intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định chỉ định của phẫu thuật TOT trong điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ

Chia sẻ: ViIno2711 ViIno2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Xác định chỉ định của phẫu thuật TOT trong điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang 74 bệnh nhân được chẩn đoán són tiểu không tự chủ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 01 - 01 - 2013 đến 5 - 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định chỉ định của phẫu thuật TOT trong điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> XÁC ĐỊNH CHỈ ĐỊNH CỦA PHẪU THUẬT TOT TRONG<br /> ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT KHI GẮNG SỨC Ở PHỤ NỮ<br /> Mai Trọng Hưng1; Vũ Huy Nùng2; Lê Anh Tuấn3<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: xác định chỉ định của phẫu thuật TOT trong điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng<br /> sức ở phụ nữ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang 74 bệnh nhân<br /> được chẩn đoán són tiểu không tự chủ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 01 - 01 - 2013 đến 5 -<br /> 2018. Kết quả và kết luận: 100% bệnh nhân có són tiểu; kèm theo đái khó 80,7%, sa sinh dục<br /> 96,8%. Bệnh nhân có són tiểu kèm theo các rối loạn tiểu tiện như són tiểu khi gắng sức, són<br /> tiểu gấp (58,1%) hoặc phối hợp, són phân (19,4%), không chủ động trung tiện (29%). Khi thăm<br /> khám tình trạng trương lực cơ cổ bàng quang, cơ niệu đạo: 100% test Valsava dương tính; nghiệm<br /> pháp ho dương tính (100%). Lượng nước tiểu tồn dư đo bằng thông tiểu sau khi đi tiểu ><br /> 100 ml, còn cảm giác muốn tiểu mà khó đi tiểu (100%). Tình trạng thai sản, số lần mang thai,<br /> số lần sinh đẻ, trọng lượng nặng nhất của con sinh ra và phương pháp đẻ mổ là những yếu tố<br /> ảnh hưởng tới chỉ định cho phẫu thuật TOT.<br /> * Từ khóa: Tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ; Chỉ định phẫu thuật; Phẫu thuật TOT.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ kỹ thuật điều trị són tiểu do gắng sức [8],<br /> International Continents Society (ICS) nhiều nghiên cứu về sinh lý tiểu tiện, cơ<br /> định nghĩa về tiểu không kiểm soát: "Tiểu chế bệnh sinh, dịch tễ học và phương<br /> tiện không kiểm soát hay són tiểu là tình pháp điều trị, dự phòng đã được tiến<br /> trạng thoát nước tiểu ra ngoài không theo hành nhằm giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật<br /> ý muốn, là một vấn đề xã hội và vệ sinh cho phụ nữ. Tuy vậy, són tiểu vẫn chưa<br /> liên quan đến những than phiền về chất được quan tâm điều trị đầy đủ ở một số<br /> lượng cuộc sống". Bệnh gặp chủ yếu ở nước [1].<br /> phụ nữ, són tiểu hiện đang là một bệnh lý Ở Việt Nam, trước đây do điều kiện kinh<br /> ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, tâm sinh lý, tế, tập tục văn hóa phương Đông khiến<br /> công việc và chất lượng sống của bệnh BN ngại không đi khám nên bệnh lý này ít<br /> nhân (BN) trên toàn thế giới. Tỷ lệ són được nhắc đến tại các bệnh viện lớn và<br /> tiểu chung trong cộng đồng dao động từ trong cộng đồng. Tìm hiểu về đặc điểm<br /> 25 - 45% [7]. lâm sàng són tiểu ở phụ nữ, các yếu tố có<br /> Tiểu tiện không kiểm soát là một gánh liên quan cũng như đánh giá phẫu thuật<br /> nặng tâm lý làm giảm chất lượng sống. điều trị són tiểu hiện nay sẽ mang lại<br /> Từ khi nhà Sản-Phụ khoa người Mỹ - những thông tin hữu ích giúp điều trị và<br /> Howard Kelly (1914) lần đầu tiên công bố phòng bệnh sau này.