intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 4

Chia sẻ: Ashfjshd Askfaj | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

80
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

. Tuy nhiên nghề chăn nuôi cũng là nghề có thể lây bệnh có nguồn gốc từ động vật sang người như bệnh nhiệt thán (than), lở mồm long móng, giun sán... Đã có nhiều trường hợp người chăn nuôi bị lây bệnh lao, ký sinh trùng ở nước ta. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi cũng làm cho người chăn nuôi bị ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 4

  1. nhân dân trong nước, đảm bảo cung cấp cho thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên nghề chăn nuôi cũng là nghề có thể lây bệnh có nguồn gốc từ động vật sang người như bệnh nhiệt thán (than), lở mồm long móng, giun sán... Đã có nhiều trường hợp người chăn nuôi bị lây bệnh lao, ký sinh trùng ở nước ta. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi cũng làm cho người chăn nuôi bị ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ. Các sản phẩm phân giải từ phân, nước thải sẽ làm ô nhiễm hầu hết môi trường làm việc, môi trường sống của người chăn nuôi. 1 2.4.Các công việc khác Càng ngày càng có nhiều công việc xung quanh nghề nông, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nhỏ ở nông thôn, các máy móc trong quá trình cơ giới hoá nông nghiệp. Do không đồng bộ nên các cơ sở sản xuất nhỏ (rèn, cơ khí, sửa chữa, say sát...) thường gây nên rất nhiều tác hại nghề nghiệp như bụi, ồn, nóng... 1.3. Bệnh của nhà nông Nghề nông ở nước ta cũng có thể bị nhiễm nhiều bệnh tật như các nghề khác do tính đa dạng của công việc. Tuy nhiên có rất nhiều bệnh mang tính chất đặc thù. Bệnh nhiễm trùng ký sinh trùng là bệnh thường gặp nhất của nhà nông như các viêm nhiễm ngoài da do nấm, ấu trùng sán vịt, đỉa... Các bệnh đường ruột cũng thường gặp bởi lao động trong môi trườg nóng và tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh đường ruột. Người nông dân dễ bị nhiễm độc các hoá chất trừ sâu diệt cỏ do sử dụng rộng rãi loại hoá chất này vì nhiều mục đích khác nhau. Người nông dân cũng dễ bị say nắng, say nóng cũng như các bệnh khác do điều kiện vi khí hậu bất thường thậm chí có người chết. Do không được quan tâm đúng mức nên đã có nhiều trường hợp bị mạn tính không được phát hiện và xử lý kịp thời đặc biệt là các bệnh có liên quan đến môi trường lao động sản xuất nhỏ ở nông thôn. Các bệnh dị ứng cũng thường gặp như dị ứng với côn trùng, phấn hoa gây mề đay hoặc co thắt khí phế quản trong mùa thu hoạch hoặc chăm sóc các cây lương thực. II. VỆ SINH LAO ĐỘNG LÂM NGHIỆP (NGHỀ RỪNG) Nghề rừng ở nước ta ngày nay được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt vì nó giúp nông dân miền núi vượt qua những khó khăn truyền thống và đi lên qua kinh tế đồi rừng. Nhiều hộ nông dân đã có thể làm giàu trên đất rừng của mình, song nghề rừng cũng có những đặc thù riêng của nó. Rừng có tác dụng giữ nước và đất, cải tạo khí hậu, cung cấp gỗ và hoa quả có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Quá trình sản xuất trong lâm nghiệp gồm 4 khâu lớn. - Sản xuất và kinh doanh các cây, quả công nghiệp. - Kinh doanh rừng. 88
  2. - Khai thác gỗ. - Chế biến gỗ (khâu này bao gồm gia công gỗ và công nghiệp hoá học lâm sản). 2.1. Đặc trưng tác hại nghề nghiệp Cũng như nghề nông, nghề rừng cũng chịu sự tác động của khí hậu thời tiết ngoài trời khắc nghiệt. Độ ẩm cao và gió quẩn là đặc trưng có hại hơn cả, gây ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý của cơ thể đặc biệt là quá trình điều hoà thân nhiệt. Trong lâm nghiệp người ta thường chú ý đến rất nhiều loại côn trùng rắn, rết,vắt... gây hại trực tiếp và có thể gây chết người. Nhiều bệnh có nguồn gốc thiên nhiên. Ổ bệnh thiên nhiên là nguy cơ cao đối với công nhân lâm nghiệp. Các loại muỗi, chuột, thỏ... mang mầm bệnh tồn tại dai dẳng, khắp nơi vẫn chưa có cách nào tiêu diệt được. Nguy cơ tai nạn lao động của nghề rừng là rất cao, đặc biệt là trong khai thác và chế biến gỗ, cây công nghiệp. 2.2. Một số loại công việc và các bệnh thường gặp 2.2.1. Kinh doanh rừng và cây công nghiệp Kinh doanh rừng và cây công nghiệp là thực hiện các công việc như: phát bãi, chọn giống, ươm cây rừng, làm cỏ, bón phân, tỉa cây và thu hoạch. Phương thức sản xuất về cơ bản giống như trong nông nghiệp, các vấn đề về vệ sinh cũng tương tự, nhưng khác ở chỗ là phần lớn đều tiến hành ở những vùng núi hoang vu, dân cư thưa thớt nhiều muỗi, ve, bọ... dễ mắc những bệnh do những ổ dịch thiên nhiên truyền đến như: viêm não, sốt xuất huyết, sốt phát ban... Để đề phòng mắc bệnh, biện pháp chủ yếu là tăng cường công tác vệ sinh và bảo vệ cá nhân, triệt để tiêu diệt những động vật gậm nhấm có hại, thực hiện mặc "5 kín chặt" (áo liền quần, cổ áo, 2 cổ tay và 2 cổ ống chân bó chặt), đồng thời có chế độ kiểm tra ve đốt cũng như các bệnh tật khác. 2.2.2. Khai thác gỗ Khai thác gỗ gồm có những công việc như: điều tra rừng, hạ chặt gỗ, chuyển gỗ ra bãi và đưa gỗ lên xe chở đi xa. Công việc thường tiến hành thường xuyên, quanh năm nhưng nếu vào mùa đông sẽ gặp một số khó khăn ở rừng như: rét, lạnh, ẩm ướt, làm cho tay chân bị lạnh, dẫn đến đau nhức ở chân, ở khớp, có khi lạnh cóng. Nhân viên điều tra rừng trong những ngày đó phải được trang bị chống rét tốt, nhất là giữ ấm ở chân và bản thân. Hiện nay, chặt hạ gỗ vẫn dùng sức người là chính, phương tiện cơ giới còn thiếu thốn. Phương thức chặt hạ ở mỗi nơi thường khác nhau, đa số đùng cưa tay của một hoặc hai người. Chặt hạ gỗ là một loại lao động chân tay nặng, vì vậy ngoài khoảng nghỉ trưa để 89
