intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định trình tự vùng điều khiển D-loop DNA ty thể của Gà ri, Gà tre, Gà ác được nuôi ở Bắc Giang

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

DNA ty thể (mtDNA) bao gồm những gen mã hoá protein, gen tRNA, gen rRNA và vùng điều khiển – vùng không mã hoá duy nhất với các promoter điều khiển sự tái bản và phiên mã mtDNA. Vùng điều khiển mtDNA là vùng tiến hoá nhanh nhất của mtDNA, dựa trên cơ sở đó có thể đánh giá mối quan hệ gần gũi về mặt di truyền trong nghiên cứu giữa các quần thể của loài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định trình tự vùng điều khiển D-loop DNA ty thể của Gà ri, Gà tre, Gà ác được nuôi ở Bắc Giang

Vũ Thị Như Trang và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 58(10): 86 - 89<br /> <br /> XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ VÙNG ĐIỀU KHIỂN D-LOOP DNA TY THỂ CỦA GÀ RI, GÀ TRE, GÀ<br /> ÁC ĐƯỢC NUÔI Ở BẮC GIANG<br /> Vũ Thị Như Trang*, Nguyễn Trọng Lạng<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên<br /> TÓM TẮT<br /> DNA ty thể (mtDNA) bao gồm những gen mã hoá protein, gen tRNA, gen rRNA và vùng<br /> điều khiển – vùng không mã hoá duy nhất với các promoter điều khiển sự tái bản và<br /> phiên mã mtDNA. Vùng điều khiển mtDNA là vùng tiến hoá nhanh nhất của mtDNA, dựa<br /> trên cơ sở đó có thể đánh giá mối quan hệ gần gũi về mặt di truyền trong nghiên cứu<br /> giữa các quần thể của loài. Chúng tôi xác định được trình tự vùng điều khiển D-loop của<br /> 3 giống gà Ri, Ác, Tre gồm 1223 nucleotid và so sánh chúng với trình tự của gà<br /> Whitelergo gốc Anh thấy rằng giữa chúng có 15 điểm đa hình (đột biến).<br /> Từ khóa: DNA ty thể, vùng điều khiển D-loop, promoter, vùng tiến hóa<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Vũ Thị Như Trang và cs<br /> <br /> *<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> DNA ty thể (mtDNA) có dạng chuỗi kép, trần,<br /> mạch vòng và là vật chất di truyền nằm ngoài<br /> nhân di truyền theo dòng mẹ. DNA ty thể bao<br /> gồm những gen mã hoá protein, gen tRNA,<br /> gen rRNA và vùng điều khiển – vùng không<br /> mã hoá duy nhất với các promoter để tái bản<br /> và phiên mã mtDNA. DNA ty thể có những<br /> đặc tính đáng quan tâm như sau: (1) Tỷ lệ<br /> tiến hoá phân tử của chúng nhanh hơn<br /> khoảng 5 lần so với bất kỳ một gen trong<br /> nhân nào. (2) mtDNA là một phân tử đơn bội<br /> mà không tái tổ hợp. Vùng điều khiển mtDNA<br /> là vùng tiến hoá nhanh nhất của mtDNA:<br /> chúng tích luỹ các đột biến với tỷ lệ cao hơn<br /> gấp 5–10 lần so với các gen khác của<br /> mtDNA, dựa trên cơ sở đó có thể đánh giá<br /> mối quan hệ gần gũi về mặt di truyền trong<br /> nghiên cứu giữa các quần thể của loài. Trong<br /> bài báo này, chúng tôi công bố kết quả xác định<br /> trình tự vùng điều khiển D-loop DNA ty thể của<br /> gà Ri, gà Tre, gà Ác được nuôi ở Bắc Giang.<br /> <br /> 58(10): 86 - 89<br /> <br /> của gà mà đầu 3’ của tiếp hợp vào (Desjadins<br /> và Morais, 1990) [3].