intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng siêu âm trong phẫu thuật u não

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

77
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của u não trong trục trên lều và đánh giá vai trò của siêu âm trong phẫu thuật u não trong việc định vị khối u, xác định ranh giới của u và đánh giá mức độ cắt rộng u. Nghiên cứu tiến hành mô tả hàng loạt ca u não có ứng dụng siêu âm trong mổ từ 8/2010-4/2012 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định và BV Đại Học Y Dược.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng siêu âm trong phẫu thuật u não

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> <br /> ỨNG DỤNG SIÊU ÂM TRONG PHẪU THUẬT U NÃO<br /> Nguyễn Hồng Hà*, Dương Thanh Tùng*, Lê Cao Thắng*, Trần Hoàng Ngọc Anh*, Lê Trọng Nghĩa*,<br /> Võ Tấn Sơn**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của u não trong trục trên lều và đánh giá vai trò<br /> của siêu âm trong phẫu thuật u não trong việc định vị khối u, xác định ranh giới của u và đánh giá mức độ cắt<br /> rộng u.<br /> Phương pháp: Tiền cứu mô tả hàng loạt ca u não có ứng dụng siêu âm trong mổ từ 8/2010- 4/ 2012<br /> tại Bv Nhân dân Gia Định và BV Đại Học Y Dược. Bệnh nhân được ghi nhận các dấu hiệu lâm sàng, hình<br /> ảnh học, kết quả điều trị, phân loại u theo vị trí và giãi phẫu bệnh. Đánh giá kết quả bằng thang điểm GOS<br /> tại thời điểm xuất viện.<br /> Kết quả: Trong 18 tháng chúng tôi thực hiện phẫu thuật 35 trường hợp u não, tỷ lệ nam:nữ = 19:16, tuổi<br /> trung bình 44 tuổi, bệnh nhân nhỏ nhất 19 tuổi, lớn nhất 67 tuổi. Tỷ lệ nam / nữ: 1,2/1. Biểu hiện lâm sàng chủ<br /> yếu là tăng áp lực nội sọ chiếm (51,43%) và dấu thần kinh khu trú (21%). Với phân bố u ở trán (31,43%), thái<br /> dương trong (42,86%) chủ yếu là u dạng hỗn hợp (88,6%), với u có kích thước lớn nhất là 6cm, nhỏ nhất 1,2 cm<br /> với khoảng cách từ bề mặt u tới vỏ não dưới 2 cm 80% và 20% có sâu hơn 2 cm. Vai trò của siêu âm trong mổ<br /> với định vị u trước khi mở màng cứng tốt trong 34/35 trường hợp (97%), xác định ranh giới u tốt trong 30/35<br /> trường hợp chiếm (85,71%) và siêu âm hỗ trợ trong quá trình lấy u với kết quả lấy toàn bộ u trong 19/35 chiếm<br /> (54,3%), lấy gần hết u 12/35 trường hợp chiếm (34,3%). Có 28 trường hợp có chụp MRI và CTscan có cản<br /> quang kiểm tra sau mổ có mức độ chính xác của siêu âm trong mổ lấy toàn bộ u 13/15 trường hợp chiếm 87%.<br /> Kết luận: Siêu âm là một kỹ thuật an toàn, cho hình ảnh thực tại ngay lúc mổ trong viêc xác định u, ranh<br /> giới u cũng như mức độ lấy u. Nhưng cần phải có sự phối hợp giữa chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh và vi phẫu<br /> thuật trong khi tiến hành mổ thì mới cho một kết quả tốt nhất.<br /> Từ khóa: siêu âm, u não, cộng hưởng từ<br /> <br /> ABSTRACT<br /> USING ULTRASOUD INTRA-OPERATION FOR BRAIN TUMORS<br /> Nguyen Hong Ha, Duong Thanh Tung, Le Cao Thang, Tran Hoang Ngoc Anh, Le Trong Nghia,<br /> Vo Tan Son.* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 52 - 58<br /> Objective: We evaluated the clinical examination, imaging finding and role of ultrasound intra- operation of<br /> supra-tentorial brain tumor for localizing, determing margin and the extension of tumors resection.