  3. ăn cơm, cứ sau hai giờ công tác, nên được giải lao 10 - 15phút. Muốn chặt sát gốc cây để lấy được nhiều gỗ, khi chặt công nhân thường phải cúi khom, lâu ngày nhất là trong mùa đông ẩm ướt, công nhân sinh ra đau lưng, đau khớp. Cần phải chú ý giữ ấm hai chân, đi tất, đi giày, và làm việc xen lẫn các động tác thể dục trong lúc nghỉ giải lao. Gỗ chặt xuống được róc bỏ vỏ, đẽo cho tù đầu và chặt thành từng khúc, theo kích thước đã quy định. Công việc này tiến hành ngay ở trên đồi, núi; thường ta gọi là ở "Lô" chỗ cây vừa đổ. Từ trên rừng núi cao, gỗ được lao xuống dưới chân đồi, núi, tập trung thành từng đống để tiếp tục được vận chuyển ra bãi. Việc vận chuyển có thể dùng sức trâu, sức voi, máy kéo và có thể cả sức người. Ở một số lâm trường còn dùng những khe dốc để làm máng lao gỗ. Lao, bắn gỗ là một thứ lao động rất nặng nhọc, đường đất xấu, khó đi nên rất dễ gây tai nạn lao động như: sụn cột sống, sai khớp cẳng chân, dập nát phần mềm, gãy xương... Công nhân mới vào nghề thường bị đau các cơ ngực và cơ lưng. Cần cải tiến kỹ thuật, dần dần dùng sức vật, sức máy thay cho sức người. Mỗi nhóm công nhân khi cùng bẩy một khúc gỗ to nặng, sự gắng sức về thể lực rất lớn, sự điều hoà phối hợp động tác phải rất nhịp nhàng, hiệu lệnh chỉ huy phải thống nhất để đảm bảo an toàn chung. Hò hát động viên khi làm gắng sức là một tín hiệu kích thích có điều kiện quan trọng. Trong lao động, nó làm con người hứng thú trong công việc, giảm bớt mệt mỏi, tăng năng suất lao động. Đây cũng là một thành công trong việc áp dụng nguyên tắc của sinh lý lao động và kinh nghiệm quý báu của quần chúng. Vận chuyển là giai đoạn chuyển gỗ tới kho chứa hoặc cơ sở sử dụng, bằng đường bộ, đường sông, suối. Phương tiện vận chuyển là bè, xe hơi, máy kéo, và xe súc vật kẻo. Khi bốc dỡ những khúc gỗ to nặng, phải gắng sức nhiều dễ xảy ra sụn xương sống, sai khớp xương. Khi vận chuyển đường thuỷ, do phải dầm nước lâu da dễ bị viêm. Nên rút ngắn thời gian lội dưới nước, đi ủng đề phòng các vết thương ở chân. Khi ra khỏi nước, cọ rửa chân bằng nước sạch rồi lau khô, làm như vậy để phòng bệnh viêm đa. Nếu đã mắc bệnh viêm da, thì nên tạm dừng lội xuống nước, phòng nhiễm khuẩn thứ phát, đồng thời tích cực chữa triệu trứng để bệnh mau khỏi. Khi vận chuyển gỗ bằng đường thuỷ, công nhân vì đổi địa điểm luôn cho nên ăn uống thất thường, hệ tiêu hoá dễ bị ảnh hưởng. Bởi vậy trong công tác bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh ăn uống là một vấn đề cần lưu ý đến nhiều. Những công việc khai thác như: chặt hạ, cắt khúc, đẽo sọc, tập trung gỗ đều phải tiến hành ở đồi núi, cho nên công nhân phải làm lán và bếp ăn ngay ở trên đó. Vùng chặt gỗ phải di chuyển luôn, cho nên lán ở cũng luôn luôn thay đổi Do đặc điểm này lán ở thường làm quá đơn giản, tuy vậy không nên quá sơ sài, ít nhất cũng phải có đủ các điều kiện cần thiết tối thiểu như: khô ráo, không khí trong sạch, mát mẻ về mùa hạ và ấm áp về mùa đông. Theo các tài liệu thống kê bệnh đường ruột, bệnh đau lưng, bệnh đau thần kinh hông và chấn thương, tương đối gặp nhiều trong công nhân lâm 90
  4. nghiệp. Tỷ lệ chấn thương tuy không cao lắm nhưng mức độ thương tổn thì lại nặng. Loại nặng chiếm khá nhiều. Bệnh đường ruột thường có liên quan đến tình hình vệ sinh ăn uống, trong tình trạng ở dã ngoại, như ăn thức ăn nguội, hoặc uống nước lã, giờ nghỉ trưa quá ngắn, ăn uống vội vàng... Nên có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ y tế và cán bộ các ngành hữu quan để thực hiện những biện pháp phòng bệnh toàn diện, từng bước cải thiện đời sống công nhân. Ở một số khu rừng có thể có những ổ bệnh truyền nhiễm như viêm não rừng. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là mặc kiểu “5 chặt” như trên đã nói. Khi làm việc trong rừng, khi nghỉ ngơi và sau khi làm việc, cùng nhau tìm và bắt các loại ve ở trên quần áo, phát sạch cỏ dại ở quanh nhà và đường đi, không để ve bò lên mình. Qua cố gắng thực hiện các biện pháp đó, bệnh viêm não rừng căn bản có thể bị không chế. Một vài khu rừng, còn có bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt phát ban rừng, nhưng có tiến hành các biện pháp dự phòng như bắt, diệt chuột, bệnh đã được giảm đi nhiều. 2.2.3. Chế biên gỗ Gia công gỗ gồm sản xuất những tấm gỗ, bào gỗ tấm, dán gỗ, dùng gỗ trong sản xuất giấy, đem gỗ nguyên cắt thành từng khúc làm gỗ chống lò, gỗ vuông và gỗ ván. Trong sản xuất vấn đề tương đối phổ biến là tiếng ồn và tai nạn lao động. Nếu sản xuất theo phương pháp thủ công, tiếng ồn không cao, ở những nơi gia công gỗ tạp, gỗ nhỏ để sản xuất dụng cụ gia đình, công nhân thường bị chấn thương, khi sản xuất gỗ hoặc làm giấy theo phương pháp trong nước, bàn tay công nhân thường phải tiếp xúc với dung dịch kiềm có nồng độ khá đặc, vì vậy cần chú ý bảo vệ da và bàn tay, tránh sờ nhúng trực tiếp, nếu cần thì đi găng cao su. Ngành công nghiệp này còn mới đối với nước ta. Hiện nay ta đã bắt đầu có những cơ sở chế tanin, làm than hoạt, chế dầu thơm, ép dầu và tổng hợp xenlulô. Người ta lấy được nhiều axit tanin ở một số vỏ cây. Trong quá trình cô đặc axit, nồng độ axit tanin dưới dạng hơi, toả khá đậm đặc vào không khí. Lúc thao tác, công nhân phải nhúng tay vào axit, bởi thế cần phải đeo.găng tay cao su và có khẩu trang. Khi chế than hoạt, bụi ra nhiều. Những bộ phận tán, đập, nghiền sinh ra nhiều bụi nhất cho nên cần được bao bọc kín và công nhân có đủ khẩu trang. Khi chưng gỗ khô, ép dầu, do máy không kín, trong không khí sẽ có nhiều hơi độc bay ra như: cacbon sunfur (CS2) khói và các loại hơi dầu. Ngoài biện pháp kín hoá quá trình sản xuất, cần phải tăng cường thông gió thoáng khí ở nơi làm việc và trong khẩu trang phải có thêm một lớp than hoạt. Khi tổng hợp xenlulô, do phải dùng những dung dịch có độc tính như: cacbon sunfur (CS2) cồn metylic... hơi độc có thể bay ra không khí. Ngoài vấn đề thông thoáng, quá trình sản xuất cần được tiến hành trong máy móc, dụng cụ kín. Quá trình sản xuất ngành hoá học lâm sản nói chung cũng gặp những vấn đề như 91
  5. các ngành sản xuất hoá học khác như tiếp xúc với axit. Các chất kiềm, nhiệt độ, độ ẩm cao... cho nên các biện pháp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe của công nhân cũng tương tự như nhau. III. CÔNG NGHỆ LUYỆN KIM (NGHỀ LUYỆN KIM) Kỹ nghệ luyện kim bao gồm luyện kim đen và luyện kim màu. Đây là một nghề có sự kết hợp chặt chẽ của nhiều quy trình kỹ thuật và quá trình luyện kim đòi hỏi một dây chuyền công nghệ liên tục và điều chỉnh đồng bộ. Đặc trưng của nghề này là tác hại của nung (nhiệt độ cao, bức xạ nhiều) và rất nhiều hơi khí độc nguy hiểm, bụi rất phổ biến ở mức nguy hại gây nên rất nhiều bệnh do bụi. Luyện kim cũng là một nghề nặng nhọc làm tiêu hao nhiều năng lượng cho công nhân lao động. Các vấn đề vệ sinh của xí nghiệp luyện kim liên hoàn phải đặt ngay trong thời kỳ thiết kế, nghĩa là khi chọn địa điểm xí nghiệp và khi dự định đặt vị trí các xưởng. Khi chọn địa điểm của xí nghiệp và vị trí các xưởng phải để ý đến hướng gió, vì nhiều xưởng sinh nhiều bụi và khí độc tạo ra những điều kiện không khí không thuận lợi cho các nhà ở của công nhân hoặc các xưởng khác không độc về phương diện này. Một vấn đề rất quan trọng là việc cung cấp nước uống hay nước dùng trong sản xuất. Việc đặt đường ống dẫn nước cũng có vấn đề, nhất là khi xí nghiệp liên hoàn có lò than cốc mà nước thải có thể chứa nhiều chất nguy hại cho sức khoẻ như các hỗn hợp cyanhydric và phenol. Ở giữa các khu vực và các xưởng, phải để những chỗ trống đủ rộng để đảm bảo sự thông thoáng tự nhiên. Các nhà của xí nghiệp luyện kim thường rất lớn. Quá trình kỹ thuật đòi hỏi phải xây cất những xưởng to lớn, rộng vài trăm, vài nghìn thước vuông và cao đến 20m. Cách chiếu sáng và thông thoáng các nhà lớn đó là một vấn đề cần phải giải quyết trong dự án thiết kế. Một vấn đề quan trọng trong xí nghiệp luyện kim là cơ giới hoá các công việc chân tay nặng nhọc hay độc hại. Cơ giới hoá sẽ rút số công nhân tiếp xúc với độc hại, nhưng lại đòi hỏi công nhân lành nghề. Ngoài ra, cơ giới hoá tạo nguy cơ tai nạn lao động có tính chất khác so với lao động chân tay. Trong dự án thiết kế, phải chú ý đến điều này và có những biện pháp cần thiết để tránh. Màng lưới đường ống dẫn khí có thể bị hỏng và làm nhiều người trúng độc Trong dự án thiết kế, phải đảm bảo các vật liệu thích hợp để cho các ống dẫn khí thật kín. Một số công đoạn sau đây cần lưu ý xem xét trong hoạt động y tế của nghề luyện kim. 3.1. Lò cao Trong lò cao, người ta biến quặng thành gang từ nguyên liệu: quặng sắt, than cốc và các chất làm chảy, một nguyên liệu khác dùng để chế tạo gang trong lò cao là than 92
  6. cốc. Trong thực tế người ta đun than đá trong lò đặc biệt không có không khí vào. Than cốc chế tạo như vậy rất cứng, bền. Muốn chế một tấn gang cần phải 1 - 1,2 tấn than cốc (Than cốc dùng làm nhiên liệu). Quá trình chế tạo gang là khử oxy các hỗn hợp của sắt với oxy. Quặng sắt, các chất làm chảy và than cốc được đổ vào tháng của lò cao thành lớp chồng chất lên nhau. Không khí nóng qua các lỗ gió vào lò. Than cốc hoá hợp với oxy của không khí, thành oxit cacbon. Khí này bốc lên, và hoá hợp với oxy của quặng sắt thành CO2. Quặng mất hết oxy chỉ còn sắt và biến thành gang lỏng rơi thành giọt xuống chậu. Các chất làm lỏng tạo với các chất bẩn, chất cứt sắt, hay sỉ sắt cũng chảy xuống chậu thành một lớp nổi trên lớp gang. Các lò cao hiện đại có một thể tích 1.100 - 1.200 m3 và có thể sản xuất l.200m3 gang trong 24 giờ. Đa số công nhân trong các xưởng có lò cao phải trực tiếp làm các việc đỡ các toa, vận tải các vật liệu, đổ nguyên liệu vào lò cao và đổ gang vào khuôn. Các điều kiện lao động có liên quan đến việc cơ giới hoá kết hợp với thủ công nặng nhọc và nóng độc. Ở các lò cao cũ, việc vận tải nguyên liệu từ kho đến lò thực hiện bằng cách đẩy xe goòng. Trọng lượng của toa không là 300 - 350kg, của toa đầy quặng là 1000kg. Quãng đường phải đẩy qua là 50 - 100m, có khi hơn. Công việc này làm tiêu phí năng lượng và nguy hiểm nhất là khi trời mưa và đường trơn. Việc đỡ các toa bằng tay thường gây tai nạn lao động. Công việc đổ nguyên liệu vào lò của thợ đứng trên bệ, rất nguy hiểm. Họ chịu tác động của nhiệt, của bức xạ và khí độc thoát qua miệng lò. Ở các lò cao hiện đại, tất cả các công việc đó đều được cơ giới hoá công việc vận tải và đổ nguyên liệu vào lò nhờ cơ giới hóa chỉ cần 20 - 30 công nhân và không đòi hỏi sự cố sức. Ở các lò cao cũ có thể cơ giới hoàn toàn hay cơ giới hoá một phần. Có thể dùng xe ô tô vận tải, tưới nước cho các vật liệu để tránh bụi sinh ra trong khi dỡ và đổ nguyên vật liệu. Các phễu phải có lưới sắt ở miệng để tránh nguy cơ trượt ngã vào. Ở các lò cũ, người ta chọc thủng với một thanh sắt, nghĩa là làm bằng tay. Công việc này đòi hỏi cố sức nhiều, công nhân làm việc này chịu nóng và có thể bị bỏng. Công việc kéo dài 30 phút và cần 7 - 10 người. Lúc đục xong lỗ sẽ bắn ra một chùm tia nhiệt. Trong khi gang chảy giọt gang nóng chảy có thể gây bỏng. Ở các lò hiện đại, người ta dùng máy khoan chạy bằng điện hay bằng hơi. Nhờ phương pháp này, công việc chỉ đến 4 phút và chỉ cần 3 người. Để nút lỗ, hiện nay người ta dùng một thứ súng chạy bằng không khí ép và để cạnh lò cao. Nạp đất sét vào súng và chĩa họng súng vào lỗ gang chảy. Đất sét bắn ra sẽ bịt kín lỗ và gang không bị chảy nữa. Ở các lò cũ, việc làm bằng tay, như vậy có nguy cơ bị bỏng và bị thương, khi phải chọc thủng thành lò cao để cho dòng tạp chất của sắt chảy, rồi lại nút kín. Phương 93
  7. pháp làm việc như vậy thì nguy cơ cũng như trên. Cần làm công việc này bằng máy móc để có thể đứng xa. Muốn phòng ngừa nhiệt ở trong các xưởng đó, có thể đặt hệ thống tắm không khí. Để đề phòng bỏng do các giọt kim loại nóng chảy, các rãnh có kim loại chảy phải thật khô, ngoài ra các công nhân phải có trang bị đặc biệt. 3.2. Luyện thép và một số kim loại màu Biến đổi gang thành thép bằng cách giảm tỷ lệ cacbon và các cặn khác như: silic, lưu huỳnh, lân bằng oxy hoá. Cách hiện đại nhất biến đổi gang thành thép là: lò Martin, lò chuyển lư Bessemer, lò chuyển lư Thomas và lò điện. Nhìn chung các lò này đều nóng và nguy hiểm dễ chấn thương. Các lò luyện kim loại màu còn có rất nhiều chất độc như kim loại nặng và hóa chất nguy hiểm. Cần phải chống nhiệt và bức xạ. Đối với các tia hồng ngoại có thể dùng các màn nước mỏng để hấp thụ các tia đó. Một lớp mỏng 0,5 mm cũng đủ hút gần hết các tia hồng ngoại. Ở Liên Xô người ta dùng các màn nước chảy lên mạng kim loại. Một phương pháp để giảm nhiệt là tưới nước lên sàn ở gần các máy dát. Tuy vậy, ở các lò luyện kim loại màu lại không được để nước bừa bãi vì gây phản ứng thăng hoa chất độc (asen, chì...). Sự thông gió đúng rất quan trọng trong việc điều nhiệt. Nhưng sự thông gió không thể đảm bảo vi khí hậu thích hợp trong tất cả các xưởng cho nên phải đặt hệ thống tắm không khí ở gần các lò và ở gần các ống xi-lanh. 3.3. Hệ thống cung cấp khí đốt Một xí nghiệp luyện kim hiện đại thường dùng các lò chế than cốc và các lò cao là các chất sinh ra trong quá trình chế tạo thép. Như vậy, các khí này rất rẻ tiền. Hỗn hợp các khí có nguy cơ nổ, nếu vượt quá một đậm độ nhất định, nó có thể làm hại cho sức khoẻ. Dưới đây là các khí dùng trong kỹ thuật luyện kim. Các thành phần của Khí lò cao Khí lò chế than cốc Khí than khí Tỳ lệ % - Oxit cacbon (Co) 27 - 29 7 26- 31 - Khinh khí 2-3 50 - 52 9 - 10 - Mê tan (CH4) 0,2 - 0,4 24 - 26 3-6 Hyđrô cacbon khác - Bioxit cacbon (CO2) 11 - 12 3-4 1,5 - 3 - Khí Nitơ 55 - 57 1 1 - 22 55 Theo bảng trên các khí độc nhất, về phương diện tỷ lệ CO là khí của lò cao và khí than. Nhưng khí của lò chế than cốc lại dễ nổ khi tiếp xúc với không khí. Về phương diện an toàn, khí lò chế than cốc dễ dò vì có mùi đặc biệt. Còn khí lò cao và khí than đã được rửa sạch và tinh chế, không có màu và mùi, nên rất nguy hiểm 94
