intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận mệnh đất nước và Hồ Chí Minh: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

80
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Hồ Chí Minh và vận mệnh đất nướcnhằm tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh theo giác độ triết lý, đặc biệt làtâm thức Folklore Việt Nam. Tài liệu gồm 2 phần, mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung Tài liệu qua phần 2 sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận mệnh đất nước và Hồ Chí Minh: Phần 2

  1. B. S ự♦ HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT ĐẠO ĐỨC HỔ CHÍ MINH i/ CÁC N6UỔN ẢNH HƯỞNG 1. Triết lý số n g dân tộc Nếu là một chuyên đề nghiên cứu lịch sử hay chính trị xã hội, vấn đề trước nhất phải nói đến khi đề cập đến sự hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tấ t nhiên phải là điểm lại bốì cảnh lịch sử đất nước Việt Nam, quê hương Nghệ Tĩnh từ cuô"i thê kỷ XIX và đầu th ế kỷ XX. Mặc dù cho đến nay, tài liệu và ý kiến đã khá đồi dào và phong phú, song không phải đã hoàn toàn đầy đủ. Song thiết tưởng những thông tin cần thiết nhât thì chúng ta đã nắm vững rồi. ở đây, trong lĩnh vực nghiên cứu triết học, điểu cần được nhấn mạnh hơn là triết lý sống của dân tộc Việt Nam. Dân tộc này, cả khối cộng đồng chứ không riêng gì dán tộc Việt - do hoàn cảnh thực tế phải đấu tranh với thiên nhiên, với xã hội đã tự hình thành nên một triết lý sốing. Kể ra, nếu nhìn đại thể, thì người dân ỏ bất cứ một nưóc nào trên thê giới này mà không cùng có những đức tính (biểu hiện cụ thể của triết lý
  2. sông), gần gũi nhau: cần cù lao động để tồn tại và cải thiện đời sốhg, thiết tha vỏi độc lập tự do, đoàn kết hỗ trỢ nhau để sông hoà bình hạnh phúc. Người Việt cùng có chung lý tưởng sông còn như vậy. Song do hoàn cảnh riêng của môi trưòng, của lịch sử, lý tưởng này đã có những khía cạnh khác, có khi là cơ bản để làm nên những nét riêng của tính dân tộc. Chẳng hạn như ba nội dung cơ bản của bài học chung; làm người, dựng làng, giữ nước, Không phải dân tộc nào trên th ế giới cũng đều có bài học này. Hai nội dung sau thì đã rõ ràng. Làng là một thực thể riêng của dân tộc Việt, đã hình thành nên một văn hoá làng hẳn hoi'”, và nhiệm vụ đựng làng dù sớm, muộn, gần xa, cũng là chung cho cộng đồng ngưòi Việt, những người nếu sống thì "sốing ở làng". Nội dung giữ nước cũng không cần đi sâu thêm, mà chỉ nhắc lại ý kiến khá độc đáo của một nhà văn: Suốt bô"n nghìn năm, giở trang lịch sử Việt Nam, không có trang nào là không có hình ảnh thanh gươm chiến đấu. Riêng nội dung "làm người", có lẽ nên dừng lại lâu hơn một chút. Nếu tôi không lầm thì câu khau ngữ "dạy cho con nên người", là một câu có hiếm có trong ngôn ngữ thê giói. Mấy chữ "thành nhân” (Trung Quốc) "Sois homme” (Pháp) "you are son" (Anh) không phải là cùng nghĩa, và củng không phải là tiếng nói đân gian như ở Việt Nam. Người Việt, dù là những ông cha bà mẹ không có học vấn, đều có mơ ước cho con nên người. Cái Chúng tôi đã chuẩn bị mộl chuyên dể về văn hoá làng sẽ cồng bố (đã phát biểu nhiều lần trèn đài Truyền hình Việt Nam. và ơ các tập hội tháo chuyên đế Làng oân hoá ò Hà Bắc, Thái Bình. Thanh Hoá. Hả Tình. Hà Nội nhiều nãm: 1993 • 1995. 151 ÌH H ÌIH
  3. ý thức về người này lan cả vào cuộc sốhg tâm linh, và đây là điều nhiều nước, cả ỏ khu vực Đông Mam Á không có. Vối người Việt, thần với người là hoà hợp: thông minh chính trực vị chi thần. Ngưòi có đức độ, có công lao sẽ thành thần, ngưòi xấu sẽ thành ma quỉ. Thần không đứng trên trần thế, không sáng thê như chúa Cơ đốc hay Thánh Ala. Một sô" thần thiên nhiên cũng không được quan niệm như vậy, và cũng như con ngưòi, có cả một cộng đồng huyết tộc thần, có thu nạp cả những thần vôVi là con ngxíòi thực được hành hương sùng bái. Vì th ế mà cái lý tưởng ỉàm người, nên người, giữa cuộc trần, th ế này vô cùng quan trọng. Ngưòi dân lo không nên người, thì sẽ không thành thần thánh, chứ không lo khi chết đi sẽ phải chịu tội trước Chúa. Có phải tội trước Diêm vương (cũng là một tơà án kiểu trầ n gian), thì chính vì lúc sông đã không tròn tư cách làm ngưòi. Mà muốn tròn tư cách làm người thì phải có đạo đức. Triết lý sông của dân Việt là như vậy. Chính vi vậy, mà ta thấy nội dung giáo dục của íolklore suôt bao đòi nay vẫn chỉ là giáo dục làm người. Các nhà học giả thòi trước, tập trung biên soạn những huấn lục, huấn ca V . V . . . tưởng rằng đang truyền bá luân lý phong kiến, nhưng th ật ra, trong tiềm thức, họ đã tiếp thu triết lý sông của ngưòi dân để đi sâu vào học th u ật theo khả năng của họ. Càng ngày, vói thực tế dựng làng, giữ nước ở Việt Nam, vân đề lẽ sống càng trỏ nên thôi thúc. Hầu như không một thức giả nào không đặt vấn để này cho mình và cho người xung quanh. N hất là vào thòi gian từ th ế kỷ XIX trở đi. Ai cũng nhố những câu thơ Cao Bá Quát: 1Õ5 !■■■■
  4. Thiên sinh hào kiệt bất ưng hư (Tròi sini ngưòi giỏi đâu phải là vô lôi), thđ Nguyễn Công Trứ: Vị trụ chức phận nội (Người sòng trong đòi phải có chứ; phận), Không công danh thi nát với cỏ cây V. V... T bi gian Hồ Chí Minh trưỏng thành, là thòi gian mà các lạn bè của thân phụ ông lo lắng đến lẽ sổhg nhiều nhất, ^han Bội Châu, H u ỳ n h T h ú c K h á n g đ ề u p h á t b i ê u m ộ t c â u t r ù n g hỢp: bách niên trung tu hữu ngã (trong cuộc trăm năm phải có ta). Đặng Văn Bá thì xô"n xang: Sống lại hay chỉ sống ở đời: Cho đến ngưòi cùng lứa tuổi củi Hồ Chí Minh cũng có những câu thơ trỏ nên phổ biếx toàn dân, đên mức nhà cầm quyển phải ra lệnh cấm ciôn sách có câu thơ ấy (Bút quan hoài của Trần Tuấn Kỉải). Sốhg như thế, sông đê sống mạt Sông làm chi cho chật non sông Thà rằng chết quách cho xong Cái thăn cẩu trệ ai mong có mirh. Phải trỏ lại với tâm thức sâu xa của iân tộc, vối tâm lý thời đại, mói thấy vấn đề 'ĩàm ngườ" hệ trọng đến mức nào. Người có tâm huyết, người đtợc sinh trưỏng trong gia đình nề nếp, yêu nước, hấp thụ tính dân tộc, tính địa phương, ai có thể làm ngơ vối vấn để triết lý trọng đại như vậy được? Trong sự nghệp của mình - nói, viết và làm - Hồ Chí Minh chỉ có một mục đích là vì lý tưỏng đấu tranh giải phóng, và ở mặt '.riết học. lại chỉ tiếp cận môn đạo đức học, là có lý do chírh đáng. 2. Lương trì thời đại Ai cũng biết Hồ Chí Minh thuộc gia đình nhà nho. 15(5
  5. Thân phụ ông tìã đỗ đến phó bảng. Những người đứng hàng phụ chấp cũng đểu là những chí sĩ uyên thâm nho học. Bản thân óng có được theo học chữ Hán, tuy không có học vị cao, nhưng có lẽ đã đạt tối một mức độ thành thục n h ấ t định (theo các hồi ký). Tiếp đó ông lại theo đưòng tân học, trỏ thành một thầy giáo cấp cơ sơ (dạy trường Dục Thanh). Thời gian bôn ba hải ngoại, là thời gian ông tự học để tiếp thu tri thức theo cách học phương Tây. ông đạt tới trình độ viết và nói thông thạo nhiều thứ tiếng. Trên kia ta đă nói nhiều, nay vẫn cần nhắc lại như thế, để thấy rằng, trong lĩnh vực này, Hồ Chí Minh, vừa do hoàn cảnh, vừa do ý chí và nghị lực của mình, đã tự võ trang cho mình một bản lình học vấn tiếp cận với văn hoá thê giới. Khó mà nói được là trong kho tàng văn hoá tri thức nhân loại đồ sộ mà Hồ Chí Minh tiếp cận, ông đã giành sự