intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa lãnh đạo và quản lý - Một số đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Sách chuyên khảo): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay" tiếp tục cung cấp tới bạn đọc những nôi dung về: xu hướng phát triển văn hóa lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế; quan điểm, giải pháp đổi mới văn hóa ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa lãnh đạo và quản lý - Một số đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Sách chuyên khảo): Phần 2

  1. Chương IV X U HƯỚNG PH Á T T R IẺN VĂN HOÁ LẢNH ĐẠO, QUẢN LÝ ở V IỆ T NAM TRO N G T IẾ N TRÌN H Đ ổ i MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC T Ế Từ thực trạng văn hóa lãnh đạo, quản lý ở nước ta trong những thập niên cuối thê kỷ XX và đầu th ế kỷ XXI; sự tác động ngày càng mạnh, toàn diện, đa chiêu trong quá trình vận động và phát triển của các quốc gia, khu vực, quốc tế là tiền để, yếu tô", nguyên nhân dẫn đến xu hướng phát triển văn hóa lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Vấn đề vừa có tính chiến lược, tính bền vững, nhưng cũng là thách thức to lớn đối với toàn bộ hệ thông chính trị, xã hội, với những tổ chức, cá nhân là chủ thể lãnh đạo, quản lý là nhận biết, dự báo những xu hướng vận động trong quá trình tiếp biến của văn hóa lãnh đạo, quản lý nước ta trong những thập niên tỏi. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đó là những xu hướng vận động bị quy định bởi nhiều yếu tô’ khác nhau, có thể biểu 276
  2. hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong phạm vi không gian, thời gian cụ thê khác nhau, trong các tố chức cụ thể, với những tình huống cụ thể khác nhau. Có thể nhận biết, dự báo những xu hướng phát triển văn hóa lãnh đạo, quản lý chủ yếu như sau: I. THAY ĐỔI NHẬN THỨC, TRIẺT LÝ VÀ CÁC GLÁ TRỊ TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tê là quá trình tất yếu của thế giới ngày nay. Sự phụ thuộc lẫn nhau, không tách ròi nhau trong một hệ Ihông thê giới đầy biến động buộc các quôc gia, các tổ chức phải liên kết với nhau cùng giải quyết những vấn đê chung nhằm thực hiện những mục tiêu chung. Đó là một quá trình vừa thông nhâ't, vừa mâu thuẫn. Điểu đó đòi hỏi chúng ta phải thay đổi nhận thức, triết lý của thời kỳ chiến tranh lạnh bằng nhận thức, triết lý mới mang tầm vĩ mô trong chiến lược quan hệ quốic tê và khu vực đến các lĩnh vực cụ thể trong phạm vi quốc gia, địa phương và các tô chức kinh tê - xã hội. Trong chính sách ngoại giao của các quốc gia, dân tộc, khu vực, tô chức liên khu vực và quôc tế,
  3. hóa - là lực lượng tạo sức mạnh và quyền lực mềm lại trớ thành tiêu điểm chú ý của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Những nguy cơ, thách thức của thời đại
  4. hệ triết lý cầm quyền và quản lý xã hội phải bảo đảm tính hệ thống, tính toàn cầu. Mức độ đậm. nhạt của yếu tô này sẽ phản ánh năng lực và trình độ văn hóa của chủ thể quản lý đốĩ với môi trường kinh tế, xã hội... của các đổi tác ngoài quôc gia, đồng thòi cũng chứa đựng tính khoa học trong quán lý và tô chức xã hội. Nhà quản lý phải có tầm nhìn rộng, nói cách khác họ phải có tư duy toàn cầu trong quyết sách đôi với sự hoạt dộng của các công ty, các tổ chức hoạt động chính trị, xã hội và văn hóa của quốc gia dù là trên lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội, ngoại giao, chứa đựng yếu tô, điểu kiện hoặc đáp ứng tiêu chí hệ thông và toàn cầu. Một trong những thành tô then chôt tạo nên tư duy toàn cầu là sự hiểu