intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

UNG THƯ XƯƠNG – PHẦN 2

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mức độ (grading) Người ta phân cấp dựa trên sự xuất hiện của các tế bào ung thư dưới kính hiển vi. Cấp độ ung thư cho biết tốc độ phát triển của ung thư. Có 3 cấp độ: cấp 1 (nhẹ), cấp 2 (trung bình), cấp 3 (nặng). ở cấp nhẹ, các tế bào ung thư trông rất giống các tế bào bình thường khác của xương. Chúng thường phát triển chậm và không có vẻ di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Các khối u ở cấp nặng, các tế bào trông rất bất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: UNG THƯ XƯƠNG – PHẦN 2

  1. UNG THƯ XƯƠNG – PHẦN 2 MỨC ĐỘ VÀ GIAI ĐOẠN Mức độ (grading) Người ta phân cấp dựa trên sự xuất hiện của các tế bào ung thư dưới kính hiển vi. Cấp độ ung thư cho biết tốc độ phát triển của ung thư. Có 3 cấp độ: cấp 1 (nhẹ), cấp 2 (trung b ình), cấp 3 (nặng). ở cấp nhẹ, các tế bào ung thư trông rất giống các tế bào bình thường khác của xương. Chúng thường phát triển chậm và không có vẻ di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Các khối u ở cấp nặng, các tế bào trông rất bất thường. Chúng có xu hướng phát triển nhanh và lan sang các bộ phận khác. Phân giai đoạn (Staging) Giai đoạn ung thư mô tả kích cỡ và liệu nó đã lan sang khu vực khác chưa. Biết được phạm vi và giai đoạn của ung thư giúp bác sĩ quyết định cách điều
  2. trị phù hợp. Có 3 giai đoạn ung thư xương, một phần dựa trên cấp độ ung thư. Giai đoạn 1: Ung thư xương ở cấp nhẹ và chưa lan sang bạch huyết hay bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Giai đoạn 1A: ung thư cấp nhẹ vẫn nằm hoàn toàn trong xương. Khối u có thể ép vào thành xương và tạo thành vết sưng tấy nhưng chưa phát triển ra ngoài xương. Giai đoạn 1B: ung thư xương vẫn ở cấp độ nhẹ nhưng đã phát triển ra bên ngoài xương Giai đoạn 2: ung thư xương ở cấp độ nặng và chưa lan sang u bạch huyết hay bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Giai đoạn 2A: ung thư vẫn hoàn toàn nằm trong xương như lúc ban đầu Giai đoạn 2B: ung thư đã phát triển ra ngoài thành xương. Giai đoạn 3: ung thư xương ở mọi cấp độ đã lan lên trên mặt xương và sang các bộ phận khác của cơ thể. Tái ung thư xương: ung thư xương tái phát sau điều trị
  3. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ XƯƠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Nhiều người bị ung thư kỳ đầu cần phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị: phẫu thuật, hoá trị và xạ trị. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào độ tuổi, sức khoẻ tổng thể, giai đoạn và loại ung thư xương. Phẫu thuật: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị để loại bỏ khối u khỏi xương. Nếu không thể phẫu thuật thì phải điều trị bằng hoá chất, đặc biệt hiệu quả đối với ung thư mô liên kết Ewing. Điều trị bằng hoá chất (hoá trị): Thường được áp dụng trước khi phẫu thuật và nó có thể làm thu nhỏ khối u tránh phải cắt bỏ. Sau phẫu thuật, người ta tiếp tục áp dụng liệu pháp này. Điều trị bằng tia phóng xạ (xạ trị): Thường được thực hiện sau phẫu thuật. Sự đồng ý và cho phép của bệnh nhân Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ giải thích mục đích và đề nghị bạn ký vào biên bản cho phép bệnh viện tiến hành điều trị. Không có loại thuốc nào cho bạn uống lại không có sự đồng ý của bạn và trước khi ký, bạn sẽ được biết về các thông tin như:
  4. Loại và quy mô điều trị Ưu điểm và nhược điểm của điều trị Các loại điều trị thay thế có thể Các rủi ro chính hoặc phản ứng phụ của điều trị Ưu điểm và nhược điểm của điều trị Nhiều người cảm thấy hoảng sợ khi nghĩ tới điều trị bệnh ung thư, đặc biệt là những phản ứng phụ có thể có. Tuy nhiên những kiến thức về cách điều trị giúp mọi người hiểu biết hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị được diễn ra suôn xẻ hơn. Điều trị được tiến hành với nhiều nguyên nhân khác nhau và lợi ích cũng khác nhau phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Đối với những bệnh nhân ung thư xương, mục đích của việc điều trị là chữa khỏi bệnh. Nếu ung thư đã vào giai đoạn phát triển thì bằng điều trị vẫn có thể kiểm soát được nó, giúp cải thiện các triệu chứng và làm cơ thể khoẻ mạnh hơn. Tuy nhiên nếu không chữa khỏi được và việc điều trị kéo dài, bạn sẽ khó đưa ra được quyết định nên tiếp tục hay không.
