intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng các chương trình giáo dục trên truyền hình tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: AndromedaShun _AndromedaShun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xây dựng các chương trình giáo dục trên truyền hình tỉnh Nghệ An" trình bày về vai trò các chương trình giải trí - giáo dục trên truyền hình; NTV đã xây dựng các chương trình dành cho trẻ em, thiếu nhi, học sinh như thế nào; xu hướng sắp tới của giáo dục trên truyền hình;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng các chương trình giáo dục trên truyền hình tỉnh Nghệ An

  1. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRÊN TRUYỀN HÌNH TỈNH NGHỆ AN NguyễnThị Phương Thúy Trưởng phòng Văn nghệ - Giải trí, Đài PT-TH Nghệ An 1. Vai trò các chương trình giải trí - giáo dục trên truyền hình - Phải luôn khẳng định rằng với sự bùng nổ thông tin, công nghệ hiện nay thì việc tiếp cận với điện thoại thông minh, máy tính bảng và ti vi là một tất yếu đối với các em học sinh. Bởi công nghệ mang lại cho cuộc sống chúng ta những tiện ích rất lớn. Tuy nhiên, một hình ảnh dễ dàng bắt gặp đó là các em nhỏ chưa biết nói đến các bạn học sinh, các bạn thanh niên đều dính chặt với chiếc điện thoại, máy tính bảng. Ban đầu dỗ dành cho ăn, cho chơi, sau đó là sự phụ thuộc. Sự tiêu cực của việc xem quá nhiều, dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử đã được cảnh báo nhiều. Bởi vậy, việc định hướng cũng như tạo cho các em một môi trường thực sự lành mạnh trong thế giới công nghệ (trong đó có truyền hình) là điều vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì đó là xu thế chung, khó vì cần tạo được sức thu hút mạnh mẽ so với các loại hình giải trí khác, các hình thức khác và các chương trình khác. - Thực tế làm truyền hình giáo dục rất khó, bởi tâm lý chung của sự tiếp cận thích giải trí nhiều hơn là thích học. Vì thế mục đích giáo dục nhưng ở trên truyền hình thì phải để các em lĩnh hội được nội dung giáo dục mà không khiên cưỡng, khiến người ta phải thích thú khi xem. Đó chính là khó khăn. Khi đó các chương trình truyền hình vừa gắn với tính giải trí và đi kèm với đó là tính giáo dục. Khuyết một trong hai đều không có ý nghĩa. Nếu quá nhiều tính giải trí, thiếu chú trọng tính giáo dục sẽ mất khá nhiều thời gian. Thiếu tính giải trí, nặng về giáo dục sẽ rơi vào xơ cứng và khó thu hút các em. Vì rõ ràng, ngoài thời gian học khá nhiều thì các chương trình truyền hình được xem là thời gian thư giãn. Như vậy, các chương trình truyền hình dành cho đối tượng học sinh vừa phải mang tính giải trí, vừa lồng ghép vào đó ý nghĩa giáo dục mới có giá trị tích cực. 62
  2. - Dĩ nhiên, các chương trình truyền hình dành cho các em cũng chỉ là một kênh, trong rất nhiều các phương pháp giáo dục, chỉ là một kênh trong rất nhiều kênh giải trí. Song, sự tác động của các chương trình truyền hình lại có tính mạnh mẽ. Vì tính chính thống, trực quan và giá trị thẩm mỹ cao. Các chương trình này với thời lượng vừa phải phù hợp với sự tiếp cận của đối tượng học sinh. 2. NTV đã xây dựng các chương trình dành cho trẻ em , thiếu nhi, học sinh như thế nào? Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến các chương trình truyền hình trên sóng NTV mang tính giáo dục, giải trí dành cho các em học sinh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bởi vậy, sẽ tập trung phân tích sâu những nội dung đã đạt được và đang thực hiện của NTV. 2.1. Đầu tiên, NTV đã xác định, học sinh chính là đối tượng chính trong mảng các chương trình cần đầu tư xây dựng và thực hiện. Bởi vậy những năm qua, mảng các chương trình dành cho thiếu nhi, thanh thiếu niên được chú trọng. Mong muốn của đội ngũ thực hiện chương trình là xây dựng các chương trình mang tính giáo dục nhưng nội dung phải thực tế, gần gũi cùng hình thức thể hiện hấp dẫn. Các chương trình phát sóng không chỉ xoay quanh đề tài giáo dục trong nhà trường mà còn bổ trợ kiến thức bên ngoài nhà trường. Nhằm thể hiện tâm huyết mà đội ngũ PV, BTV, quay phim, đạo diễn dành cho sự nghiệp giáo dục. Vẫn là đề tài giáo dục, nhưng các chương trình cố gắng tạo nên sự khác biệt so với những chương trình giáo dục truyền thống vốn nặng về lý thuyết. Đó sẽ là các sân chơi, các tấm gương, là cơ hội cho các em. Những người thực hiện chương trình của NTV đặt ra hai mục tiêu: - Nơi các em bày tỏ ý kiến, thể hiện bản thân, năng khiếu. - Nơi các em được truyền cảm hứng từ tấm gương các bạn, từ những câu chuyện, từ cuộc sống của chính các em. Điều này không phải là sự truyền thụ kiến thức đơn thuần. Đây sẽ là cách học tốt nhất, dễ chịu nhất, nhanh nhất đến với các em. Vừa học vừa giải trí. Vừa học vừa được chứng tỏ bản thân. . 63
  3. 2.2. Các đầu mục chương trình trong 3 năm qua NTV đã sản xuất, có thể điểm qua: Chuỗi chương trình Giọng ca xứ Nghệ -dành cho đối tượng các thanh thiếu niên đam mê ca hát, chương trình thu hút được hàng triệu người xem và hàng trăm người tham gia trực tiếp vào sân chơi này; Chương trình Hãy hát lên- tiếp tục là một sân chơi dành cho tất cả các đối tượng, trong đó tập trung cho học sinh, sinh viên, thanh niên tham gia thỏa mãn niềm ca hát và khả năng diễn xuất trong MV. Chương trình này đã phát hiện 1 số giọng ca xuất sắc như em Thanh Xuân ở học C3 Thanh Chương; em Hồng Nhung ở Hưng Nguyên (quán quân mùa đầu tiên); một số gương mặt của trường CĐVHNT Nghệ An…. Chương trình dành cho các bạn trẻ đam mê âm nhạc quốc tế: Mucsic 360 độ - Đối tượng dành cho các bạn học sinh trung học, sinh viên… Chương trình dành cho các em nhỏ: Quà tặng âm nhạc -giới thiệu những ca khúc hay, gửi tặng các món quà âm nhạc hàng tuần. Đối tượng dành cho các em mầm non, tiểu học. Chương trình Thiếu nhi hàng tuần (Tớ vào bếp; chương trình giới thiệu gương học sinh, các hoạt động của các bạn có ý nghĩa; giới thiệu các tiết mục nghệ thuật đặc sắc): đối tượng chủ yếu học sinh cấp 1-2. Chương trình Dạy hát dân ca- chương trình có sự phối hợp với Trung tâm Bảo tồn và Phát huy dân ca Ví Giặm xứ Nghệ để giúp các em có sự tiếp cận tốt hơn các làn điệu dân ca xứ Nghệ. Đặc biệt chương trình Sân chơi tiếng AnhEnglish Challenge - sân chơi trí tuệ dành cho lứa tuổi tiểu học, được sự đón nhận nhiệt tình từ các học sinh và phụ huynh. Chương trình với sự vào cuộc tích cực của Sở GD&ĐT từ mùa thứ 2 nên sức lan tỏa mạnh mẽ với hơn 700 học sinh khắp toàn tỉnh tham dự. Các vòng đối đầu trực tiếp được thể hiện qua các vòng chơi trên sóng truyền hình. Mỗi chương trình là một thử thách về kiến thức toàn diện của bậc tiểu học, kiến thức và các kỹ năng của bộ môn tiếng Anh. Chương trình không chỉ tìm ra người thắng cuộc mỗi vòng thi mà còn giúp các em vượt qua thử thách chính bản thân mình, chinh phục niềm đam mê tiếng Anh. Sân chơi tiếng Anh English Challenge đã phát sóng được 2 mùa, và đang triển khai rộng rãi mùa thứ 3 năm 2019-2020. 64
