intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng sáng tạo chiến lược lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt

Chia sẻ: ViChoji2711 ViChoji2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

62
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc sống có vô vàn tình huống giao tiếp hoàn toàn khác nhau. Để thành công ở phương diện giao tiếp bằng tiếng Việt, vấn đề đặt ra ở bài viết này là chúng ta phải biết cách vận dụng sáng tạo chiến lược lịch sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng sáng tạo chiến lược lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt

TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8 - Thaùng 2/2012<br /> <br /> <br /> VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ<br /> TRONG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG VIỆT<br /> <br /> HOÀNG THUÝ HÀ(*)<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Cuộc sống có vô vàn tình huống giao tiếp hoàn toàn khác nhau. Để thành công ở<br /> phương diện giao tiếp bằng tiếng Việt, vấn đề đặt ra ở bài viết này là chúng ta phải biết<br /> cách vận dụng sáng tạo chiến lược lịch sự.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> There are countless situations in the life from which they are entirely different. To be<br /> successful in the aspect of communication in Vietnamese, the matter posed in this paper is<br /> that we must know how to use polite strategies creatively.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐẾ (*) đuôi cấp trên, khen không thật lòng…<br /> Xã hội tồn tại là nhờ giữa các thành Những chiến lược giao tiếp ấy có thể cho<br /> viên có các mối quan hệ hiện hữu (quan hệ hiệu quả nhất thời nhưng sẽ không xây<br /> huyết thống, văn hoá, kinh tế…). Những dựng được mối quan hệ bền lâu, vì chúng<br /> mối quan hệ này đều được hiện thực hoá thiếu tính chân thật, phản văn hoá, gây hại<br /> thông qua giao tiếp. Giao tiếp được thực đến người khác nên sớm muộn gì cũng sẽ<br /> hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau, bị công chúng nhận ra và tẩy chay.<br /> nhưng phương tiện quan trọng nhất là ngôn Chiến lược lịch sự là chiến lược giao<br /> ngữ. Làm sao để giao tiếp ngôn ngữ đạt tiếp hiệu quả nhất trong các các chiến lược<br /> hiệu quả cao đến nay vẫn là vấn đề cần giao tiếp của xã hội văn minh. Bởi vì con<br /> được tiếp tục bàn luận. người luôn sống trong các quan hệ xã hội<br /> Bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề vận đa dạng, phức tạp. Các quan hệ này tạo ra<br /> dụng chiến lược lịch sự để tăng cường môi trường sống thường xuyên của mỗi cá<br /> hiệu quả cho việc giao tiếp trực tiếp bằng nhân và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân<br /> tiếng Việt. cách và xu hướng hành động của họ. Chính<br /> 2. NỘI DUNG cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có cách<br /> 2.1. Lịch sự là một chiến lược giao xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự<br /> tiếp hiệu quả nhất trong các chiến lược trong quá trình tiếp xúc với các đối tác<br /> giao tiếp của xã hội văn minh – hiện đại khác nhau, ở những địa điểm khác nhau.