  5. Thật là khó khăn khi phải quyết định điều trị trong hoàn cảnh như vậy nên bạn cần bàn bạc kỹ với bác sĩ. Nếu bạn không lựa chọn được phương án điều trị, bạn vẫn được chăm sóc và cho uống thuốc để kiểm soát bất cứ triệu chứng nào. PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ XƯƠNG Phẫu thuật tách chi (limb-sparing surgery) Trước khi làm phẫu thuật, bác sĩ và y tá sẽ trao đổi với bạn để khẳng định bạn hoàn toàn hiểu nội tình. Nếu muốn nhìn thấy bộ phận thay thế được sử dụng trong phẫu thuật, các nhân viên có thể bố trí giúp bạn. Trước phẫu thuật, bạn có thể trải qua các bài tập để tăng cường cơ bắp. Nếu đã trải qua hoá trị, cơ thể bạn cần thời gian để hồi phục trước khi làm phẫu thuật. Thường thì mất vài tuần trước khi lượng máu của bạn trở về mức bình thường để bạn sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật. Hậu phẫu
  6. Trước hết, chi được phẫu thuật sẽ bị quấn chặt bông băng hoặc đ ược cố định bằng một thanh nẹp. Điều này giúp xương mau lành hoặc chỗ khớp nối nhân tạo, hoặc xương, có thời gian nối liền với phần còn lại của xương chi. Người ta sẽ đặt cho bạn một cái ống thoát từ vết thương trong vòng 3-4 ngày. Bạn được truyền nước qua ven tay cho tới khi có thể ăn uống bình thường trở lại. Y tá sẽ bỏ cái ống này ra sau đó. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau và khó chịu sau phẫu thuật. Bạn sẽ được kê đơn một số loại thuốc giảm đau, bắt đầu bằng một loại giảm đau mạnh như mô-phin. Có 2 cách, một là do y tá tiêm, hai là do bạn tự tiêm khi cần. Điều quan trọng là bạn phải thông báo cho y tá biết nếu loại thuốc giảm đau đó không có tác dụng. Đối với trường hợp phẫu thuật ở chân, có một cách giảm đau khác là gây tê ngoài màng cứng (epidural) có thể có hiệu quả. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào khu vực màng cứng xung quanh xương sống ở thắt lưng để làm tê liệt dây thần kinh chạy xuống chân. Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ giúp bạn tập thể dục trên giường, giúp cho cơ bắp của bạn được khoẻ khoắn và bạn có thể hoạt động bình thường trở lại.
  7. Nếu làm phẫu thuật ở chân, bạn sẽ đi khập khễnh. Nếu cố đi bình thường, lực sẽ đè lên chân khiến bạn đau người ở một chỗ nào khác. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau thường xuyên thì nên đi khám bác sĩ nhưng điều đó không có nghĩa là ung thư tái phát. Nhiều người có thể về nhà ngay khi vết thương đã lành, thường trong vòng 10 ngày sau phẫu thuật. Chung sống với phẫu thuật tách chi Có nhiều loại phẫu thuật tách chi. Loại phổ biến nhất là dùng một mảnh kim loại để thay thế mẩu xương đã bị cắt bỏ (endoprosthesis). Vị trí thay phổ biến nhất là khớp đầu gối, tiếp đến là khớp hông và khớp vai. Khi khớp đầu gối được thay thế, khớp mới vẫn hoạt động như thường. Sau phẫu thuật, bạn vẫn có thể bơi hoặc tham gia vào các hoạt động khác như đi bộ, nhưng không nên chạy hoặc chơi thể thao tiếp xúc (contact sport) vì có nguy cơ bị thương hoặc làm bộ phận thay thế tuột ra. Mảnh kim loại thay thế có thể bị rời ra hoặc làm bạn đau và cần phải thay sau đó vài năm. Khoảng 25% (1 trong 4) bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật tiếp trong vòng 10 năm kể từ khi thay.
