intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề đánh giá trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành

Chia sẻ: ViChaelice ViChaelice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

42
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xu thế toàn cầu hóa với việc đa dạng và phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của Tiếng Anh, đặc biệt là Tiếng Anh chuyên ngành (TACN). Trong bài viết này, người viết muốn đề cập và thảo luận một số vấn đề quan trọng trong việc đánh giá dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề đánh giá trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành

  1. VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH GV: Lê Hoàng Duy Thuần Khoa Ngoa ̣i ngữ I. Mở đầu Xu thế toàn cầu hóa với việc đa dạng và phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của Tiếng Anh, đặc biệt là Tiếng Anh chuyên ngành (TACN). Sự phổ biến này càng thể hiện rõ qua việc xuất bản ngày càng nhiều các tài liệu, tạp chí, giáo trình cũng như việc tổ chức thường xuyên hơn các cuộc hội thảo, chuyên đề về Tiếng Anh chuyên ngành. Do đó, với sự phát triển mạnh nhu cầu dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành, việc đánh giá trong giảng dạy TACN cũng ngày càng được quan tâm và đầu tư. Trong bài viết này, người viết muốn đề cập và thảo luận một số vấn đề quan trọng trong việc đánh giá dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành. II. Nội dung 1. Một số quan điểm về đánh giá TACN Về cơ bản, việc đánh giá người học TACN cũng giống như đánh giá người học ngoại ngữ nói chung hay Tiếng Anh nói riêng. Chúng ta cần phải quan tâm đến mục đích việc đánh giá, đặc thù của người được đánh giá cũng như hoàn cảnh sử dụng Tiếng Anh. Việc đánh giá TACN là nhằm mục đích phản ánh được khả năng sử dụng Tiếng Anh của người học trong từng mục đích cụ thể như Tiếng Anh cho thương mại, cho du lịch, cơ khí, v.v... Do đó, các bài kiểm tra, đánh giá TACN cần dựa vào ba đặc điểm cơ bản là sử dụng Tiếng Anh theo ngữ cảnh, ngôn ngữ Tiếng Anh chuyên ngành chuẩn xác và tương tác giữa trình độ TACN và kiến thức nền tảng chuyên ngành (Douglas, 2013). Theo Traknik (2008), có 3 quan điểm phổ biến về đánh giá việc dạy học TACN. Thứ nhất, việc đánh giá TACN được xem như một phần riêng biệt, tách rời với xu hướng đánh giá Tiếng Anh nói chung trong đó tập trung vào kiểm tra, đo lường trình độ sử dụng Tiếng Anh của một chuyên ngành cụ thể như y tế, kiến trúc, xây dựng, du lịch, v.v... Thứ hai, việc đánh giá TACN được xây dựng trên cơ sở dạy và học ngoại ngữ. Theo đó, việc đánh giá giúp cho người dạy nắm được tính hiệu quả và chất lượng của việc dạy học. Qua đây, chúng ta thấy được việc đánh giá có mối quan hệ khăn khít với việc khảo sát nhu cầu người học và việc thiết kế chương trình hay khóa học (xem hình 1). Thứ ba, các bài kiểm tra, đánh giá được xem như công cụ hỗ trợ việc học và tiến trình học tập. Việc kiểm tra, thi cử sẽ giúp người học nhận thức được những gì đạt được, đồng thời chỉ ra được tính phù hợp đánh giá và kiến thức, kỹ năng truyền thụ. 64
  2. Đánh Khảo sát giá nhu cầu Đánh giá Thiết kế người chương Quá trình dạy Hình 1: 5 yếu tố cơ bản của dạy học TACN (Dudley-Evans & St. John (1998)) 2. Đặc điểm của bài kiểm tra TACN Về nguyên tắc, bài kiểm tra TACN có những đặc điểm cơ bản như một bài kiểm tra, đánh giá Tiếng Anh thông thường. Nó cần bao gồm các nhân tố cơ bản độ chuẩn xác (validity), tính ổn định (reliability), tính xác thực (authenticity), tính tương tác (interactiveness), tính thực tiễn (practicality) và hiệu quả ảnh hưởng (impact) (Hughes, 2003). Tuy vậy, trên thực tế, để đánh giá trình độ TACN của một người, chúng ta vẫn thường chọn bài kiểm tra TACN hơn là bài kiểm tra Tiếng Anh phổ thông (General English) do 2 lý do cơ bản. Thứ nhất, trình độ Tiếng Anh của một người thay đổi theo ngữ cảnh khác nhau, tức là người học có chuyên môn nào đó (vd: CNTT, cơ khí, thương mại, v.v...) sẽ sử dụng Tiếng Anh tốt hơn trong chuyên môn hay lĩnh vực của mình so với những lĩnh vực không thuộc chuyên môn. Thứ hai, ngôn ngữ trong TACN thường có độ chuẩn xác cao và cụ thể hơn ở mỗi lĩnh vực đặc thù (Douglas, 2000). Điều quan trọng khi thiết kế bài kiểm tra TACN là nó phải hướng người làm bài kết hợp giữa trình độ Tiếng Anh của mình và lĩnh vực chuyên môn. Bài kiểm tra TACN phải mô phỏng được những tình huống sử dụng TACN thực tế mà người học sẽ sủ dụng trong tương lai (Douglas, 2000). 