<br /> Method: We performed prospective analyses of all brain tumors operated with using ultrasound intraoperation at Nhan dan Gia Dinh and Medical University hospital from August 2010 to April 2012. The patients<br /> were recorded the clinical, imaging features and surgical results. Classification of tumors based on the location<br /> and pathology, the results were evaluated by GOS when discharge.<br /> Results: For 18 months, we used intraoperative ultrasound for 35 brain tumor operations. The M/F ratio<br /> was 19/16 (1.2/1), mean age was 44, the youngest 19 yrs and the oldest 67yrs. The major clinical features were<br /> intracerebral hypertention (51.43%), neurological local deficit (21%). Tumors were located in frontal lobe<br /> <br /> *<br /> <br /> **<br /> <br /> Khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bộ môn Ngoại thần kinh ĐHYD Tp HCM<br /> Tác giả liên lạc: BS CKII Nguyễn Hồng Hà,<br /> ĐT 0908191919,<br /> email: drnghongha@yahoo.com<br /> <br /> 52<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> (31.43%), temporal lobe (42.86%). Almost tumors were mixed histological features (88.6%). The largest tumor<br /> was 6cm in diameter, and the smallest one was 1.2 cm. The distance from cerebral surface to tumor was less than<br /> 2cm (80%) and more than 2cm (20%). 34/35 cases (97%) were well located by ultrasound before dural opening,<br /> tumor magin was well determine in 30/35 (85.71%). With using intraoperative ultrasound, the tumor was total<br /> resection in 19/35 (54.3%) cases, 12/35 (34.3%) cases were partal resection. 28 cases had post-op MRI or CT with<br /> contrast, and in the group which tumor was total resection, compare with post-op MRI or CT with contrast,<br /> intraoperative ultrasound was correct in 12/15 cases (87%).<br /> Conclusion: The study has shown that intraoperative ultrasound that gives us the realtime images is a safe<br /> and useful technique. It inform us almost correctly about location, margin, relation between a tumor and<br /> arounding cerebral parenchymal, and how much of tumor was left after resection. However, we need the good cooperate between the radiologist and micro-surgery for good results.<br /> Key word: Ultrasoud, brains tumeurs, Magnectic Resonance Imaging<br /> nước ta, dễ dàng thực hiện ở những nơi có đơn<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> vị thần kinh (khoa Ngoại thần kinh, CT scan,<br /> U não hiện nay là bệnh lý thường gặp nhiều,<br /> MRI..) mà chưa có điều kiện trang bị<br /> chiếm khoảng 10% các bệnh lý về thần kinh và<br /> Navigation(5,4,7,6,10,9)<br /> khoảng 5,8% trong tổng số các khối u toàn cơ<br /> Tại Việt Nam các công trình cũng như các tài<br /> thể. Theo Greenberg tại Mỹ, u não nói chung<br /> liệu nói về vai trò của siêu âm trong phẫu thuật<br /> chiếm khoảng 4,5/100.000 dân. Ở Việt Nam đã<br /> u não còn nghèo nàn, chưa công bố cụ thể và<br /> có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm<br /> tính đại trà.<br /> dịch tễ học, trong đó Glioma chiếm khoảng<br /> Thực hiện nghiên cứu này chúng tôi mong<br /> 37,6%, u di căn 5,8% và vị trí u trên lều chiếm<br /> (8,2)<br /> 73,3% .