  8. nếu có ở trong không khí. Một công việc nguy hiểm là sửa chữa và rửa sạch các ống dẫn khí. Công việc đổ nguyên liệu vào lò, lấy tạp chất của sắt ra cũng có nguy cơ trúng độc bởi oxit cacbon, nhưng không nguy hiểm bằng sử dụng khí than không có mùi và không thể dò được. Ở các xưởng máy dát, oxit cacbon thấy nhiều trong các lò hình giếng và các lò dùng khí lò cao làm nhiên liệu. Muốn đề phòng,tước hết phải ghi tất cảnhững nơi có thể chúng độc cấp tính hoặc mạn tính bởi khí có thể dò ra. Ớ các nơi đó, phải kiểm tra xem các ống dẫn khí có thật kín không và phải để các máy ghi tự động sự có mặt và tỷ lệ của khí ở trong không khí. Một biện pháp quan trọng là thành lập ở các nơi cần thiết, các trạm y tế có đủ mặt nạ, máy oxy để làm hô hấp nhân tạo, các thuốc cấp cứu... Đa số công nhân phải học tập để cấp cứu khi cần thiết. Ngoài ra, các công nhân phải tập quen đeo mặt nạ trong khi làm việc. Mỗi nhà máy bắt buộc phải lập sổ các công việc chỉ có thể làm với mặt nạ, và các công nhân phải tôn trọng điều lệ đó Ngoài ra, cần phải khám thường xuyên tất cả các công nhân phải tiếp xúc với khí độc trong khi làm việc. IV. VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG KỸ NGHỆ CƠ KHÍ 4.1. Đặc điểm chung Kỹ nghệ cơ khí là một ngành kinh tế quốc gia sản xuất ra tư liệu sản xuất, những máy móc cơ khí dùng để sản xuất mọi vật liệu hay cần thiết cho công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải. Sản xuất tư liệu sản xuất như vậy có nhiều mặt hoạt động. Sản xuất ô tô, máy kéo, máy dát kim khí, máy cưa, máy bào, máy tiện, máy phát điện và khi có chiến tranh sản xuất đại bác, súng trường, tiểu liên, xe tăng, tàu bè... đều thuộc kỹ nghệ cơ khí. Trước nhất là sản xuất những miếng kim khí với một hình thể thô sơ tương đối bằng cách rèn, dát hay đúc khuôn. Sau đó mới quay, tiện, bào, dũa với những cự ly chính xác hơn để có hình thể vĩnh viễn theo nhu cầu, xong mới lắp lại thành máy và cuối cùng trong giai đoạn thứ tư thì bao che khỏi cọ xát, hư hỏng bằng một lớp vỏ thích hợp. Trong xí nghiệp cơ khí có 3 loại phân xưởng chính: 1. Phân xưởng chuẩn bị gồm các lò nung, lò rèn và lò đốt nóng. 2. Phân xưởng cơ giới đúc, dát thành hình thể đầu tiên cần thiết. 3. Phân xưởng hoàn chỉnh sơn, lắp, bao bọc. Trong phân xưởng chuẩn bị thường gọi "phân xưởng nóng" vì nơi đây đun, nung 95
  9. kim loại thì nhiệt độ rất cao, khác các phân xưởng khác tuy cũng có tiện, bào mỏng kim loại nhưng với nhiệt độ thấp. Tình trạng vệ sinh trong từng phân xưởng như vậy cũng phụ thuộc vào quá trình sản xuất của phân xưởng đó. 4.2. Làm đất đúc khuôn Đất dùng làm khuôn là một hỗn hợp cát, đất sét, than và chất hữu cơ. Có thể cấu tạo như sau: Đất cháy (nghĩa là đất dùng rồi) 84,4%, cát 7,6%, đất sét chịu nóng 0,8%, than bột 0,8%, nước 3,3%. Làm khuôn phải làm trong một phân xưởng riêng biệt vì phải đập, sàng, nhào, trộn đất và các thứ cho đều. Nguy hại khi làm khuôn là do không khí có nhiều bụi, số lượng còn tuỳ lúc đập, nghiền, sàng, trộn bằng tay hay bằng máy. Làm tay có thể tới 70 mg/m3, làm máy thì không quá 30% lượng trên. Một điểm quan trọng cần phải biết là trong bụi này có 20- 30% bụi silic tự do. Do đó cần thiết là cơ giới hoá cả quá trình sản xuất ở phân xưởng này từ khi đập, nghiền, sàng, nhào, trộn. Cả hệ thống vận chuyển cũng cơ giới hoá như máng, dây chuyền, đưa lên... Các máy móc như máy đập, máy nghiền phải được che thật kín và trang bị hệ thống hút bụi tại chỗ rồi đào thải ra ngoài sau khi được xử lý thích đáng. Đứng về mặt vệ sinh, tốt nhất là việc vận chuyển đất được cơ giới hoá bằng máy thái đất thành từng miếng nhỏ và sẽ được vận chuyển bằng sức hút. 4.3. Làm khuôn Đất nhào trộn xong được đưa đến phân xưởng làm khuôn. Người công nhân sẽ đúc những khuôn theo kiểu mẫu. Nếu khuôn to quá, thì người ta làm ngay trên sàn của phân xưởng. Vì vậy không được lát nhựa. Trong phân xưởng này có rất nhiều bụi, nhất là lúc lắp khuôn, nồng độ bụi có thể lên đến 50mg/m3. Trong các phân xưởng hiện đại có những máy làm khuôn vừa nhanh, vừa đỡ nặng nhọc, vừa ít bụi. Nồng độ oxit cacbon trong phân xưởng này thường không quá 0,2mg/1 không khí, là mức quy định. Nếu cùng trong phân xưởng mà cả nung kim loại, thì nồng độ đó sẽ cao hơn. 4.4. Bộ phận nung Nung cho kim khí chảy ra làm ở trong những lò đặc biệt. Nguyên vật liệu dùng là gang từng mảnh hay từng thỏi, miếng. Gang được đưa đến kho và nơi đây sẽ làm thành từng mảng nhỏ và sắp xếp theo loại. Tất cả các việc trên như: chuyên chở, làm vỡ nhỏ, chọn lọc rất rễ bị sây sát, sang chấn. Nguyên nhân sang chấn thường là kho chứa đầy, không cẩn thẩn khi lấy các mảnh gang, khi chuyên chở... Biện pháp phòng hộ ở đây là triệt để cơ giới hoá việc vận chuyển, sử dụng những 96
  10. máy đặc biệt để đập gang, có đủ phương tiện phòng hộ cá nhân, nhất là kính. Huấn luyện công nhân sử dụng máy móc và theo dõi nghiêm ngặt các việc thực hiện các biện pháp trên. Những công việc chính ở lò nung là đổ gang vào lò, nung, đổ gang chảy ra nồi, lấy tạp chất của sắt. Nguy hại nhất ở đây là có bốc hơi oxit cacbon, bioxit sunfua (SO), tác động của nhiệt độ cao và bức xạ, có nguy cơ bị hỏng. Miệng lò cao có cấu tạo thành phần hơi như sau: CO 21%. CO2 12% N 60% H2 và một số chất khác 40% Đổ gang vào miệng lò trong tình trạng ở trên miệng lò nhiệt độ rất cao và đến mùa hè lại càng cao hơn nữa. Cường độ năng lượng bức xạ từ 4 - 5 Kcalo trên lcm2 trong một phút, nhiệt độ có thể tăng thêm 10 độ. Để chống nóng phải có một bình phong bằng thạch anh (asbeste) ở trước miệng lò. Những hơi bốc trong lò đều ở một sức ép cao, vì vậy không những trong lúc đổ gang vào lò, lúc cho gang nước chảy ra mà cả giữa khoảng cách đó oxydecarbone và các hơi khác có thể bốc ra ngoài không khí qua miệng lò gang. Nói chung đậm độ sunfua đioxit không quá 0,06 mg/l còn oxit cacbon ở cách lò 1m có thể lmg/l. Nếu trên miệng lò không cách biệt với chỗ đổ khuôn, các hơi trên có thể xâm nhập vào. Ở một lò cao địa phương, CO ở đậm độ như sau: Miệng lò CO 2,08 - 8,lmg/1, cách 2m 0,04mg/1. Do đó ở tại đây công nhân hay bị ngất. Để phòng ngừa bốc hơi oxit cacbon phải có nắp ở miệng lò và có máy hút gió tại chỗ. Đổ gang vào nồi cũng gây nhiệt độ cao do năng lượng bức xạ của gang nung chảy phát ra. Đồng thời vẫn có bốc hơi oxit cacbon lúc cho gang chảy đến 0,01mg/1 có trường hợp đến 0,03 mg/l. Để tránh nóng và bốc hơi, người ta khuyên nên có một máy hút hơi lưu động ở trên miệng lò và một vòi hoa sen phun không khí nơi công nhân lao động. Việc sửa chữa lò từng thời kỳ cũng có hại do có thể bốc hơi oxydecarbone, gây bỏng và chấn thương. Thường nên chữa lò sau 7 - 14 giờ từ khi lấy gang ra hết lò. Dĩ nhiên nếu khoảng cách thời gian này dài hơn thì nhiệt độ không khí và nồng độ oxit cacbon sẽ ít hơn. Vì vậy cần phải tôn trọng một khoảng cách thời gian hợp lý. 4.5. Đổ khuôn Việc chuyển chở gang nước đến nơi đổ khuôn dùng những nồi nhiều loại và nhiều cỡ va thường vận chuyển cơ giới (xe goòng điện). Ở các xưởng nhỏ, thì chuyên chở bằng tay. Điều kiện vệ sinh ở đây còn tuỳ thuộc vào quá trình sản xuất và mức độ 97
