intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của David A. Kolb vào học phần Văn hoá doanh nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của David A. Kolb vào học phần Văn hoá doanh nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An" trình bày mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb, đề xuất vận dụng các giai đoạn trong mô hình này một cách hiệu quả hơn vào học phần Văn hoá doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực học tập trải nghiệm, đáp ứng mục tiêu đổi mới chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của David A. Kolb vào học phần Văn hoá doanh nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

  1. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An VẬN DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CỦA DAVID A. KOLB VÀO HỌC PHẦN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN Nguyễn Thị Quỳnh Trang1,* 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, *Email: nguyenthiquynhtrang@naue.edu.vn Tóm tắt: Học tập trải nghiệm là một yêu cầu quan trọng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Trong thời gian qua, phương pháp học tập trải nghiệm đã được đưa vào trong các chương trình đào tạo của trường Đại học Kinh tế Nghệ An, tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động trải nghiệm trong dạy và học chưa thực sự đồng nhất, rõ nét và mới chỉ dừng lại ở một số hoạt động nhất định. Trong bài viết này, tác giả trình bày mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb, đề xuất vận dụng các giai đoạn trong mô hình này một cách hiệu quả hơn vào học phần Văn hoá doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực học tập trải nghiệm, đáp ứng mục tiêu đổi mới chất lượng giáo dục trong nhà trường. Từ khoá: Học tập trải nghiệm, Văn hoá doanh nghiệp, Đổi mới phương pháp, Đại học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ nghiệp trong môi trường kinh doanh luôn biến Học tập trải nghiệm là quá trình học tập động. Vì vậy, việc giảm tải các nội dung lý thông qua thực hành, thực nghiệm. Tư tưởng thuyết và gắn các nội dung học tập của học phần giáo dục về học tập thông qua thực hành, trải này với trải nghiệm thực tế là hết sức cần thiết nghiệm thực tiễn đã manh nha xuất hiện từ thời nhằm tạo ra hứng thú học tập, nâng cao chất cổ đại, trong các quan điểm giáo dục của các triết lượng học tập cho sinh viên. gia phương Đông và phương Tây. Đến thế kỉ 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT XIX, các nhà tâm lí học, giáo dục học trên thế 2.1. Khái niệm học tập trải nghiệm giới đã nghiên cứu một cách hệ thống hơn về học Theo UNESCO (2010): “Học tập trải tập trải nghiệm theo các khía cạnh khác nhau. Có nghiệm là một quá trình phát triển kiến thức, thể nhắc tới các công trình nghiên cứu về học tập kỹ năng và thái độ dựa trên suy nghĩ có ý thức trải nghiệm tiêu biểu của John Dewey (1938), về một trải nghiệm từng có. Do đó, người học Vygotsky (1978), Kolb (1984), Jarvis (1987)… cần có được trải nghiệm cá nhân cụ thể và chủ Trong đó, chu trình học tập trải nghiệm của Kolb động lấy phản hồi từ những người xung vẫn là mô hình lý thuyết học tập trải nghiệm có quanh, và tự phản tư để đánh giá kiến thức, ảnh hưởng và được trích dẫn rộng rãi nhất. Kolb kinh nghiệm mình có được.” Học tập qua trải đưa ra giả thuyết về mô hình học tập trải nghiệm nghiệm (Experiental Learning) chính là quá vào năm 1984 và kể từ đó ông tiếp tục xây dựng trình học thông qua thực hành, thực nghiệm. mô hình này. Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb đã được áp dụng rộng rãi trong giáo dục Lý thuyết học tập trải nghiệm định nghĩa trên thế giới cũng như nhiều môn học đa dạng học tập là một quá trình trong đó tri thức được khác nhau ở Việt Nam. Tại trường Đại học Kinh kiến tạo thông qua sự chuyển hoá của kinh tế Nghệ An, học phần Văn hoá doanh nghiệp là nghiệm. Lý thuyết miêu tả hai phương thức một học phần thuộc khối cơ sở ngành, với mục biện chứng liên quan đến việc nắm vững kinh tiêu cung cấp những kiến thức cơ bản liên quan nghiệm của cá nhân - kinh nghiệm cụ thể, rời đến xây dựng và phát triển văn hóa trong doanh rạc và khái niệm trừu tượng cũng như hai phương thức biện chứng liên quan đến 54