<br /> muốn giới thiệu một phương tiện góp sức khá<br /> Song song với việc áp dụng hệ thống máy<br /> định vị điều kiện Navigation, đây là một hệ<br /> thống mô phỏng chức năng định vị của các vệ<br /> tinh nhân tạo điều kiện cho các phẫu thuật viên<br /> thần kinh dễ dàng chọn đường mổ nhỏ nhất,<br /> chính xác và tiếp cận đến u dựa trên hình ảnh<br /> không gian 3 chiều (MRI). Siêu âm trong mổ<br /> cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng với<br /> các đặc tính mà các tác giả gọi là “thời gian<br /> thực”, tức là hình ảnh quan sát trên màn hình<br /> vào bất cứ thời điểm nào đều chính là hình ảnh<br /> được tạo ra bởi đơn vị siêu âm ngay lúc đó. Do<br /> đó có thể dễ dàng phát hiện ra bất cứ sự dịch<br /> chuyển nào của các cấu trúc đang được khảo sát<br /> (mạch máu hay mô phù, hoại tử....)(3,11,5,10,9)<br /> Trên thế giới đã có rất nhiều công trình<br /> nghiên cứu về vai trò của siêu âm trong phẫu<br /> thuật thần kinh và mạch máu sau thập niên 80<br /> thế kỷ 20, đến nay vẫn thấy được siêu âm “thời<br /> gian thực” rất hữu ích và tiện lợi dễ dàng thực<br /> hiện, đặc biệt trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br /> <br /> hiệu quả cho bác sĩ phẫu thuật có chỉ điểm cụ<br /> thể vị trí của u trước khi mở màng cứng, xác<br /> định được giới hạn u cũng như kiểm tra được<br /> mức độ lấy u ngay trong khi mổ là một kết quả<br /> rất khích lệ của đề tài.<br /> <br /> Mục tiêu<br /> Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh<br /> học của u não trong trục trên lều.<br /> Đánh giá vai trò của siêu âm trong phẫu<br /> thuật u não trong trục trên lều trong việc định vị<br /> khối u, xác định ranh giới của u và đánh giá<br /> mức độ cắt rộng u.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Tất cả các bệnh nhân u não nguyên phát, u<br /> não di căn và u não tái phát, được phẫu thuật có<br /> ứng dụng siêu âm trong mổ từ tháng 8/2010 đến<br /> <br /> 53<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> <br /> 6/2012 tại BV Đại Học Y Dược và BV Nhân Dân<br /> Gia Định.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> - Các bệnh nhân u não trên lều glioma, u di<br /> căn não, u não tái phát có ứng dụng siêu âm<br /> trong phẫu thuật.<br /> - Không có bệnh lý nội khoa kèm theo chống<br /> chỉ định của phẫu thuật.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> - Các bệnh nhân được phẫu thuật trong tình<br /> huống cấp cứu.<br /> - Các bệnh nhân không sử dụng được máy<br /> siêu âm tại chỗ.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> + Tùy theo khối u xa hay gần, cửa sổ phẫu<br /> thuật hẹp hay rộng ta chọn một trong các loại<br /> đầu dò Convex, Linear, Sector.<br /> + Xác định:<br /> - Vị trí, bản chất, giới hạn.<br /> - Tương quan khối u so với: các mạch máu,<br /> các vùng chức năng quan trọng, cửa sổ phẫu<br /> thuật.<br /> - Đo các kích thước khối u, khoảng cách từ<br /> màng cứng đến u<br /> + Kiểm tra sau khi cắt bỏ khối u: Siêu âm<br /> kiểm tra lại: còn sót u, tụ máu…<br /> <br /> - Tiền cứu mô tả hàng loạt ca.<br /> - Cách chọn mẫu thuận tiện không xác xuất,<br /> báo cáo hàng loạt ca.<br /> <br /> Phương pháp tiến hành ứng dụng siêu âm<br /> trong phẫu thuật u não<br /> Chuẩn bị dụng cụ<br /> + Máy siêu âm LOGIQ P3 sản xuất năm 2010<br /> Trang bị 3 đầu dò:<br /> <br /> Đánh giá kết quả<br /> Kiểm tra lại bằng siêu âm trong mổ, sau mổ<br /> khi đã hoàn tất phẫu thuật.<br /> Đánh giá kết quả điều trị bằng thang điểm<br /> GOS.<br /> Kết quả gần (sau 48 giờ)<br /> Kết quả ngắn (sau 1 tuần)<br /> <br /> - Đầu dò Liner tần số 5-> 13MHz<br /> <br /> Kết quả xa (sau 1 tháng)<br /> <br /> - Đầu dò Sector góc quét 150 , tần số 411MHz<br /> 0<br /> <br /> - Đầu dò Convex tần số 2-5MHz.<br /> + Bao nilon bọc máy đã tiệt trùng.