biết của nhà lãnh đạo, nhà quản lý đổĩ với các nên văn hoá, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội quốc tế. Hiểu biết các nền văn hoá, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội ở các nưốc khác là nền tảng quan trọng đê những nhà lãnh đạo, quản lý tiếp xúc, xây dựng quan hệ đôi VỚI những đối tác ở trong những nền văn hoá đó. Việc hiểu biết lĩnh vực mà mình tham gia hoạt động như thế nào trên phạm vi toàn cầu sẽ tạo cho nhà quản lý cơ sở đê xây dựng chiến lược cạnh tranh, chiến lược phát triển hoạt động của công ty, tổ chức mình. Nói cách khác, tầm nhìn toàn cầu là một trong những nhân tô" quan trọng của văn hoá lãnh đạo, quản lý. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, tính mở trong văn hóa lãnh đạo, quản lý là điều kiện đê phát trien và hợp tác. 279
  5. Tính mở là cơ sở của việc tiếp thu các tư tưởng, công nghệ, kỹ năng tốt ỏ bên ngoài. Điểu đó tạo nên lợi thế cạnh tranh cho đất nước, tổ chức, công ty trong phát trien cùng với các quốc gia ở khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những nguyên tắc bất di, bất dịch của mỗi dân tộc, nhưng cùng phải có một độ mở để du nhập và áp dụng những tinh hoa từ các nền văn hoá khác. Sự phát triển kinh tế hàng hóa ở mức độ cao của quốíc tế đòi hỏi sự phân công lao động phù hợp với mỗi quốc gia, bởi vậy tính mở trong tư duy và nhận thức của mỗi hệ thông chính trị, mỗi cá nhân lãnh đạo và quản lý là cơ sở cho hợp tác toàn cầu. Xu hướng phát triển của văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam chịu sự tác động chung của sự thay đổi triết lý và các giá trị trong quá trình toàn cầu hóa. Vì vậy, trong quá trình nhận thức, xây dựng triết lý văn hóa lãnh đạo và quản lý Việt Nam cần bảo đảm tính toàn cầu, tính hệ thống và tính mở. II. PHÁT TRIỂN CÁC CHUẨN Mực VĂN HÓA TỔ CHỨC PHÙ HỢP VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC Hành trang phát triển và hội nhập của Việt Nam khi bước vào giai đoạn toàn cầu hóa có nhiều điểm khác biệt với các quốc gia trong khu vực và trên thê giới. Chính 280
  6. những điểm khác biệt này là cơ sở, nguyên tắc để xây dựng các chuẩn mực văn hóa tổ chức phù hợp vối nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước tác động của sự thay đổi các triết lý và giá trị do toàn cầu hóa tạo nên. Mà giá trị cốt lõi của các chuẩn mực văn hóa tô chức trong tương lai là tính dân tộc, tính nhân văn và tính thòi đại. Hệ quả của các chuẩn mực văn hóa đó phải mang lại sự phát triến bển vững cho dân tộc, đất nưốc và con ngưòi. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi vai trò của lãnh đạo, quản lý ngày càng cao. Xét từ góc độ văn hóa, đó là yêu cầu của một nấc thang mới của sự phát triển văn hóa lãnh đạo và quản lý. Có quá nhiêu vấn đê mới mẻ mà chúng ta phải học, phải tập làm nhiều lần mới trở nên quen và thành thạo. Đó là một quá trình đòi hỏi một quan điểm, một cách làm mang tính nhân văn sâu sắc, khác hẳn với quá trình công nghiệp hóa ở phương Tây thê kỷ XVIII-XIX; một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực để lãnh đạo, quản lý xã hội trong sự nghiệp chấn hưng và phát triển đất nưóc, vừa tiếp thu được tri thức và kinh nghiệm tiên tiến của phương Tây, vừa giữ được bản sắc của Việt Nam, vừa giữ vững được độc lập tự chủ. Nên kinh tê tri thức đang đặt ra những vấn đề mới mà bất kỳ nhà nước nào cũng phải quan tâm, không chỉ các nước phát triển, mà ngay cả nhũng nước kém phát triển cũng phải thích ứng vói quá trình đổi thay này. Nền kinh tê đó đòi hỏi một cách ứng xử mới của nhà nước, của các nhà lãnh đạo, quản lý đối với những chu ẩn mực mới, những g iá trị mới, đối hỏi chúng ta phải có một cách tư 281