<br /> Trong xã hội văn minh – hiện đại, con Đồng thời, chính con người lại chủ động<br /> người sử dụng rất nhiều chiến lược giao xây dựng những mối quan hệ đó một cách<br /> tiếp như: “gió chiều nào che chiều ấy”, “vu tốt nhất cho bản thân, cho cuộc sống, góp<br /> oan giá họa”, nói xấu sau lưng, dựng phần tạo nên một xã hội ổn định, hài hoà,<br /> chuyện, “thùng rỗng kêu to”, xu nịnh, vuốt tiến bộ và văn minh hơn. Nói cách khác,<br /> trong quan hệ xã hội nói chung, lịch sự là<br /> (*)<br /> nhân tố không thể thiếu vừa để duy trì trật<br /> TS, Trường Đại học Sài Gòn<br /> VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG VIỆT<br /> <br /> <br /> tự công cộng, vừa để thúc đẩy quan hệ phép giải thích những hàm ý ở mỗi lượt lời,<br /> tương tác xã hội. những hình thức ngôn từ và cấu trúc phát<br /> Lịch sự là hiện tượng phổ quát nhưng ngôn trong những tình huống giao tiếp cụ<br /> hình thức, phương thức biểu hiện lại mang thể” [1, tr.12].<br /> đậm màu sắc dân tộc, địa lí, lãnh thổ… Tính lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn<br /> Lịch sự, như cách chúng ta vẫn thường ngữ có được là nhờ vào việc sử dụng các<br /> hiểu, dùng để nói về hành vi ứng xử của phương tiện, biện pháp xác định với mục<br /> con người phù hợp với phép tắc, chuẩn đích điều chỉnh, gia tăng giá trị nhân văn<br /> mực mà xã hội thừa nhận. Buộc phải lịch của các tham thể, đặc biệt là trong giao tiếp<br /> sự với người khác, làm cho họ hài lòng, đối thoại. Lịch sự trong giao tiếp bằng<br /> yêu quý mình nhưng không có nghĩa là ngôn ngữ là sự tuân thủ những chuẩn mực<br /> thay đổi quan điểm, đi ngược với mong ngôn ngữ của xã hội. Vì vậy, ứng xử lịch<br /> muốn của người phát ngôn. Ngược lại, một sự không hoàn toàn là sự sử dụng các chiến<br /> cuộc giao tiếp thành công là cuộc giao tiếp lược giao tiếp của cá nhân mà trực tiếp bị<br /> vừa được lòng người vừa toại ý mình. Vì tác động bởi các chuẩn mực xã hội. Việc<br /> vậy, khái niệm lịch sự mà chúng tôi quan lựa chọn sai các phương tiện lịch sự sẽ phá<br /> niệm ở đây là những chiến lược giao tiếp vỡ mối quan hệ giữa người nói và người<br /> của cá nhân, nhưng những chiến lược này nghe, sẽ nhận được sự đánh giá tiêu cực từ<br /> chỉ được coi là lịch sự khi nó tuân thủ xã hội.<br /> những chuẩn mực xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu Âu – Mĩ đã xây<br /> 2.2. Các nguyên tắc của chiến lược dựng nên những quan điểm tương đối hoàn<br /> lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt chỉnh về lịch sự, nâng những vấn đề thực<br /> Trong các mối quan hệ giao tiếp giữa tiễn trong giao tiếp lịch sự lên thành “lí<br /> người với người, ngôn ngữ là một trong thuyết lịch sự” (theory of politeness).<br /> những phương tiện để trao đổi thông tin, Trong công trình của Grice, khi nêu các<br /> biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của phương châm hội thoại về lượng<br /> mỗi người và là phương tiện quan trọng (quantity), chất (quality), cần yếu<br /> bậc nhất đo lường tính “lịch sự”, tính “bất (relevance) và cách thức (manner), tác giả<br /> lịch sự” của mỗi người. Lịch sự trong giao đã đề cập đến phương châm lịch sự và cho<br /> tiếp bằng ngôn từ thể hiện rõ nhất trong các rằng phương châm này cũng tạo ra những<br /> cuộc thoại - quy ước (formal). Hội thoại là hàm ý phi quy ước (nonconventional<br /> một sự kiện nói diễn ra thường xuyên trong implicatures) (Grice, 1972). Một số tác giả<br /> sinh hoạt đời thường của con người. như R. Lakoff (1974), G. Leech (1983),...