intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng dạy học theo góc để dạy học chương “cảm ứng” (sinh học 11)

Chia sẻ: DanhVi DanhVi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

79
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết xác định quy trình dạy học theo góc và ví dụ minh họa trong dạy học chương “cảm ứng” (sinh học 11). Đồng thời giới thiệu một số mẫu phiếu đánh giá và kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu về dạy học theo góc trong môn sinh học 11. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng dạy học theo góc để dạy học chương “cảm ứng” (sinh học 11)

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 54-60<br /> <br /> VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO GÓC<br /> ĐỂ DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG” (SINH HỌC 11)<br /> Phan Thị Thanh Hội - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Nguyễn Thanh Dung - Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội<br /> Ngày nhận bài: 01/02/2018; ngày sửa chữa: 10/03/2018; ngày duyệt đăng: 14/03/2018.<br /> Abstract: The nature of teaching in corners is that teacher organizes learning corners with different<br /> learning styles, enabling students to learn in their favorite learning styles. By learning in corners,<br /> the learners feel more comfortable and interested in learning, through which the students achieve<br /> their knowledge themselves and develop competency. In this article, authors define the process of<br /> teaching in corners and provide an illustration in teaching chapter “Induction” (Biology grade 11).<br /> Authors also introduce some evaluation forms and preliminary pedagogical experiment results on<br /> teaching in corners.<br /> Keywords: Teaching in corners, learning corner, learning style, induction.<br /> 1. Mở đầu<br /> Dạy học theo góc (DHTG) là một trong những<br /> phương pháp dạy học (PPDH) hiện đại nhằm đáp ứng<br /> mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và được<br /> phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây từ cuối thế<br /> kỉ XX. Quan điểm “Lớp học phân hóa” của Carol Ann<br /> Tomlinson đã đề cập đến các biện pháp dạy học đáp ứng<br /> các nhu cầu của người học (phong cách học tập - PCHT),<br /> tạo điều kiện để mỗi cá nhân có thể học tập một cách thật<br /> sâu sắc [1], trong đó có PPDH theo góc. Ngoài việc đáp<br /> ứng các PCHT của người học, DHTG còn tạo sự hứng<br /> thú, thoải mái, tăng tính tự giác, tích cực trong học tập<br /> cho người học.<br /> Ở Việt Nam, DHTG đã được một số tác giả nghiên cứu<br /> vào năm 2007 thông qua dự án Việt - Bỉ [2]. Tuy nhiên, việc<br /> nghiên cứu và áp dụng DHTG vào trường phổ thông mới<br /> được thực hiện chủ yếu ở một số môn như Hóa học, Vật<br /> lí,… trong một số tiết dạy thao giảng, hầu hết giáo viên (GV)<br /> còn chưa biết cách vận dụng phương pháp này trong dạy<br /> học, phần lớn do họ chưa hiểu cụ thể về quy trình cũng như<br /> cách thức thực hiện phương pháp. Do vậy, cần có thêm một<br /> số nghiên cứu về cơ sở lí luận cũng như vận dụng trong dạy<br /> học các môn học ở trường phổ thông.