  11. cơ giới của việc vận chuyển. Những vấn đề vệ sinh chính ở đây là điều kiện thời tiết và sự bốc hơi oxit cacbon. Nhiệt độ ở đây có thể cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài 10 -150C. Bức Xạ nhiệt rất cao: 10 - 15 Kcal/cm2/ phút. Tất cả các điều kiện như vậy đều không thuận lợi cho người công nhân nhất là khi phải lao động thể lực nặng. Việc đổ gang vào khuôn thường bốc nhiều oxit cacbon vì các chất hữu cơ cháy không đủ dưỡng khí, các chất hữu cơ ở trong khuôn và oxy không kịp kết hợp với nhau. Biện pháp cải thiện quan trọng là thông gió tốt hơn. Do cung cấp đủ không khí độ chừng 45.000m3/giờ cho mỗi tấn gang đổ khuôn, đậm độ oxydecarbone thường không hơn 0,018mg/1ít. Giữa khoảng cách bốc hơi oxit cacbon và bốc khói trong buồng kín hay trang bị trên buồng những máy hút hơi khí tại chỗ. Cơ giới hoá việc chuyên chở và động tác đổ khuôn để giảm bớt sức lao động trong thời gian lao động gần bên những nguồn bức xạ. Phải đặc biệt chú ý đến những công nhân làm việc ở các dây chuyền máy và nồi vì các nơi ấy nhiệt độ cao nhất và đậm độ oxit cacbon cũng cao. Vì vậy trong phòng phải đặt một máy lọc đặc biệt hoặc ống dẫn không khí riêng. Nguy cơ bỏng thường cao ở lò nung và nơi đổ khuôn, tỷ lệ chiếm 0,8% số công nhân làm việc ở các nơi này. Gần 40% trường hợp bỏng của công nhân ở công trường lò nung và khuôn đổ gây tổn thương ở chân. Để phòng hộ, phải mang theo giày da dày có may lót thêm một lớp vải cách nhiệt, không có lỗ và bao bọc cả đôi giày từ mũi vào đến gót. Cũng có loại quần áo bằng vải cách nhiệt may thành mảng không có nếp vì có nếp, nếp nhăn hay giữ lại các giọt kim loại hoặc các mảnh lửa. Để bảo vệ mắt, chống bỏng và tia tử ngoại cần mang khẩu trang và kính. 4.6. Tháo khuôn Kim loại đổ vào khuôn sau vài giờ sẽ lạnh và rắn lại. Do đó phải tháo khuôn để lấy những mảnh kim loại. Đối với khuôn bé thì làm bằng tay, khuôn to thì làm bằng máy. Công việc tháo khuôn cũng gây nhiều tác hại, quan trọng nhất là phát sinh ra nhiều bụi, điều kiện khí hậu xấu, thời tiết không thuận tiện, cố gắng thể lực lớn và khả năng sang chấn. Tính chất và số lượng bụi còn tuỳ theo tổ chức lao động khi tháo khuôn, mức độ khô đất của đất, phương pháp đã dùng để tháo khuôn. Tháo khuôn bằng phương pháp cơ giới sinh bụi đến 70 - 80mg/m3 và bằng tay có thể đến 300 - 400mg/m3. Thường là bụi cát thạch anh, đất sét chịu nóng, chì, chất hữu cơ bị cháy. Kích thước hạt bụi rất bé: 70 - 80% nhỏ hơn 3 microns. Điều kiện khí hậu cũng tuỳ kích thước mảnh kim loại, thời gian để nguội... có vài trường hợp tháo khuôn khi kim loại còn đỏ. Mùa đông nhiệt độ cao còn có thể chịu đựng được nhưng mùa hè thì đến 45 - 500C Và Cường độ năng lượng bức xạ có thể 3 98
  12. Kcal/cm2/phút, oxit cacbon ở đậm độ 0,03-0,08mg/1ít là nguy hiểm. Các biện pháp thông gió để đào thải bụi trong lúc tháo khuôn rất ít kết quả và không lắp được máy hút bụi tại chỗ, còn hút bụi chung thì không tác dụng mấy. Đứng về mặt vệ sinh, tốt nhất nên chờ kim loại nguội hẳn mới tháo khuôn, mà khuôn cũng đã nguội rồi. Nên dùng các máy ép hơi để tháo khuôn, với điều kiện tưới ướt các khuôn trước khi tháo. 4.7. Lau chùi và phân chia các mảnh kim loại Sau khi lấy các mảnh kim loại, phải lau chùi và cọ rửa đất còn dính lại và các chất khác. Cọ rửa với bàn chải sắt hay các dụng cụ dùng tay hoặc có hơi ép. Có 3 nguy hại: Thể lực nặng, phát sinh nhiều bụi, sang chấn, bụi có thể đến 300mg/m3. Chúng ta có thể cải thiện điều kiện lao động bằng rửa khuôn (nếu các mảnh không quá to) trên một chiếc bàn đã lắp lưới sắt mà mặt dưới có lắp một máy hút bụi tại chỗ. Cọ rửa bằng máy hơi hay xảy ra sang chấn mắt, vì vậy phải mang kính dày. Lau chùi hợp lý nhất về phương diện vệ sinh nếu gian phòng không rộng lắm là dùng ống lăn. Các ống này có máy hút hơi, hút bụi. Nhưng điều cần thiết là các ống này phải thật kín trong lúc dùng lau chùi. Với ống lăn này, số lượng bụi giảm 6,7 lần so với các phương pháp khác, nhưng có nhiều tiếng ồn, do đó các ống lăn phải để ở buồng bên cạnh và tất nhất là tầng ngầm. Để làm sạch người ta hay sử dụng các máy phun, các máy phun cát tự do trong phòng kín. Bụi phát sinh trong quá trình phun cát có cấu tạo với nhiều thạch anh và số lượng SiO2 tự do đến 88 - 90%. Mức độ toả lan của bụi rất cao; kích thước trung bình các hạt bụi khoảng 1,4 micromét: Cấu tạo hoá học, đậm độ, mức toả lan của bụi trong những điều kiện như vậy có thể gây bệnh bụi phổi. Ở Đức năm 1936 - 1937 phát hiện được bệnh bụi phổi ở công nhân vào làm việc được hai năm. Theo tác giả Liên Xô (cũ),Piek và Benkovesth, tỷ lệ bệnh bụi phổi có thể tới 20%. Tác giả Pháp và Anh cho con số này là 61,8 - 80%. Có nhiều phương pháp cải thiện được triệt để điều kiện lao động. Một trong những phương pháp là thay cát bằng những hạt thép hay gang trắng. Đậm độ bụi như thế rất thấp và thời gian cọ chùi cũng ngắn bớt. Phương pháp cọ rửa bằng nước, các mảnh kim loại được để vào buồng có tường bằng bê tông bọc sắt. Nước phun vào các mảnh có một sức ép từ 35 - 100 atm. Người công nhân theo dõi tia nước qua cửa sổ kính. Nước và đất, gang vụn chảy vào một bể lắng ở nơi thấp nhất của buồng và từ đó đào thải đi bởi một hệ thống bơm. Về phương diện vệ sinh, phương pháp này rất thuận tiện vì trừ bỏ được bụi gây nguy hại nhất trong khâu sản xuất này. 99