<br /> Muốn cho một cuộc thoại thành công, cũng đã nghiên cứu phương châm lịch sự<br /> mỗi bên hội thoại cần tuân thủ những với tư cách là một phương châm hội thoại<br /> nguyên tắc nhất định trong hội thoại. Nhiều và tái khẳng định rằng sự vi phạm phương<br /> nhà nghiên cứu về ngữ dụng học cho rằng châm này cũng tạo ra các hàm ý. Theo R.<br /> những nguyên tắc như vậy là nguyên tắc Lakoff, lịch sự là tôn trọng nhau trong<br /> cộng tác (prinaple) và nguyên tắc lịch sự tương tác hội thoại. Càng tuân thủ nguyên<br /> (principle of politeness). Những nguyên tắc lí lịch sự thì nguy cơ đối mặt với những trở<br /> này, theo Nguyễn Đức Dân “chi phối, tác ngại trong giao tiếp giữa các cá nhân càng<br /> động mạnh mẽ tới quá trình hội thoại, cho được giảm thiểu. Vì vậy cần thực hiện<br /> HOÀNG THÚY HÀ<br /> <br /> <br /> những nguyên tắc sau: i) không áp đặt cho thể diện âm tính của người nghe.<br /> (trong giao tiếp mang tính nghi thức); ii) để Việc nghiên cứu về tính lịch sự trong<br /> ngỏ sự lựa chọn (trong giao tiếp thông tiếng Việt ở một chừng mực cụ thể đã được<br /> thường) và iii) làm cho người đối thoại đề cập đến qua một số công trình nghiên<br /> cảm thấy thoải mái (trong trò chuyện thân cứu các nhà nghiên cứu Việt Nam. Đặc<br /> mật). Theo G. Leech, nguyên lí lịch sự hoạt biệt, trong một công trình nghiên cứu về<br /> động dựa trên khái niệm “tổn thất” và “lợi chiến lược lịch sự, Nguyễn Văn Hiệp dựa<br /> ích” mà nguyên tắc của nó là giảm thiểu tối trên những tổng kết về chiến lược lịch sự<br /> đa những lối nói bất lịch sự và tăng cường của hai tác giả P. Brown và S. Levinson, đã<br /> tối đa những lối nói lịch sự. Từ nguyên tắc đưa ra 17 nguyên tắc lịch sự. Tác giả gọi là<br /> này, tác giả đề ra những phương châm 17 “chiến lược lịch sự” (xem [2]).<br /> trong giao tiếp lịch sự: khéo léo, hào hiệp, Thực tế là trong một cộng đồng ngôn<br /> tán đồng, khiêm tốn, thiện cảm. ngữ, có những người hoặc những nhóm<br /> P. Brown và S. Levinson (1883) đã người thích dùng cách nói bóng gió xa xôi,<br /> phát triển và trình bày một cách tương đối cũng có người, có nhóm người thích cách<br /> đầy đủ những phương diện căn bản của nói thẳng, nói trực tiếp. Người Việt Nam<br /> “thể diện”. Đó là thể diện dương tính có một quy tắc về sự ứng xử lịch sự giữa<br /> (positive face) và thể diện âm tính những người có quan hệ thân hữu. Đó là<br /> (negative face) hay còn gọi là thể diện tích tình thân được thể hiện qua các từ xưng hô,<br /> cực và thể diện tiêu cực. Thể diện dương qua các câu thề, qua cách nói suồng sã,...<br /> tính là những điều mà mỗi người muốn Theo phép lịch sự thân hữu thì lối nói gián<br /> mình được khẳng định, được những người tiếp và các biểu thức rào đón không được<br /> khác tôn trọng. Nói cách khác, thể diện ưa dùng. Vì vậy, chúng tôi bổ sung thêm<br /> dương tính được thể hiện ở chỗ mọi người một nguyên tắc nữa là: Nói chân thật.<br /> luôn luôn hoặc có khuynh hướng tự đánh Siêu chiến lược lịch sự trong giao tiếp<br /> giá cao mình. Thể diện âm tính là những bằng tiếng Việt được cụ thể hoá bằng 18<br /> điều mà mỗi người muốn mình được “coi nguyên tắc gồm: 9 nguyên tắc thuộc chiến<br /> là người lớn” (competent adult member) lược lịch sự dương tính và 9 nguyên tắc<br /> không bị ai cản trở trong hành động. Nói thuộc chiến lược lịch sự âm tính.