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Khái niệm và vai trò của dạy học theo góc<br /> 2.1.1. Khái niệm dạy học theo góc<br /> DHTG có thuật ngữ tiếng Anh là “teaching/ learning<br /> in corners”, “working in corners”, hay “working with<br /> areas”, được dịch là học theo góc, làm việc theo góc hay<br /> là việc theo khu vực. DHTG là GV tổ chức cho học sinh<br /> được học tập theo các góc khác nhau.<br /> <br /> 54<br /> <br /> Theo Nguyễn Tuyết Nga (2010), học theo góc là<br /> phương pháp học mà trong đó GV tổ chức cho học sinh<br /> (HS) thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị tri cụ<br /> thể trong không gian lớp học đảm bảo cho HS học sâu và<br /> hiệu quả [3].<br /> Theo Đỗ Hương Trà (2011), học theo góc là một mô<br /> hình dạy học theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác<br /> nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng<br /> cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các<br /> phong cách học khác nhau [4].<br /> Theo Nguyễn Lăng Bình và cộng sự (2009), DHTG<br /> là một kiểu tổ chức dạy học theo đó HS thực hiện các<br /> nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian<br /> lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung<br /> học tập [5].<br /> Như vậy, khi nói đến DHTG, người dạy cần tạo ra môi<br /> trường học tập đa phong cách, có tính khuyến khích, hỗ trợ<br /> và thúc đẩy HS tích cực tham gia hoạt động học tập.<br /> 2.1.2. Vai trò của dạy học theo góc<br /> Reid (1995) cho rằng: PCHT là những cách thức ưu<br /> thế có tính chất tự nhiên, thói quen của cá nhân khi tiếp<br /> nhận, xử lí và lưu giữ thông tin, kĩ năng mới [6]. Khi học<br /> theo góc, HS sẽ được học theo PCHT yêu thích của mình<br /> mà không bị gò bó ép buộc theo cách học khác. Điều này<br /> tạo được sự hứng thú ngay từ đầu tiết học, HS sẽ có được<br /> một tâm thế thoải mái để đón nhận kiến thức mới. Hơn<br /> nữa, với các PCHT khác nhau trong cùng một bài học,<br /> học theo góc thu hút được sự tham gia của đông đảo HS,<br /> tạo điều kiện để HS tích cực, chủ động tìm hiểu và lĩnh<br /> hội kiến thức trên cơ sở hướng dẫn của GV thông qua<br /> các nhiệm vụ học tập tại các góc. Với đặc điểm, nhiệm<br /> Email:<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 54-60<br /> <br /> vụ đặt ra ở mỗi góc, HS còn được rèn luyện các kĩ năng cụ thể (Concrete Experiences - CE), từ những quan sát<br /> như quan sát, tìm kiếm thông tin, hoạt động nhóm…<br /> có tính phản hồi (Reflective Observations - RO); từ quá<br /> 2.2. Đặc điểm các góc và mô hình phong cách học tập trình khái niệm hóa trừu tượng (Abstract<br /> Conceptualisations - AC), và từ các trải nghiệm chủ động<br /> của học sinh<br /> Lí thuyết học tập của Kolb (1984) giới thiệu: một chu (Active Experimentations - AE). Theo ông, có 4 PCHT<br /> kì học tập có 4 giai đoạn và 4 kiểu học tập riêng biệt. Việc và 4 phong cách đó tương ứng với các góc học tập như<br /> học hiệu quả cần 4 loại năng lực: học hỏi từ trải nghiệm sau [7]:<br /> Tên góc<br /> Đặc điểm<br /> PCHT<br /> Đối tượng phù hợp<br /> học tập<br /> Là những người thích quan sát hơn hành<br /> Người học quan sát video, tranh<br /> ảnh hay mẫu vật thật, qua đó hình<br /> động, thường sử dụng trí tưởng tượng để giải<br /> thành các kiến thức mới.