chuyên tâm (về mặt học thuật) cho nhà tư tưỏng hay loại kinh điển nào (kể cả Mác - Lênin như dưới đây sẽ nói). Ổng có nhắc đến nhiều câu của nho gia, nhất là Khổng Tử, nhưng có lẽ không giành sự chú ý cho một bộ thư hay một bộ kinh nào. Không hê' thấy ông trích dẫn xuât xứ sách của Khổngmôn, và cả các sách về chủ nghĩa xã hội, Ông nhiều lần nhắc đến lòi Lênin (dạy chứng ta rằng) hoặc ý kiến Mác, mà cũng không nêu xuất xứ, không chỉ rõ nguyên văn. Tất nhiên, không thể đòi hỏi ông giữ tư cách của một nhà khảo cứu, nhưng cần có sự lưu ý này để tìm hiểu phương pháp tiếp thu kinh điển của ông. Đọc những tài liệu khác (các bài báo, các sách, các truyện ngắn, thơ ca) của ông, ta lại thấy ông đọc rấ t nhiêu, cả tác phẩm chính trị, văn học, nghệ thuật. Chỉ
  6. một vài lần, ông nói đến một hai cuốh sách, cuôn được ông nhố vên là Thiên gia thi, cuốn ông quên tên như một tiểu thuyết cỏa Tolstoi. Quên tên, nhưng nội dung sách, tinh thần sách thì ông nhớ kỳ và tỏ ra rất nắm vững. Có lẽ, hơn ai hết, Hồ Chí Minh đã thực hiện phương châm đọc sách của người xưa: "Độc thư quan kỳ đại lược". Cái đại lược inà ông nắm chắc, rõ ràng lá phần tịnh tuý của tác giả, được qua sự chọn Lọc của ông, và sẽ biến ra thành tứ của riêng ông. Và như thế, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh phải thấy điều này: cho dù ông nói rõ ý kiến này là ông theo ai, thì đó uẫn là của ông. ổng đưa ý kiến của người đi trưóc, để biểu lộ sự đồng tình, chứ không phải là nêu ra để làm khuôn phép. Cái "đại lược" mà ông tiếp thu đó, thực sự không phải là toàn bộ học thuyết của các nhà tiền bốỉ mà ông đă học tập. Ông chỉ nhặt trong kho tàng đồ sộ ấy, nhửng gì mà ông thấy là phù hợp với lương tri. Có điểu, không phải là lương tri chủ quan của một con người, mà là lương tri thời đại. Thời đại lúc bày giờ, diễn ra rất nhiều biến cô", nhiều khuynh hướng phức tạp, nhiều mâu thuẫn đôì kháng. Từng chủ trương này, lý thuyết nọ đưa đến nhiều hậu quả khác nhau - "Chân lý là một cái bình có hai quai, xách bên nào cũng đưỢc". Phải có một lương tri sáng suốt để chọn ỉựa, để chỉ cho mình một cách ứng xử thích hợp, mà là phải thích hợp với thời đại lúc bấy giờ. Phải có lương tri thòi đại, mới đi được đúng đưòng, mới hỢp với lẽ tiến hoá, vì đường đi là con đưòng tiến hoá. Hồ Chí Minh đã mặc nhiên nhận ra được điều đó, và ông đã dựa theo lương tri thòi đại mà tiếp thu cả tư tưởng phương Đông, phường Tây, tiếp thu cả ý kiến nhà nho và ý kiến 1Õ8
  7. các nhà Mác xít. Chúng ta đã có dịp trích dẫn ý kiến của ông về ý thức lương tri thòi đại này, xin không phải nhắc lại, mà chỉ cần nhấn thêm: ổ n g chấp nhận từng ưu điểm của các lý thuyết là do ông nắm được lương tri thời đại mà hoà nó vào với lương tri của dân tộc. Vậy là đã rõ, Phải chăng cách hiểu vân để như trên, có thể giúp chúng ta đỡ băn khoăn khi phải trả lòi những câu hói như: Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng Nho, Phật, Lão, Mác, Lê như thê nào. Câu nói của Hồ Chí Minh đã trả lời rành rọt. ô n g tự nhận là người học trò nhỏ cùa các triết gia, chính trị gia trên, (ông còn tự nhận là học trò nhỏ của Tolstoi). Xem cách ông lấy những ưu điểm của các chủ nghĩa trên (cả chủ nghĩa Mác) ta thấy đúng là ông đă dùng lương tri thời đại mà chọn lựa nhửng gì có thể giúp cho sự mưu hạnh phúc cho loài người. Không nên hiểu ỉà ông có khuynh hướng chiết trung (éclectisme) của Victor Cousin (Pháp). Bởi lẽ như đả nói trên, cách tiếp thu của Hồ Chí Minh là biến hoá chứ không kinh viện. Dưới đây ta sẽ nói thêm về phương pháp xử lý của ông. Nhưng trước khi chuyền vân đề, xin lưu ý xem lại câu của Hồ Chí Minh ta vừa trích. Rõ ràng trước khi nhắc đến những vấn đề liên quan đến chính trị, tôn giáo V. V . . . ông đã giành ưu tiên cho vân đề đạo đức. H/ PHƯONG PHÁP XỬ LÝ Tìm hiểu sự hình thành, và cả nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, cần phải nhìn nhận cho ra phương 159 ÌÌÌÉHiH