<br /> cách khác, mỗi người có một “không gian Chiến lược lịch sự dương tính:<br /> cá nhân” mà những người khác không Phép lịch sự dương tính hướng vào thể<br /> được xâm phạm. Để chỉ “thể diện âm tính”, diện dương tính của người nhận. Lịch sự<br /> người ta còn dùng thuật ngữ “lãnh địa”. dương tính được sử dụng nhằm thực hiện<br /> Còn thuật ngữ “thể diện” thì dùng để chỉ những hành động tôn vinh thể diện (face-<br /> thể diện dương tính. flattering), làm tăng một trong hai thể diện<br /> P. Brown và S. Levinson đã tổng kết của người nhận như lời khen, lời chào<br /> những chiến lược dùng để giữ thể diện mừng, lời mời, với cách xưng hô thân mật,<br /> nhằm đạt được hai loại lịch sự trong giao cách nói suồng sã,... và bằng cách như vậy,<br /> tiếp, đó là lịch sự dương tính (possitive người nói sẽ tạo lập được quan hệ thân hữu<br /> politeness) nhằm bù đắp cho thể diện với người nhận. Lịch sự dương tính có ba<br /> dương tính của người nghe và lịch sự âm biểu hiện nổi trội như sau: (i) có cái chung<br /> tính (negative politenness) nhằm bù đắp giữa các tham thể tương tác; (ii) người nói<br /> VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG VIỆT<br /> <br /> <br /> và người nghe đều có tinh thần hợp tác hội (16) Biết xin lỗi.<br /> thoại; (iii) phát ngôn được thực hiện nhằm (17) Dùng cách nói bóng gió, xa xôi,<br /> thoả mãn nhu cầu nào đó của người nghe. tế nhị.<br /> (1) Quan tâm chú ý đến nhu cầu, mong (18) Nói chân thật<br /> muốn, hứng thú của người nghe, tán dương Việc đưa ra 18 nguyên tắc trong giao<br /> người nghe. tiếp bằng tiếng Việt trên là rất cần thiết, bởi<br /> (2) Cường điệu, phóng đại sự đồng vì các hành vi tại lời luôn có nguy cơ bị đe<br /> thuận, sự thông cảm, sự quan tâm đến dọa thể diện. Để giữ thể diện cho cả người<br /> người nghe. nhận và người nói, người nói luôn phải tìm<br /> (3) Dùng những từ ngữ chứng tỏ người cách làm dịu nguy cơ đe dọa thể diện bằng<br /> nói cùng nhóm, cùng hội cùng thuyền với các hành vi giữ thể diện. Trong tương tác,<br /> người nghe. người nói phải tính toán các mức độ đe<br /> (4) Tìm kiếm sự đồng tình từ phía dọa thể diện của hành động tại lời được<br /> người nghe. dự định thực hiện để tìm cách làm giảm<br /> (5) Tránh sự bất đồng với người nghe. nhẹ mức độ đe dọa thể diện.<br /> (6) Nói đùa để làm vừa lòng người 2.3. Đề xuất một số cách thức vận<br /> nghe và tỏ ra hợp tác. dụng chiến lược giao tiếp lịch sự<br /> (7) Tỏ ra quan tâm đến mong muốn Mặc dù chúng tôi đã đưa ra 18 nguyên<br /> của người nghe. tắc của chiến lược giao tiếp lịch sự, nhưng<br /> (8) Gộp người nói và người nghe vào nếu không có cách thức vận dụng thì hiệu<br /> hành động mang tính hợp tác. quả giao tiếp vẫn không cao, thậm chí còn<br /> (9) Tỏ ra lạc quan. phản tác dụng khi vận dụng không phù hợp.<br /> Chiến lược lịch sự âm tính: Phép lịch Chúng tôi xin đưa ra ba giải pháp<br /> sự âm tính hướng vào thể diện âm tính, vào như sau:<br /> lãnh địa của người tiếp nhận. “Không áp Thứ nhất: phải dựa vào từng hoàn<br /> đặt” ở đây là không áp đặt đối với người cảnh, từng đối tượng cụ thể để lựa chọn và<br /> nghe, không cản trở người nghe hành động vận dụng nguyên tắc phù hợp.