  2. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 1/2023 chuyển hoá kinh nghiệm - quan sát có suy ánh, suy nghĩ và hành động vốn có liên quan ngẫm và thử nghiệm tích cực. đến tình huống học tập và môn học. Tuy Có mối quan hệ chặt chẽ giữa học qua nhiên, việc học tập chỉ hiệu quả khi người học thực hành, học thông qua làm và học qua trải có thể thực hiện tất cả bốn giai đoạn của mô nghiệm: Học thông qua thực hành là việc vận hình và không có giai đoạn nào của chu trình dụng những kiến thức lý luận được học vào có hiệu quả tương đương cả chu trình học tập. một ngữ cảnh khác, hay thực hiện những Kolb thừa nhận rằng ông đã tham khảo lý nhiệm vụ nào đó của thực tiễn. Thông qua thuyết trong các công trình nghiên cứu của việc thực hành người học chính xác hóa và các học giả nổi tiếng thế kỷ 20 như Kurt củng cố kiến thức thu được, hiểu kiến thức lý Lewin, John Dewey và Jean Piaget và cố luận sâu sắc hơn và đồng thời chiếm lĩnh gắng tích hợp các chủ đề chung trong tác được một số kĩ năng thực hiện. Học thông qua phẩm của họ vào một khuôn khổ hệ thống có làm là việc chiếm lĩnh tri thức hay hình thành thể giải quyết các vấn đề của thế kỷ XXI về kĩ năng chủ yếu thông qua các thao tác hành học tập và giáo dục (Kolb, 1984). vi, hành động trực tiếp của người học với đối Sang thế kỉ 21, lý thuyết học tập trải tượng, từ đó người học tự rút ra kinh nghiệm, nghiệm của Kolb vẫn được coi trọng và được dần hình thành hiểu biết mới và một vài kĩ ghi nhận là một phương thức học tập hiệu quả năng nào đó. Như vậy, học đi đôi với hành, nhằm phát triển năng lực cho người học. Mặc học qua làm và học từ trải nghiệm là những dù có ý kiến trái chiều và một số hạn chế, cách học không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhưng mô hình này vẫn được đánh giá rất cao. liên quan đến nhau. Học qua làm, học qua Xét trên khía cạnh khoa học, nó đã thay đổi thực hành là những công đoạn của học từ trải tư duy giáo dục từ chỗ đặt người dạy vào vị nghiệm. Khác với học qua làm là nhấn mạnh trí trung tâm sang lấy người học làm trung hơn về thao tác kĩ thuật thì học qua trải tâm. Chính bởi những đóng góp lớn tích cực nghiệm giúp người học không những có được như vậy nên lý thuyết của ông vẫn được thế năng lực thực hiện, mà còn có những trải giới coi trọng, tiếp tục nghiên cứu, vận dụng nghiệm cảm giác, cảm xúc, suy ngẫm, trăn không chỉ trong lĩnh vực giáo dục từ mầm non trở, đúc rút và nhiều trạng thái tâm lí khác. đến đại học, đặc biệt trong đào tạo giáo viên, 2.2. Lý thuyết học tập trải nghiệm của mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Từ đó cho David Kolb thấy, việc vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo 2.2.1. Nội dung của lý thuyết trong chương trình giáo dục đại học mới của David A. Kolb là một nhà lí luận giáo dục Việt Nam cần đảm bảo các yếu tố cơ bản của người Mỹ, ông được xem là cha đẻ của thuật học tập trải nghiệm. Đó cũng là lý do tác giả ngữ “học tập trải nghiệm”. Kolb dùng thuật lựa chọn học thuyết này làm cơ sở lý thuyết ngữ “học tập trải nghiệm” bởi ông cho rằng trọng tâm của bài báo. kinh nghiệm là nguồn gốc của việc học tập và Lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb phát triển. Năm 1971, lý thuyết “Học tập trải cho rằng, học tập là quá trình trong đó tri thức nghiệm” (experiential learning) của D. Kolb được kiến tạo thông qua sự chuyển hoá của chính thức được công bố lần đầu tiên với tư kinh nghiệm. Nội dung lý thuyết nhấn mạnh cách là một lý thuyết tương đối toàn diện về vai trò trung tâm của trải nghiệm (kinh một phương thức học tập tích lũy, chuyển hóa nghiệm) trong quá trình học, được thể hiện kinh nghiệm. bởi một chu trình gồm 4 giai đoạn, trong đó Mô hình này được mô tả như một chu người học “chạm đến tất cả các giai đoạn”. trình học tập lý tưởng mà người học phải trải Đó là: (1) trải nghiệm (kinh nghiệm) cụ thể, qua tất cả các giai đoạn: trải nghiệm, phản 55