<br /> <br /> 1. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội<br /> 2. Học viện Quân y<br /> 3. Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding author): Mai Trọng Hưng (haiyenhcd@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 15/12/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/12/2019<br /> Ngày bài báo được đăng: 31/12/2019<br /> <br /> 95<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> Tại Việt Nam, phẫu thuật điều trị tiểu * Cỡ mẫu nghiên cứu: áp dụng phương<br /> không kiểm soát khi gắng sức bằng phẫu pháp chọn mẫu toàn bộ.<br /> thuật TOT (trans obturator tape) mới * Chỉ tiêu nghiên cứu:<br /> được áp dụng trong những năm gần đây, - Hỏi bệnh và khám lâm sàng BN đến<br /> tuy có nhiều ưu điểm nhưng chưa có khám, khai thác bệnh sử, tiền sử (theo<br /> công trình nghiên cứu toàn diện về chỉ mẫu bệnh án nghiên cứu), giải thích cho<br /> định, kỹ thuật và hiệu quả của phẫu thuật BN hợp tác nghiên cứu.<br /> này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên<br /> - Tiến hành làm các nghiệm pháp thăm<br /> cứu này với mục tiêu: Xác định chỉ định<br /> khám để lựa chọn những BN són tiểu.<br /> của phẫu thuật TOT trong điều trị tiểu<br /> * Xử lý và phân tích số liệu:<br /> không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ.<br /> Nhập tất cả thông tin ghi nhận từ BN<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP vào bảng biến số của phần mềm thống kê<br /> NGHIÊN CỨU STATA 12.0. Sử dụng các thuật toán<br /> 1. Đối tượng, địa điểm và thời gian thống kê thích hợp. Thống kê mô tả:<br /> nghiên cứu. thống kê phân tích (phép kiểm Chi bình<br /> phương, phép kiểm chính xác Fisher,<br /> 74 BN được chẩn đoán són tiểu không<br /> phép kiểm t-test, phép kiểm Wilcoxon<br /> tự chủ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ<br /> rank sum). Hệ số tương quan Pearson khi<br /> 01 - 01 - 2013 đến 5 - 2018.<br /> xét mối tương quan giữa các biến định<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn BN: lượng trong nghiên cứu. Các kiểm định<br /> - Được chẩn đoán tiểu tiện không kiểm được xem có ý nghĩa thống kê (có khác<br /> soát khi gắng sức. biệt hoặc có mối liên quan) khi giá trị p <<br /> - Có rối loạn tiểu tiện đến khám tại 0,05. Khi OR được sử dụng, khoảng tin<br /> Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. cậy 95% của OR đi qua 1 được xem<br /> không có ý nghĩa thống kê.<br /> - Đồng ý hợp tác nghiên cứu có điều<br /> kiện theo dõi sau phẫu thuật. * Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:<br /> - Đủ sức khỏe chịu đựng cuộc phẫu thuật. Quá trình nghiên cứu luôn đảm bảo<br /> tuân thủ đúng các quy tắc về GCP - thử<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> nghiệm lâm sàng tốt của Bộ Y tế và ICH.<br /> - Tất cả BN són tiểu không kiểm soát Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu<br /> không có chỉ định phẫu thuật do các bệnh viên luôn đảm bảo tuân thủ đúng đề<br /> lý toàn thân và tại chỗ không có điều kiện cương nghiên cứu.<br /> gây tê, gây mê.