intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Về mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm - Nguyễn Thuý Hằng

Chia sẻ: Người Nguy Hiểm | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

588
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm là mảng kiến thức quan trọng của phân môn Luyện từ và câu lớp 5. Tuy nhiên, đa số học sinh vẫn chưa thấy được mối quan hệ giữa chúng nên các em còn lúng túng khi gặp các bài tập dạng này. Tham khảo bài viết "Về mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm" để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Về mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm - Nguyễn Thuý Hằng

Về mối quan hệ giữa từ  nhiều nghĩa với từ đồng <br /> nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm<br /> Nguyễn Thuý Hằng<br /> (Trường tiểu học Đông Thái ­ Đức Thọ – Hà Tĩnh)<br /> <br /> Từ  nhiều nghĩa, từ  đồng nghĩa, từ  trái nghĩa và từ  đồng âm là mảng kiến <br /> thức quan trọng của phân môn Luyện từ  và câu lớp 5. Tuy nhiên, đa số  học sinh <br /> vẫn chưa thấy được mối quan hệ giữa chúng nên các em còn lúng túng khi gặp các <br /> bài tập dạng này. Bài viết này chúng tôi không có tham vọng đưa ra một cái nhìn <br /> tổng thể về mối quan hệ đa chiều này mà chỉ mong muốn giúp các em thấy được <br /> các kiến thức được học không tách bạch nhau mà nằm trong một tổng thể,  ở  đó <br /> chúng có các mối quan hệ đan xen nhau. <br /> <br /> 1. Từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm. <br /> 1.1 Từ nhiều nghĩa (hay từ đa nghĩa): <br /> a. Khái niệm: <br /> Từ nhiều nghĩa (hay từ đa nghĩa) là từ dùng một hình thức âm thanh biểu thị <br /> nhiều ý nghĩa khác nhau, giữa các nghĩa đó có mối quan hệ với nhau.<br /> Theo SGK Tiếng Việt 5 thì: Từ nhều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một  <br /> hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối <br /> liên hệ với nhau.<br /> b.Cơ cấu nghĩa của từ nhiều nghĩa: dựa vào quy luật ẩn dụ và quy luật hoán <br /> dụ.<br /> Quy luật 1: ẩn dụ<br /> Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật và hiện tượng <br /> mà từ chuyển tên gọi.<br /> ­ Nghĩa phát triển dựa vào sự giống nhau của hình thức, vị trí giữa các sự vật, hiện <br /> tượng.<br /> Ví dụ: Mũi (1): Mũi người<br />  Mũi (2): Mũi dao<br /> ­ Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về chức năng của sự vật, hiện <br /> tượng.<br /> Ví dụ: Nối (1): Nối dây<br />  Nối (2): Nối lại quan hệ<br /> ­ Nghĩa của sự vật phát triển dựa trên sự giống nhau về kết quả<br /> Ví dụ: Đau (1): Ngã đau<br />    Đau (2): Đau lòng<br /> Quy luật 2: Hoán dụ<br /> Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ gắn bó có thực giữa các sự vật, <br /> hiện tượng. Thường có ba dạng:<br /> ­ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển từ chỗ gọi tên bộ phận sang chỉ toàn cơ thể.<br /> Ví dụ:  Miệng (1): Miệng người<br />     Miệng (2): Miệng ăn<br /> ­ Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ cái chứa, cái bao với cái được <br /> chứa, được bao bên trong.<br /> Ví dụ:   Nhà (1): Nhà ở  <br /> Nhà (2): Người đứng đầu gia đình (chủ nhà, gia đình)<br /> ­ Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ nguyên liệu, chất liệu với sản <br /> phẩm được làm ra từ nguyên liệu.<br /> Ví dụ:  Bạc, đồng (1): Kim loại<br /> Bạc, đồng (2): Tiền<br /> 1.2. Từ đồng nghĩa: <br /> a. Khái niệm:<br /> Từ đồng nghĩa là từ khác nhau về ngữ âm, giống nhau về nghĩa, chúng <br /> cùng biểu thị các sắc thái khác nhau của khái niệm.