<br /> quyết vấn đề. Đáp ứng tốt với việc giải thích<br /> Phong<br /> Góc<br /> sự liên quan giữa vật liệu mới với trải nghiệm<br /> Tri thức được hình thành thông<br /> cách<br /> quan sát<br /> qua quan sát phản ánh trực quan của “phân kì” của họ. Họ học từ trải nghiệm, quan sát, động<br /> não và thu thập thông tin. Họ thường sử dụng<br /> các kinh nghiệm cụ thể và được phát<br /> câu hỏi: “tại sao?”<br /> hiện bằng sự sáng tạo và sự đa dạng.<br /> <br /> Góc<br /> phân tích<br /> <br /> Người học sử dụng các nguồn tài<br /> liệu tham khảo lí thuyết như sách giáo<br /> khoa, sách tham khảo, bài báo… để<br /> phân tích, tìm hiểu và thực hiện nhiệm<br /> vụ học tập hình thành kiến thức mới.<br /> Tri thức được tạo ra từ việc liên kết<br /> các quan sát phản ánh với sự trừu<br /> tượng hóa tổng quát.<br /> <br /> Góc<br /> áp dụng<br /> <br /> Người học huy động vốn kiến thức<br /> đã biết của mình trong quá trình thực<br /> hiện các nhiệm vụ học tập nhằm hình<br /> thành kiến thức mới.<br /> Tri thức được tạo ra bằng việc sử<br /> dụng các khái niệm chung cho việc<br /> thực nghiệm tích cực với việc đặt<br /> trọng tâm vào việc đạt được những kết<br /> quả nhất định từ những kiến thức đã có<br /> ban đầu.<br /> <br /> Góc<br /> trải<br /> nghiệm<br /> (thực<br /> hành thí<br /> nghiệm)<br /> <br /> Người học làm các thí nghiệm, dựa<br /> vào kết quả thu được từ các thí nghiệm<br /> để rút ra kết luận cho một vấn đề, từ<br /> đây hình thành kiến thức mới cho<br /> người học.<br /> Tri thức được hình thành bằng việc<br /> sử dụng các kinh nghiệm cụ thể cho<br /> việc thực nghiệm tích cực mà không<br /> thông qua các giai đoạn quan sát phản<br /> ánh và trừu tượng hóa.<br /> <br /> Phong<br /> cách<br /> “đồng<br /> hóa”<br /> <br /> Là những người có cách tiếp cận vấn đề<br /> ngắn gọn và logic. Họ coi trọng ý tưởng và<br /> khái niệm. Thích sự giải thích rõ ràng hơn là<br /> trình bày thực tế. Họ đáp ứng tốt với những<br /> thông tin được trình bày có hệ thống, logic.<br /> Họ cũng cần thời gian để suy ngẫm, quan tâm<br /> nhiều hơn đến ý tưởng và khái niệm trừu<br /> tượng. Bị thu hút bởi các lí thuyết hơn là cách<br /> tiếp cận dựa trên giá trị thực tiễn. Họ thường<br /> sử dụng câu hỏi: “cái gì?”<br /> <br /> Phong<br /> cách<br /> “hội tụ”<br /> <br /> Là những người thích giải quyết vấn đề<br /> và vận dụng kiến thức của họ để tìm giải<br /> pháp cho vấn đề thực tế. Xuất sắc trong việc<br /> áp dụng thực tế cho các ý tưởng và lí thuyết.<br /> Thích thử nghiệm những ý tưởng mới, mô<br /> phỏng và làm việc với các ứng dụng thực tế.<br /> Thích làm việc với các nhiệm vụ thực hành.<br /> Họ học bằng việc thử và sai trong môi trường<br /> cho phép họ thất bại một cách an toàn. Họ<br /> thường sử dụng câu hỏi: “như thế nào?”<br /> <br /> Phong<br /> cách<br /> “điều<br /> chỉnh”<br /> <br /> Là những người dựa trên trực giác nhiều<br /> hơn logic, họ thường sử dụng phân tích của<br /> người khác, thích cách tiếp cận kinh nghiệm<br /> thực tiễn. Họ thường hành động theo bản<br /> năng hơn là phân tích logic. Họ thường sử<br /> dụng câu hỏi: “Điều gì xảy ra nếu?” (người<br /> học “What if”). Họ đáp ứng tốt khi có thể áp<br /> dụng vật liệu mới vào tình huống giải quyết<br /> vấn đề. Họ thường sử dụng câu hỏi: “điều gì<br /> xảy ra nếu…?”