  8. pháp xử lý của ông đốì với đạo đức cổ truyền hay vối các học thuyết được du nhập thì mới thấy được sự đóng góp và nét độc đáo của ông. Trên đây, chúng ta cũng đã liên hệ qua một phương châm: "độc thư quan kỳ đai lược...". Có lẽ cần nên đi sâu thêm một vài khía cạnh nỉa. ... Cứ theo chữ nghĩa văn bản, thì rõ ràng Hồ Chí Minh đã không nêu ra một thuật ngữ hay một khái niệm nào khác vối ngưòi xưa đã dùng (cả vể chính trị cũng như về học thuật: từ Khổng Tử đến Mác. Lênin, Tôn Dật Tiên). Cũng nên nói thêm rằng, ngoài 4 vị tiền bối trên đây, không thây ông dùng đến một thuật ngữ nào của những ngưòi khác. Nhiều nhà nghiên cứu nưóc ngoài nói: "Trong Hồ Chí Mmh có một tí Gandhi", hoặc khi bàn về chư nghĩa xã hội, nhiều người đã từng nhấc đến các nhà không tưởng, các nhà khoa học V. V . . . Nhưng kể cả Gandhi, Engels, Owen V. V . . . ta đều không thấy có lần nào Hồ Chí Minh nhắc đến. Những thuật ngử được ông dùng đều của nhà nho, của Mác • Lênin, hoặc có trong ngôn ngữ dân gian cổ truyền, nhưng ta vẫn cảm nhận được cái mới hoặc cái bất ngò mà ông đem đến. Cả trong ván học cũng vậy. Tôi đã có lần nhắc đến một câu tập Kiều, Hồ Chí Minh đọc trước Quốc hội, làm cho ai cũng bật cười, mà lại thây vô cùng thú vỊ, vò cùng chính xác: Phe địch xuống dốc, phe ta Lên cao Mười lăm năm ấy, biết bao nhiêu tinh! Đó là một kiểu thao tác, xử lý của Hồ Chí Minh. Với ông, nguyên liệu có thể là những cái đã quen thuộc, đã cũ kỹ, nhưng chính sự sắp xếp, sự câ'u trúc các nguyên
  9. liệu ấy là cái mới. Và cả nguyên liệu nữa, nếu có một tác dụng khác so vối nhũng tác dụng trưóc, thòi đó là một nguyên liệu mới chứ sao. Phải có một trìn h độ triết học nhất định mới biết xử lý vấn đề theo cách ấy. ở phần sâu kín n h ất trong tâm hồn Việt Nam, con người rất có ý thức về sự tồn tại của mình. Họ không nói ra được bằng lý luận, nhưng rất thấm thìa về một bản nàng sinh tồn và phát triển. Hàng nghìn năm Bắc thuộc, chúng ta không bị đồng hoá mà lại có thể đồng hoá những gì ngoại lai mà phù hỢp vói ta. Những giai đoạn lịch sử gần đây, tác dụng ngoại lai còn mạnh mẽ hơn. Nhưng cái lai căng, mất gô'c không đủ khả năng ngự trị hay chiếm đoạt tâm hồn Việt, mà những cái tuy lúc đầu là xa lạ, nhưng không trái vối lương tri Việt Nam hoặc có khả năng bồi bổ cho lương tri thì sẽ có cơ Việt Nam hoá. Hiểu được khả năng đồng hoá này, và có cách xử lý; vận dụng, cải thiện hay nâng cao, đó là bí quyết của Hồ Chí Minh. Ta có thể tìm hiểu bí quyết ấy. Chẳng hạn như vấn đề lồng yêu nưốc. Hồ Chí Minh biết được là có lúc nó đưỢc bộc lộ, nhưng cũng có nhiều lúc, nó như là một thứ của quí, "cất giấu trong rương trong hòm". Hơn nữa, ông còn quan niệm nó như là một thực thể có kích thước, có tầm cỡ khác hơn lầu nay sô" đông vẫn hiểu, ô n g thấy đó là của cộng đồng Việt Nam, chứ không riêng gì dân tộc Việt, ô n g không cần viện dẫn nhiều sử sách, nhiều công phu điều tra đôi chiếu, mà gần như chỉ cần biết gõ đúng vào một phím dây nhất định, là có tác dụng làm rung chuyển cả một bản hỢp xướng tiếp theo. Bản hỢp xưỏng này là tiếng nói ■ ■ ■ ■ ■ 161