  7. duy mới về tương lai trên cơ sở của những giả định mới. Đó là cơ hội và thách thức to lớn đối VỚ I các nước kém phát triển. Từ thập kỷ 70 cúa thế ký XX. lực lượng sản xuâ’t dựa vào nguồn lực trí tuệ bắt đầu hình thành và phát triển, thích ứng VỚI nó là nển kinh tế thị trường dựa trên tri thức. Kinh tế tri thức là nên kinh tê phát triển dựa trên sự chiếm hữu và phân phô) tài nguyên trí lực. Sự phát triển các ngành công nghệ cao mới đã tạo ra một cuộc cách mạng mới, cuộc cách mạng hậu công nghiệp. Khoa học và công nghệ hiện đại (với bôn trụ cột chính là các công nghệ sinh học, năng lượng mới, vật liệu mối và thông tin) có ý nghĩa đặc biệt đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi vê chất quá trình sản xuất, tách dần con người ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp, trí tuệ người lao động trở thành cái chủ yếu nhâ’t. Kinh tê tri thức ra đời trong điều kiện kinh tê thê giới toàn cầu hoá, nhiêu ngành sản xuất và dịch vụ dựa vào nguồn cung ứng và tiêu thụ trên toàn thê giới. Cùng với nền kinh tê tri thức, nền kinh tê thị trường trở nên thống nhất trên phạm vi toàn cầu. Trong nên kinh tê tri thức, không những các ngành công nghiệp sản xuâ't, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, mà cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị cũng phụ thuộc và đan quyện vào nhau một cách chặt chẽ hơn bao giò hết. Kinh tê tri thức sẽ dẫn đến quá trình tái cấu trúc vê kinh tế, xã hội, chính trị, với những lợi thê khác nhau vê luật lệ, vê thuê, vê tiêu chuẩn an sinh xã hội... Nhìn 282
  8. chung, dưới ảnh hưởng của kinh tê tri thức, quá trình chính trị của loài người không chí gia tàng nhiệm vụ và quyển hạn của nhà nước dân tộc, mà dồng thòi lại làm giam di dáng kê sự kiếm soát của nhà nước đôi với những biên đôi mang tính toàn cầu, dần chuyên giao chức năng này cho các tô chức quản lý toàn cầu. Kinh tế tri thức là một nền kinh tê toàn cầu. xét vê quy mô và tác dộng của nó. Song hành cùng VỐI kinh tê tri thức là quá trình toàn cầu hoá về mặt kinh tê đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ hiện nay. Những vân để kinh tê tri thức dặt ra cùng là những vấn để mà các nhà nước đang phái đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tê thê giới. Rõ ràng trong quá trình này, nhà nước tự bản thán nó phải có những điểu chính cho phù hợp với những điều kiện mới. Nhà nước dân tộc đã bị tác động nhiêu mặt và phải chịu những tác động mạnh mẽ hơn. Vùng lãnh thổ nhà nước ngày càng mất đi tầm quan trọng như một
  9. năng của mình trong điểu kiện mới, giúp cho kinh tê thị trường tiếp tục phát triển với những điều chỉnh mới. Sự nhất thể hoá kinh tế thế giới, sự hình thành các công ty xuyên quôc gia, sự xuất hiện hàng hoá tri thức, tài sản trí tuệ, tài sản vô hình,... ngày càng xói mòn khái niệm biên giới quốc gia hành chính, khái niệm công dân vối tấm hộ chiếu của một quốc gia cụ thể, cách quản lý nhà nước truyền thông đã tồn tại 300 năm trong các nước tư bản chủ nghĩa, hệ thông quản lý kinh tế hình tháp,... Nhà nước dân tộc với những quyển lực tối cao đôi với toàn xã hội dường như không còn đủ sức cai quản chính ngay các công dân của mình, những người lao động tri thức, theo nghĩa truyền thông nữa. Nhà nưốc này đang cô" thay đổi chính bản thân mình để không bị gạt ra ngoài lề tiến trình kinh tê đang tự mở đường đi cho nó. Nói theo John Naisbitt, nhà dự báo hàng đầu th ế giới, ngay ở châu Á cũng đang