<br /> Theo SGK Tiếng Việt 5 thì: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống <br /> nhau hoặc gần giống nhau.<br /> b. Bản chất của từ đồng nghĩa: là những từ đồng nhất với nhau có tính mức <br /> độ.<br /> Không thể có hai sự vật trùng khít lên nhau hoàn toàn cả trong tự nhiên và trong <br /> xã hội nên trong ngôn ngữ không có hai từ hoàn toàn trùng khít nhau.<br /> SGK Tiếng Việt 5 chia từ đồng nghĩa thành hai loại: Từ đồng nghĩa hoàn toàn <br /> và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.<br /> ­ Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau lời nói. Ví dụ: Hổ, cọp, hùm…<br /> ­ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Ví dụ: Ăn, xơi, chén…. Khi dùng những từ <br /> này ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng.<br /> Thực chất những từ đồng nghĩa hoàn toàn là đồng nghĩa lời nói có tính chất <br /> lâm thời chứ không phải đồng nghĩa ngôn ngữ. Những từ đông nghĩa không hoàn <br /> toàn mới thực sự làm cho ngôn ngữ chính xác và tinh tế hơn. Vì vậy, trong dạy <br /> học, người giáo viên cần giúp  học sinh dựa vào sắc thái nghĩa hoặc sắc thái biểu <br /> cảm của từ để sử dụng từ đồng nghĩa một cách tinh tế. <br /> 1.3. Từ trái nghĩa: là từ đối lập nhau về nghĩa trong một khái niệm<br /> Theo SGK Tiếng Việt 5, từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược mhau. <br /> Ví dụ: Nóng/ lạnh; to/ nhỏ; thiện cảm/ ác cảm…<br /> Danh từ không trái nghĩa nhau, chẳng hạn không nói tìm  từ trái nghĩa với từ <br /> ông, ông ngoại… Tuy nhiên, nếu danh từ đựoc dùng để biểu trưng cho một tính <br /> chất nào đó thì có thể trái nghĩa nhau.<br /> Ví dụ: Lên voi xuống chó.<br /> Voi: Biểu thị cho địa vị cao sang.<br /> Chó: Biểu thị cho địa vị thấp hèn.<br /> Các từ chỉ vị trí trong không gian, thời gian có thể trái nghĩa nhau nếu chúng <br /> được dùng để hàm chỉ một đặc điểm, tính chất nào đó. <br /> Ví dụ: Kẻ Bắc người Nam.<br /> Bắc / Nam: Chỉ sự xa cách.<br /> 1.4. Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về ngữ âm nhưng không có quan hệ về <br /> nghĩa.<br /> Ví dụ: Ba (3) và ba (bố)<br /> Thực tế thì trong lời nói cũng như trong dạy học chúng ta sử dụng hiện tượng <br /> đồng âm chứ không phải từ đồng âm đơn thuần. Hiện tượng đồng âm xảy ra ở <br /> nhiều cấp độ mà từ đồng âm chỉ là một cấp độ (cấp độ: từ và từ).<br /> 2. Mối quan hệ giữa từ  nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng <br /> âm<br /> 2.1 Từ nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa:<br /> Các từ đồng nghĩa với nhau nếu là từ nhiều nghĩa thì không phải đồng nghĩa <br /> toàn bộ nội dung ý nghĩa mà chỉ đồng nghĩa với nhau ở một nét nghĩa nào đó. Nếu <br /> thực chất so sánh từ đồng nghĩa là so sánh các nghĩa của từ chứ không phải từ với <br /> nhau.<br /> Mô hình biểu thị mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa.<br /> Nghĩa 1  ~ B<br /> Từ A    Nghĩa 2 ~  C<br /> Nghĩa 3 ~  D<br /> ................<br /> Ví dụ:<br />   Hấp thụ thức ăn vào cơ thể, đồng nghĩa với: xơi, chén, nhậu...<br /> Từ: ăn     Cái được nhận về, đồng nghĩa với hưởng, nhận...<br />   Phù hợp với cái gì đó, đồng nghĩa với: hợp...<br /> 2.2 Từ nhiều nghĩa và từ trái nghĩa:<br /> Cũng như từ đồng nghĩa, các từ trái nghĩa với nhau nếu là từ nhiều nghĩa thì <br /> không phải trái nghĩa hoàn toàn mà chỉ trái nghĩa ở một số nét nghĩa nào đó của từ.<br /> Mô hình biểu thị mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa và từ trái nghĩa.<br /> Nghĩa 1 >< Xoá, bỏ, loại bỏ, loại trừ, xoá                 <br /> bỏ, huỷ, diệt, huỷ bỏ....