  10. chung của một đất nưỏc luôn luôn gìn giữ một sức mạnh, gắn bó vói cội nguồn, sông vối nếp sống đẹp theo cách hiểu của từng giai đoạn lịch sử. Lý tưởng đạo đức bao hàm trong đó, và luôn luôn muốn được duy trì trong tâm thức ngưòi dân. Duy trì cái liên tục ấy cũng là một sự thực hiện đạo đức. Cách xử lý của Hồ Chí Minh là phải chù trương sự duy trì lién tục này. Để duy trì được sự liên tục, mà lại trong một chuỗi dài biến thiên tất yếu của thòi gian và không gian, quả thực là không dễ. Xã hội hay tư tưởng bao giờ cũng ở trong th ế động, các học thuyết đều đề cập đến, những lý thuyết "dịch" ở phương Đông, tiến hoá luận ỏ phương Tây. Tâm thức Việt Nam cũng biết điều đó (ca dao tục ngữ nói đến nhiều), nhưng những thay đổi bất thường hoặc đột nhiên sệ gây ra nhiều ngỡ ngàng thậm chí dễ bị phản ứng. Trong phạm vi đạo đức cũng vậy. Giữ nguyên cái nguyên lý thì sẽ không phù hđp, hoặc trỏ thành bảo thủ, lạc hậu. Chuyển đổi triệt đê hay vô nguyên tắc là trái vói tâm thức, sẽ có những hiệu quả khó lường. Hồ Chí Minh đã có một cách xử lý tài tình là ông khéo chọn được những điểm bảo tồn lành m ạnh, khiến cho ai ai cũng phải chấp nhận, thấy là vừa tầm , đúng với lý tưỏng, lại hỢp với bước tiến (cả về quan niệm củng như về sinh hoạt. Có nhiều ý kiến cho ở đây Hồ Chí Minh đã dựa theo hoặc lấy hẳn nội dung các học thuyết cũ; không phải như vậy. Chữ trung, chừ hiếu chăng hạn, có trong Nho giáo, nhưng cũng có trong lương tri người Việt, và những dân tộc khác trong cộng đổng Việt. Các bậc hiền triết líhổng môn, đúc kết đưỢc 162
  11. nhũng khái niệm này, sáng tạo ra th u ật ngữ là tạo cho ta một thuận lợi. Ta có rấ t nhiều tác phẩm dân gian chứa đựng nội dung ấy, (cả lời Việt, lòi Thái hay Mưòng, triết lý đã sưu tầm được không ít), rồi chính những thuật ngừ ấy cũng đã quen thuộc, trỏ thành của ta. sử dụng lại, không phải là bảo thủ, là cổ hay phong kiến mà là giữ gìn và phát huy nhừng điểm bảo tồn lành mạnh. Nhiều ý kiến đã cho là vận dụng sáng tạo, song có thể nói cách khác để thấy đúng phướng pháp xử lý trong bình điện triết học hơn. v ả chăng, không phải chỉ lúc này mà rồi đây, kể cả vào những giai đoạn hậu công nghiệp hay siêu công nghiệp, vần cần có sự bảo tồn lành mạnh này thì lịch sử mới là một cuộc tiếp nối. Còn đối với hiện tại, có thế’ nghĩ rằng Hồ Chí Minh được lòng dân, hễ nói ra là người ta nghe, hiểu, không ai phản đốỉ được (kể cả những ngưòi tự cho là rấ t mỏi), là nhò ở điểm này. Chúng ta đã nhiều lần nói đến tính cách bao dung và thích nghi của tâm thức Việt Nam. Chính vì điểm này mà ở ta, không có chiến tranh tôn giáo, kỳ thị sắc tộc nặng nề. Nhưng ta cũng ít nhìn vấn đề theo giác độ triết học. Trên kia, đả nói rằng ở Việt Nam, không ai băn khoăn về quôc tịch của Thích Ca hay Quan Vũ, cũng không ai thâV trái khoáy khi niệm A di đà Phật trước bàn thò tổ tiên, ở Hồ Chí Minh, đã có lúc ai đó tự hỏi vì sao một nhà duy vật, một chiến sĩ cộng sản lại cầu khẩn; Nam vô Bồ tá t th ế tôn, tiếp dẫn linh hồn về Mạc Tư Khoa V. V . . . Chỉ vì không hiểu được tâm thức bao dung mà con người tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam
  12. này luôn luôn ý thức được. Sự bao dung, là một biểu hiện đạo đức sẽ làm nên cái nhân ái của con ngưòi và cái hoà hỢp của dân tộc. Trên bình điện triết học, rõ ràng các phạm trù ứng đối nhau, lôgích và biện chứng. Trong quá trình thấm nhuần lý tưỏng đạo đức và thực hành đạo đức, có một khuynh hướng khá chung ỏ nhiều nhà lý luận hay ngưòi có trách nhiệm, là một quan niệm tĩnh. Một khi nguyên lý đạo đức đã đưỢc xác lập, nó rất dễ trở nên là chân lý ngàn đòi. Một thuật ngữ hay một khái niệm đưa ra là như một cái gì hình thành bất biến. Hiểu khác đi một chút, sẽ bị xem là xa lạ vái giáo ìý