  10. Khả năng can thiệp của Liên hợp quốc để ngăn chặn các vi phạm quyển con người có nguy cơ đe dọa hoà bình thê giới ngày càng được cải thiện. Do đó, chủ quyển không còn là tham quyển duy nhất của nhà nước quốc gia nữa. Trong điều kiện của kinh tê tri thức, nhà nước phải chia sẻ quyển lực tôi cao của nó với các vùng địa phương, với các tổ chức phi chính phủ và với các nhóm quyền lợi. Nhà nước không còn có thể sử dụng vô giới hạn mệnh lệnh và quyền lực, nghĩa là không thê sử dụng những công cụ thực thi đặc trưng của mình nữa. Quyền hành động và quyết định của nhà nước cũng bị chia sẻ cho nhiêu tác nhân khác. Trong vai trò một nhà nước hợp tác, nó phải chia sẻ quyền lực của mình với các hiệp hội quyền lợi và với một tác nhân mởi đang được gọi là lĩnh vực thứ ba. Trong râ’t nhiều lĩnh vực, những quan hệ hợp đồng hoặc thậm chí những vòng đàm phán không chính thức đã thay cho những hoạt động chính thức của nhà nưốc. Trong thời đại kinh tê tri thức, sự xói mòn quyền lực nhà nước tốì cao đến cả từ hai phía đôi nội và đôi ngoại. Trong một nền kinh tế tri thức, khả năng hành động của nhà nước quốc gia bị hạn chê bởi hàng loạt tác nhân phi nhà nước, những tác nhân đang đảm nhận các chức năng trước đây của nhà nưốc. Trong thực tế, việc có nhiều lĩnh vực căn bản của nền kinh tế quốic dân đã không thể điều tiết bỏi các chính sách quốc gia. Trong nhiều trường hợp, với sự giúp đỡ của nhà nước, vốn tài chính lại làm tăng tính năng động xuyên quôc gia hơn, và như vậy lại vô hiệu hoá các điều tiết của nhà nước. Tuy vậy, nhà nước 285
  11. cũng có nhiều lĩnh vực mới cho hoạt động của nó. ví dụ những nhiệm vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhà nước quôc gia bằng chính sách quổíc gia vẫn có thể ảnh hưởng được đến các quá trình kinh tê quổc tế. Nhưng chính sách quốic gia bị giói hạn trong các điều kiện khung của kinh tế th ế giới. Nhà nước quốc gia xuất hiện trong quá trình toàn cầu hoá với vai trò là người cạnh tranh thu hút đầu tư; không gian hành động của nó trong cuộc cạnh tranh này ngày càng bị thu hẹp. Những tác nhân khác, những tác nhân cần phải đảm nhiệm các vai trò mà nhà nước không thể đảm nhiệm được đã xuất hiện: Các câu lạc bộ, những định chê trên câp nhà nước, có nhiệm vụ tìm ra những giải pháp cho các vấn để kinh tế vĩ mô, quỹ đầu tư, một tác nhân có tác dụng như một yếu tô" tự điểu chỉnh của nển kinh tê thị trường thê giới. Toàn cầu hoá làm bộc lộ những hoạt động kém hiệu quả, mà đặc biệt là hệ thống phân phôi lại phúc lợi xã hội không hiệu quả của nhà nước và nó tạo áp lực buộc phải cải tổ nhà nước. Nhà nước đã và đang được coi là một hệ thông bảo hiểm chông lại sự rủi ro, những rủi ro mà thị trường tự do chưa thể bảo hiểm, chính là ở đây, người ta cần đến nhà nưóc xã hội. Không gian hành động của nhà nước trong lĩnh vực xã hội cũng bị hạn chế. Ngay cả trong lĩnh vực xã hội, một trật tự kinh tế th ế giới tự do cũng chính là giải pháp tốt nhất để đạt được nhũng mục tiêu xã hội, chính trị. Trong nền kinh tê toàn cầu, nhà nước sẽ có được sự khẳng định mình thông qua hoạt động bảo vệ và giữ gìn đặc trưng văn hoá dân tộc của quốc gia trong quá trình 286