<br /> <br /> 55<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 54-60<br /> <br /> vận dụng cao để có thể phân loại HS, đánh giá mức độ<br /> tiếp thu kiến thức ngay trên lớp. Đồng thời, cần có các<br /> mẫu để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.<br /> - Bước 3: Tổ chức hoạt động học theo góc<br /> + Chuẩn bị phòng học: GV cần bố trí không gian lớp<br /> học theo các góc học tập đã thiết kế, mỗi góc có các tư<br /> liệu, thiết bị học tập cần thiết phục vụ cho PCHT hoặc<br /> hình thức hoạt động khác nhau tùy thuộc vào nội dung<br /> học tập cụ thể.<br /> + Tổ chức thực hiện các hoạt động học tập:<br /> 1) Đặt vấn đề, tạo tình huống học tập: GV tạo tình<br /> huống có vấn đề để HS hứng khởi vào bài mới. Nêu sơ<br /> lược về nhiệm vụ ở mỗi góc, thời gian tối đa để thực hiện<br /> nhiệm vụ tại các góc; hướng dẫn HS chọn góc xuất phát<br /> theo sở thích. Đưa ra sơ đồ luân chuyển góc để nhóm HS<br /> lựa chọn trước khi bắt đầu học tại các góc, tránh tình<br /> trạng chuyển góc gây ra sự lộn xộn.<br /> 2) Tổ chức cho HS học tập tại các góc và luân chuyển<br /> góc: Trong quá trình học tập, GV thường xuyên theo dõi,<br /> phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn trực tiếp; đồng<br /> thời hướng dẫn HS luân chuyển góc và hoàn thành nhiệm<br /> vụ chuẩn bị báo cáo.<br /> 3) Tổ chức báo cáo: GV tổ chức cho các nhóm báo<br /> cáo và thảo luận kết quả ở góc cuối cùng trước lớp khi<br /> HS luân chuyển đủ qua các góc học tập. Trong một số<br /> trường hợp cần thiết, GV hoặc HS có thể giải thích ngắn<br /> gọn về nội dung học tập và chia sẻ kinh nghiệm để học<br /> tập ở các góc tốt hơn.<br /> - Bước 4: Đánh giá kết quả học tập<br /> GV sử dụng bộ công cụ đánh giá để kiểm tra kiến<br /> thức, kĩ năng mà HS đã rèn luyện được.<br /> 2.4. Vận dụng quy trình dạy học theo góc để dạy học<br /> chương “Cảm ứng” (Sinh học 11)<br /> - Bước 1: Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung<br /> chương và xác định các nội dung có thể tổ chức hoạt<br /> động theo góc<br /> Thông qua việc phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung<br /> chương, chúng tôi lựa chọn được 3 bài học phù hợp để<br /> DHTG, gồm: Bài 23: Hướng động; Bài 24: Ứng động;<br /> Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo).<br /> Ví dụ minh họa quy trình DHTG Bài 32: Tập tính<br /> của động vật (tiếp theo)<br /> - Bước 2: Thiết kế các hoạt động học theo góc:<br /> + Xác định mục tiêu bài học:<br /> 1) Kiến thức: Phân biệt được một số hình thức học<br /> tập chủ yếu của động vật; phân biệt được một số dạng tập<br /> tính phổ biến ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa; vận<br /> dụng được những hiểu biết về tập tính vào đời sống và<br /> sản xuất.<br /> <br /> 2.3. Quy trình dạy học theo góc<br /> Dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Lăng Bình (2010) [5],<br /> chúng tôi xác định quy trình DHTG gồm 4 bước như sau:<br /> - Bước 1: Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung<br /> chương và xác định các nội dung có thể tổ chức hoạt<br /> động theo góc<br /> Thông qua phân tích mục tiêu và nội dung kiến thức<br /> của toàn chương, xác định được những nội dung, bài học<br /> có thể thực hiện được bằng phương pháp DHTG, đồng<br /> thời cũng phải xác định được những PCHT phù hợp với<br /> từng nội dung của bài học đó.