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> - BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> BÀN LUẬN<br /> - BN tiểu không kiểm soát không có chỉ 28 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng<br /> định phẫu thuật. đối chứng ngẫu nhiên trong phân tích gộp<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu. với 2.477 BN trong nhóm TOT. Tổng quan<br /> * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến hệ thống và phân tích tổng hợp cho thấy<br /> cứu, mô tả cắt ngang. TOT có hiệu quả tốt hơn với biểu hiện<br /> <br /> 96<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> giảm thời gian phẫu thuật, thời gian nằm Kết quả của chúng tôi cao hơn so với<br /> viện, tỷ lệ biến chứng, mất máu, dẫn đến nghiên cứu của Hồ Nguyễn Tiến về điều<br /> giảm thang điểm VAS, IIQ-7 và UDI-6 khi trị són tiểu khi gắng sức bằng phẫu thuật<br /> so sánh với phẫu thuật TVT, chỉ ra phẫu đặt Bandelette dưới niệu đạo (tuổi trung<br /> thuật TOT là phương pháp hiệu quả và bình: 51,8 ± 11,9; thấp nhất 39 và cao<br /> an toàn hơn trong điều trị són tiểu [11]. nhất 67 tuổi) [1] và của Nguyễn Tân<br /> Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng Cương trong điều trị tiểu không kiểm soát<br /> nghiên cứu. ở phụ nữ bằng nâng niệu đạo kiểu TVT<br /> (tuổi trung bình: 49,8 ± 7,2; thấp nhất 33<br /> Số lượng Tỷ lệ (%)<br /> Chỉ tiêu (X ± SD) (Min-max) và cao nhất 69 tuổi) [2]. Các nghiên cứu<br /> 55,3 ± 30 - 83<br /> đều thống nhất tỷ lệ són tiểu tăng lên theo<br /> Trung bình<br /> 10,8 (tuổi) tuổi [3, 10], > 40 tuổi có nguy cơ són tiểu<br /> Trong tuổi sinh đẻ (30 - 50) 20 27,0 cao hơn (RR = 2,16; 95%CI = 1,86 - 2,57)<br /> Ngoài tuổi sinh đẻ (> 50 ) 54 73,0<br /> [10]. Chính vì vậy, són tiểu được coi là<br /> tiến triển bình thường không thể tránh<br /> Nghề nghiệp<br /> được của tuổi tác. Tuy vậy, không nên coi<br /> Làm ruộng 21 28,4<br /> són tiểu là bình thường ở người có tuổi<br /> Công nhân 7 9,5<br /> dù thay đổi ở bàng quang và tổ chức<br /> Cán bộ 8 10,8 trong tiểu khung góp phần làm bệnh xuất<br /> Lao động thuê 3 4,0 hiện [4].<br /> Khác 35 47,3 BN làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> Trình độ học vấn (29%), tiếp đến là công nhân (16,1%).<br /> Mù chữ 6 8,1 Cán bộ công chức và lao động thuê chiếm<br /> Cấp 1 22 29,8 tỷ lệ ít hơn (9,7% và 6,5%). Kết quả của<br /> Cấp 2 24 32,4 chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của<br /> Nguyễn Thị Tân Sinh về thực trạng công<br /> Cấp 3 8 10,8<br /> việc và thời gian làm việc của BN [5].<br /> Cao đẳng - đại học 5 6,7<br /> Bảng 2: Phân bố BN theo tình trạng<br /> Tuổi trung bình 55,3 ± 10,8, thấp nhất thai sản (n = 74).<br /> 30 tuổi, cao nhất 83 tuổi. Trong đó, 73%<br /> Tình trạng thai sản n Tỷ lệ (%)<br /> BN ngoài độ tuổi sinh đẻ. Bệnh xảy ra ở<br /> tất cả ngành nghề và trình độ học vấn. Đã từng có thai: 74 100<br /> Sinh con ≤ 2 lần 12 16,2<br /> Trong 28 nghiên cứu thử nghiệm lâm<br /> Sinh con 3 - 4 lần 42 61,3<br /> sàng đối chứng ngẫu nhiên ở 2.477 BN Sinh con > 4 lần 20 27,0<br /> điều trị bằng phương pháp TOT, tuổi<br /> Có nạo hút: 56 75,7<br /> trung bình từ 50 - 60 tuổi, trong đó tập<br /> Nạo hút 1 lần 22 29,7<br /> trung nhất từ 52 - 55 tuổi, tương đương<br /> Nạo hút > 1 lần 34 46,0<br /> kết quả của chúng tôi. Điều này cho thấy<br /> tình hình mắc són tiểu ở Việt Nam và các Số lần sinh con<br /> 2,7 ± 1,0 (1 - 6)<br /> trung bình<br /> nước trên thế giới có tương đồng [11].