<br /> <br />    Đồng nghĩa                      Đồng nghĩa<br /> <br /> 3.4 Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm:<br /> Giống nhau: Từ nhiều nghĩa cũng như từ đồng âm đều sử dụng vỏ âm thanh giống <br /> nhau. <br /> Khác nhau: Giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa có mối quan hệ với nhau còn nghĩa <br /> các từ đồng âm không liên quan gì đến nhau.<br /> 3.5 Từ đồng nghĩa và từ đồng âm: <br /> Mối quan hệ giữa từ đồng nghĩa và từ đồng âm chủ yếu xảy ra giữa từ hán <br /> Việt và từ thuần việt.<br /> Ví dụ: Da trắng vỗ bì bạch.<br /> (Đoàn Thị Điểm)<br /> Bì: Nghĩa là da (từ Hán Việt)<br /> Bạch: Nghĩa là trắng (từ Hán Việt)<br /> ở đây tác giả đã dùng cách chơi chữ đồng âm đồng nghĩa: da trắng là từ thuần <br /> việt đồng nghĩa với từ bì bạch (từ Hán Việt), bì bạch (từ Hán Việt) lại đồng âm <br /> với từ láy bì hạch (từ thuần việt). <br /> 3. Thiết kế hệ thống bài tập để giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa <br /> từ nhiều nghĩavới từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm.<br /> <br /> Dạng 1: Bài tập biểu thị mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa<br /> Bài tập 1: Cho từ nhiều nghĩa cùng một số nghĩa của từ, tìm các từ đồng nghĩa ứng <br /> với mỗi nghĩa của từ đó.<br /> Ví dụ :Với mỗi nghĩa dưới đây của từ trông hãy tìm một từ đồng nghĩa:<br /> ­ Quan sát<br /> Trông:   ­ Nương cậy, nhờ cậy<br /> ­ Chăm sóc, trông coi<br /> ­ Mong mỏi<br /> Bài tập 2: Tìm từ đồng nghĩa để thay thế cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa.<br /> Ví dụ: Hãy tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế cho từ nhà trong các câu sau:<br /> ­ Nhà tôi có ba miệng ăn.<br /> ­ Nhà tôi đi vắng.<br /> <br /> Dạng 2: Bài tập biểu thị mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa và từ trái nghĩa<br /> Cho từ nhiều nghĩa cùng một số nghĩa của từ, tìm các từ trái nghĩa ứng với <br /> mỗi nghĩa của từ đó.<br /> Ví dụ: Với mỗi nghĩa dưới đây của từ nóng, hãy tìm năm từ trái nghĩa.<br /> ­ Nhiệt độ thời tiết lên cao<br /> Nóng:    ­ Tính cách<br /> ­ Nhiệt độ cơ thể cao<br /> <br /> Dạng 3: Bài tập biểu thị mối quan hệ giữa từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa:<br /> Bài tập 1:Tìm các từ trái nghĩa với mỗi từ đồng nghĩa.<br /> Ví dụ: Tm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:<br /> Nhỏ; nhỏ nhắn; nhỏ nhen; nhỏ nhoi. <br /> Bài tập 2: Tìm các từ đồng nghĩa ở mỗi cặp từ trái nghĩa.<br /> Ví dụ: ở mỗi cặp từ trái nghĩa sau hãy tìm 6 từ đồng nghĩa.<br /> Nóng / Lạnh;  Xanh / Đỏ; Hiền / ác.<br /> <br /> Dạng 4: Bài tập biểu thị mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng âm.<br /> Ví dụ: Trong các từ sau, từ nào là từ nhiều nghĩa, từ nào là từ đồng âm? Vì sao?<br /> a) ­ Đồng lúa chín vàng.<br /> ­ Lửa thử vàng, gian nan thử sức.<br />   b)  ­ Chân em băng qua bao núi bao đèo.<br /> ­ Anh ấy là một chân sút cừ khôi,<br /> ­ Lan có chân trong đội tuyển toán.<br /> c) ­ Mẹ rất vui vì anh tôi thi đậu Đại học.<br />    ­  Xôi này nhiều đậu nên rất ngon.<br /> Ví dụ 2: Trong các câu dưới đây, từ chín trong câu nào không cùng nhóm nghĩa với <br /> các từ còn lại? Vì sao?<br /> a) ăn chín uống sôi.<br /> b) Thời cơ đã chín muồi.<br /> c) Tối nay chín giờ mới có phim.<br /> d) Quả chín mới ngon.<br /> Trên đây là một số dạng bài tập giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa từ <br /> nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm. Chúng tôi hi vọng sau <br /> khi hiểu được các mối quan hệ này các em sẽ càng yêu quý và có ý thức làm cho <br /> Tiếng Việt ngày một giàu đẹp hơn./.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0