<br /> - Bước 2: Thiết kế các hoạt động học theo góc:<br /> + Xác định mục tiêu bài học: Xác định mục tiêu kiến<br /> thức, kĩ năng, thái độ cho toàn bài và xác định mục tiêu<br /> từng góc học tập.<br /> + Xác định phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương<br /> pháp DHTG là chủ yếu nhưng cũng cần có thêm một số<br /> phương pháp khác phù hợp đã sử dụng như: Phương<br /> pháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm… Kĩ thuật<br /> dạy học bao gồm: khăn trải bàn, sơ đồ tư duy…<br /> + Xác định phương tiện dạy học: GV cần chuẩn bị<br /> thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học ở mỗi góc tạo<br /> điều kiện để HS tiến hành các hoạt động nhằm đạt mục<br /> tiêu dạy học.<br /> + Xác định tên mỗi góc và thiết kế nhiệm vụ học tập<br /> ở mỗi góc: Căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện thực<br /> tế, GV có thể tổ chức thành 3 hoặc 4 góc. GV có thể thiết<br /> kế các góc với các nhiệm vụ khác nhau về cùng một nội<br /> dung kiến thức. Nếu thiết kế theo cách này, mỗi người<br /> học chỉ học theo PCHT của họ và đỡ mất thời gian. Tuy<br /> nhiên, với cách học này, người học khi cần học theo<br /> PCHT khác sẽ gặp khó khăn. Cách thiết kế thứ 2, ở các<br /> góc có các nhiệm vụ khác nhau với nội dung kiến thức<br /> khác nhau nhưng hướng về một nội dung chính. Với cách<br /> thiết kế này HS phải luân chuyển qua các góc nên mất<br /> nhiều thời gian nhưng HS sẽ học được các cách học khác<br /> nhau để trở thành toàn diện. Ở một số nhiệm vụ hoặc ở<br /> góc áp dụng, GV có thể phải thiết kế bảng hỗ trợ kiến<br /> thức làm cơ sở cho việc vận dụng kiến thức của HS.<br /> Ngoài việc thiết kế các nhiệm vụ tại các góc học theo các<br /> PCHT cố định thì GV cần phải thiết kế thêm các nhiệm<br /> vụ bổ sung tại góc tự do để dành cho những HS, nhóm<br /> HS học tốt, hoạt động nhanh, hoàn thành các nhiệm vụ<br /> học tập sớm hơn thời gian quy định. Nhiệm vụ ở góc này<br /> nên thiết kế nhiệm vụ mang tính giải trí.<br /> + Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá: GV thiết kế<br /> bộ công cụ để kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu bài học<br /> của HS và giúp HS vận dụng kiến thức. Bộ công cụ đánh<br /> giá phải đảm bảo các mức độ dễ, trung bình, khó, đa dạng<br /> về mặt câu hỏi, đặc biệt phải có các câu hỏi vận dụng và<br /> 56<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 54-60<br /> <br /> 2) Kĩ năng: Kĩ năng tư duy: phân tích, tổng hợp, so<br /> sánh; kĩ năng học tập: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề;<br /> kĩ năng khoa học: vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phân<br /> tích mối quan hệ; quan sát.