<br /> <br /> 97<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> Kết quả cho thấy, số lần có thai, nạo viện với lý do són tiểu, trong đó mức độ 1:<br /> hút cũng như số lần đẻ, trọng lượng cân 12%, mức độ 2: 52% và mức độ 3: 36% [1].<br /> của con khi sinh ra có ảnh hưởng tới tình Nghiên cứu của chúng tôi, trong số<br /> trạng són tiểu của BN. Kết quả của chúng các BN bị són tiểu, 100% BN đều bị són<br /> tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn tiểu khi gắng sức; 58,1% BN bị són tiểu<br /> Tân Cương (số lần sinh trung bình 2,5 lần gấp và phối hợp; 22,6% BN són tiểu khi<br /> và cao nhất 10 lần mang thai) [2] và giao hợp, 19,4% BN són tiểu kèm theo<br /> Hồ Nguyễn Tiến (số con trung bình 3,4 ± 1,6; són phân và 29% són tiểu kèm theo<br /> ít nhất 1 con và nhiều nhất 6 con) [1]. không chủ động trung tiện. Kết quả này<br /> Như vậy, số lần sinh thường ảnh hưởng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị<br /> đến độ giãn của tầng sinh môn. Trong Tân Sinh [5], Nguyễn Thị Thanh Tâm [3],<br /> nghiên cứu, 87,1% BN sinh ≥ 2 lần. Theo Nguyễn Thị Ngọc Phượng [4], nhưng cao<br /> Nguyễn Tân Cương, chỉ tính riêng nhóm hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Tân<br /> người bệnh đẻ > 2,5 lần là 63% trong Cương [2].<br /> tổng số BN mổ TOT [2]. - Phân bố BN theo lý do vào viện: són<br /> * Mối liên quan giữa các triệu chứng và tiểu: 74 BN (100%); sa sinh dục: 71 BN<br /> chỉ định phẫu thuật TOT trong điều trị tiểu (96%), trong đó sa sinh dục độ 1: 56 BN<br /> không kiểm soát khi gắng sức: (78,9%); độ 2: 5 BN (7%); độ 3: 10 BN<br /> - Phân bố BN theo tính chất són tiểu: (14,1%); sa cổ tử cung: 19 BN (25,7%);<br /> tiểu đêm: 74 BN (100%); tiểu lắt nhắt sa thành trước âm đạo: 66 BN (89,2%);<br /> nhiều lần/một lần đi: 27 BN (36,5%); tiểu không BN nào bị bệnh trực tràng.<br /> khó phải rặn: 61 BN (82,4%); nước tiểu tự Kết quả của chúng tôi cao hơn so với<br /> chảy ra mà không hề có cảm giác đi tiểu: nghiên cứu của Hồ Nguyễn Tiến (tỷ lệ<br /> 21 BN (28,4%); tiểu xong còn muốn đi sa sinh dục kèm theo 28%) [1] và của<br /> nhưng không ra: 47 BN (63,5%); phải đi Daher N (tỷ lệ có kèm theo sa sinh dục<br /> tiểu gấp: 44 BN (59,5%); từng bị són tiểu 30%) [9].<br /> khi gắng sức: 42 BN (56,8%); từng bị mót - Phân bố BN theo bệnh kết hợp và<br /> tiểu gấp: 32 BN (43,2%); són tiểu khi một số yếu tố nguy cơ: viêm đường tiết<br /> quan hệ tình dục: 10 BN (13,5%). Như niệu: 50 BN (67,6%); viêm bàng quang:<br /> vậy, có thể thấy tình trạng són tiểu rất đa 21 BN (28,4%); bị chấn thương vùng sinh<br /> dạng và có nhiều loại hình trên lâm sàng. dục (khâu mổ đẻ): 7 BN (9,5%); táo bón:<br /> Kết quả của chúng tôi cao hơn của Hồ 36 BN (48,7%); trĩ kết hợp: 10 BN (13,5%);<br /> Nguyễn Tiến và CS: 28% BN có kèm sa mãn kinh: 20 BN (27%); công việc nặng:<br /> sinh dục, cuộc sống kèm các rối loạn đi 60 BN (81,1%); stress trong cuộc sống:<br /> tiểu 30%, tuy nhiên 100% BN đều vào 60 BN (81,1%).<br /> <br /> 98<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> Bảng 3: Phân bố BN theo mức độ són tiểu khi thăm khám (n = 74).<br /> <br /> Són tiểu n Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Mức độ són tiểu khi khám:<br /> Ướt quần lót (độ 1) 67 90,5<br /> Ướt cả quần ngoài (độ 2) 7 9,5<br /> <br /> Thời gian mắc són tiểu:<br /> Vài lần/năm 15 20,2<br /> Vài lần/tháng 54 73,0<br /> Vài lần/tuần 5 6,8<br /> <br /> <br /> Bảng 4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo BMI và tình trạng són tiểu (n = 74).