  3. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An (2) quan sát phản ánh (quan sát có tư duy), (3) cực. Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb khái niệm hóa trừu tượng, (4) thử nghiệm tích được thể hiện trong Hình 2.1. (1) Trải nghiệm cụ thể (4) Thực hành (2) Phản ứng chủ động quan sát (3) Khái quát hóa kết quả trải nghiệm Hình 2.1. Mô hình học tập trải nghiệm (Kolb, 1984) Giai đoạn 1: Trải nghiệm cụ thể dữ liệu có được từ thực tế. Ở giai đoạn này, Trải nghiệm cụ thể là bước đầu tiên của người học sẽ thông qua những gì quan sát, trải chu trình. Ở giai đoạn này, người học sẽ được nghiệm được để xây dựng nên các khái niệm, tiếp thu kiến thức thông qua các hành vi, hoạt tổng hợp và đưa ra những phân tích. động, thao tác cụ thể, trực tiếp gắn với hoàn Kết quả của quá trình này là kiến thức, sự cảnh thực tế. nhận biết, đánh giá chính xác về đối tượng… Thông qua quá trình này, người học sẽ Giai đoạn 4: Thực hành chủ động được tham gia vào những trải nghiệm mới, từ Thực hành chủ động là giai đoạn cuối đó trực tiếp thu được những kinh nghiệm từ cùng của chu trình. Ở giai đoạn này, người những hoạt động trải nghiệm trong những học sẽ vận dụng những kiến thức bản thân có hoàn cảnh cụ thể. Có thể nói, đây là giai đoạn được từ những giai đoạn trước để tiếp tục áp phát sinh dữ liệu của chu trình học tập. dụng vào trải nghiệm thực tế. Nói cách khác, Giai đoạn 2: Phản ứng quan sát người học sẽ sử dụng lý thuyết, kết luận của Giai đoạn phản ứng quan sát, hay còn bản thân để giải quyết vấn đề. được gọi là giai đoạn phản ánh qua quan sát. Cũng từ sau giai đoạn này, chu trình của Theo đó, đây là giai đoạn mà người học tư mô hình bắt đầu quay trở lại giai đoạn 1 và duy, phân tích về các hoạt động đang diễn ra tiếp tục vòng lặp của mô hình. và đối chiếu, kiểm tra nó theo một cách có hệ Tóm lại, lý thuyết học tập trải nghiệm thống với những kinh nghiệm sẵn có. của Kolb nhấn mạnh đến việc người học cần Thông qua quá trình này, người học sẽ cùng thiết phải có sự phản ánh, tức là sự quay trở phân tích, chia sẻ, thảo luận với bạn học, người lại của tư duy trong ý thức, hướng đến các hướng dẫn để có thể tìm ra những quan điểm, kinh nghiệm của mình, phân tích, khái quát cách nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn nhất. hóa và công thức hóa chúng thành các khái Giai đoạn 3: Khái quát hóa kết quả niệm; sau đó các khái niệm này được áp dụng trải nghiệm và kiểm nghiệm trong thực tế. Khái quát hóa kết quả trải nghiệm là giai 2.2.2. Ưu điểm và nhược điểm của lý đoạn người học thực hiện phân tích và tổng hợp thuyết học tập trải nghiệm 56
  4. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 1/2023 a. Ưu điểm cách giảng dạy riêng phù hợp với từng môn Học tập thông qua trải nghiệm giúp gia tăng học. Ví dụ như các chuyến đi thực tế, bài tập hiệu quả học tập: Mô hình học tập trải nghiệm đóng vai, các trò chơi tương tác trong lớp của David Kolb cho hiệu quả dạy học cao hơn học… Như vậy, thông qua mô hình học tập nhờ việc cung cấp sự kết hợp giữa giảng dạy này, người học được tiếp xúc và học tập bằng truyền thống và học tập thực hành. Người học nhiều hình thức đa dạng và phong phú: đóng được trực tiếp vận dụng lý thuyết môn học vào vai, quan sát, thực tập, thực tế,… thực tế và trải nghiệm kết quả. Nhờ vậy, người 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ học biết được điều mình hiểu là đúng hay sai, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU đồng thời tránh được việc hiểu sai trong thời gian Để tìm hiểu về việc vận dụng mô hình học dài, dẫn đến việc khó thay đổi tư duy sau này. tập trải nghiệm trong học phần Văn hoá doanh Học tập thông qua trải nghiệm gia tăng nghiệp tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An, tác hứng thú học tập: Điều này được thể hiện rõ qua giả đã sử dụng phiếu điều tra để tiến hành khảo hai vấn đề: Thứ nhất, giảng viên sử dụng nhiều sát 100% sinh viên chính quy khóa 6,7,8 có học công cụ giảng dạy song song với việc truyền tải môn Văn hóa doanh nghiệp. Kết quả thu về là kiến thức, giúp bài học trở nên thú vị hơn. Thứ 140 phiếu, trong đó 140 phiếu trả lời hợp lệ. hai, mỗi giai đoạn của mô hình được liên kết với Đồng thời tác giả cũng tiến hành khảo sát đối một phong cách học ưu tiên khác nhau. Điều này với 10 giảng viên giảng dạy học phần Văn hoá đảm bảo rằng tất cả các phong cách học tập được doanh nghiệp tại trường Đại học Kinh tế Nghệ người học ưa thích sẽ được sử dụng. Đây là đặc An. Kết quả thu về là 10 phiếu, trong đó 10 điểm hỗ trợ rất tốt với những đối tượng người phiếu trả lời hợp lệ. học phải học môn mình không thích. Nội dung khảo sát bao gồm: Thực trạng b. Nhược điểm về dạy và học học phần Văn hoá doanh Tuy nhiên mô hình của David Kolb cũng nghiệp của giảng viên và sinh viên; Thực tồn tại những những nhược