<br /> 3) Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loài động vật trong<br /> tự nhiên; rèn luyện những thói quen tốt: không vứt rác<br /> bừa bãi, tuân thủ luật giao thông, tập thể dục buổi sáng…<br /> + Xác định PPDH và thiết bị dạy học: PPDH sử dụng<br /> xuyên suốt bài học là DHTG, thiết bị dạy học là máy tính,<br /> sách giáo khoa Sinh học 11, các phiếu học tập, các thiết<br /> bị dạy học được sắp xếp cụ thể ở mỗi góc như sau:<br /> Tên<br /> STT<br /> Thiết bị, đồ dùng dạy học<br /> góc<br /> - Máy vi tính có các đoạn video liên<br /> Quan quan đến các dạng tập tính phổ biến<br /> 1<br /> ở động vật<br /> sát<br /> - Phiếu học tập số 1<br /> Phân - Sách giáo khoa Sinh học 11<br /> 2<br /> tích<br /> - Phiếu học tập số 2<br /> Áp<br /> 3<br /> - Phiếu học tập số 3<br /> dụng<br /> Góc<br /> - Phiếu học tập số 4<br /> tự do<br /> + Xác định các góc học tập và thiết kế nhiệm vụ cho<br /> mỗi góc học tập: Trong bài học này, với lượng kiến thức<br /> lớn nhưng không quá khó, song lại khó có thể tiến hành<br /> các thí nghiệm kiểm chứng nên chỉ có thể tổ chức 3 góc<br /> học tập tương ứng với 3 PCHT như bảng trên. Các nhiệm<br /> vụ học tập cho mỗi góc học tập như sau:<br /> * Góc Quan sát<br /> Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm của một số dạng<br /> tập tính phổ biến ở động vật, lấy ví dụ và phân biệt được<br /> các dạng tập tính đó.<br /> Nhiệm vụ: Quan sát ảnh, video về dạng tập tính ở<br /> động vật mà GV đã chuẩn bị sẵn và hoàn thiện phiếu học<br /> tập số 1<br /> Phiếu học tập số 1<br /> Góc Quan sát<br /> Câu 1: Xem video và hoàn thiện bảng sau:<br /> Đặc<br /> Dạng tập tính<br /> Ví dụ<br /> điểm<br /> Động vật có hệ thần<br /> Tập tính kinh chưa phát triển<br /> kiếm ăn Động vật có hệ thần<br /> kinh phát triển<br /> Tập tính bảo vệ lãnh thổ<br /> Tập tính sinh sản<br /> <br /> Tập tính di cư<br /> Tập tính Tập tính thứ bậc<br /> xã hội Tập tính vị tha<br /> Câu 2: Điền các tập tính (TT) phù hợp với các hình<br /> ảnh sau:<br /> (TT kiếm ăn, TT bảo vệ lãnh thổ, TT sinh sản,<br /> TT di cư, TT xã hội)<br /> <br /> * Góc Phân tích<br /> Mục tiêu: Phân biệt được một số hình thức học tập ở<br /> động vật và lấy ví dụ.<br /> Nhiệm vụ: Nghiên cứu Sách giáo khoa Sinh học 11<br /> và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2<br /> Phiếu học tập số 2<br /> Góc Phân tích<br /> Câu 1: Đọc phần IV - Một số hình thức học tập ở động<br /> vật trong Sách giáo khoa và hoàn thiện bảng kiến thức<br /> Hình thức<br /> Khái niệm<br /> Vai trò<br /> Ví dụ<br /> học tập<br /> Quen nhờn<br /> In vết<br /> Điều kiện<br /> hóa đáp ứng<br /> Điều kiện<br /> hóa hành<br /> động<br /> Học ngầm<br /> Học khôn<br /> Câu 2: Các hình thức học tập của các động vật<br /> trong các ví dụ sau đây thuộc những dạng nào?<br /> 57<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 54-60<br /> <br /> GV xây dựng sơ đồ luân chuyển góc học tập theo<br /> PCHT trong quá trình học để HS có thể thuận tiện luân<br /> chuyển khi học<br /> <br /> 1) Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bát<br /> đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp.<br /> 2) Có một cậu bé đi sở thú, cậu đùa nghịch đưa<br /> cho con khỉ 1 hộp sữa tươi và thích thú khi thấy con<br /> khỉ sử dụng ống hút để hút hộp sữa mình đưa.<br /> * Góc Áp dụng<br /> Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức tập tính vào<br /> thực tiễn đời sống.