<br /> - Tinh sạch sản phẩm PCR (thôi gel) theo<br /> protocol của hãng Promega để thu sản phẩm<br /> PCR tinh sạch. Kiểm tra sản phẩm thôi gel<br /> trên gel agarose 0,8%.<br /> - Trình tự vùng D-loop được xác định dựa<br /> trên nguyên tắc chung của phương pháp<br /> Sanger [1], [2]. Vì đoạn gen cần xác định có<br /> chiều dài khoảng 1.3 kb nên chúng tôi đã xác<br /> định trình tự nucleotid từ hai chiều của tất cả<br /> các đoạn DNA có trong sản phẩm PCR nhờ<br /> cặp mồi H1255- L16725 và nhờ máy xác định<br /> ®<br /> trình tự ABI PRISM 3100 Genetic Analyzer.<br /> Sau đó chúng tôi sử dụng các phần mềm<br /> Seqscape & Bio Edit để kết hợp số liệu của<br /> hai chiều đọc và thu được trình tự hoàn chỉnh<br /> của vùng D-loop của 3 giống gà Ri, Ác, Tre.<br /> Các thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí<br /> nghiệm công nghệ DNA ứng dụng - Viện<br /> Công nghệ Sinh học thuộc Viện Khoa học và<br /> Công nghệ Việt Nam.<br /> <br /> 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> 2.1. Vật liệu<br /> <br /> 3.1. Tách chiết và tinh sạch DNA tổng số<br /> từ máu gà<br /> <br /> Các mẫu máu được lấy từ các giống gà Ri,<br /> gà Ác, gà Tre nuôi tại Bắc Giang.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Tách chiết và tinh sạch DNA tổng số theo<br /> Sambrook và Russell [6].<br /> - Điện di DNA theo phương pháp của Hồ<br /> Huỳnh Thùy Dương [1].<br /> <br /> Chúng tôi đã lựa chọn phương pháp tách<br /> chiết DNA tổng số của Sambrook và Russell<br /> [6]. Kiểm tra sản phẩm tinh sạch trên gel<br /> agarose 0,8%. Kết quả được thể hiện trên<br /> hình 1.<br /> <br /> - Nhân vùng điều khiển D-loop bằng kỹ thuật<br /> PCR theo McPherson M.J. và Quirke P.,<br /> Taylor G.R. [4] bằng cặp mồi chuyên biệt là<br /> H1255- L16725 và đầy đủ các thành phần<br /> của phản ứng PCR.<br /> Trình tự của cặp mồi như sau:<br /> + Mồi xuôi H1255:<br /> 5’- CATCTTGGCATCTTCACTGCC -3’<br /> + Mồi ngược L16725: 5’AGGACTACGGCTTGAAAGC - 3’<br /> Trong đó H, L là chữ viết tắt cho chuỗi nặng<br /> (Heavy) và chuỗi nhẹ (Light), chữ số là vị trí<br /> nucleotid trên mtDNA trong trình tự đầy đủ<br /> <br /> *<br /> <br /> Vũ Thi Như Trang, Tel: 01685 475 445,<br /> College of Education, Thai Nguyen University<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> Hình 1. Kết quả điện di DNA tổng số<br /> 1. Gà Ri; 2. Gà Ác; 3. Gà Tre<br /> Kết quả cho thấy, cả 3 băng DNA tổng số của<br /> gà Ri, Ác, Tre đều sáng tập trung và tương<br /> đối rõ nét. Ba băng DNA thu được có kích<br /> thước khoảng 21kb. Như vậy, có thể đánh giá<br /> DNA tổng số thu được đã đạt yêu cầu về<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Vũ Thị Như Trang và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 58(10): 86 - 89<br /> <br /> nồng độ và độ tinh sạch để dùng cho các thí<br /> nghiệm tiếp theo.<br /> 3.2. Nhân vùng điều khiển D-loop của DNA<br /> ty thể<br /> Bằng kỹ thuật PCR, chúng tôi đã khuếch đại<br /> được vùng điều khiển D-loop. Sản phẩm PCR<br /> được kiểm tra trên gel agarose 0,8% với thể<br /> tích là 8 ml. Kết quả PCR được thể hiện trên<br /> hình 2.