điểm nhất định như: trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về mô hình học tập trải nghiệm và lợi ích của Thứ nhất, việc vận dụng mô hình này có thể mô hình học tập trải nghiệm đối với học phần sẽ gây khó khăn hơn cho một số giảng viên khi Văn hoá doanh nghiệp. phải thích ứng với một loạt các kỹ thuật học tập trong một tình huống nhóm. Cùng với đó, 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN phương pháp này cũng không phù hợp áp 4.1. Thực trạng vận dụng mô hình học dụng/khó áp dụng với một số môn học có tính tập trải nghiệm trong học phần Văn hoá đặc thù như môn như triết học, tâm lý học… doanh nghiệp tại trường Đại học Kinh tế Thứ hai, để vận dụng hiệu quả mô hình này Nghệ An vào quá trình giảng dạy, đòi hỏi giảng viên cần 4.1.1. Thực trạng về dạy và học học phần Văn có những kinh nghiệm nhất định và khả năng hoá doanh nghiệp của giảng viên và sinh viên thấu hiểu người học để điều chỉnh phương thức a. Thực trạng dạy học học phần Văn hoá phù hợp với người học. Như vậy, phương pháp doanh nghiệp của giảng viên này đòi hỏi giảng viên cần rất nhiều kinh Với câu hỏi: “Thầy/ cô cho biết mức độ nghiệm, trải nghiệm, thời gian để tìm hiểu và thử đáp ứng của chương trình dạy học học phần nghiệm. Trong quá trình ấy, có thể giảng viên Văn hoá doanh nghiệp hiện nay đối với sinh vẫn sẽ áp dụng những phương pháp chưa phù viên như thế nào?” (5 - Đáp ứng rất tốt, 4 - hợp với đối tượng người học. Đáp ứng tốt, 3 - Đáp ứng bình thường, 2 - Mô hình học tập trải nghiệm của David Đáp ứng vừa phải, 1 - Chưa đáp ứng), kết quả Kolb cho phép người dạy tạo ra những phong thu được như sau: 57
  5. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Bảng 4.1. Mức độ đáp ứng của chương trình dạy học học phần Văn hoá doanh nghiệp Mức độ đáp ứng TT Các yếu tố 5 4 3 2 1 Mục tiêu 0/10 4/10 5/10 1/10 0/10 1 Đảm bảo chuẩn đầu ra của CTĐT 0% 40% 50% 10% 0% Chương trình Đảm bảo cân đối giữa các môn học 4/10 4/10 2/10 0/10 0/10 2 của các chuyên ngành còn lại 40% 40% 20% 0 0 Đảm bảo cân đối giữa nội dung lý 2/10 2/10 5/10 1/10 0/10 3 thuyết và thực hành 20% 20% 50% 10% 0 Nội dung Đảm bảo tính hệ thống, khoa học, đầy 5/10 4/10 1/10 0/10 0/10 4 đủ 50% 40% 10% 0 0 Đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát 1/10 3/10 4/10 2/10 0/10 5 triển của xã hội và xu thế phát triển của thế giới 10% 30% 40% 20% 0% Đảm bảo phù hợp với trình độ sinh 5/10 3/10 2/10 0/10 0/10 6 viên 50% 30% 20% 0 0 Phương pháp dạy học Đảm bảo phát huy được tính tích cực, 0/10 4/10 5/10 1/10 0/10 7 chủ động, sáng tạo của sinh viên 0 40% 50% 10% 0 Tạo điều kiện cho sinh viên được trải 0/10 1/10 4/10 3/10 2/10 8 nghiệm thực tế 00% 10% 40% 30% 0 Kiểm tra, đánh giá 1 8/10 2/10 0/10 0/10 0/10 Đảm bảo công bằng, khách quan 9 0% 20% 0% 0 0 Đảm bảo tính toàn diện, hệ thống 1 6/10 3/10 1/10 0/10 0/10 10 trong đánh giá 60% 30% 10% 0 0 Đảm bảo đánh giá được khả năng vận 0/10 1/10 2/10 5/10 2/10 1 dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống 11 0 10% 20% 50% 20% của sinh viên 58
  6. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 1/2023 Kết quả khảo sát cho thấy: chương trình thực tế còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu dạy học môn Văn hoá doanh nghiệp đã đáp cầu của thực tiễn khách quan hiện nay. Cách ứng cơ bản yêu cầu về mục tiêu, nội dung thức kiểm tra, đánh giá chưa đo lường được chương trình đào tạo. Tuy nhiên, theo đánh khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời giá của giảng viên, học phần này vẫn nặng về sống của sinh viên. cung cấp hệ thống tri thức mang tính chất lý b. Thực trạng học tập học phần Văn hoá thuyết, các phương pháp dạy học chưa gắn doanh nghiệp của sinh viên liền lí thuyết với thực hành và thực tiễn hoạt Với câu hỏi “Mức độ hứng thú của bạn khi động trong các doanh nghiệp ngoài thị học tập học phần Văn hoá doanh nghiệp?”, trường. Hiện nay, học phần này có thời lượng kết quả như sau: giảng dạy khá ít (2 đơn vị tín chỉ), do đó thời lượng dành cho các hoạt động trải nghiệm Bảng 4.2. Mức độ hứng thú của sinh viên khi học tập học phần Văn hoá doanh nghiệp TT Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ (%) 1 Rất hứng thú 15/140 10,7 2 Hứng thú 20/140 14,3 3 Bình thường 90/140 64,3 4 Ít hứng thú 9/140 6,5 5 Không hứng thú 6/140 4,2 Học phần Văn hoá doanh nghiệp là một