  13. Để giải phóng các mảnh và tẩy những hạt trên mảnh, phải mài cho trơn cả trong lẫn ngoài. Đối với mảnh bé thì dùng máy mài cố định, các mảnh lớn thì dùng máy mài lưu động. Lúc mài và nhất là mài nhiều máy cùng một lúc, đậm độ bụi có thể 100 - 250mg/m3. Để tránh bụi, các máy mài phải được trang bị máy hút bụi tại chỗ tránh bụi, tổn thương mắt. Để bảo vệ mắt, trước đá mài phải có kính che, nhưng công nhân cũng phải đeo kính. 4.8. Phân xưởng rèn Nguyên liệu ở phân xưởng rèn hình thoi hay dát mỏng. Nguyên liệu sẽ được rèn thành bán phẩm hay thành phẩm với một hình thù tuỳ theo yêu cầu, rèn búa máy khi nguyên liệu còn mềm, dẻo. Muốn kim loại dẻo phải nung từ 8000 - 12000C, tuỳ theo chất của kim loại, lò rèn nhỏ thì nung ngay trên bếp, lò to thì phải nung trong lò nung. Dần dần người ta thay thế các bếp nung bằng lò nung. Tuy nhiên, các bếp hiện nay vẫn thông dụng. Bếp nung là một miếng bếp có lỗ mà nhiệt độ có thể cao 800 - 9000C. vì không có vách, nên có nguy hại truyền nhiệt được bằng bức xạ hay đối lưu. Nhiệt độ các bếp nung ở độ xa 1m hay l,5m có thể đến 300 và hơn nữa. Cường độ bức xạ nhiệt của bếp nung hay thổi kim loại được nung đỏ có thể 6 - 8kcal/m2/ phút. Lò nung ngày càng được dùng nhiều hơn. Lò nung kín mọi mặt và chỉ một miệng để cho các mảnh kim loại vào. Trong khoảng cách gần lò, khi mở nắp lò để cho ra hay đưa vào các mảnh kim loại, nhiệt độ có thể cao hơn 45 - 500C Và Cường độ bức xạ 8kcal/cm2/phút. Đứng xa dần thì nhiệt độ xuống đột ngột. Nếu các lò xây dựng thành 2 hàng sẽ phát sinh "những túi nóng" không thuận lợi cho công nhân. Ngoài các tác hại sức nóng, còn có tác hại nhiễm độc của không khí bởi oxit cacbon, bioxit sunfua, khói bốc hơi ở các bếp và lò nung. Điều kiện không thuận tiện nhất khi dùng bếp nung. Vì kim loại và nhiên liệu không được đốt cháy đầy đủ, đậm độ oxit cacbon có thể 0,03mg/ lít. Công việc rèn, luyện có thể làm bằng tay, búa hơi, máy ép hay máy rèn. Các công việc này đòi hỏi một lao động thể lực nặng nhất khi rèn búa tay. Với một vi khí hậu mà nhiệt độ cao như vậy có thể xảy ra rối loạn bộ phận điều hoà nhiệt độ, bộ máy tim mạch và bộ máy hô hấp. Có trường hợp ở một người công nhân rèn và một người công nhân phụ rèn, thân nhiệt lên đến 38 - 390, mạch 120 - 130 và nhịp thở 24 - 26nhịp/phút. Điều kiện vệ sinh không thuận tiện nhất là khi rèn những mảnh bé vì lúc nào người công nhân rèn cũng sát gần nhiệt độ cao và làm quá thể lực của mình. Dùng máy ép và búa hơi thì giảm rất nhiều lao động thể lực. Tuy nhiên, công việc vẫn còn rất nặng, nhất là khi quay trở các mảnh kim loại. Và lúc cầm, nâng mảnh kim loại để rèn, nắn cũng nặng nhọc. Còn phải cộng thêm ảnh hưởng của tiếng ồn và 100
  14. rung chuyển. Trong khi làm việc rất rễ bị bỏng vì phải làm nhanh nên dễ va chạm vào mảnh kim loại còn nóng đỏ. Theo tác giả Liên Xô (cũ) Hotgeanov, trong tất cả công nhân kỹ nghệ cơ khí, rèn chiếm tỷ lệ cao nhất về bỏng (20,7%). Các cơ quan dễ bị bỏng như da lại dễ bị nhiễm trùng sinh mụn nhọt, đầu đinh. V. VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG KỸ NGHỆ HẦM MỎ Có nhiều loại hầm mỏ, song ở nước ta mỏ than có vai trò cung cấp một lượng than chính quyết định sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế quốc dân nên có số người tiếp xúc khá đông. Than lẫn với các khoáng chất khác như: đá vôi, cát, thạch anh. Các vỉa than là các lớp dày mỏng khác nhau tạo thành những góc hẹp khác nhau. Các lò là những chỗ trống gây ra bởi sự khai thác mỏ hay các khoáng chất khác ở dưới mặt đất. Thường một mỏ có hai khu vực ở dưới mặt đất và ở trên mặt đất. Trong khu vực dưới đất cần có nghiên cứu các lò, dụng cụ, cấu tạo các đất đá, quá trình khai thác, các thiết bị vệ sinh và an toàn, quần áo bảo vệ. Trong khu vực ở trên mặt đất cũng nghiên cứu các vấn đề đó, ngoài ra còn xem xét các công trình dùng trong quá trình sản xuất. Chiều dài các đường hầm khiến công nhân phải đi đường dài mới tới nơi làm việc. Đi lại trong hầm rất khó khăn vì tối, ẩm thấp, có các luồng gió mạnh ở các cửa vào lò, vì tình trạng đó, nên các thợ mỏ đã mệt khi đến nơi làm việc. Hết buổi làm việc, ngoài sự mệt mỏi gây ra bởi quá trình lao động còn thêm sự mệt mỏi do qua các đường hầm. Ờ nơi làm việc, công nhân chịu vi khí hậu không thay đổi nhưng ở trong các đường hầm, các yếu tố của vi khí hậu không phụ thuộc vào khí hậu bên ngoài. Các thay đổi đó càng lớn, nếu các đường hầm dẫn ra ngoài còn dùng để thực hiện sự thông hơi cơ học. Tốc độ chuyển động của không khí ở trong các đường hầm là 5,15 - 7,50m/giây. Trong khi mưa lạnh, điều kiện này khiến công nhân có cảm giác lạnh. Độ ẩm tương đối của không khí trong mỏ là 80 - 100%. Nhiệt độ của đường hầm không khí ở nơi làm việc và trong đường hầm tuỳ thuộc vào chiều sâu đứng thẳng và nằm ngang và vào nhiệt độ của đất đá. Nhiệt độ bên ngoài ảnh hưởng ít đến nhiệt độ bên trong. Nhiệt độ không khí của lò chủ yếu phụ thuộc vào độ sâu. Xuống sâu hoặc vào sâu 100m, thì nhiệt độ tăng thêm 10. Các thay đổi hàng ngày của các yếu tố vi khí hậu rất nhỏ: 1 - 20 tuỳ theo nhiệt độ của không khí. Nơi làm việc nóng có nhiệt độ 29 - 310C, nơi làm việc lạnh có nhiệt độ 15 - 170C. các yếu tố vi khí hậu thay đổi ít tại các nơi làm việc ở các hầm ở xa lò và thay đổi nhiều ở các hầm chính. Sự thay đổi của vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, luồng gió...) ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thợ mỏ. 101
  15. Ở dưới mặt đất các thành phần của không khí thay đổi. Các thay đổi đó do quá trình hoá học của các đất đá, quá trình khai thác bằng chất nổ, sự phân giải các chất hữu cơ nguồn gốc thực vật. Trong các mỏ than, các khí sau đây có ảnh hưởng chủ yếu: CH4 CO2,CO Và N02. còn có thể có H2SVà SO2. Những nguy cơ lớn nhất của methane (CH4) là tạo với không khí một hỗn hợp có thể nổ được nếu đậm độ của nó là 5 -16%. Nổ sẽ mạnh nhất nếu tỷ lệ là một khối lượng methane đối với 10 khối lượng không khí hay 2 khối lượng ôxy. Khí CO2 thường thấy ở các lò bỏ dở từ lâu, từ đó nó vào các đường hầm đang hoạt động. Sự hô hấp của thợ mỏ, sự đốt cháy của đèn, sự mục nát các gỗ chống lò, nổ mìn cũng là các nguồn sinh CO2 Khí CO2 không độc nhưng nguy hiểm (cũng như CH4) nó có thể thay thế oxy nếu đậm độ của CO2 tăng lên 10% và đậm độ oxy đồng thời giảm tương đương thì không thể tránh khỏi được ngạt. Thời gian cần thiết để trở lại cấu tạo bình thường của không khí tuỳ thuộc vào hiệu lực của sự thông gió. Trở ngại giới hạn bình thường sau cùng là CO, do đó khi tỷ lệ CÔ trở lại bình thường thì thợ mỏ có thể vào lò được vì khi đó các khí đã trở lại giới hạn bình thường. Nói chung, các thợ mỏ có thể vào nơi làm việc có thông hơi trực tiếp, 25 phút sau khi nổ mìn, vào nơi làm việc “đáy túi”, 90 phút sau. Đậm độ quy định của các hơi trong không khí các mỏ là: CO : 0,02mg/1ít NO2 : 0,005mg/1ít CO2 : 0,5% O2 : 20% Bụi là một yếu tố quan trọng khác, trong cấu tạo của không khí các mỏ. Tỷ lệ bụi trong không khí thay đổi trong mọi quá trình kỹ thuật. Khoan và nổ mìn tạo rất nhiều bụi. Thí dụ ở một nơi làm việc người ta đã tìm thấy 283,5mg bụi trong 1 m3 không khí khi dùng một máy khoan và 1.203 mg/m3 khi dùng hai máy khoan. Khi xúc vào goòng, số lượng bụi không vượt quá 84mg/m3. Trong các công việc kiến thiết số lượng bụi là 6 - 84mg/m3. Như vậy, thợ mỏ không thường xuyên bị ảnh hưởng của một đậm độ bụi không thay đổi. Độ ẩm của đất đã cũng làm thay đổi số lượng bụi. Tỷ lệ SiO2 ở bụi rất quan trọng, nhất là trong các đất đá, tro. Bụi than còn nguy hiểm khác vì có thể nổ nếu có nhiều ở trong không khí. Nổ hay không tuỳ theo một đậm độ tốt nhất thuận lợi cho sự bốc cháy trong oxy và có một nguồn nhiệt, ngọn lửa không che đậy hay một tia lửa điện. - Đậm độ làm nổ thấp nhất là 23 - 40g/m3. - Đậm độ làm nổ cao nhất là 150 - 200g/m3. - Đậm độ làm nổ tốt nhất là 112g/m3. Sức nổ Còn phụ thuộc vào mức độ phân tán của bụi. Bụi càng nhỏ thì sự tiếp xúc 102
