). Phần dưới sẽ xem xét các văn bản này (chủ yếu là các quy định) dưới 5 khía cạnh cần thiết của hệ thống truy xuất nguồn gốc là an toàn thực phẩm, bảo mật, chất lượng thực phẩm và ghi nhãn, quản lý chuỗi cung ứng và phát triển bền vững. Điển hình như: Quy định EC số 178/2002 (gọi tắt là EC 178) ngày 28/01/2002; Điều 18 quy định về Truy xuất nguồn gốc thực phẩm (hay truy nguyên nguồn gốc) như sau: Khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hoá thực phẩm, thức ăn động vật, động vật để sản xuất thực phẩm và tất cả những chất khác dự định đưa vào hoặc có khả năng được đưa vào hàng hoá thực phẩm hay thức ăn cho động vật phải được thiết lập ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối. Những người kinh doanh lĩnh vực thực phẩm và thức ăn động vật phải có biện pháp để xác định được tất cả những người đã cung cấp cho họ một hàng hóa thực phẩm, thức ăn cho động vật và động vật để sản xuất thực phẩm hoặc tất cả các chất dự định đưa vào hoặc có khả năng được đưa vào thực phẩm hoặc thức ăn cho động vật. 2874
  5. Nhằm mục đích trên, những người kinh doanh sử dụng các hệ thống hoặc thủ tục cho phép đưa ra thông tin cần xác định theo yêu cầu cụ thể của Cơ quan có thẩm quyền. Hình 2: Ví dụ minh họa truy xuất nguồn gốc bằng mã QR code Những người kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và thức ăn động vật sử dụng những hệ thống và thủ tục cho phép xác định các nhà máy mà sản phẩm của họ đã được chuyển tới. Thông tin này sẽ được cung cấp theo yêu cầu cụ thể của các Cơ quan có thẩm quyền. Hàng hoá thực phẩm và thức ăn cho động vật đã được đưa ra thị trường của Cộng đồng hoặc sẽ được dán nhãn mác hay được định dạng bằng một phương thức thích hợp để dễ dàng truy xuất nguồn gốc, có sự trợ giúp của các giấy tờ hoặc thông tin phù hợp phải tuân thủ đúng quy định được ghi trong các điều khoản cụ thể hơn. 2875
  6. 2.3 Mô hình ứng dụng thực tiễn Blockchain trong nuôi tôm thẻ chân trắng. 3. Đề xuất giải pháp 3.1. Giải pháp cấp bách Để có thể ứng dụng công này trong thời gian nhanh nhất và có cơ sở để hình thành và phát triển công nghệ blockchain tại Việt Nam chúng tôi nghĩ phải bắt đầu từ vấn đề của con người có liên quan đến công nghệ chuỗi khối này. Đầu tiên chúng ta phải thay đổi cách nhìn nhận về việc ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp của người nông dân. Vậy việc tìm hiểu người nông dân có sẵn sàng để sử dụng công nghệ này hay chưa? hay việc người nông dân sẽ chấp nhận chi bao nhiêu kinh phí để sử dụng công nghệ này? và nhà nước phải có giải pháp nâng cao giá trị nông sản sạch của người nông dân như thế nào? Tiếp theo chúng ta cần phải thí nghiệm quy mô nhỏ đối với các hộ trồng trọt, chăn nuôi tại một số địa phương có chuyên gia trực tiếp hỗ trợ và hướng dẫn cho nông dân. Điều này sẽ giúp lan tỏa được lợi ích của công nghệ blockchain trong nông nghiệp. Nếu có thể xây dựng một khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2876
  7. thông qua hội nông dân và một số hợp tác xã tại các địa phương thì kết quả cuối cùng của việc này là niềm tin tuyệt đối cho người dân theo cách sống cộng hưởng trong tâm lý người Việt ta. Về chi phí để sử dụng công nghệ chuỗi khối này sẽ không quá nhiều đối với ngành nông nghiệp vì vậy nhóm chúng tôi đề xuất giải pháp là các doanh nghiệp thực phẩm sẽ tạo ra một hệ sinh thái nông sản từ trang trại cung cấp giống, các nơi cung cấp nguyên vật liệu, hộ nông dân, đơn vị thu mua, bảo quản và điểm cuối bán hàng. Sau đó doanh nghiệp sẽ thu phí duy trì hoạt động ở một số khâu có thu nhập cao để có thể chia sẻ cho các hộ nông dân. Nhà nước cần có những chính sách để ủng hộ phát triển công nghệ chuỗi khối khuyến khích các doanh nghiệp, trang trại và các nhà sản xuất sử dụng công nghệ này trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Tiếp theo nhà nước cần có những quy định cụ thể về quy chuẩn sản phẩm (ví dụ: nông sản loại A, loại B, loại C, ...) thì sẽ có được những mức giá nào. Điều này vừa có thể giúp người nông dân ý thức hơn trong việc chăn nuôi, trồng trọt vừa có thể tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng cũng như có được một bộ tiêu chí cụ thể là cơ sở để xây dựng nền tảng công nghệ chuỗi khối này trong lĩnh vực thực phẩm. Đối với thương lái và nhà sản xuất là tuyên truyền và cảnh báo cho họ ý thức được những việc làm của họ đã và đang gây hại như thế nào đối với người tiêu dùng Việt Nam. Nhà nước cần tạo ra những khung hình phạt xử lý nặng hơn đối với những đối