  12. hộ) nhập quốc tế. Nhà nước cần chia sẻ tất cả những nhiệm vụ này không những với các cộng đồng trên cấp nhà nước, với các tố chức quổc tế, mà còn cả VỚI những thực thể, tổ chức cấp dưới nhà nước. Nhà nước giữ vai trò là một quyền lực nằm ó giữa, một cộng đồng ở giữa. Chính ơ vị trí này sẽ hình thành và p hát triên pháp nhân đặc biệt của nhà nước và cùng với nó là tính nhà nước của nhà nước dân tộc. Nhà nước hiện đại, đó là một cộng đồng ờ giữa những cộng đồng quốc tê bên trên và những cộng đồng bên dưới nhà nước dân tộc. III. PHÁT TRIỂN NHỮNG PHAM c h ấ t , n ă n g L ự c , PHONG CÁCH MỔI PHÙ H ộp VÓI THE CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XẢ HỘI CHỦ NGHĨA Thể chê kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ỏ nưốc ta ngày càng phát huy tác dụng, tạo tiền đê cho quá trình phát tn ển và hội nhập quốc tế. Trong hơn 25 năm đổi mới, dần dần chúng ta đã xây dựng được những trụ cột căn bản cho thể chê đó, nhưng rõ ràng là vẫn chưa đủ, cần phải bố sung, điều chỉnh mối đáp ứng được với những biến đổi to lón của đất nước và thê giới hôm nay. Càng ngày chúng ta càng nhận thức rõ hơn th ế giối hiện thực mà chúng ta đang sông, với những mục tiêu hiện thực phục vụ nhũng lợi ích th iết thực cho con ngưòi Việt Nam. Chính điều đó đang đòi hỏi một đội ngũ lãnh đạo, quản lý với những p h ẩ m ch ất, n ăn g lực, p h o n g cá ch mới, khắc phục được những mặt tiêu cực của 287
  13. kinh tê thị trường, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm tính đồng bộ của các bộ phận câu th ành thể chê kinh tế, sự phát triển của khoa học và công nghệ, quá trình toàn cầu hóa, giữa thể chê kinh tế vối thể chế chính trị, xã hội, giữa nhà nước, thị trường và xã hội. B ất kỳ một tô chức nào, khi xây dựng và phát triển tổ chức của mình, cũng đểu cô gắng khắc họa rõ ràng phong cách lãnh đạo, quản lý của tổ chức mình. Nhưng dù có khác nhau vể những biểu hiện cụ thể, chúng đểu tuân theo nhũng nguyên tắc chung. Trong sô" các nhà lãnh đạo đất nước, hầu hết họ đểu để lại những dấu ân mạnh mẽ như là những đặc trưng phong cách lãnh đạo của mình. Các nhà lãnh đạo những tập đoàn kinh tê lớn, những công ty lớn đều được ghi nhận có phong cách này hay phong cách khác, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển tổ chức. Nhưng dù là phong cách nào, với những kỹ năng nào, các nhà lãnh đạo đều mong muôn giữ được sự ổn định xã hội, tạo ra được sự đồng thuận xã hội, phát triển xã hội một cách bển vững theo những nguyên tắc dân chủ. Sự độc đoán chuyên quyền sẽ đi gần tối chỗ sụp đổ. Ngày nay, khi xã hội đã bước vào thế kỷ XXI vối những đặc trưng của
  14. trọng trong quá trình tô chức và phát triển các yếu tô của các dộng lực này. Muốn vậy, họ phải có những kỹ năng cơ bản của một nhà lãnh đạo
  15. Ra quyết định được hiểu như một phương thức hành động của chủ thể quản lý khi hưống toàn bộ tổ chức tới mục tiêu chung, là sự lựa chọn một giải pháp tốt nhất (hợp lý nhất) cho vấn đê đã xác định. Kỹ năng là khả năng sử dụng thành thạo, thuần thục các phương tiện, các quy trình đế giải quyết một vân để nhất định trong thực tế. Trong lĩnh vực quản lý, kỹ năng ra quyết định chính là khả năng của chú thể quản lý huy động các nguồn lực của bản thân, của tổ chức để đưa ra một quyết định nhằm đạt được một kết quả nào đó theo mong muôn vỏi hiệu quả tôi ưu. Kỹ năng ra quyết định suy cho cùng là khả năng ứng dụng tri thức vào thực tiễn để giải quyết công việc. Khả năng này có thể học được, hoặc phát triển được thông qua đào tạo hay tự trải nghiệm. Đối vối các nhà quản lý giỏi, một trong những nền tảng đó là sự hình thành và phát triển kỹ năng ra quyết định. Một quyết định của chủ thê đưa ra có thể tạo nên sự tác động trên diện rộng các dôi tượng của quản lý, tùy tính chât và mức độ mà tác động tối chiều sâu các quan hệ trong tô chức. Tuy nhiên không thê phủ nhận một điểu là khi quyết định đã ban hành và phát huy hiệu lực trong thực tê thì sẽ tạo ra những biến đổi trong tô chức, hoặc đem lại lợi ích hoặc sẽ gây ra những tổn th ất nhâ’t định. Như vậy nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý là luôn phải xem xét tính hiệu quả của một quyết định khi ban hành, ý thức được hậu quả tác động của quyết định này tới các đối tượng khác nhau trong tổ chức, và có ứng biến 290