<br /> + Bao nilon bọc đầu dò đã tiệt trùng.<br /> + Găng vô trùng, bao cao su dùng để bọc<br /> đầu dò.<br /> <br /> Chuẩn bị máy<br /> - Bọc máy bằng bao nilon đã tiệt trùng, kể cả<br /> màn hình và bàn phím.<br /> - Bọc dây đầu dò bằng bao nilon đã tiệt<br /> trùng.<br /> - Bọc đầu dò bằng găng tiệt trùng hoặc bao<br /> cao su với lớp gel đệm bên trong.<br /> <br /> 54<br /> <br /> Tiến hành ứng dụng siêu âm trong mổ<br /> + Sau khi mở sọ bộc lộ màng cứng, tiến hành<br /> siêu âm não trực tiếp lên cửa sổ phẫu thuật,<br /> dùng dung dịch nước NaCl 0,9 % để thay gel.<br /> <br /> Dặn dò bệnh nhân tái khám<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> Trong thời gian từ 8/2010 đến 4/2012 chúng<br /> tôi đã thực hiện được 35 trường hợp phẫu thuật<br /> u não có kèm siêu âm trong lúc mổ đủ tiêu<br /> chuẩn chọn vào mẫu nghiên cứu.<br /> <br /> Dịch tễ học<br /> Bảng 1. Tuổi<br /> Tuổi<br /> < 40 tuổi<br /> 40 - 60<br /> >60<br /> <br /> Số lượng<br /> 13<br /> 17<br /> 5<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 37,12<br /> 48,64<br /> 14,24<br /> <br /> Trong 18 tháng chúng tôi thực hiện phẫu<br /> thuật 35 trường hợp u não, tỉ lệ nam:nữ = 19:16,<br /> tuổi trung bình 44 tuổi bệnh nhân nhỏ nhất 19<br /> tuổi, lớn nhất 67 tuổi. Tuổi từ 40 - 60 chiếm<br /> nhiều nhất, tỷ lệ nam / nữ: 1,2/1<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> Bảng 5. Kích thước u<br /> <br /> Đặc điểm lâm sàng<br /> Thời gian khởi phát đến lúc nhập viện<br /> Bảng 2. Thời gian khởi phát cho đến lúc nhập viện<br /> Tháng<br /> ≤ 3 tháng<br /> 3 → 6 tháng<br /> > 6 tháng<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Số lượng<br /> 24<br /> 9<br /> 2<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 68,57<br /> 25,71<br /> 5,72<br /> <br /> Kích thước<br /> < 3cm<br /> ≥3 cm<br /> <br /> Số lượng<br /> 11<br /> 24<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 31,43<br /> 68,57<br /> <br /> Hầu hết BN được chụp MRI não, kích thước<br /> u được đo trên MRI hoặc Ctscan lớn nhất 6.5cm,<br /> nhỏ nhất 1,2cm đa phần các u trên 3cm<br /> <br /> Hầu hết bệnh nhân của chúng tôi vào viện<br /> khi không thể chịu đựng được bởi các biểu hiện<br /> bên ngoài hoặc đã chạy chữa không khỏi nên<br /> thường đến BV muộn, sớm nhất là 4 ngày,<br /> muộn nhất là 365 ngày, trung bình là 31 ngày<br /> <br /> Các u não được đo từ rìa u từ phía vỏ não<br /> đến bờ trong của xương sọ trên MRI hoặc<br /> CTscan, kích thước gần nhất là 0.1cm, xa nhất là<br /> 3cm.<br /> <br /> Triệu chứng lâm sàng<br /> <br /> Kết hợp vi phẫu trong mổ<br /> - Chúng tôi tiến hành ứng dụng vi phẫu<br /> thuật trong hầu hết các trường hợp 32/35 ca, chỉ<br /> có 3 trường hợp quyết định ban đầu là chọc hút<br /> bao áp xe dưới định vị của siêu âm nên chúng<br /> tôi không sử dụng vi phẫu kết hợp.<br /> <br /> Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng<br /> Triệu chứng<br /> Rối loạn tri giác<br /> Triệu chứng TALNS<br /> Yếu chi<br /> <br /> Số lượng<br /> 7<br /> 33<br /> 31<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 20<br /> 94,29<br /> 88,57<br /> <br /> Động kinh<br /> Dấu hiệu tiểu não<br /> Rối loạn ngôn ngữ<br /> <br /> 14<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> 40<br /> 2,86<br /> 2,86<br /> <br /> Triệu chứng lâm sàng chính trong nhóm<br /> nghiên cứu của chúng tôi cũng bao gồm các dấu<br /> hiệu của hai hội chứng đó là hội chứng tăng áp<br /> lực nội sọ như đau đầu, nôn ói và hội chứng<br /> dấu thần kinh định vị gồm yếu nữa người do u<br /> chèn ép vào vùng vận động cũng như các u ở<br /> gần các dây thần kinh gây tổn thương các dây<br /> thần kinh sọ trong sọ.