<br /> Nhiệm vụ: Hoàn thiện các câu hỏi trong phiếu học tập<br /> số 3<br /> Phiếu học tập số 3<br /> Góc Áp dụng<br /> Câu 1: Ở ngoài tự nhiên, sư tử, cá sấu có thể ăn<br /> thịt người, vậy căn cứ vào cơ sở nào con người có thể<br /> điều khiển sư tử, cá sấu… biểu diễn xiếc trong sở thú?<br /> Câu 2: Lấy ít nhất 2 ví dụ vận dụng tập tính trong<br /> mỗi lĩnh vực sau:<br /> Các lĩnh vực áp<br /> Ví dụ<br /> dụng<br /> Trong giải trí<br /> Trong săn bắn<br /> Trong nông<br /> nghiệp<br /> Trong chăn nuôi<br /> Trong an ninh<br /> quốc phòng<br /> Câu 3: Lấy hai ví dụ về tập tính học được chỉ có ở<br /> người (không có ở động vật)<br /> Câu 4: Tại sao chim và cá có hiện tượng di cư?<br /> Khi di cư, chúng định hướng bằng cách nào?<br /> * Góc Tự do<br /> Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức đã học về tập tính<br /> ở động vật.<br /> Nhiệm vụ: Hoàn thiện các câu hỏi trong phiếu học tập<br /> số 4<br /> Phiếu học tập số 4<br /> Góc Tự do<br /> Câu 1: Đặt 10 quả trứng vịt vào lồng cho gà mái<br /> ấp. Hỏi sau khi trứng nở thành vịt con thì các con vịt<br /> con sẽ đi theo vịt đẻ trứng hay gà ấp? Tại sao?<br /> Câu 2: Đây là loài động vật nào? Có những dạng tập<br /> tính nào của loài đó được nhắc tới trong câu đố sau?<br /> Thân em nửa chuột nửa chim<br /> Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay<br /> Trời cho tai mắt giỏi thay<br /> Tối đen tối mịt cứ bay vù vù<br /> <br /> Góc Quan sát<br /> <br /> Góc Phân tích<br /> <br /> Góc Áp dụng<br /> Góc Tự do<br /> <br /> + Thiết kế bộ công cụ đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức<br /> Câu 1: Khi nói về sự di cư của các loài chim, các nhà<br /> khoa học đã tìm ra được rất nhiều nguyên nhân di cư của<br /> chúng, những phát hiện nào sau đây là đúng?<br /> 1. Tránh rét<br /> 2. Tránh nóng<br /> 3. Tránh cạnh tranh nơi ở 4. Tìm kiếm nguồn thức ăn<br /> 5. Tăng tìm kiến bạn tình 6. Mở rộng lãnh thổ<br /> 7. Tránh thiên địch<br /> Đáp án: 1, 3, 4<br /> Câu 2: Các nhận định sau đây đúng hay sai?<br /> Các nhận định<br /> Đúng/Sai<br /> 1. Điều kiện hóa hành động là kiểu liên<br /> kết một hành vi của động vật với một<br /> phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật<br /> chủ động lặp lại các hành vi đó<br /> 2. Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành<br /> mối liên kết cũ trong thần kinh trung<br /> ương dưới tác động của các kích thích kết<br /> hợp đồng thời<br /> 3. Hình thức học tập đơn giản nhất là in vết<br /> 4. Học ngầm là kiểu học không có ý thức,<br /> sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải<br /> quyết được vấn đề tương tự<br /> 5. Học khôn Là kiểu học phối hợp các<br /> kinh nghiệm cũ để tìm ra cách giải quyết<br /> những tình huống mới<br /> Đáp án: 1 - Đúng, 2 - Sai, 3 - Sai, 4 - Sai, 5 - Đúng<br /> Câu 3: Nêu những thành tựu trong việc vận dụng<br /> những hiểu biết về tập tính của động vật vào đời sống của<br /> con người?<br /> Câu 4: Đọc đoạn tin sau và trả lời các câu hỏi:<br /> Các loài chim có xu hướng chọn ấp các quả trứng có<br /> kích cỡ to, có màu sắc, hoa văn hoặc chấm lốm đốm.<br /> Chim tu hú có tập tính đẻ trứng vào tổ của các con chim<br /> khác và nhờ ấp hộ. Trứng của chim tu hú sẫm màu, có<br /> 58<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0