3. Tiến trình đánh giá dạy học TACN Việc đánh giá người học TACN cần liên quan đến việc phân tích, đánh giá đầu vào (input assessment), đánh giá quá trình dạy học (throughput assessment) và đánh giá đầu ra (output evaluation). Việc đánh giá ban đầu chính là việc xem xét tất cả những nhân tố đầu khóa học. Những nhân tố này gồm 2 loại: nhân tố cá nhân/người học và nhân tố tổ chức/trường học. Nhận tố người học bao gồm thái độ, trình độ, kinh nghiệm, nhu cầu, mục tiêu, kỹ năng, v.v... Nhân tố trường học bao gồm cấu trúc, tổ chức của trường (structure), trang thiết bị (equipment), mục tiêu (purpose), ngân sách (budget), v.v... Việc đánh giá các nhân tố người học và trường học sẽ giúp người dạy biết được người học và nhà trường mong đợi gì từ họ và ngược lại (xem Hình 2). 65
  3. Cũng theo Gimenez, việc đánh giá quá trình dạy học TACN thường phức tạp và khó khăn hơn do bản chất các yếu tố liên quan đến quá trình đánh giá này thường không ổn định. Các yếu tố này thường bao gồm động cơ và ý thức người học, hoàn cảnh và sự hợp tác của nhà trường. Chính việc đánh giá quá trình dạy học này sẽ giúp người dạy tìm ra hoặc điều chỉnh phương pháp, tài liệu phù hợp nhằm giúp chúng đồng bộ, ăn khớp với những kết quả đánh giá đầu vào. Trong khi đó, việc đánh giá đầu ra sẽ bao gồm việc phân tích kết quả học tập giữa và cuối kỳ của người học. Thật vậy, việc đánh giá đầu vào và đầu ra có mỗi quan hệ khăn khít bởi đầu ra (tức SV hoàn thành khóa học TACN) khó mà thay đổi nếu đầu vào vẫn giữ nguyên. Mối quan hệ này được thiết lập thông qua quá trình phản hồi nhằm điều chỉnh đầu vào hợp lý để cải thiện đầu ra, tức đào tạo SV hiệu quả. Việc thực hiện các quá trình đánh giá trên, đặc biệt từ phía người học, có thể được thực hiện bằng nhiều hình như phỏng vấn, bảng câu hỏi, quan sát, nhật ký SV, các bài kiểm tra đầu vào, giữa kỳ, cuối kỳ. Tiến trình phản Đánh giá đầu Đánh giá quá Đánh giá đầu Trình độ Ngư Động cơ học Sản Đánh giá chung Ngườ Thái độ ời tập phẩm Đánh giá lại đầu i học Kinh nghiệm đầu Mục đich Nhà Hoàn cảnh Kỹ năng trườn Hợp tác Ngân sách Nhà Trang thiết trườn bị Mục tiêu Hình 2: Đánh giá quá trình trong dạy học TACN (theo Gimenez (1996)) II. Kết luận Việc đánh giá dạy học TACN cần theo đúng bản chất của nó. Nghĩa là việc đánh giá các khóa học hay học phần TACN nên bám sát và đáp ứng nhu cầu cụ thể, thực tế của người học. Việc đánh giá người học theo một tiến trình gồm nhiều bước và liên quan nhiều yếu tố sẽ giúp cho người dạy lẫn người học chủ động, có trách nhiệm hơn, đồng thời cũng giúp cho nhà trường quan tâm hơn về nhu cầu của thầy và trò. Điều quan trọng hơn cả là sẽ giúp cho các em giao tiếp hiệu quả hơn trong môi trường sử dụng Tiếng Anh chuyên ngành của mình. 66
  4. Tài liệu tham khảo 1. Douglas, D (2013). ESP and Assessment. In B, Paltridge, & S, Starfield (Eds), The Handbook of English for Specific Purposes. Wiley-Blackwell. 2. Douglas, D (2000). Assessing Languages for Specific Purposes. Cambridge University Press. 3. Dudley-Evans, T & St. John, M (1998). Developments in English for Specific Purposes. Cambridge University Press. 4. Gimenez, J (1996). Process Assessment in ESP: Input, Throughput and Output. English for Specific Purposes, 15 (3), 233-241. 5. Hughes, A. (2003). Testing for language teachers. Cambridge University Press. 6. Tratnik, A (2008). Key Issues in Testing English for Specific Purposes. Scripta Manent, 4 (1), 3-13. 67
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2