  16. nhanh nhằm điều chỉnh quyêt định phù hợp với các đòi hỏi của thực tiễn. Quyết định được ban ra phái đúng quv trình. Thực tế việc thực hiện đầy đủ các quy trình sẽ đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư vê sức lực của nhà quản ]ý cùng như các nguồn lực khác của tổ chức. Thực hiện theo quy trình có thê tảng tính chính xác. hiệu quả tác động của quyết định song đôi lúc những lợi thê đó lại mâu thuần vối tính kịp thời, tính kmh tế. Xác định tầm quan trọng của vấn để là điều cần thiết đê xem xét áp dụng đến đâu. như thê nào đối với quy trình ra quyết định. Đôi VỚ I một sô vấn đề việc ban hành quyết định có thể mang tính kế thừa, thực thi, do đó quy trình này có thê được rút gọn ở những bước nhất định. Tuy nhiên không vì thê mà chủ thể quản lý có thể không chú ý thích đáng đến quy trình ra quyết định như một trụ cột cho hiệu quả và hiệu lực thực thi. bởi mỗi bước đưa ra đểu có những căn cứ lý thuyết và thực tiễn sáng tỏ. Quyết định được ban ra trong sự chủ động, sự tiên lượng và nằm trong tầm nhìn của nhà quản lý. Một quvết định nếu như chỉ hoàn hảo về mặt kỹ thuật mà lại không có tính xã hội thì sẽ không hiệu quả. Phải khắng định lần nữa rằng, thành tố quan trọng nhất trong kỹ năng lãnh đạo, quản lý là tính nhát quán trong toàn hệ thống. Hoàn thiện kỹ năng ra quyết định để trỏ thành nhà quản lý giỏi là một yêu cầu có tính bắt buộc bởi tự thân nó đã là một công cụ thiết yếu trong hoạt động quản lý, gắn với chức năng, nhiệm vụ của chủ thể quản lý, và càng quan trọng hơn trong một môi trường biến động 291
  17. như hiện nay khi cần có những điểu chỉnh kịp thời đôi với tố chức. Với những cấp độ khác nhau, người lãnh đạo có thế phát triển những kỹ năng lãnh đạo bảo đảm và phát triển một cách tốt nhất nền dân chủ, sự đoàn kết, sự đồng thuận xã hội. Trên thực tế, không phải lúc nào những kỹ năng đó cũng được phát triển một cách thuận lợi, điểu đó phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh, lý tưởng và sự kiên nhẫn của bản thân nhà lãnh đạo. IV. QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI NGÀY CÀNG NHIỀU HƠN, TẤT CẢ v ì CON NGƯỜI Các nhà tư tưởng thời cổ đại, ví dụ như tròng lý thuyết thiên, địa, nhân đã khang định, Irời đất biến đổi khôn lưòng nhưng cũng không phức tạp bằng sự biến đổi trong tâm lý con người (thiên thòi không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hoà). Sự phát triển của các thời đại chứng minh rõ vai trò to lớn của con người trong quá trình phát triển xã hội. Từ con người
  18. khích, biết làm giàu chính đáng là thước đo trình độ, năng lực làm việc của mỗi người lao động, kể cả lao động chân tay hay lao động trí óc. Mọi tầng lớp nhân dân vốn thụ động, ỷ lại. trông chò vào sự bao cấp của nhà nưóc đã chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất, tìm mọi cách đê khai thác tiềm năng vê vôn, lao động, kỹ thuật, tri thức và kinh nghiệm đê phát triển kinh tê gia đình, đồng thời góp phần xây dựng địa phương, đất nưốc. Mỗi người lao động chân chính đểu muôn được làm giàu chính đáng và người biết làm giàu chính đáng được xã hội tôn vinh. Mỗi doanh nghiệp, cá