<br /> <br /> Đặc điểm cận lâm sàng<br /> Bảng 4. Vị trí u<br /> Vị trí<br /> Thùy trán<br /> Thùy đính<br /> Thùy thái dương<br /> Thùy chẩm<br /> <br /> Số lượng<br /> 11<br /> 6<br /> 15<br /> 3<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 31,43<br /> 17,14<br /> 42,86<br /> 8,57<br /> <br /> Trong lô nghiên cứu của chúng tôi chọn<br /> các u vùng trên lều như vùng trán, thái<br /> dương, chẩm cũng như các u vùng đính. Có 2<br /> trường hợp u bán cầu chẩm là lymphôm và 1<br /> trường hợp áp-xe não, do vậy u vùng thái<br /> dương và vùng trán chiếm nhiều nhất (>74%).<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br /> <br /> Điều trị phẫu thuật:<br /> <br /> Vai trò siêu âm trong mổ<br /> Định vị u<br /> - Việc xác định được vị trí u trước khi mổ<br /> màng cứng cũng là một bước quan trọng trong<br /> phẫu thuật. Với sự trợ giúp của siêu âm đã giúp<br /> chúng tôi tự tin trong việc xác định vị trí của u,<br /> xác định giới hạn của u tương quan với màng<br /> cứng. Với dữ kiện này đã giúp cho chúng tôi<br /> tiến hành mở màng cứng đúng trên ranh giới<br /> của u nhất là trong trường hợp u sao bào lớn có<br /> phù não nhiều, việc mở màng cứng rộng phù<br /> não sẽ đẩy nhu mô não ra khỏi rìa màng cứng<br /> dễ gây tổn thương nhu mô não trước khi thao<br /> tác lấy u. Vì vậy trong trường hợp này các tác<br /> giả khuyên chỉ nên mở màng cứng theo rìa của<br /> u và sự phù não chỉ đẩy cấu trúc u ra ngoài giúp<br /> tránh tổn thương nhu mô não xung quanh, sau<br /> khi chúng tôi tiến hành lấy u giải áp từ bên<br /> trong giúp giảm khối bớt hiệu ứng choán chổ<br /> lúc này cấu trúc não xung quanh xẹp xuống tạo<br /> khoản không cho việc thao tác lấy phần u còn<br /> lại. Và với sự hướng dẫn của siêu âm đã giúp<br /> cho chúng tôi trong việc định vị này với tỉ lệ xác<br /> định tốt trong 34/35 trường hợp chiếm (97%) kết<br /> quả này củng phù hợp với tác giả Hammoud và<br /> <br /> 55<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> <br /> cộng sự ứng dụng siêu âm trong 36 bệnh nhân<br /> thì khả năng định vị khối u tốt trong 100% bệnh<br /> nhân.<br /> - Với sự hổ trợ của siêu âm, chúng tôi dùng<br /> đầu dò đặt lên vỏ não sẽ quan sát được cấu trúc<br /> não cũng như u bên dưới cũng như đo được<br /> chính xác vị trí nào nông nhất tiếp cận được u.<br /> Chính đặc điểm này là thế mạnh của siêu âm<br /> giúp người phẫu thuật viên tránh được việc mò<br /> mẫm trong xác định đường vào và giúp chúng<br /> tôi tự tin trong việc chọn vị trí vỏ não nông nhất<br /> tiếp cận vào u cũng như tránh những cấu trúc<br /> não có chức năng khi tách não vào mô u.<br /> <br /> Xác định giới hạn u<br /> Xác định ranh giới u để từ đó xác định mức<br /> độ lấy u là một yếu tố không kém quan trọng<br /> quyết định tiên lượng của bệnh nhân trong<br /> phẫu thuật u não. Với sự hổ trợ của vi phẫu<br /> chúng tôi cũng có thể đáng giá được ranh giới<br /> của u nhưng trong một số trường hợp khối u<br /> quá lớn, u sâu, u xâm nhiễm nhiều vào cấu trúc<br /> mô não lành xung quanh nhất lành đối với u<br /> sao bào thì việc thao tác dưới vi phẫu cũng khó<br /> xác định được ranh giới.