học tăng thời lượng học tập trải nghiệm thực tế là phần chủ yếu cung cấp các kiến thức về lý điều có thể xem xét. thuyết liên quan đến môi trường kinh doanh của 4.1.2. Thực trạng nhận thức của doanh nghiệp, không có mô hình hay công giảng viên và sinh viên về mô hình học tập thức cụ thể. Vì vậy, việc giảng dạy học phần trải nghiệm và lợi ích của mô hình học tập này đòi hỏi giảng viên cần lồng ghép các vấn trải nghiệm đối với học phần Văn hoá doanh đề thực tiễn để giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận nghiệp nội dung lý thuyết. Kết quả khảo sát cho thấy a. Thực trạng nhận thức của giảng tỷ lệ sinh viên cảm thấy hứng thú khi học môn viên và sinh viên về mô hình học tập trải học này là 25%, đa số sinh viên (64,33%) đều nghiệm cho rằng học tập học phần này là bình thường, số sinh viên còn lại (10,7%) là ít hứng thú và Tác giả đã tiến hành khảo sát về nhận không có hứng thú với học phần này. Kết quả thức của giảng viên về các đặc trưng của mô này cho thấy với một học có khối lượng kiến hình học tập trải nghiệm, mức độ vận dụng thức lý thuyết khá lớn, để gia tăng hứng thú mô hình học tập trải nghiệm trong học phần học tập và sự phản hồi cũng như tính tích cực Văn hoá doanh nghiệp của giảng viên và kết chủ động trong học tập của người học, việc quả thu được như sau: 59
  7. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Bảng 4.3. Nhận thức của giảng viên về các đặc trưng của mô hình học tập trải nghiệm Số ý Tỷ lệ TT Các đặc trưng của mô hình học tập trải nghiệm kiến (%) Là quá trình trong đó tri thức được kiến tạo thông qua sự chuyển 1 10/10 100 hoá của kinh nghiệm 2 Trải nghiệm (kinh nghiệm) là trung tâm của quá trình học 9/10 90 Học tập thông qua trải nghiệm gồm 4 giai đoạn, trong đó người học “chạm đến tất cả các giai đoạn”. Đó là: (1) trải nghiệm (kinh 3 9/10 90 nghiệm) cụ thể, (2) quan sát phản ánh (quan sát có tư duy), (3) khái niệm hóa trừu tượng, (4) thử nghiệm tích cực Hình 4.1. Mức độ vận dụng mô hình học tập trải nghiệm trong học phần Văn hoá doanh nghiệp của giảng viên Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên 20% 50% 30% Qua khảo sát có thể thấy đa số giảng viên đã có những hiểu biết cơ bản về mô hình học tập trải nghiệm, tuy nhiên việc vận dụng mô hình này vào giảng dạy trên thực tế còn chưa nhiều. Chỉ có 20% giảng viên thường xuyên sử dụng mô hình này và đến 50% chưa từng sử dụng mặc dù có biết và có tìm hiểu về mô hình này. b. Thực trạng nhận thức về lợi ích của mô hình học tập trải nghiệm đối với học phần Văn hoá doanh nghiệp ➢ Nhận thức của giảng viên về lợi ích của mô hình học tập trải nghiệm đối với học phần Văn hoá doanh nghiệp 60
  8. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 1/2023 Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 4.4 như sau: Bảng 4.4. Nhận thức của giảng viên về lợi ích của mô hình học tập trải nghiệm Lợi ích Đồng ý Tỷ lệ Học tập thông qua trải nghiệm giúp gia tăng hiệu quả 10/10 100% học tập Học tập thông qua trải nghiệm gia tăng hứng thú học tập 10/10 100% Mô hình học tập trải nghiệm cho phép người dạy tạo ra 7/10 70% những phong cách giảng dạy riêng phù hợp đặc thù môn học Văn hoá doanh nghiệp Mô hình học tập trải nghiệm cho phép người học được 7/10 70% tiếp xúc và học tập bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú: đóng vai, quan sát, thực tập, thực tế, … Như vậy, hầu hết các giảng viên đều nhận thức được những lợi ích thiết thực mà mô hình học tập trải nghiệm mang lại. 100% giảng viên đồng ý với ý kiến cho rằng học tập thông qua trải nghiệm giúp gia tăng hiệu quả và hứng thú trong học tập. 70% đồng ý với ý kiến cho rằng mô hình này giúp những phong cách giảng dạy riêng phù hợp với phù hợp đặc thù môn học Văn hoá doanh nghiệp, đồng thời người học được tiếp xúc và học tập bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú, từ đó nâng cao hiệu quả học tập và chất lượng người học. ➢ Nhận thức của sinh viên về lợi ích của mô hình học tập trải nghiệm đối với học phần Văn hoá doanh nghiệp Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 4.5 như sau: Bảng 4.5. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của mô hình học tập trải nghiệm Lợi ích Đồng ý Tỷ lệ Giúp sinh viên có cơ hội thực hành, thực tế nhiều hơn 102/140 72, 85% Tạo hứng thú học tập đối với môn học có nhiều nội dung 125/140 89,28% lý thuyết trừu tượng Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng quan sát, tìm hiểu vấn 135/140 96,43% đề, giải quyết vấn đề Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình 119/140 85% Kết quả ở bảng trên cho thấy: 72, 85% thần tiếp thu, hoà nhập tốt nếu được học tập sinh viên nhận thấy học tập trải nghiệm giúp theo mô hình này. sinh viên có cơ hội thực hành, thực tế nhiều 4.2. Giải pháp vận dụng mô hình học hơn; 89,28% sinh viên có hứng thú học tập tập trải nghiệm của David Kolb trong học đối nếu được học tập trải nghiệm; trên 85% phần Văn hoá doanh nghiệp cho sinh viên sinh viên sinh viên rèn luyện được các kỹ trường Đại học Kinh tế Nghệ An năng cần thiết qua học tập trải nghiệm. Như 4.2.1. Đề xuất đề xuất mô hình các bước vậy, đa số đã nhận thức được những lợi ích vận dụng tổ chức các hoạt động học trải của mô hình học tập trải nghiệm và có tinh nghiệm cho học phần Văn hoá doanh nghiệp 61
  9. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Mô hình học tập trải nghiệm của David cách thức tiến hành hoạt động, tìm ra nguyên Kolb là một mô hình khoa học tân tiến, đem lại lí của hoạt động; Liên hệ với những kinh rất nhiều lợi ích cho cả người dạy và người học. nghiệm đã có. . . Nhìn chung đây là giai đoạn Với mỗi một hình thức học tập trải nghiệm lại người học trực tiếp tham gia vào hoạt động, đòi hỏi sự tham gia và năng lực khác nhau của quan sát, thường xuyên đặt ra câu hỏi và tìm người học. Do vậy, trong một bài học, người học phương án trả lời. hoàn toàn có thể được tiếp xúc với nhiều hình Bước 3: Tổng quát/ khái quát hóa. thức học tập. Điều này không chỉ giúp người học Người học làm báo cáo kết quả hoạt động phát huy đa dạng kỹ năng mà còn tránh được theo nhiệm vụ được giao sau khi quá trình trải tình trạng nhàm chán trong quá trình học. Trên nghiệm kết thúc. Giảng viên yêu cầu người cơ sở nghiên cứu nội dung lý thuyết học tập trải học mô tả những điều đã trải nghiệm, phân nghiệm của David Kolb, tác giả đưa ra đề xuất tích những ý nghĩa của các trải nghiệm đó cho mô hình các bước vận dụng tổ chức các hoạt bản thân người học, từ đó khái quát hóa, đúc động học trải nghiệm cho học phần Văn hoá kết thành kiến thức của riêng bản thân sau khi doanh nghiệp như sau: tham gia các tình huống và hoạt động học tập. Bước 1: Tổ chức cho người học tham gia Kết quả của bước này sẽ giúp người học hình các trải nghiệm cụ thể. Trải nghiệm này phải gắn thành những kinh nghiệm mới dưới dạng kiến với một nhiệm vụ của một nội dung hoặc chủ đề thức mới, kĩ năng mới, thái độ mới và giá trị bài học. Ở bước này, giảng viên tổ chức cho mới. Báo cáo này có thể được thể hiện bằng người học tham gia vào hoạt động cụ thể gắn với các hình thức khác nhau: chia sẻ bằng lời, bài nội dung bài học, trong tình huống cụ thể nhằm thuyết trình, bài tiểu luận, bài thu hoạch… khai thác những kinh nghiệm đã có của người Bước 4. Ứng dụng/ thử nghiệm tích cực. học, kết nối với tình huống mới. Tình huống/ Người học báo cáo nhiệm vụ và quá trình trải hoạt động đó có thể là một câu chuyện, một hình nghiệm của mình trước tập thể. Bước này ảnh, hoặc có thể là một chuyến đi tham quan giảng viên yêu cầu người học nêu những cách thực tế tại doanh nghiệp. Tình huống/ hoạt động thức áp dụng những điều vừa mới học, mới trải nghiệm cần được lựa chọn và thiết kế sao quan sát, cảm nhận, đúc kết được; gợi mở cho người học phải sử dụng, khai thác và kết nối những vấn đề để người học có thể áp dụng được kinh nghiệm cũ với bối cảnh mới, khơi dậy hoặc bàn luận những vấn đề người học đã học được cảm xúc của người học, yêu cầu người học được với những người khác, chia sẻ kinh phải hành động sáng tạo, chủ động. Người học nghiệm với người khác. được tham gia tích cực, chủ động, tự chịu trách Bước 5: Tổng kết quá trình hoạt động, nhiệm với các hành động của mình. học tập, thực hiện nhiệm vụ của người học. Bước 2. Tổ chức phân tích/ Xử lí trải Giảng viên tổng kết lại toàn bộ quá trình thực nghiệm. Ở bước này, người học tự trải nghiệm hiện nhiệm vụ để rút ra ý nghĩa, nội dung trong thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ được chính của bài học cũng như sự mở rộng, phát giao. Tùy theo nội dung học tập, việc tổ chức triển hoặc tính ứng dụng của các vấn đề mà phân tích, xử lí trải nghiệm có thể diễn ra theo bài học đã nêu ra. các cách sau đây: Người học tìm hiểu bản 4.2.2. Ví dụ minh hoạ chất hoạt động, tình huống mà họ vừa tham gia; Quan sát, xem xét, suy ngẫm, chiêm Ví dụ 1: Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm về những hoạt động, hiện tượng đã nghiệm để thiết kế hoạt động giảng dạy trong trải qua; Đưa ra các dự đoán cái gì đã diễn ra chương 2: Những vấn đề nội tại của văn hoá và cái gì sẽ diễn ra như thế nào trong tình doanh nghiệp huống tương tự; Tìm hiểu, thử nghiệm cách 62