<br /> <br /> Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR<br /> M: Marker DNA lamda;<br /> 1. Gà Ri; 2. Gà Ác; 3. Gà Tre<br /> Kết quả cho thấy, cả 3 mẫu đều xuất hiện<br /> băng DNA có kích thước khoảng 1,3 kb, phù<br /> hợp với tính toán lý thuyết. Các băng sáng<br /> đậm, rõ nét, tập trung, chứng tỏ sản phẩm<br /> PCR đặc hiệu, chúng tôi đã nhân được vùng<br /> D-loop. Sản phẩm PCR sẽ được sử dụng ở<br /> các thí nghiệm tiếp theo.<br /> 3.3. Xác định trình tự vùng điều khiển Dloop của DNA ty thể<br /> Sau khi tinh sạch sản phẩm PCR, chúng tôi<br /> tiến hành xác định trình tự đoạn D-loop trên<br /> máy đọc trình tự tự động trên cơ sở của<br /> phương pháp Sanger. So sánh trình tự của<br /> Ri, Ác, Tre với nhau và với trình tự D-loop<br /> của gà Whitelergo gốc Anh mã số AB114078<br /> [5]. Kết quả được thể hiện trên hình 3.<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Vũ Thị Như Trang và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 58(10): 86 - 89<br /> <br /> Hình 3. So sánh trình tự đoạn D-loop của 3<br /> mẫu gà Ri, Ác, Tre với gà Whitelergo gốc Anh<br /> mã số AB114078<br /> So sánh trình tự của 3 mẫu gà nghiên cứu là<br /> gà Ri, gà Ác, gà Tre nuôi tại Bắc Giang với<br /> trình tự tham khảo mã số AB114078 chúng<br /> tôi nhận thấy có 15 điểm đa hình/đột biến (tức<br /> là khác biệt nucleotid). Giữa 3 mẫu gà Ri, Ác,<br /> Tre còn khác biệt nhau ở 11 điểm đa hình<br /> (chiếm 0,9%). Mẫu gà Ác có 11 điểm (chiếm<br /> 0,9%), mẫu gà Ri có 4 điểm (chiếm 0,33%) và<br /> mẫu gà Tre có 13 điểm khác biệt so với trình<br /> tự tham khảo (chiếm 0,98%). Trong 15 điểm<br /> khác biệt này, phần lớn là đột biến thay thế.<br /> Riêng ở mẫu gà Ác, tại vị trí nucleotid số 1 bị<br /> mất nucleotid A so với trình tự tham khảo,<br /> đồng thời ở mẫu gà Tre tại vị trí nucleotid số<br /> 859 có thêm nucleotid là C trong khi trình tự<br /> tham khảo, mẫu gà Ri và mẫu gà Ác không<br /> có nucleotid này. Còn lại là các đột biến thay<br /> thế làm cho trình tự nucleoitd của các mẫu gà<br /> nghiên cứu khác với trình tự tham khảo như<br /> sau: thay thế A bằng C (A®C) tại vị trí<br /> nucleotid số 1 của mẫu gà Ri và gà Tre; thay<br /> thế C thành T (C®T) tại vị trí 167, 246, 315<br /> của mẫu gà Ác và gà Tre, tại vị trí 355 của cả<br /> 3 mẫu gà Ri, Ác và Tre, tại vị trí 219 của mẫu<br /> gà Tre; thay thế G thành A (G®A) tại vị trí<br /> 212, 1216 của 2 mẫu gà Ác và gà Tre, tại vị<br /> trí 792 của mẫu gà Ác và 1193 của mẫu gà<br /> Tre; thay thế T thành C (T®C) tại vị trí 225<br /> của mẫu gà Ác và Tre; thay thế A thành T<br /> (A®T) tại vị trí 504, 992 của cả 3 mẫu gà Ri,<br /> Ác và Tre; thay thế A thành G (A®G) tại vị trí<br /> 1032 của mẫu gà Ác. Sự khác nhau về trình<br /> tự nucleotid của 3 mẫu gà Ri, Ác, Tre so với<br /> gà Whitelergo gốc Anh mã số AB114078<br /> được thống kê trên bảng 1.