  16. với oxy càng nhiều, như vậy nổ càng mạnh. Mức độ phân tán là một yếu tố tăng nguy cơ nổ. Trái lại, nếu có tro hay bụi thì nguy cơ nổ giảm, vì tro là một thành phần không cháy được của bụi. Về phương diện vệ sinh, đôi khi làm việc ở nơi hẹp đến nỗi không cho phép người thợ mỏ làm việc ở tư thế thuận lợi. Thợ thường bắt buộc làm việc nằm ngửa, nằm nghiêng hoặc ngồi. Tư thế rất chóng mệt mỏi. VI. VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG KỸ THUẬT KỸ NGHỆ HOÁ CHẤT Ngày nay kỹ nghệ hoá chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nên kỹ nghệ này không ngừng phát triển và đã đưa vào sử dụng tới hàng trăm nghìn hoá chất và dung môi độc hại. Đặc tính của hoá chất có sự giống nhau theo nhóm và cũng rất khác nhau với từng hoá chất nên việc đề phòng và chữa trị có những biện pháp chung nhất song cũng có nhiều điểm riêng biệt mang tính đặc thù, đặc hiệu và đối với một số hoá chất có những biện pháp riêng (khẩu trang chống độc, găng tay cao su, thuốc bôi, chế độ lao động...) 6.1. Tác hại của hoá chất Hoá chất có tồn tại dưới nhiều hình thể: - Thể đặc như các kim loại, các quặng, thí dụ lưu huỳnh (S), lân (P), chì (Pb), quặng kẽm (Zn), quặng crôm (Cr), quặng phốtphát. Thể đặc có thể là bọc, viên, thỏi, bột. Thể sệt như axit phênic, nhựa cao su. - Thể loãng như số lớn các axit và bazơ, các chất hoà tan như: benzen, acetone, các chất thường dùng (cồn, dầu hoả, dầu nhờn, ét - xăng...). - Thể hơi như: do, oxit cacbon (CO), hydrô sunfua (H2S). Một đặc điểm Của hoá chất là có thể thay đổi hình thể dưới ảnh hưởng của áp lực và nhiệt độ không khí. Thí dụ: chì nung đến l.7000C bốc thành hơi, acétone, amoniac với nhiệt độ bình thường cũng bốc hơi. Do đó,.tác hại cũng tăng lên vì dưới thể hơi hoá chất xâm nhập vào cơ thể dễ hơn. Đặc điểm thứ hai của hoá chất là phản ứng lẫn nhau sinh ra những hoá chất mới. Do đó có thể phát sinh thêm tác hại. Thí dụ trong lò cao, các thành phần nguyên liệu để luyện thép, gang không có tác hại hay nói cho đúng ít tác hại như than, không khí và đá. Nhưng khi nung đỏ để luyện gang, thép, các chất đó phản ứng với nhau và sinh ra chất hơi, nếu quá mức trở thành độc như: CO, CO2 NO2. Ngoài ra, quặng sắt có một số tạp chất như: thạch tín (As), lưu huỳnh (S), chì nên cũng có thể bốc hơi AsH3 SO2… Thí dụ Sau đây đơn giản, càng giúp dễ hiểu hơn: Khi chữa ô tô hay các loại máy khác chạy bằng ét - xăng, khi đun bếp, là quần áo mà nơi làm việc quá chật hẹp, thường người công nhân thấy nhức đầu, 103
  17. kém ăn khó ngủ, nguyên nhân là do khi chữa máy, ét - xăng cháy với không khí hay khí đun bếp, là quần áo than cháy với không khí, đều thoát ra hơi CO và CO2 vì chỗ làm việc chật, không thoáng gió, hơi CO và CO2 tích luỹ lại ở nơi làm việc một độ nào đó có thể nguy hại đến cơ thể gây ra tình trạng trúng độc. Với những đặc điểm và tính chất của hoá chất như trên, chúng ta thấy rằng hoá chất có tác hại: - Khi là nguyên chất, nguyên liệu, chất hoà tan cần dùng trong quá trình sản xuất, thành phẩm. - Hay khi phản ứng với các hoá chất khác sinh ra một hoá chất mới độc hơn, hay khi đổi thể, dễ xâm nhập vào cơ thể hơn. Ngoài ra trong các quá trình phản ứng hoá học có nhiệt hoặc dùng sức nhiệt để thực hiện phản ứng và đôi khi có thêm sức ép. Cho nên trong kỹ thuật nói chung hay kỹ nghệ hoá chất, ngoài việc phòng tác hại các hoá chất gây nên còn phải lưu ý, chống ảnh hưởng của nhiệt độ cao, sức ép, tiếng rung động của các nhà máy và nguy cơ nổ. 6.2. Các tổn thương da do hoá chất Các hoá chất va chạm đến cơ thể gây hai loại tổn thương: 1. Tổn thương ở da và các niêm mạc (da trong miệng, trong mắt, trong mũi). 2. Tổn thương do hoá chất xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, sẽ gây tổn thương niêm mạc hệ hô hấp, tuy nhiên chúng thường mau chóng ảnh hưởng đến các phủ tạng và hệ thống thần kinh trung ương, ảnh hưởng của chất độc toàn thân (sẽ trình bày ở phần sau). Tổn thương ở da và niêm mạc: Tổn thương ở da và niêm mạc gồm: bỏng nhẹ, bỏng nặng, (thường có kèm theo tình trạng choáng), các mụn đỏ, lở loét, ở da. Trong các bệnh ngoài da vì hoá chất có cả bệnh do dị ứng hay quá mẫn cảm với ánh sáng mặt trời. Bỏng ở da có thể nhẹ hay nặng tuỳ theo hoá chất loãng hay đặc. Các loại hoá chất như: axit sulfuric, axit azotic, axit chlorhydric, axit phenic, các loại kiềm, bột tạt, amoniac. Các loại hoà tan như formol cũng gây bỏng. Bỏng thường hay xảy ra ở chân, tay và mắt. Thường bỏng nặng và gây tổn thương rất nhanh, sau năm mười phút. Axit nước gây bỏng nhanh nhất. Thường các móng tay, móng chân cũng bị ảnh hưởng, hay bị gãy, có khi rời ra khỏi ngón. Vì bỏng nặng nên rất đau đớn và gây tình trạng choáng, mạch đập nhanh, yếu, khó thở và thở nhanh, nhiệt độ cao, tiểu tiện rất ít, nôn mửa, đi ngoài loãng, người mệt và có trường hợp mê man. Nếu hoá chất chạm phải các niêm mạc, do các giọt bắn vào mồm, mũi và mắt hoặc hút hay hít vào, sẽ gây những vết bỏng làm dộp và sưng đỏ các niêm mạc rất đau đớn. Chức năng bị giảm sút rất nhiều. Người ta có nêu một trường hợp uống nhầm bồ 104