  10. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 1/2023 Nội dung Các quá trình và cấu trúc hữu - Sinh viên báo cáo lại quá trình bài học hình của doanh nghiệp trải nghiệm bằng bài thuyết trình trên lớp về một trong các vấn đề - Kiến trúc nội ngoại thất của liên quan đến nội dung bài học doanh nghiệp mà sinh viên cảm thấy tâm đắc - Logo, khẩu hiệu, màu sắc nhất sau khi được tìm hiểu thực chủ đạo của doanh nghiệp tế tại doanh nghiệp - Đồng phục cho nhân viên - Gợi ý một vài vấn đề sinh viên Mục tiêu Giải thích được các kiến thức có thể chia sẻ: ý nghĩa logo của bài học cơ bản về các quá trình và cấu doanh nghiệp, quá trình lên ý trúc hữu hình của doanh nghiệp tưởng và thiết kế logo, kiến trúc doanh nghiệp có gì đặc biệt, cảm Quy trình thực hiện nhận về cảnh quan, cách bài trí, Bước 1 Tổ chức cho người học tham gia bố trí tại doanh nghiệp… các trải nghiệm cụ thể Bước 4 Ứng dụng/ thử nghiệm tích cực - Giảng viên tổ chức cho sinh - Vào vai một nhà quản lý trong viên tham gia một buổi tham doanh nghiệp để xây dựng hệ quan thực tế tại doanh nghiệp thống cấu trúc hữu hình của - Yêu cầu sinh viên tìm hiểu trước doanh nghiệp (lên ý tưởng thiết ở nhà các nội dung lý thuyết về kế kiến trúc, logo, khẩu hiêu, Các quá trình và cấu trúc hữu màu sắc chủ đạo…) hình của doanh nghiệp (Kiến trúc - Trình bày trước lớp nội ngoại thất của doanh nghiệp; Logo, khẩu hiệu, màu sắc chủ đạo Bước 5 Tổng kết quá trình hoạt động, của doanh nghiệp; Đồng phục học tập, thực hiện nhiệm vụ của của doanh nghiệp) người học - Giao nhiệm vụ cho sinh viên - Tổng kết quá trình trải nghiệm quan sát, tìm hiểu những vấn đề để hình thành kiến thức về các trên khi tham quan thực tế tại quá trình và cấu trúc hữu hình doanh nghiệp của doanh nghiệp Bước 2 Tổ chức phân tích/Xử lí trải - Từ quá trình trải nghiệm đó, nghiệm sinh viên hình thành ý thức tham gia xây dựng và phát triển văn - Sinh viên tiến hành thu thập hoá doanh nghiệp, văn hoá tổ thông tin về nội dung bài học chức được giao để phân tích/ xử lý (quan sát, ghi chép, chụp ảnh, đặt Ví dụ 2: Vận dụng mô hình học tập trải câu hỏi, trao đổi, chia sẻ,…) nghiệm để thiết kế hoạt động giảng dạy trong - Cho phép sinh viên được tự do nội dung 2: Đạo đức kinh doanh trong hoạt trải nghiệm thực tế tại cơ sở để động marketing, thuộc chương 3: Văn hoá thực hiện nhiệm vụ gắn với nội kinh doanh dung bài học Nội dung Đạo đức kinh doanh trong Bước 3 Tổng quát/ khái quát hóa bài học hoạt động marketing 63
  11. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Mục tiêu Giải thích được các kiến thức Bước 4 Ứng dụng/ thử nghiệm tích cực bài học cơ bản về biểu hiện của đạo - Đưa ra yêu cầu cho từng đức kinh doanh trong hoạt nhóm SV và hướng dẫn SV động marketing đóng vai trong các tình huống Bước 1 Tổ chức cho người học tham giả định cụ thể; gia các trải nghiệm cụ thể - Hỗ trợ SV trong quá trình tìm - Giảng viên tổ chức cho sinh các tình huống giả định của viên thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhóm; nhân viên bán hàng tại 1 cửa - Trình bày trước lớp hàng, phát hiện vấn đề của các Bước 5 Tổng kết quá trình hoạt động, biểu hiện của đạo đức kinh học tập, thực hiện nhiệm vụ doanh trong hoạt động bán hàng; của người học - Yêu cầu sinh viên tìm hiểu - Tổng kết quá trình trải trước ở nhà các nội dung lý nghiệm để hình thành kiến thuyết về biểu hiện của đạo thức về đạo đức kinh doanh đức kinh doanh trong hoạt của doanh nghiệp động marketing (bán hàng) - Từ quá trình trải nghiệm đó, - Giao nhiệm vụ cho sinh viên sinh viên hiểu rõ và mô tả được chủ động quan sát, tìm hiểu những vấn đề về đạo đức kinh những vấn đề trên thông qua doanh trong hoạt động những gì diễn ra trên thực tế marketing của doanh nghiệp, Bước 2 Tổ chức phân tích/Xử lí trải đồng thời trau dồi được khả nghiệm năng giao tiếp thuyết trình - Sinh viên tiến hành thu thập 5. KẾT LUẬN thông tin về đạo đức kinh Văn hoá doanh nghiệp là học phần tổng doanh trong hoạt động bán hợp nhiều kiến thức lý luận và thực tế, giúp hàng từ trải nghiệm thực tế người học không chỉ nâng cao nhận thức về (thông qua quan sát, ghi chép, xây dựng, phát triển văn hoá trong doanh trao đổi, chia sẻ,…) nghiệp mà còn góp phần hình thành ý thức - Cùng phân tích/ xử lý các đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền thông tin đó để làm rõ những văn hoá đó. Sự thấm nhuần văn hoá không chỉ biểu hiện của đạo đức kinh dừng lại ở những quan sát hữu hình bên ngoài doanh trong marketing trong mà còn là sự tiếp cận, trải nghiệm những quan các tình huống thực tế niệm, giá trị vô hình bên trong doanh nghiệp. Bước 3 Tổng quát/ khái quát hóa Vì vậy, các bước thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm đối với học phần này đòi hỏi sự - Sinh viên báo cáo lại quá linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng trình trải nghiệm bằng cách trả người học, nội dung học tập, điều kiện của lời các câu hỏi của GV nhà trường và địa phương. Điều quan trọng - Gợi ý một vài vấn đề thực tế nhất là phải đảm bảo các điểm trọng tâm của sinh viên có thể chia sẻ: đạo học tập trải nghiệm: (1) Trải nghiệm cụ thể: đức kinh doanh trong quảng đảm bảo có sự kết nối giữa kinh nghiệm cũ và cáo, trong bán hàng… kinh nghiệm mới; (2) Phản hồi kinh nghiệm: 64
  12. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 1/2023 qua hoạt động, người học phải được quan sát, mới của bản thân mình; (4) Vận dụng nó suy ngẫm, phân tích, liên hệ, suy luận, chiêm trong bối cảnh mới. nghiệm; (3) Khái quát hóa thành kiến thức TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Hồng & Nguyễn Thị Vân (2015). Dạy học môn nghề Tin học phổ thông cấp THCS theo lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb (1984), Tạp chí Thiết bị giáo dục số 116, tr. 25-28. 2. D. A. Kolb (1984). Experiential learning: experience as the source of learning and development. Address: Englewood Cliffs, New Jersey; Publisher: Prentice – Hall. 3. Đỗ Quốc Đạt (1997). Tiếp cận hiện đại trong hoạt động dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Jarvis, P. (1987). Adult Learning in the Social Context, Croom Helm, London. 5. John Dewey (2012). Kinh nghiệm và giáo dục (Phạm Anh Tuấn dịch), NXB Trẻ 6. L.X.V. Gotxki (1997). Tuyển tập Tâm lí học. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 7. Nguyễn Thành Hải, Phùng Thúy Phượng, Đồng Thị Bích Thủy (2010). Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt các chuẩn đầu ra theo CDIO, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Reginald D. Archambault (2012). John Deway về giáo dục. (Phạm Toàn dịch), NXB Trẻ, Hà Nội. 8. Seaman, J., Brown, M., & Quay, J. (2017). The evolution of experiential learning theory: Tracing the lines of research in the JEE. Journal of Experiential Education, 40(4), NP1-NP21. 9. Thomas E. Smith, Clifford E. Knapp, Thomas E. Smith, Clifford E. Knapp (2010). Sourcebook of Experiential Education, Routledge, New York. 65
  13. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An SUMMARY APPLYING DAVID A. KOLB'S EXPERIENCE LEARNING MODEL INTO THE CORPORATION CULTURE AT NGHE AN UNIVERSITY OF ECONOMICS Nguyen Thi Quynh Trang1,* 1 Nghe An University of Economics, *Email: nguyenthiquynhtrang@naue.edu.vn Experiential learning is an important requirement of teaching in the direction of developing learners' competencies. Experiential learning method has been included in the learning programs of Nghe An University of Economics for a time, however, the implementation of experiential activities in teaching and learning is not really clear and only implied at certain activities. In this article, the author presents the basics of experiential learning, especially David Kolb's experiential learning model, from which initially proposes to apply this model more effectively into the Corporation Culture module in the learning programs, contributing to improving the capacity of experiential learning, meeting the goal of reforming the quality of comprehensive education in the university. Keywords: Experiential learning, Corporation Culture, Method innovation, University. 66
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2