<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Vũ Thị Như Trang và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 58(10): 86 - 89<br /> <br /> Bảng 1. Thống kê các điểm đa hình ở 3 mẫu gà nghiên cứu so với gà Whitelergo gốc Anh mã số<br /> AB114078<br /> STT<br /> <br /> Mẫu gà<br /> <br /> Thay đổi nucleotid<br /> <br /> Vị trí trên ty thể<br /> <br /> Kiểu biến dị<br /> <br /> 1<br /> <br /> Ác<br /> <br /> del A<br /> <br /> 1<br /> <br /> Mất 1 nucleotid<br /> <br /> 2<br /> <br /> Tre, Ri<br /> <br /> A®C<br /> <br /> 1<br /> <br /> Dị hoán<br /> <br /> 3<br /> <br /> Ác, Tre<br /> <br /> C®T<br /> <br /> 167<br /> <br /> Đồng hoán<br /> <br /> 4<br /> <br /> Ác, Tre<br /> <br /> G®A<br /> <br /> 212<br /> <br /> Đồng hoán<br /> <br /> 5<br /> <br /> Tre<br /> <br /> C®T<br /> <br /> 219<br /> <br /> Đồng hoán<br /> <br /> 6<br /> <br /> Ác, Tre<br /> <br /> T®C<br /> <br /> 225<br /> <br /> Đồng hoán<br /> <br /> 7<br /> <br /> Ác, Tre<br /> <br /> C®T<br /> <br /> 246<br /> <br /> Đồng hoán<br /> <br /> 8<br /> <br /> Ác, Tre<br /> <br /> C®T<br /> <br /> 315<br /> <br /> Đồng hoán<br /> <br /> 9<br /> <br /> Ác, Tre, Ri<br /> <br /> C®T<br /> <br /> 355<br /> <br /> Đồng hoán<br /> <br /> 10<br /> <br /> Ác, Tre, Ri<br /> <br /> A®T<br /> <br /> 504<br /> <br /> Dị hoán<br /> <br /> 11<br /> <br /> Tre<br /> <br /> Thêm C<br /> <br /> 859<br /> <br /> Thêm 1 nucleotid<br /> <br /> 11<br /> <br /> Ác<br /> <br /> G®A<br /> <br /> 792<br /> <br /> Đồng hoán<br /> <br /> 12<br /> <br /> Ác, Tre, Ri<br /> <br /> T®C<br /> <br /> 992<br /> <br /> Đồng hoán<br /> <br /> 13<br /> <br /> Ác<br /> <br /> T®C<br /> <br /> 1032<br /> <br /> Đồng hoán<br /> <br /> 14<br /> <br /> Tre<br /> <br /> G®A<br /> <br /> 1193<br /> <br /> Đồng hoán<br /> <br /> 15<br /> <br /> Ác, Tre<br /> <br /> G®A<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> 1. Tách chiết và tinh sạch được DNA tổng số<br /> từ máu gà thuộc 3 giống gà Ri, Ác, Tre. Nhân<br /> bản thành công vùng D-loop của 3 giống gà<br /> này với kích thước khoảng 1,3 kb bằng kỹ<br /> thuật PCR nhờ cặp mồi H1255-L16725.<br /> 2. Xác định được trình tự vùng điều khiển Dloop gồm 1223 nucleotid của 3 mẫu gà<br /> nghiên cứu Ri, Ác, Tre và phát hiện được 15<br /> điểm đa hình về nucleotid giữa trình tự tham<br /> khảo mang mã số AB114078 với 3 giống gà<br /> nghiên cứu.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Hồ Huỳnh Thuỳ Dương (1997), Sinh học<br /> phân tử, Nxb Giáo dục.<br /> <br /> 1216<br /> Đồng hoán<br /> [4]. McPherson M.J., Quirke P., Taylor G.R.<br /> (1991), PCR – A Pratical Approach, IRL<br /> Press at Oxford University Press.<br /> [5]. Komiyama T., Ikeo K. and Gojobori T.,<br /> (2004), “The evolutionary origin of longcrowing chicken: its evolutionary relationship<br /> with fighting cocks disclosed by the mtDNA<br /> sequence analysis”, Gene 333, pp. 91-99,<br /> GenBank, Accession AB114078.<br /> [6]. Sambrook J., Russell D. W (2001),<br /> Molecular Cloning: A labroratory manual,<br /> Cold Spring Harbor labroratory press, New<br /> York.<br /> <br /> [2]. Chu Hoàng Mậu (2005), Cơ sở và phương<br /> pháp sinh học phân tử, Nxb ĐHSP.<br /> [3]. Desjardins P., Morais R., (1990),<br /> “Sequence and gene ogranization of the<br /> chicken mitochondrial genome”, J. Mol. Biol.<br /> 212, pp. 599-634.<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2