  18. tạt, sưng cả mồm, thực quản, không nuốt được thức ăn, sau ba tuần lễ thì chết vì suy nhược. Ở mắt có thể gây tổn thương ở mi, sinh ra lông quặm, màng thịt, gây tổn thương ở màng tiếp hợp, mắt có thể mờ hoặc hỏng. Hoá chất gây nên rất nhiều bệnh ngoài da, dưới nhiều hình thể, từ những mụn đỏ nhỏ, ngứa ngáy (do phenol, formol...), mụn chăm khô hay có nước vàng (do thạch tín, len, bột...), đến lở loét, có mụn mủ (do crôm, xi măng, vôi, aniline...). Các hoá chất dầu dùng trong máy móc, trong công việc hàn kim loại hay gây bệnh ngoài da gọi là “nổi mụn dầu”. Ngoài ra khi tiếp xúc với hoá chất, bệnh ngoài da có thể xảy ra do: - Tính chất dị ứng của cơ thể, thường hay gặp ở công nhân tiếp xúc với chất sơn, chất nhuộm hữu cơ, các dược liệu, các chất hoà tan... - Tính chất mẫn cảm với ánh sáng như bệnh lở mặt và tay công nhân làm than miếng, hắc ín, và ở một số phân xưởng xí nghiệp dược phẩm. 6.3. Hơi độc hoá chất : Trong sản xuất, chất độc xâm nhập qua đường hô hấp thường thấy nhất và nguy hiểm nhất. Theo một tài liệu của Liên Xô 95% tổng số trúng độc trong sản xuất là do hít phải các chất độc tồn tại trong xí nghiệp, dưới hình thức hơi, hơi nước, sương, khói và bụi. Các chất độc có thể phát sinh và tích luỹ ở những trường hợp sau đây: a) Nguyên liệu như SO2 để làm axit sulfuric, axit azotic (ở nhiệt độ bình thường bốc hơi rất nhanh) trong kỹ nghệ chất nổ, kỹ nghệ tơ nhân tạo, kỹ nghệ da, các dược liệu trong xí nghiệp dược phẩm. b) Sản phẩm trung gian cần gia công thêm như hơi amoniac (NH3) Trong quá trình sản xuất chất nổ, chất nhựa, như benzen, acétone, hoà tan các chất dẻo, chất nhựa, lưu huỳnh trong quá trình làm cao su, chất dính. c) Thành phần như acides chế phẩm chất than, các chất hoà tan, thuốc hoá chất. d) Một số tạp chất ngẫu nhiên như oxit cacbonic (CO2) oxit cacbon (CO) trong kỹ nghệ cơ khí, kỹ nghệ gang thép, kỹ nghệ hầm mỏ, như hyđrô sunfua (H2S), anhydrid arsenic (As2O3)… trong kỹ nghệ thuộc da, kỹ nghệ luyện kim, kỹ nghệ nhuộm... Sau khi vào đường hô hấp chất độc sẽ gây hai tác hại: 1 Kích thích các niêm mạc đường hô hấp gây ho, tức ngực, khó thở... và tình trạng viêm, sưng đỏ, phù phổi cấp. 2. Thâm nhập qua các mạch máu ở phổi, vào máu và tuỳ tính chất hoà tan và 105
  19. khuếch tán của chất độc sẽ phân phối nhanh hay chậm, ít hay nhiều cho cơ thể, ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là máu và hệ thống thần kinh hoặc cả hai. Thí dụ: oxit cacbon ảnh hưởng đến máu vì kết hợp vững chắc với huyết sắc tố thành carboxy - hemoglobine cản trở lớn cho sự hô hấp, tiếp thu số dưỡng khí cần thiết, chất benzol, phenol vừa ảnh hưởng đến máu vừa ảnh hưởng đến hệ thần kinh... Hoá chất xâm nhập vào cơ thể bằng đường da, đường tiêu hoá, hô hấp ảnh hưởng đến một vài bộ phận, toàn bộ hệ thống thần kinh. Thí dụ: chì và lân, ảnh hưởng đến máu và xương nhiều hơn, nhưng vẫn ảnh hưởng gan, phổi, thần kinh. Benzen, oxit cacbon ảnh hưởng đến máu và hệ thống thần kinh nhưng nặng về hệ thống thần kinh và tổn thương có quan hệ giữa hai bộ phận. Trong việc nhiễm độc hoá chất, cũng có những triệu chứng thể hiện tổn thương các bộ phận tiêu hoá (đau bụng, nôn, mửa, vàng da, kém ăn...), bộ phận tiết niệu (đái buốt, đái ít), bộ phận thần kinh ngoại vi (run tay chân, tê liệt...). 6.4. Các yếu tố thuận tiện cho nhiễm độc hoá chất Các hoá chất tác hại đến cơ thể gây những tổn thương nặng hay nhẹ, nhanh hay chậm, cũng do một số điều kiện thuận tiện hay không thuận tiện. Những điều hiện thuận tiện gồm: 1/ Tác dụng liên hợp của chất độc Trong sản xuất thì có một số hoá chất cũng gây tác hại gọi là tác hại liên hợp như khi sử dụng: - Chất hỗn hợp tự nhiên phức tạp (ét-xăng, nhựa, than...) và chất hỗn hợp nhân tạo (cao su nhân tạo, chất nhựa, chất dẻo...). - Các hoá chất chưa được sạch (như quặng chromite có tạp chất độc, kẽm, thạch tín, chất photphát còn nuorurecalcium, chlorure calcium ở quặng apatite, chim - apatite...). Trong các ngành công nghiệp, có rất nhiều loại hoá chất tác dụng liên hợp với nhau. Ở đây chỉ nêu cụ thể các trường hợp hay có hiện tượng tác dụng liên hợp. - Buồng máy nóng trong nhà máy luyện kim và nhà máy cơ khí hay có oxit cacbon (CO) liên hợp với anhydrid carbonique (CO2) anhydrid sulfurơ (SO2) và anhydrid nhiều hay peroxide nitreur (NO2) - Đốt mìn ở hầm mỏ có thể có CO, CO2 và NO2 - Trong công nghiệp luyện kim màu có CO, CO2 NO2 và oxit kẽm, chì chrome... Trong công nghiệp hoá học thì No với benzen, khí ni tro hoá benzen hay acide sunfurure với benzen trong quá trình sulfo hoá benzen, khi chlorure hoá benzen thì có tác dụng liên hợp chlore và benzen... Có những trường hợp tác dụng liên hợp hoá chất trong sản xuất với chất độc sinh 106
  20. hoạt. Ví dụ: nghiện rượu có cồn làm tăng khả năng trúng độc trong sản xuất, nên cần đặc biệt chú ý. Cồn có thể tăng thêm rất nhiều khả năng trúng độc thạch tín (As), thuỷ ngân (Hg), anihne, nitro benzene, dinitrochloro benzene vì nó là bộ phận tiêu hoá hấp thụ mạnh các chất này. Ngược lại, một số chất độc trong sản xuất lại làm cơ thể mẫn cảm với cồn, do đó dù chỉ uống rất ít cũng say nhiều. 2/ Trong hoàn cảnh sản xuất, điều kiện ngoại cảnh nói chung có thể tăng tác dụng của hoá chất: Nhiệt độ hoàn cảnh càng cao, độc tính hoá chất càng mạnh vì trong hoàn cảnh đó chất độc bay hơi mạnh hơn, sự chuyển hoá chất độc trong cơ thể nhanh hơn và mạnh hơn, các huyết quản nở ra, máu tuần hoàn nhanh hơn, sau đó chất độc lưu thông cũng nhanh hơn và xâm nhập các bộ phận khác cũng nhanh hơn, mồ hôi chảy nhiều, chất độc dễ qua da thâm nhập cơ thể, hoạt động bình thường của gan bị trở ngại. Độ ẩm không khí tăng, khả năng trúng độc nói chung cũng tăng vì sự phân giải với nước của một số hoá chất mạnh hơn, thể khí tích lại ở niêm mạc đường hô hấp nhiều hơn, sự thải độc bằng mồ hôi bị hạn chế. 3/ Tính cảm thụ của cơ thể đối với chất độc, cũng là đặc điểm của từng người trong nhiễm độc. Những người có bệnh ngoài da, những người mắc bệnh gan và bệnh thận, chức phận phân tiết và chức phận giải độc suy yếu nhiều, tương đối dễ trúng độc. Những người mắc bệnh thiếu máu nặng, bệnh viêm phổi, hệ thần kinh suy yếu, người mắc các bệnh truyền nhiễm (giang mai, lao phổi, sốt rét, thiếu dinh dưỡng, toàn thân suy nhược, sau khi mổ hay bệnh nhân ở thời kỳ bình phục), người có mang, khi thay đổi thể chất (dậy thì), sức đề kháng của cơ thể đối với chất độc sút kém. Tính chất dị ứng của một số người với hoá chất cũng tăng tính cảm thụ của cơ thể đối với hoá chất như dầu cất hắc ín, vải cao su, hơi nước chromite, testebenthine, formol. Đại đa số phản ứng dị ứng là ở ngoài da. Có một điều nên lưu ý là phản ứng dị ứng của từng người khác nhau. 4/ Chúng ta cần đặc biệt lưu ý vấn đề ảnh hưởng của lao động đối với độc tính của hoá chất. Nói một cách khác là ảnh hưởng của những biến hoá trong cơ thể khi có thể căng thẳng đối với tác dụng của chất độc. Khi cơ thể căng thẳng, chức phận tuần hoàn và chức phận hô hấp đều tăng mới đáp ứng được lao động nhất là lao động nặng. Quá trình hấp thụ hơi khí và nước, chất độc nhanh hơn khi làm việc nặng, da sẽ cương, chảy nhiều mồ hôi, do đó chất độc trên da sẽ chóng tan dễ bị dính lại và chóng bị hấp thu. Khi cơ thể bị căng thẳng về thể chất, quá trình trúng độc sẽ nặng hơn. Một số tài 107
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2