<br /> <br /> Gắng sức Gấp Tổng<br /> BMI<br /> n % n % n %<br /> <br /> < 18,5 4 9,5 4 12,5 8 10,8<br /> <br /> 18,5 - 22,9 26 61,9 21 65,6 47 63,5<br /> <br /> ≥ 23 12 28,6 7 21,9 19 25,7<br /> <br /> <br /> Trong số BN có són tiểu, 10,8% BN 95%CI: 1,31 - 2,4. Kết quả của chúng tôi<br /> được đánh giá là gày; 63,5% bình thường cũng có mức độ són tiểu với BMI tăng dần,<br /> và 25,7% béo phì. Trong 28 nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Hồ Nguyễn Tiến<br /> thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu (32% BN có BMI ≥ 23) [1].<br /> nhiên ở 2.477 BN điều trị bằng phương - Đánh giá BN qua các test chẩn đoán:<br /> pháp TOT, BMI chủ yếu từ 25 - 30 được<br /> 73 BN (98,7%) khi làm test Valsava và<br /> đánh giá là béo phì. Trong nghiên cứu<br /> nghiệm pháp ho đều cho kết quả dương<br /> của chúng tôi, tỷ lệ BN có BMI > 25 rất ít,<br /> tính và 2 BN (2,7%) làm test Bonney cho<br /> tập trung chủ yếu từ 21 - 23. Đây là khác kết quả âm tính. Kết quả của chúng tôi<br /> biệt lớn so với các nghiên cứu trên thế phù hợp với nghiên cứu của các tác giả<br /> giới [11]. Về tình trạng són tiểu khi gắng trong nước [3, 5, 6]. 100% BN đều có<br /> sức và gấp ở các mức độ, BMI khác biệt lượng nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu<br /> không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. (đo bằng thông tiểu) trước khi phẫu thuật<br /> Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tân Sinh [5] > 100 ml, trong đó 65 BN (87,8%) có<br /> cho thấy có mối liên quan giữa chỉ số BMI lượng nước tiểu tồn dư từ 100 - 150 ml<br /> ≥ 22 và tình trạng són tiểu. Nguy cơ mắc và 9 BN (12,2%) có lượng nước tiểu tồn<br /> són tiểu của người có chỉ số BMI ≥ 22 dư > 150 ml. Lượng nước tiểu tồn dư<br /> cao hơn người có BMI < 22 với OR = 1,77; trung bình 132,6 ± 19,5 ml, trong đó thấp<br /> <br /> 99<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> nhất 100 ml và nhiều nhất 170 ml, không mức độ són tiểu vừa: 134,5 ± 19,9 ml. Kết<br /> có khác biệt về lượng nước tiểu tồn dư quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu<br /> trung bình theo các mức độ són tiểu của Nguyễn Tân Cương [2] và Lê Sĩ Trung<br /> (mức độ són tiểu nhẹ: 132,4 ± 19,5 ml và [6].<br /> <br /> <br /> Mối liên quan giữa lượng nước tiểu tồn dư và tuổi<br /> <br /> 100 85 88.9<br /> 80<br /> 60<br /> 40<br /> 15 11.1<br /> 20<br /> 0<br /> ≥ 100 - 150 ml > 150 ml<br /> <br /> Tuổi 30 - 49 Tuổi > 50<br /> Linear (Tuổi 30 - 49) Linear (Tuổi > 50)<br /> <br /> Biểu đồ 1: Mối liên quan giữa tuổi và lượng nước tiểu tồn dư (n = 74).<br /> <br /> Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ có lượng nước tiểu tồn dư theo<br /> từng mức độ giữa 2 nhóm tuổi 30 - 49 và > 50 tuổi với p > 0,05 (Fisher’s exact = 0,696).<br /> <br /> Bảng 4: Một số chỉ số sinh hóa theo mức độ són tiểu.<br /> <br /> Chỉ số Độ 1 Độ 2 p<br /> a<br /> Hồng cầu 4,5 ± 0,4 4,5 ± 0,2 0,61<br /> b<br /> Bạch cầu 7,9 ± 6,5 6,7 ± 1,4 0,64<br /> b<br /> Tiểu cầu 272.3 ± 51.3 268,1 ± 86,9 0,85<br /> a<br /> Hemoglobin 130,5 ± 7,7 130,6 ± 7,5 0,98<br /> b<br /> Ure 4,6 ± 1,3 5 ± 1,5 0,4<br /> b<br /> Creatinin 66,2 ± 13,3 73,7 ± 9,2 0,11<br /> b<br /> SGOT 25 ± 9,6 23,9 ± 4,8 0,83<br /> b<br /> SGPT 24,2 ± 14,1 26,1 ± 4,9 0,48<br /> <br /> (a: T-student test; b: Mann-Whitney U test)<br /> Không có sự khác biệt về các chỉ số sinh hóa theo các mức độ són tiểu với p > 0,05.