<br /> theo ý muốn của mình. Quy tắc này đòi hỏi Chẳng hạn, vận dụng nguyên tắc (9)<br /> người nói phải tránh né những vấn đề “tỏ ra lạc quan” khi người nghe đang ở<br /> thuộc cái riêng của cá nhân như đời sống trong tâm trạng bi quan, chán nản, thất<br /> gia đình, thói quen, thu nhập, ... vọng vì chuyện gì đó. Ví dụ: “Mẹ anh sẽ<br /> (10) Dùng các lối nói gián tiếp có tính sớm bình phục!”. Vận dụng, nguyên tắc<br /> quy ước. (13) “tỏ ra bi quan” khi người nói gặp<br /> (11) Rào đón (hedge). một chuyện hệ trọng, cần sự cảm thông,<br /> (12) Không ép buộc người nghe. giúp đỡ của người nghe: “Tôi sẽ chết mất<br /> (13) Tỏ ra bi quan (Thể hiện sự buồn nếu mẹ tôi biết chuyện! ”.<br /> bã thất vọng của mình để tác động vào tình Thứ hai: nguyên tắc (10) “dùng lối nói<br /> cảm của người nghe, để người nghe thấy gián tiếp có tính chất quy ước” là một<br /> động lòng mà tự nguyện hành động theo nguyên tắc cần thiết có thể vận dụng ở<br /> cảm xúc của mình) nhiều trường hợp để thay thế những hành<br /> (14) Giảm thiểu thiệt hại của người nghe. động có nguy cơ làm ảnh hưởng đến thể<br /> (15) Tỏ ra đề cao, quý trọng người nghe. diện của người nói và người nghe, khiến<br /> HOÀNG THÚY HÀ<br /> <br /> <br /> cho lời nói của mình vừa sâu sắc, thâm để thay thế hành động chê bai, là hành động<br /> thúy lại vừa rất tinh tế, tế nhị. vi phạm ý thức tự tôn của người nghe.<br /> Ví dụ: Đối với trường hợp một học Tâm lí chung không ai thích mình bị<br /> sinh đi học trễ giờ, để thay thế cho những chê bai. Lời chê sẽ làm cho con người mất<br /> phát ngôn ở lời thể hiện thái độ trách móc, tự tin. Vì vậy, khi bị chê, người ta sẽ khó<br /> tức giận, nặng nề, giáo viên có thể sử dụng chịu, ác cảm với người chê. Có một nghịch<br /> lối nói gián tiếp “Em có biết bây giờ là mấy lí là mặc dù không ai thích mình bị phê<br /> giờ rồi không?”. Hay để thay thế cho mệnh bình, nhưng ai cũng muốn được người<br /> lệnh trực tiếp là: “Các con vào dọn ăn ngay khác giúp mình nhận ra và khắc phục<br /> đi!”, người mẹ sẽ nói: “Cơm chín rồi!” những sai lầm. Ai cũng thích xung quanh<br /> Thứ ba: trong đại đa số trường hợp, nếu mình có những người bạn chân thành thật<br /> phối hợp nguyên tắc (10) với một số nguyên lòng với mình, sẵn sàng góp ý để giúp<br /> tắc khác nhau, trong những tình huống cụ mình nhận ra những gì bản thân còn thiếu<br /> thể, các cuộc giao tiếp sẽ đạt đến mức hoàn sót, còn chưa hoàn hảo. Các chuyên gia<br /> hảo. Vì vậy, theo chúng tôi, trong giao tiếp tâm lí vẫn thường khuyên chúng ta hãy cố<br /> bằng tiếng Việt đây là một cách thức mang gắng làm giảm đi những lời chê bai người<br /> tính đặc thù và rất quan trọng. khác và tăng lên những lời khen ngợi họ<br /> Xin được chứng minh bằng một số (phương châm tán đồng), vì như vậy, các<br /> cách thức cụ thể sau: bên giao tiếp sẽ giữ được hòa khí; mỗi<br /> * Nguyên tắc (10)+13+(12): được vận ngày nên dành tặng ít nhất một lời khen<br /> dụng để thay thế cho một số hành động cho người mà chúng ta gặp… Vì lời khen<br /> khuyến lệnh, là loại hành vi ngôn ngữ được là liệu pháp tinh thần nhằm khích lệ, động<br /> thực hiện để điều chỉnh người nghe hành viên, làm