  8. Phẫu thuật thay khớp hông thường rất thành công. Thanh niên có khớp hông khoẻ nhưng người có tuổi thường cần phải chống gậy vì khớp và cơ không còn được khoẻ như trước khi phẫu thuật. Khớp hông thay thế có thể bị tuột ra và khoảng 10% (1 trong 10) bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật tiếp trong vòng 10 năm kể từ khi thay. Bệnh nhân thay khớp vai có thể vung tay xung quanh ở dưới cánh tay rất tốt nhưng không thể nâng tay qua vai được. Rất hiếm khi khớp vai giả bị rời ra và có thể sử dụng nhiều năm sau phẫu thuật và ít gây rắc rối. Vấn đề chính mà bộ phận thay thế gây ra là nhiễm trùng. Nếu nó bị nhiễm trùng thì cần phải lấy ra và thay cái khác. Chỗ nhiễm trùng phải được rửa sạch bằng thuốc kháng sinh trước khi thay. Phẫu thuật tách chi ở chỗ xương thẳng có thể thay thế bằng đoạn xương lấy từ vị trí khác của cơ thể. Vấn đề chính của phẫu thuật này là đoạn xương thay thế bị nhiễm trùng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tư vấn kỹ cho bạn về những nguy cơ chủ yếu của phẫu thuật, chi sẽ hoạt động như thế nào sau đó và các phiền toái như nhiễm trùng. Nếu bộ phận giả được lắp vào chi của trẻ em hoặc thanh thiếu niên, các bệnh nhân này cần phải trải qua phẫu thuật nữa để kéo dài chi khi chân hoặc tay phát triển. Nếu xương ghép được lấy từ một chi, nó có thể làm cho chi này
  9. phát triển bất bình thường và cần phải phẫu thuật để giữ cho chi này cùng độ dài với chi kia. Tháo khớp (Amputation) Không phải lúc nào cũng có thể áp dụng phẫu thuật tách chi mà đôi khi còn phải cắt bỏ toàn bộ chi vì ung thư đã lan từ xương sang các mạch máu xung quanh. Thường là sau khi bàn bạc với bác sĩ và gia đình, bệnh nhân chọn tháo khớp thay vì phẫu thuật tách chi. Công tác chuẩn bị làm phẫu thuật tháo khớp giống phẫu thuật tách chi. Bác sĩ tâm lý sẽ giúp bệnh nhân sắp làm phẫu thuật, việc này rất quan trọng giúp bệnh nhân vượt qua cảm giác mất mát. Bạn cũng có thể tâm sự với những người cùng hoàn cảnh. Hậu phẫu Chỗ mổ sẽ được quấn một loại băng đặc biệt để tạo hình cho vừa chi giả lắp sau đó. Người ta sẽ cắm ống vào chỗ mổ để hút máu trào ra và được đặt ở đó từ 3-4 ngày. Người ta sẽ truyền nước và chất dinh dưỡng vào ven tay cho tới khi bạn ăn uống bình thường trở lại và sẽ được y tá tháo ra sau đó.
  10. Sau phẫu thuật, bạn sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu. Lúc đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho bạn, ví dụ loại mạnh như mô-phin. Có hai cách, hoặc do y tá tiêm, hoặc do bạn tự tiêm khi cần. Điều quan trọng là phải cho y tá biết khi loại thuốc giảm đau đó không có tác dụng. Có thể bạn sẽ bị đau ở vùng phẫu thuật tháo khớp. Đó là do ảo giác hoặc cảm giác. Bạn sẽ đỡ đau dần nhưng vẫn cảm thấy khó chịu ở vùng mổ một thời gian sau phẫu thuật. Nếu thấy khó kiểm soát được cảm giác đau này, bạn cần uống thuốc giảm đau thường xuyên. Khoảng 2-3 ngày sau khi mổ, bác sĩ trị liệu sẽ giúp bạn đi lại xung quanh, hướng dẫn bạn cách tập thể dục cho cơ bắp để sử dụng chi giả dễ dàng hơn. Chi giả (artificial limb, prosthesis) Sau khi phẫu thuật tháo khớp, bạn sẽ được lắp chi giả. Với công nghệ hiện đại, chi giả hiện nay rất hiệu quả. Người ta có thể đi lại, chạy nhảy và thậm chí chơi thể thao. Sau khi mổ, người lắp chi giả sẽ đến và cho bạn xem các loại chi giả khác nhau và cách sử dụng. Cần phải đo cẩn thận để chi giả vừa với bạn. Làm chi
  11. giả sẽ phải mất độ vài tuần và trong thời gian chờ đợi, bạn sẽ được lắp chi tạm thời để có thể quen với việc sử dụng. Khi vết thương đã lành, bạn có thể về nhà, thường là sau một vài tuần. Chung sống với tháo khớp Ưu điểm của phẫu thuật vài năm gần đây là nhiều người bị ung thư giai đoạn đầu có thể tách chi thay vì tháo khớp. Tuy nhiên, nhiều người lại không may mắn bắt buộc phải tháo khớp. Khi bị mất tay hoặc chân, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mất mát. Bạn sẽ đau buồn và hãy chuẩn bị tinh thần đương đầu với những khó khăn do tháo khớp mang lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2