<br /> <br /> 100<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br /> <br /> KẾT LUẬN 4. Nguyễn Thị Ngọc Phượng. Nghiên cứu<br /> tình hình rối loạn tiểu tiện ở phụ nữ trước<br /> 100% BN có són tiểu hoặc có kèm theo và sau mãn kinh. Tạp chí Y học Thực hành.<br /> đái khó (80,7%), sa sinh dục (96,8%). BN 1998, 5.<br /> có són tiểu kèm theo có các rối loạn tiểu 5. Nguyễn Thị Tân Sinh. Nghiên cứu thực<br /> tiện như són tiểu khi gắng sức, són tiểu trạng són tiểu và một số yếu tố liên quan ở nữ<br /> gấp (58,1%) hoặc phối hợp, kèm theo són nhân viên Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn<br /> phân (19,4%), kèm theo không chủ động Bác sỹ Chuyên khoa Cấp II. Trường Đại học Y<br /> trung tiện (29%). Khi thăm khám tình trạng Hà Nội. 2007.<br /> trương lực cơ cổ bàng quang, cơ niệu đạo: 6. Lê Sĩ Trung. Điều trị són tiểu ở phụ nữ<br /> các test Valsava dương tính; nghiệm pháp bằng phương pháp TOT: kinh nghiệm ban đầu<br /> ho dương tính (100%). Lượng nước tiểu qua 15 trường hợp. Tạp chí Y học Việt Nam.<br /> 2006, 326, tr.1-6.<br /> tồn dư đo bằng thông tiểu sau khi đi tiểu<br /> > 100 ml, 100% còn cảm giác muốn tiểu 7. Hannestad Y.S et al. A community-based<br /> mà khó đi tiểu. epidemiological survey of female urinary<br /> incontinence: The Norwegian EPINCOMT study.<br /> Tình trạng thai sản, số lần mang thai,<br /> Epidemiology of Incontinence in the country of<br /> số lần sinh đẻ, trọng lượng nặng nhất của<br /> Nord - Trondelag. J Clin Epideniol. 2000. 53,<br /> con sinh ra và phương pháp đẻ mổ là pp.1150-1157.<br /> những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ định<br /> 8. Honna Y et al. Urodynamics. Incontinence<br /> phẫu thuật TOT. nd<br /> 2 edition, Plymouth, UK. Plymouth Distributors.<br /> 2002.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO 9. Daher N, Gagneur O, Gondry J,<br /> 1. Hồ Nguyễn Tiến, Lê Sỹ Phương, Bạch Mention J.E, Merviel P, Boulanger J.C. TVT<br /> Cẩm An, Phan Viết Lâm. Kết quả điều trị són prépubien. Étude prospective longitudinale<br /> tiểu khi gắng sức bằng phẫu thuật đặt Bandelette dans le traitement de l’incontinence urinaire<br /> dưới niệu đạo. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. d’effort de la femme: À propos de 164 cas.<br /> 2010, 5, tr.32-38. Gynécologie Obstétrique & Fertilité. 2005, 33,<br /> pp.570-576.<br /> 2. Nguyễn Tân Cương, Từ Thành Trí Dũng,<br /> Trần Lê Linh Phương, Vũ Hồng Thịnh, 10. Davis G et al. Urinary incontinence<br /> Nguyễn Hoàng Đức. Đánh giá kết quả ban among female soldiers. Military Medicine. 1999,<br /> đầu điều trị tiểu không kiểm soát ở phụ nữ 164 (9), pp.182-187.<br /> bằng nâng niệu đạo kiểu TVT. Tạp chí Y học 11. Huang Z.M, Xiao H, Ji Z.G, Yan W.G,<br /> TP. Hồ Chí Minh. 2009, 13, tr.205-209. Zhang Y.S. TVT versus TOT in the treatment of<br /> 3. Nguyễn Thị Thanh Tâm. Nghiên cứu female stress urinary incontinence: A systematic<br /> tỷ lệ són tiểu ở phụ nữ mãn kinh tại review and meta-analysis. Ther Clin Risk<br /> Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. Tạp chí Y học TP. Manag. 2018, 14, pp.2293–2303. Published<br /> Hồ Chí Minh. 2008, 3. 2018 Nov 20. doi:10.2147/TCRM.S169014.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 101<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2