chính truyền. Vô hình trung cách hiểu như vậy là phủ nhận sự tiến hoá. Hồ Chí Minh đă có một cách xử lý khác, vỏ ngôn ngừ là nguyên vẹn, ông giữ lấy nó để giữ sự duy trì liên tục và điểm bảo tồn lành mạnh. Nhưng nội dung của nó được ông thêm bớt và nâng cao một cách nhuần nhuyễn bất ngò. Sự thêm bớt này của ông bao giò cũng qui tụ trong phạm vi đạo đức, chứ không biện chiết lý luận, ông khai thác chủ yếu mặt lương tri trong tâm thức, bổ sung một cách nhẹ nhàng thấm thìa cho ngưòi bình thường nhất hiểu đưỢc, thông cảm và tiếp nhận dễ dàng, từ một cái "đức" xưa, chuyển thành cái "đức" mới, không hề bõ ngõ mà rất thuận chiểu. Và như th ế ông tạo ra được những tình cảm đạo đớc mới. Dẫn chứng ỏ đây có nhiều: từ lòng yêu nước muốn cho dân tộc được độc lập tự dó, ehúng ta dần dần ' mà bất giác - có được tình cảm quô"c tế, chuyển thành nghĩa vụ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc thuộc địa, là một điểu rấ t tự nhiên mà lại là rất mỏi. Đạo đức cổ 16ì
  13. truyền ngày xưa chưa có nội dung này, cả trong khái niệm nhân, trí, dũng V. V . . . đều chưa có. Mác - Lênin cũng nói nhiều đến tinh th ần quô"c tế vô sản, nhưng củng ỏ Hồ Chí Minh ta mối thấy nó nằm trong nguyên lý đạo đức học. Có thể đi vào nhiều điểm tương tự như vậy, để hoàn chỉnh cái nhìn hệ thống về tư tưỏng đạo đức Hồ Chí Minh. Một vấn đề nữa, đã được nói rồi, song vẫn cần nhắc lại, vì còn phải được gia công hơn vê m ặt lý luận. Nên chăng phải khảo sát kỹ lưdng hơn sự thực hành đạo đức ỏ Hồ Chí Minh. Thông thường ta chú ý đến cuộc sống gương mẫu của Ngưòi, sự không tha hoá khi ở ngôi cao, hoặc ở tình thương đôi với đồng loại. Chú ý như vậy là đúng, nhưng cũng vẫn theo cái nếp quen thuộc: Lấy cuộc đời mẫu mực để chứng minh cho tư tưỏng đẹp, Vấn đề còn phải được nhìn ỏ nhiều bình diện khác nữa, vì như đã nói: Sự thực hành đạo đức ỏ Hồ Chí Minh là thành phần hữu cơ trong hệ thông tư tưởng, chứ không phải là những bằng cớ để chứng minh. Sự thực hành đạo đức của Hồ Chí Minh nằm ngay trong những vấn đê ông chọn lựa để cải tạo hiện thực, ô n g đã có một sự m ẫn cảm chính trị nhạy bén, hỢp với những cảm hứng thẩm mỹ, cảm hứng folklore nên đã biết chọn, và chọn đúng những gì tốt đẹp trong tâm thức ỉolklore, trong ứng xử folklore Việt Nam để phát huy và nâng cao. Điểm tin h vi có ý nghía lý luận trong thực hành đạo đức ỏ Hồ Chí Minh là ỏ chỗ ấy. Rồi củng từ cái mẫn cảm ấy, ông đã đồng hoá những lý luận mởi, xưa và nay đê cho nó có một giá trị thực tiễn đôi với nhu cầu hiện đại 165
  14. của xã hội Việt Nam. Hãy nghe ông giải thích về chủ nghĩa Mác - Lênin; "Hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc, bất kỹ việc to việc nhỏ gì cũng nhằm mục đích ấy. Đó là chủ nghĩa Mác - Lênin"*'*. Rõ ràng là Mác - Lênin không nói thế bao giò. Hồ Chí Minh đã nói, vì đó là tư tưồng đạo đức của ông được đồng hoá với chủ nghĩa mới theo hướng thực hành. Phải đi vào những điểm ấy, sau đó, sẽ đến lượt nêu tấm gương đạo đức của ông. nỉ Những lời kêu gọi... tập III 0956). ]66
  15. c. THỬ HÌNH DƯNG, MINH TRIẾT HỔ CHÍ MINH I/ MINH TRIẾT HỐ CHÍ MINH Nghiên cứu một học thuyết, cần phải tìm đến nguyên ỉý của học thuyết ấy. ở trường hỢp thuộc phạm vi siêu hình học, những nguyên lý này phải xét trên cơ sở vũ trụ quan, th ế giổi quan của triết gia. ở trường hớp đạo đức học, phải tìm hiểu cơ sở xă hội, nhân sinh, mà trên đó, nhà tư tưởng xây đựng hệ thông quan điểm của mình. Trường hỢp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, lâu nay chúng ta cũng đả tiến hành nghiên cứu như vậy, tuy cách lý giải thường nghiêng theo giác độ chính trị, xả hội học. Thực ra, có một minh triết Hồ Chí Minh. Bước đầu, ta hãy điểm qua vàì nét dễ nhận, để có dịp sẽ đối chiếu với nhiều nguyên lý của các triết gia khác, khi điều kiện nghiên cứu cho phép. 1. Điều dễ nhận nhất là tư tưởng đạo đức Hổ Chí Minh (và cả những tư tưỏng, quan điểm thuộc các lĩnh vực khác) đều có cơ sở trên nguyên lý nhận thức về dân tộc của ông. Có lẽ không phải bàn luận thêm về những 167