cho con người lạc quan phấn<br /> động theo ý muốn của chủ thể phát ngôn. chấn. Nhưng vấn đề là khen như thế nào<br /> Hành động khuyến lệnh thường đem lại tác cho đúng, cho thật? Vì nếu khen sai thì<br /> động tiêu cực tới người nghe tức là người ngược lại, sẽ gây tác hại, nguy hiểm vô<br /> nghe bị thiệt, và tác động tích cực tới người cùng. Nó làm cho người nhận lời khen ảo<br /> nói, tức người nói được lợi. Chẳng hạn một tưởng, hoặc đánh mất niềm tin đối với<br /> phát ngôn như: “ Kiểu gì cậu cũng phải người khen và làm cho những người xung<br /> giúp mình việc này!” là vi phạm phương quanh bạn cười chê bạn là giả dối, là “nịnh<br /> châm khéo léo vì nó đem lợi cho người nói thần”. Vấn đề đặt ra là khen thế nào cho<br /> và gây thiệt cho người nghe. Cũng nội đúng? Và những trường hợp người nghe<br /> dung mệnh đề đó được truyền báo bằng muốn chúng ta góp ý một cách chân tình<br /> một hành vi ngôn ngữ gián tiếp, kết hợp thì phải làm sao để nói thật mà lại không<br /> với thái độ tỏ ra bi quan và không ép buộc “mất lòng”? Những trường hợp này theo<br /> người nghe: “Chuyện này làm mình quá chúng tôi là nên vận dụng nguyên tắc (10)<br /> tuyệt vọng đành tìm đến cậu; nếu làm khó “dùng lối nói gián tiếp” kết hợp với nguyên<br /> cho cậu, thì cứ xem như là cậu chưa nghe tắc (1) “quan tâm chú ý đến nhu cầu, mong<br /> mình nói gì nhé!”. Sự kết hợp này sẽ khiến muốn, hứng thú của người nghe, tán dương<br /> cho người nghe cảm thấy xúc động và tự người nghe”.<br /> nguyện giúp đỡ người nói. Ví dụ:<br /> * Nguyên tắc (10)+(1): được vận dụng Tình huống 1: A và B là nữ đồng<br /> VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG VIỆT<br /> <br /> <br /> nghiệp của nhau. Sáng nay, A mặc một lần, bởi chúng ta sẽ trở thành những kẻ hứa<br /> chiếc áo mới tới công sở. hão hứa huyền, hoặc là những kẻ “ba hoa<br /> A hỏi B: - Cậu thấy tớ mặc áo này đẹp thiên địa” “ba voi không được một bát<br /> không? nước xáo” trong mắt người nghe. Vì vậy,<br /> B trả lời: - Cậu mặc cái áo này xấu quá! để tránh sự tổn thương cho người nghe,<br /> Hậu quả: B cảm thấy rất khó chịu, có theo chúng tôi là nên vận dụng nguyên tắc<br /> thể tự nhủ thầm:“Mình thấy được đấy chứ, (10) “dùng lối nói gián tiếp” kết hợp với<br /> chắc là nó ghen tị với mình đấy thôi!”. B nguyên tắc (16) “biết xin lỗi” và (14)<br /> cảm thấy không thoải mái, và ngày hôm đó “giảm thiểu thiệt hại của người nghe”.<br /> làm việc kém hiệu quả! Chẳng hạn, thay vì từ chối thẳng thừng:<br /> Thay thế: trước hết bạn hãy ngắm kĩ và “Tôi không đi uống cà phê với anh đâu”<br /> tìm ra nguyên nhân mà cô A mặc cái áo ấy chúng ta hãy nói rằng: “Xin lỗi anh, vì em<br /> không đẹp. Nếu do lỗi phối kết, chẳng hạn quá bận; hẹn anh dịp khác nhé!”<br /> không hợp màu sắc với cái quần hoặc váy * Nguyên tắc (10)+(6)+(12): Được sử<br /> mà A đang mặc, thì bạn có thể nói rằng: - dụng để thay thế cho tất cả các hành động<br /> Nó sẽ rất tuyệt nếu bạn mặc cái quần (hoặc gây sự khó chịu, căng thẳng, nặng nề đối<br /> váy) màu trắng (hoặc đen)! Nếu quả thực với người nghe.