<br /> Siêu âm trong mổ giúp xác định được bản<br /> chất u cũng như ranh giới của mô u với các mô<br /> não bình thường xung quanh và các mạch máu<br /> liên quan. Tuy nhiên siêu âm cũng dễ bị gây<br /> nhiễu bởi hình ảnh chảy máu hay các khối máu<br /> đông bám trên bề mặt u lấy vì vậy trước khi<br /> thực hiện siêu âm để xác định ranh giới của u<br /> can phải bơm rữa phẫu trường thật kỹ bằng<br /> nước muối sinh lý thì mới cho kết quả chính xác<br /> được.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi siêu âm<br /> giúp xác định ranh giới u rỏ trong trường hợp u<br /> di căn. Các trường hợp này chúng tôi đều tiến<br /> hành bóc tách lấy toàn bộ u vì bản chất của u<br /> này có ranh giới khá tách biệt với mô não xung<br /> quanh. Trong phẫu thuật u não trong trục xác<br /> định ranh giới khó nhất là u sao bào, với u sao<br /> bào mức độ ác tính cao có bắt thuốc cản quang<br /> dạng viền rõ trên hình ảnh MRI trước mổ thì<br /> siêu âm trong mổ cũng giúp xác định ranh giới<br /> <br /> 56<br /> <br /> rõ ràng hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi<br /> trên 18 trường hợp u sao bào grade cao thì<br /> 15/18(83%) xác định được ranh giới khá tốt. Đối<br /> với u sao bào độ ác thấp việc xác định ranh giới<br /> thật khó khăn dưới kính vi phẫu tuy nhiên với<br /> sự trợ giúp của siêu âm đã cho thấy rõ được sự<br /> phì đại của các hồi não chứa u khác nhiều so với<br /> các hồi não bình thường điều này đã giúp cho<br /> phẫu thuật viên rất nhiều trong quyết định lấy<br /> tối đa u. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 8<br /> trường hợp u sao bào mức độ ác tính thấp thì<br /> 6/8 (75%) trường hợp chúng tôi có thể xác định<br /> tốt ranh giới của u so với cấu trúc não xung<br /> quanh. Theo tác giả Hammoud và cộng sự ứng<br /> dụng siêu âm trong phẫu thuật u sao bào trong<br /> 15 trường hợp thì siêu âm cũng giúp tác giả xác<br /> định tốt được ranh giới u trong 15/18 trường<br /> hợp chiếm 83%.<br /> <br /> Đánh giá mức độ lấy u dưới sự hổ trợ của siêu<br /> âm trong mổ<br /> Bảng 6: đánh giá mức độ lấy u dưới sự hổ trợ của<br /> siêu âm<br /> Tông số<br /> Grade cao<br /> Grade thấp<br /> Di căn<br /> Khác<br /> <br /> Toàn bộ<br /> 19(54,3%)<br /> 8 (44,4%)<br /> 6 (85%)<br /> 2(67%)<br /> 4 (66,6%)<br /> <br /> Gần hết<br /> 12 (34,3%)<br /> 10 (55,6%)<br /> 2 (25%)<br /> 1(33%)<br /> 1 (16,7%)<br /> <br /> Bán phần<br /> 1 (2,8%)<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 1(16,7%)<br /> <br /> Nguyên tắc chung của chuyên nghành phẫu<br /> thuật thần kinh là luôn đảm bảo chất lượng cuộc<br /> sống của bệnh nhân. Mặc dù các nghiên cứu<br /> cũng cho thấy rằng tiên lượng sống còn của<br /> bệnh nhân phụ thuộc vào mức độ lấy u tuy<br /> nhiên các u trong trục phần lớn là u ác tính cần<br /> phải hóa và xạ trị hổ trợ sau phẫu thuật vì vậy<br /> việc bảo tồn chức năng còn lại khá quan trọng.<br /> Bệnh nhân có biến chứng nặng hoặc có những<br /> di chứng nặng sau mổ như liệt nửa người thì<br /> bệnh nhân cần đợi một thời gian dài sau mổ mới<br /> có thể thực hiện được các phương pháp điều trị<br /> bổ trợ thì lúc này có thể u đã tái phát rộng hoặc<br /> tình trạng bệnh nhân quá suy kiệt không thể<br /> thực hiện được. Do vậy gánh nặng đặt lên cho<br /> phẫu thuật viên u não là vừa làm sao lấy được<br /> phần lớn u nhưng vẫn bảo tồn được chức năng<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2