  16. điều đã được hoàn toàn nhâ't trí. Từ Nguyễn Ái Quốc đến Hồ Chí Minh, lý tưồng suốt đòi phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc đã rõ ràng. "Không gì quý hơn độc lập tự do" đã trở thành một danh ngôn... Ngay người nước ngoài cũng thừa nhận điều này, không chỉ thừa nhận về lập trường mà thừa nhận về đạo đức: "Ông chỉ có một suy nghĩ trong đầu óc - và triết lý nghĩ ra nó đã ám ảnh ông suốt cả cuộc đòi. Nước của ông, nước Việt Nam. Triết lý không nói rằng ông không phải là một người quốc tế chân thật, một nhà cách mạng chân chính. Nhưng đối với ông, Việt Nam luôn luôn đã đưdc ông nghĩ tỏi trước hêt'"'’. Nhận xét như vậy là đúng đắn, chỉ cần thêm rằng: cái lý tưởng dân tộc mà Hồ Chí Minh ôm ấp lại không phải là lý tưởng dân tộc hẹp hòi, trong phạm vi văn hoá quốc gia hay văn hoá khu vực, Nó có tầm của văn hoá quốc tế, để gặp được tư tưởng giải phóng các dân tộc thuộc địa của Lênin. Chính ở đây mói là nguyên lý dân tộc cơ bản của ông Hồ. Bằng cái nhìn dân tộc - quốc tê như vậy, ông đã kiên trì đấu tranh, vê' mặt lý luận, chủ trương, ỏ nhiều tổ chức cách mạng trên th ế giói. Đó là cái mới ông đem lại cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và lý thuyết vô sản giai cấp của Mác - Lênin. Và đó là một tư tưởng đạo đức mâi, ông đã đóng góp vỏi nhân loại. Nếu tôi không lầm thì hình như các tác phẩm Mác - Lênin không nói vấn đề này kể cả bản luận cương của Lênin mà Nguyễn Ái Quốc đả vui mừng và cảm động khi tiếp thu. CKarles Fenn dẵn lòi của Lacouture (tài liệu của Viện bảo tàng Hồ Chí Minh). 168
  17. Bản luận cưdng ấy nhấn mạnh Vfai trò giai cấp vô sản, giai cấp công nhân và các đảng cộ>ng sản ở các nước thuộc địa. Hồ Chí Minh đã thấy ra ở bản Luận cương ấy con đường giải phóng hữu hiệu, con đỉường mà các nhà văn thân, các đảng quốc gia ở Việt Nam không tìm ra. Con đường ấy lại phù hỢp với lương tri thời đại trong thồi kỳ đế quốíc chủ nghĩa. Chính do cách tiếp thu bản luận cương khác nhau (vì sự võ trang lý luận, sự ý thức bản chất khác nhau) mà sau này có sự khác nhau giữa Staline - Trần Phú và Hồ Chí Minh. Òng Hồ đứng trên cơ sỏ đạo đức, người khác ông chỉ thấy vấn để lập trường. Về ý thức dân tộc, còn một vấn để nữa ở Hồ Chí Minh mà lâu nay ta ít để ý, hoặc không tiện, không dám nói, nhưng thực ra có lẽ lại là cơ sỏ nguyên lý để có thể hiểu vi sao Hổ Chí Minh được quần chúng các th ế hệ chấp nhận. Đó là cơ sở lương tri, cơ sỏ tám thức của đân tộc. Nói lương tri (bon sens) rất ngại rơi vào lý thuyết duy tâm chủ quan. Nói tâm thức (conscience) cũng vậy, và cũng thường có sự đồng nhất tâm linh với tâm thức. Hồ Chí Minh lại không bao giờ nói đến những chuyện này, hay dùng các thuật ngũ này, vì ông vẫn trung thành với triết ìý vô ngôn của dân tộc. Do đó. hướng nghiên cứu thưòng không dám đi theo ngả này. Ây vậy mà, trong thực tê rõ ràng Hồ Chí Minh đả căn cứ vào lương tri, vào tâm thức dân tộc để ứng xử trong nhiều trường hỢp, thường là các trường hợp có nội dung đạo đức. Lương tri dân tộc không phân tích, không lý lẽ, nhưng có khả năng phân biệt cái đúng cái sai. Bằng lương tri, quần chúng Việt Nam chiến đấu vì độc lập.