<br /> nó không có điểm gì để khắc phục thì bạn Ví dụ, thay vì trách móc: “Mọi người<br /> hãy tìm một cái áo nào bạn ấy mặc đẹp ồn ào quá!” hay hành động khuyến lệnh:<br /> nhất mà khen để né tránh việc chê cái áo “Mọi người hãy giữ yên lặng!” thì người<br /> hiện tại, chẳng hạn: - Mình thấy kiểu áo nói có thể vận dụng lối nói gián tiếp, hài<br /> mà bạn mặc hôm thứ hai rất hợp với dáng hước, nhẹ nhàng, vui vẻ, giúp người nghe<br /> người và tính cách của bạn! tự nhận ra và tự thay đổi hành vi thiếu<br /> Tình huống 2. B là em gái của A, vừa đúng đắn của mình: “Các cậu có muốn tớ<br /> làm một việc gì đó thất bại. A phê bình, chỉ mua thêm cho các cậu một con vịt nữa<br /> trích B: - Em cẩu thả quá nên mới hỏng việc! không?” (vận dụng thành ngữ “Ba mụ<br /> Hậu quả: sự thất bại đó ám ảnh nặng (người) đàn bà với con vịt nữa là thành cái<br /> nề với B, B mất tự tin. chợ!”, mục đích là giúp mọi người nhận ra<br /> Thay thế: động viên khích lệ B, đồng rằng ở đây và thời điểm này không nên<br /> thời giúp B nhận ra thiếu sót cần khắc “họp chợ”, không nên làm ồn.<br /> phục: - Lần sau chỉ cần em cẩn thận một tí 3. KẾT LUẬN<br /> là chắc chắn mọi việc tốt đẹp! Lịch sự là chiến lược giao tiếp của cá<br /> * Nguyên tắc (10)+(16)+(14): được nhân tuân thủ theo những chuẩn mực xã<br /> thay thế cho hành động từ chối là hành hội, là chiến lược giao tiếp hiệu quả nhất<br /> động mà người nghe không mong đợi nhất, trong các chiến lược giao tiếp của xã hội<br /> bởi nó sẽ làm cho người nghe thất vọng. văn minh – hiện đại.<br /> Nói lời từ chối, khi phải từ chối cũng Trong giao tiếp tiếng Việt, chiến lược<br /> thật không dễ. Nhưng trong thực tế, chúng lịch sự được cụ thể hoá thành 18 nguyên<br /> ta không phải khi nào cũng có thể gật đầu tắc: gồm 9 nguyên tắc lịch sự dương tính<br /> đồng ý được. Nếu chúng ta nhận lời một và 9 nguyên tắc lịch sự âm tính.<br /> việc gì đó mà chúng ta không thể thực hiện Cách thức sử dụng chiến lược giao tiếp<br /> thì lại càng tai hại hơn gấp trăm gấp nghìn đòi hỏi sự sáng tạo, uyển chuyển, linh hoạt<br /> HOÀNG THÚY HÀ<br /> <br /> <br /> trong từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ<br /> thể. Đặc biệt, nguyên tắc (10) “dùng lối<br /> nói gián tiếp có tính chất quy ước” là một<br /> nguyên tắc khiến cho lời nói vừa sâu sắc,<br /> thâm thúy lại vừa rất tinh tế, tế nhị, cho<br /> nên nó rất cần thiết để vận dụng trong<br /> nhiều trường hợp. Trong đại đa số trường<br /> hợp, tình huống cụ thể, nếu biết lựa chọn,<br /> phối hợp nguyên tắc (10) với một số<br /> nguyên tắc khác nhau, thì các cuộc giao<br /> tiếp sẽ thành công đến mức hoàn hảo.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> <br /> 1. Nguyễn Đức Dân (1998 ), Ngữ dụng học, T.I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br /> 2. Nguyễn Văn Hiệp (2005), Các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt và chiến lược lịch<br /> sự, Hội thảo quốc tế ngôn ngữ học liên Á lần thứ VI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.<br /> 3. Green, G. (1989), Pragmatics and Natural Language Understanding, LEA London.<br /> 4. Lakoff, R. (1973), “The logic of politeness, or minding yourp’s and q’s” in Papers<br /> From the ninth regional meeting Chicago linguistis Society, Edited by Corum C. et al,<br /> 9, 292- 305.<br /> 5. Thomas, J. (1995), Meaning in interaction: An introduction to pragmantics, Longman<br /> Malaysia PP.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2