tượng bán ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng. không rõ nguồn gốc và có mức gây hại cao đối với sức khỏe người tiêu dùng, song song đó nhà nước cũng cần có những chính sách ưu đãi và khuyến khích các nhà sản xuất, thương lái chuyên làm về thực phẩm sạch bằng cách ứng dụng công nghệ blockchain này tại một số điểm thí nghiệm. Từ những kết quả đã đạt được đó có cơ sở thực tế thì các nhà buôn, thương lái hay nhà sản xuất khác sẽ có xu hướng ảnh hưởng của tính chất “Cộng hưởng” và đánh vào tâm lý chung của các nhà sản xuất, thương lái và nhà buôn bán nhỏ lẻ. Ngoài ra chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ hoặc ổn định giá thị trường về mặt hàng sản phẩm đạt tiêu chí chuẩn trong quy định về chất lượng an toàn thực phẩm mà nhà nước sẽ ban hành, việc ổn định giá sẽ tác động đến xu hướng “ Mê hàng rẻ” của người Việt Nam.Từ đó chúng sẽ tạo được sự quan tâm nhất định đến lĩnh vực thực phẩm sạch này, theo thời gian và các công tác quảng bá, tuyên truyền hay các hội thảo định hướng người tiêu dùng hiện đại sẽ từng bước phát triển và thay đổi thói quen của người tiêu dùng Việt. 3.2. Giải pháp lâu dài Về giải pháp lâu dài Việt Nam chúng ta cần sớm thiết lập khung pháp lý hoàn chỉnh, cụ thể và phù hợp với điều kiện kinh tế và dân trí chung tại Việt Nam vì Nhà nước chính là “kim chỉ nam” của nền kinh tế Việt Nam nói chung và việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam nói riêng. Trong thực tế công nghệ chuỗi khối được ứng dụng để mang lại hiệu quả tích cực thì vai trò của quản lý nhà nước là rất quan trọng. Vì vậy, Chính phủ cần sớm ban hành khung pháp lý cho công nghệ blockchain. Bởi vì một công nghệ thể hiện sự minh bạch cần được pháp luật bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp chung của người sử dụng công nghệ này 2877
  8. 4. Kết Luận Nhóm chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp để giải quyết một số khó khăn, thực trạng đã nêu như trên như giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và thay đổi cách truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng công nghệ Blockchain từ trang trại nuôi trồng đến tay người tiêu dùng hay việc quản lý rủi ro và chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản, xử lý rủi ro nếu có bằng công nghệ Blockchain, … Qua những thực trạng và những khó khăn đó nhóm nghiên cứu chúng tôi đưa ra hai hướng giải pháp xử lý là giải pháp cấp bách nhằm mục đích xử lý nhanh vấn đề đang diễn ra, khẩn trương triển khai để ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao nhất có thể, thứ hai là giải pháp lâu dài nhằm mục đích ổn định, có kế hoạch, định hướng phát triển và mang tính bền vững trong nền kinh tế nước nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Machado, T. B., Ricciardi, L., & Oliveira, M. B. P. (2020). Blockchain technology for the management of food sciences researches. Trends in Food Science & Technology, 102, 261-270. [2] Lin, J., Shen, Z., Zhang, A., & Chai, Y. (2018, July). Blockchain and IoT based food traceability for smart agriculture. In Proceedings of the 3rd International Conference on Crowd Science and Engineering (pp. 1-6). [3] Casino, F., Kanakaris, V., Dassaklis, T. K., Moschuris, S., & Rachaniotis, N. P. (2019). Modeling food supply chain traceability based on blockchain technology. Ifac-Papersonline, 52(13), 2728-2733. [4] Kamath, R. (2018). Food traceability on blockchain: Walmart’s pork and mango pilots with IBM. The Journal of the British Blockchain Association, 1(1), 3712. [5] Behnke, K., & Janssen, M.F.W.H.A. (2020). Boundary conditions for traceability in food supply chains using blockchain technology. International Journal of Information Management, 52, 101969. [6] Tsang, Y. P., Choy, K. L., Wu, C. H., Ho, G. T. S., & Lam, H. Y. (2019). Blockchain-driven IoT for food traceability with an integrated consensus mechanism. IEEE access, 7, 129000 -129017. [7] Creydt, M., & Fischer, M. (2019). Blockchain and more - Algorithm driven food traceability. Food Control, 105, 45-51. [8] Galvez, J. F., Mejuto, J. C., & Simal-Gandara, J. (2018). Future challenges on the use of blockchain for food traceability analysis. TrAC Trends in Analytical Chemistry, 107, 222 -232. [9] Feng, H., Wang, X., Duan, Y., Zhang, J., & Zhang, X. (2020). Applying blockchain technology to improve agri-food traceability: A review of development methods, benefits and challenges. 2878
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2