  18. không ngại mất mát, hy sinh, không nề gian khố. Còn một lĩnh vực khá phức tạp và tế nhị nữa, có liên quan đến câu chuyện tâm thức. Cũng như Khổng Tử, Hồ Chí Minh không nói đến quỉ thần, ông cùng luôn ỉuôn rhâc nhở người dân thực hành "đòi sổng mới". Nhưng ông đă sẵn sàng châp nhận một thế giới biểu tưỢng vừa :ó ý nghĩa hửu thức và vô thức. Chính đáy là chỗ quần chúng thấy Bác Hồ rấ t dân gian, ông nhớ đến tổ Hùng Vương, ông đọc văn và làm lễ cầu Trần Hưng Đạo, ông dựng cảnh Bà Trưng hiện về trong đêm sương giá Piris, ông quan niệm thân thể ở trong lao, tinh thần d nịoài lao, ông báo trước cuộc hành trình sẽ gặp những đàn anh trong "thế giới người hiền" V. V . . . Người vô thần hay người vổ ngực là duy vật sẽ có những dấu hỏi tuỳ iheo mặc cảm. Nhưng ngưòi dân Việt thì không, trái lại chi’ thấy những biểu hiện cử chỉ ấy, củng cô cho lý tiỏng đạo đức của họ. Chắc chắn là Hồ Chí Minh biết sự thực bản châ't này, thấy đó là cái đẹp trong tâm thức đântợc, đẹp mà lại rất cần cho lý tương đạo đức, chứ không có gì là siêu hình hay mê tín cả. Đã nói lý tương thì phải Ighĩ rằng cái làm nên lý tưởng có cả phần thực và phần miơ. Phải chăng, hiện tưỢng đạo đức xuống cấp, lý tưởnf đổ vỡ hiện nay, là vì cả hai phần ấy đều khủng hoảng! Chiứ suốt thời gian ông Hồ còn sống, không có nguy cơ đó’ vỡ này, mặc dầu nhiều lúc, nhiều nơi, đã có những /iệc ngưòi ta ỉàm sai những điều ông Hồ dạy bảo (Thí diụ: những vùng văn hoá kêu cứu). 2. Gắn với nguyên lý dân tộc độc lập, nguyên lý iâ.n chủ cũng là cơ sở vững chắc của học thuyết đạo đức Hồ 170
  19. Chí Minh. Vấn đề cũng đã đưỢc bàn bạc nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị xã hội. Còn có thể khai thác thêm nhiều khía cạnh để hiểu rõ thực chất quan niệm dân chủ ở Hồ Chí Minh. Có ba điểm cần chú ý. Trước hết là sự thông n h ất giừa dân và nưốc. Điều này, Phan Bội Châu cũng đã nói rồi: dàn là dân nước, nước là nước dân (Hải ngoại huyết thư). Nhưng ở Phan Bội Châu, cơ sở vấn đề là mốì tương quan giữa quân chủ và dân chỏ. Từ nguồn gốc, đầy cũng tinh thần đưđe bộc lộ từ tuyên ngôn 1791 ỏ Pháp về cách mạng tư sản dân quyền, hoặc trước hơn một chút: tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Tuyên ngôn độc lập 1945 của Việt Nam, do Hồ Chí Minh thảo và công bô", nhắc đến hai bản Tuyên ngôn 1776 và 1791 là "suy rộng ra”. Từ khái niệm nhân quyền và dân quyền được mỗ rộng thành quyền bình đẳng của tấ t cả các dân tộc. Chính đây là điểm phải đưỢc ỉưu ý, mà khi giải đáp câu hỏi quan niệm dân chủ ở Hồ Chí Minh VỔI quan niệm đân chủ tư sản phân biệt thê nào, nhiêu ngưòi đã không khai thác, ờ Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc và dân chủ dân quyền là một thể thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Có quyền làm người phải có quyền làm dân. Ngưòi dân ở nước này củng có quyền bình đẳng vói ngưòi dân nước khác, đưỢc tôn trọng quyển làm người và quyền làm dân như tấ t cả nhân loại. Đây là một tư tưởng đạo đức rấ t cao. Không thực sự thấm nhuần tư tưỏng dân chủ thì không hiểu và không íàm được. Dân chủ là bình đẳng, nghĩa là không có vấn đề nước lổn, nước bé, không có dân tộc này mới là ngưòi, dân tộc kia là thấp hèn, ỉ à loài đi tộc man rỢ V . V . . . Dân chủ ỉà bình đẳng, còn phải hiểu là phải được
  20. hưởng quyền làm ngưòi, quyển sống hạnh phúc như nhau, ngay trong phạm vi một nước. Lãnh đạo một nước, mà để cho dân nước ấy bị lạc hậu, bị thiệt thòi trong hạnh phúc con ngưòi, cũng là mất dân chủ. Có hiểu như vậy, mới thấm thìa được những ý kiến: "Bao nhiêu lợi ích đểu vì dân, bao nhiêu quyên hạn đều của dân"'” cũng như câu nói: "Nếu nước độc lập mà dần không đưỢc hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì Chúng ta thường nhắc đến phương châm "lấy dân làm gốc". Nếu không tìm hiểu ý nghĩa mấy từ này, trên cơ sở nguyên lý dân chủ của riêng Hồ Chí Minh, thì dễ sa vào những chuyện căi nhau về chữ nghĩa (đã xảy ra rồi) về nguồn gốc (Khổng Tử đã nói: Quốc dĩ dân vi bản). Đúc kết thành một phương châm như vậy là công lao của các nhà tư tưởng, các triết gia, nhưng sử đụng th u ật ngữ trong văn bài, thậm chí trong cả tuyên ngôn lại là một việc đễ, có khi ỉà quá dễ. Hồi tháng 3/1945, sau đảo chính Nhật, Pháp. Khắp đưòng phô' và nông thôn nước ta dán đầy quảng cáo, tuyên bô' "Nưóc An Nam độc lập", "Hoàng đế" Bảo Đại cũng ra tuyên ngôn; từ nay nưóc ta theo nguyên tắc "Dăn vỉ quí". Những thí dụ có thể kế ra nhiều, song không cần thiết. Chỉ cần nhận rằng, tư tưởng dân chủ đã ra đời hàng nghìn năm nay, ai cũng nói dân chủ, nhâ't là các nhà lãnh đạo, nhưng không ai thực hiện dân chủ cả. Dân chủ không giả hiệu, thì dân chủ hình thức, miễn cứ ÌIU2 Í \fÌjỊỹi toàn tập (1984), tập 5. tr. 299 và tập 4, tr. 35. 172
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2