  4. Tổng số chương trình truyền hình thuộc mảng văn nghệ giải trí sản xuất mỗi năm: 285 chương trình; số chương trình phát thanh 864 chương trình thì các chương trình dành cho thiếu nhi chiếm khoảng 1/4 tổng số. Ngoài các chương trình truyền hình, mảng phát thanh cũng được chú trọng với nhiều chương trình như: Văn nghệ thiếu nhi (Mỗi tuần 1 chương trình 20p gồm: thông tin giáo dục; các vấn đề xung quanh cuộc sống các em, khá gần gũi như học cách hòa đồng,cách sắp xếp thời gian, điện thoại di động với học sinh, nói dối…; Chuyện xưa tích cũ); Góc nhìn giới trẻ- chương trình khá sinh động, mang tính tương tác cao, là góc nhìn các bạn trẻ về các vấn đề của cuộc sống;Giao lưu âm nhạc trực tiếp;Thông tin âm nhạc giải trí, Câu chuyện âm nhạc, Ca nhạc quốc tế;… 3. Xu hướng sắp tới Mục tiêu cao nhất của giáo dục luôn là tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và bình đẳng trong sự tiếp cận các cơ hội học tập. Để đạt được điều đó, có thể nói các chương trình mang tính giáo dục truyền hình sẽ có ưu thế rất lớn vì tính chính thống và sức thu hút của nó. Vì thực tế, là kênh truyền hình chính thống nên khi các chương trình được duyệt sóng luôn đảm bảo sự an toàn, tính thẩm mỹ. Và dĩ nhiên, các em đều có cơ hội tiếp cận nó ngang nhau. Thứ nhất, NTV vẫn luôn kiên định với 2 mục tiêu của một chương trình giáo dục trên truyền hình. Đó là: - Nơi bày tỏ ý kiến, thể hiện bản thân, năng khiếu. - Nơi các em được truyền cảm hứng . Bởi thế, các chương trình sân chơi, mang tính đối kháng sẽ được chú trọng. Từ đó, năng khiếu, khả năng của các em sẽ được phát lộ. Và tính hấp dẫn cũng tăng lên. Các sân chơi dự kiến về lịch sử, khoa học, tiếng anh tiếp tục được chú trọng, mở thêm trong thời gian tới. Mặt khác, yếu tố truyền cảm hứng chính là để các em hứng thú với với môn học, tự tìm tòi và trau dồi nó là yếu tố quan trọng. Có thể nói Sân chơi Tiếng Anh đã làm được điều đó. Kích thích và nhân trọng phong trào học tiếng Anh. Mặt khác, yếu tố truyền cảm hứng ở đây còn là tình cảm, lối sống của các em thông qua các hình thức trải nghiệm (như Tớ vào Bếp, tham gia cuộc thi hát…) và các tấm gương vượt lên học tập. 65
  5. Đấy là sự thành công của chương trình truyền hình. Và là mục tiêu mong muốn đạt được trong thời gian tới. Thứ hai, chú trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình. Kịp thời nắm bắt xu thế của truyền hình hiện đại. Các chương trình cố gắng tối đa trong việc đưa ứng dụng những tiến bộ hiện đại trong sản xuất, hậu kỳ... Thứ ba, sự phối hợp chặt chẽ giữa NTV và Sở GD&ĐT, đơn vị chỉ đạo trực tiếp các phòng GD, các trường học, các đơn vị liên quan trong việc tạo nên những chương trình mới, những sân chơi mới. Đây có thể nói là điều kiện quan trọng cho việc duy trì và phát triển các chương trình giáo dục trên truyền hình. Quả thực, giáo dục đang thu hút sự quan tâm của toàn thể xã hội, tất cả đều mong muốn con em mình được thụ hưởng những điều tốt nhất của giáo dục. Vì thế các kênh sóng truyền hình cũng là một phần trong hành trình ấy. Mong muốn lớn nhất của đội ngũ làm truyền hình NTV là các em học sinh, sinh viên, các khán giả sẽ luôn đồng hành, yêu thương chúng tôi. Để mỗi chương trình đến với các em, các bạn là một hành trình của sự nỗ lực của tất cả đội ngũ chúng tôi. Mỗi chương trình sẽ là một kênh phản biện, là tiếng nói của trí tuệ, suy nghĩ của các em, các bạn đối với chính bản thân mình và với đất nước. Đạt được điều đó, là đạt đến điểm cao nhất của giáo dục, của các chương trình giáo dục trên sóng truyền hình./. 66
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2