nhân được quyền hoạt động theo pháp luật, được tự quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, hao phí bao nhiêu lao động và tiêu dùng cái gì, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả thực hiện quyết định của mình. Điều này cho phép phát huy tự do cá nhân, phát huy năng lực và tư chất của mỗi người, là tiên đê cho sự thịnh vượng xã hội, nâng cao thu nhập và mức sông tùy theo hiệu quả hoạt động của mỗi đơn vị và mỗi cá nhân. Tuy nhiên, cần tránh sự nảy sinh lạm dụng tự do cá nhân làm phương hại đến tự do cá nhân của ngưòi khác và lợi ích chung của cộng đồng. Vì cơ chê quan liêu bao cấp, yếu tô" chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất không được đê cao, nên người lao động cũng không được đê cao, quan tâm chú ý. Công tác quản lý người lao động dựa vào chủ quan cá nhân của chủ thể quản lý. Công tác quản lý không quản lý lao động theo quy trình vôn có của nó như thu hút - đào tạo phát triển - thù lao cho người lao động. Nhà nước quy định chế 293
  19. độ phân phôi vật phấm tiêu dùng cho cán bộ. công nhân viên theo định mức giá khác xa VỚI giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành hiện vật, thủ tiêu động lực k.ch thích người lao động, phá vỡ nguvên tắc phân phối theo lao động. Kinh tê thị trường đặt ra phải có những đòi hỏi mới về việc phát huy nguồn lực con người, nhân tô con người đê nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; phải khơi dậv tính năng động, sáng tạo của người lao động. Yai trò cá nhân của nhà quản lý, nhà lãnh đạo là rất cần thiết trong việc thúc đẩy tính năng động, sáng tạo của nhân viên, đê thực thi lợi ích mỗi cá nhân, tập thế phải trăn trỏ. tìm tòi, chủ động trong tư duy, nhạy bén trong hoạt động, đôi mới cách thức tô chức quản lý công việc của cá nhán, của tập thê nhằm đạt hiệu quả cao nhâ’t. Nhà quản lý phải coi trọng nhân viên, coi nhân viên là một trong những nguồn lực cần đầu tư đề có dược sự hưng thịnh. Sự phát triển của một tố chức đòi hỏi nhà quản lý, nhà lãnh đạo chú ý tới lợi ích cá nhân. Phải biết tạo động lực làm việc cho người lao động chứ không phải chỉ có ra mệnh lệnh. Nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh giữa các tổ chức này, tổ chức khác không phải là sự cạnh tranh vê vốn, khoa học côxig nghệ, mà là sự cạnh tranh vê nguồn nhân lực. Vì vậy, nhà quản lý, lãnh dạo phải tạo dựng mối quan hệ lâu bền, dựa trên lòng tin của người lao động. Trong tất cả các tô chức, người ta ngày càng nhận thức rõ chính đội ngủ cán bộ, nhân viên mới là tài sản vô giá của tổ chức. Người ta cũng nhận ra rằng chính con người 294
  20. đã làm ra tất cả và họ xứng đáng được phục vụ. được đôi xử như là những ông chủ của những giá trị đó. Một thời, người ta đã biết những sản phâm do con người làm ra đã quay lại thông trị con người như thế nào. thậm chí gây ra những thảm họa vô cùng thám khôc cho con người ra sao. Thế ký XXI đã đem lại những điều kiện đặt con người lên vị trí cao nhất, xứng đáng được đề cao và phục vụ một cách tốt nhất. Các chủ thuyết Đắc nhân tâm ngày càng được các nhà lãnh đạo, quản lý áp dụng trong hoạt động của mình. V. CHUYỂN SANG PHONG CÁCH VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG PHÙ Hộp VỚI c u ộ c CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI Cách mạng khoa học và công nghệ buộc các nhà lãnh đạo, quản lý phải trở nên chuyên nghiệp hơn, có nhiều tri thức hơn, nhạy bén hơn, thay đổi phon g cách làm việc,... Đặc biệt, dưới tác động của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2