intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng không gian giao tiếp công cộng ngoài trời cho người cao tuổi trong phát triển đô thị bền vững tại Tp. Hồ Chí Minh: Nhu cầu và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Xây dựng không gian giao tiếp công cộng ngoài trời cho người cao tuổi trong phát triển đô thị bền vững tại Tp. Hồ Chí Minh: Nhu cầu và giải pháp được nghiên cứu nhằm giải thích về sự cần thiết phải tạo không gian cộng đồng ngoài trời cho người cao tuổi trong bối cảnh đô thị hoá tại TP. HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng không gian giao tiếp công cộng ngoài trời cho người cao tuổi trong phát triển đô thị bền vững tại Tp. Hồ Chí Minh: Nhu cầu và giải pháp

  1. XÂY DỰNG KHÔNG GIAN GIAO TIẾP CÔNG CỘNG NGOÀI TRỜI CHO NGƢỜI CAO TUỔI TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH: NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP Tóm tắt Trần Thị Ngọc Nhờ1 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, không gian công cộng đ ng vai trò quan trọng trong phát triển đô thị bền vững, trong đ c thể dễ nhận thấy là tiêu chí xã hội. N được xem là nơi cho mọi người, đặc biệt là người cao tuổi giao tiếp với môi trường tự nhiên và cộng đồng, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần và cải thiện thể chất, qua đ giúp giảm thiểu đáng kể gánh nặng phúc lợi xã hội cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, không gian công cộng, đặc biệt là không gian công cộng ngoài trời dành cho người cao tuổi đã không được quan tâm đúng mức tại TP.HCM. Bài viết này nhằm giải thích về sự cần thiết phải tạo không gian cộng đồng ngoài trời cho người cao tuổi trong bối cảnh đô thị hoá tại TP.HCM. Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu sẵn có, tác giả đi từ cơ sở lý luận về vai trò của không gian công cộng dành cho người cao tuổi đối với phát triển đô thị bền vững, đến phản ánh thực trạng vấn đề, và cuối cùng là đề xuất một số giải pháp tạo ra các không gian công cộng ở TP.HCM nói riêng và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam n i chung trong quá trình hướng đến mục tiêu phát triển đô thị bền vững. Từ khóa: không gian công cộng ngoài trời, ngƣời cao tuổi, phát triển đô thị bền vững, đô thị hoá, thành phố Hồ Chí Minh. 1 ThS, Giảng viên Khoa Đô thị học, Trƣờng ĐHKHXH & NV 537
  2. PHẦN MỞ Ngày nay khi điều kiện vật chất, an sinh xã hội ngày càng cho phép con ngƣời có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ cùng với công tác kế hoạch hoá gia đình đƣợc thực hiện tốt, kèm theo đó là lối sống đô thị tạo ra xu hƣớng các cặp vợ chồng ngại sinh nhiều con trong những thập niên gần đây đã làm cho dân số Việt Nam ngày càng đứng trƣớc nguy cơ già hoá. Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) năm 2011 và Tổng Cục Thống Kê (2010), tổng số ngƣời cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm 10% trong năm 2017, và cũng chính trong năm này, dân số Việt Nam sẽ chính thức bƣớc vào giai đoạn ―già hoá‖. Xu hƣớng này thật sự đã tạo nên một thách thức lớn cho Việt Nam trong các vấn đề về phúc lợi xã hội cũng nhƣ mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi. Bài viết này đề cập đến vai trò của không gian công cộng đối với ngƣời cao tuổi trong giai đoạn hiện nay cũng nhƣ trong giai đoạn già hoá dân số trong tƣơng lai không thể tránh khỏi, qua đó nhấn mạnh vai trò của quản trị địa phƣơng trong việc huy động sự tham gia của ngƣời dân xây dựng, thiết kế và quản lý không gian công cộng đô thị. Cơ sở đặt vấn đề cho bài viết này dựa trên một số lý do sau: Một mặt, nhìn từ phƣơng diện xã hội hoá, con ngƣời có nhu cầu mạnh mẽ trong tƣơng tác với ngƣời khác và với môi trƣờng sống của họ, nơi mà họ thuộc về. Trong chiều kích này, không gian giao tiếp cộng đồng ngoài trời đƣợc xem nhƣ môi trƣờng xã hội hoá cần thiết cho mọi loại lứa tuổi, đặc biệt là ngƣời cao tuổi, khi họ ngày càng bị giới hạn về mặt tƣơng tác xã hội (do nghỉ hƣu hoặc do điều kiện sức khoẻ). Thiếu không gian công cộng đô thị, đặc biệt là các không gian cộng đồng ngoài trời cùng với các vấn đề về tâm sinh lý đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng sống của ngƣời cao tuổi. Do vậy, trong bối cảnh đô thị hoá nhƣ hiện ngay rất cần thiết tạo nên các không gian cộng đồng ngoài trời dành cho con ngƣời nói chung, ngƣời cao tuổi nói riêng nhằm giúp họ nâng cao chất lƣợng đời sống tinh thần, thể chất, đặc biệt giúp họ giao tiếp và tƣơng tác với môi trƣờng sống của mình. Mặt khác, không gian công cộng còn có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề phát triển bền vững. Đây là khái niệm ngày càng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu và học giả quan tâm tại các diễn đàn về vấn đề phát triển chung của nhân loại trên thế giới. Quan niệm phổ biến về phát triển bền vững tập trung vào ba trụ cột chính: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song những quan điểm đều đồng ý với nhau rằng ba trụ cột này đều có tầm quan trọng nhƣ nhau khi xem xét vấn đề làm thế nào để phát triển bền vững. Đồng thời, những quan điểm này cũng thƣờng đề cập đến sự tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết định. Tất nhiên, yếu tố thành công hay thất bại của cách tiếp cận trên phụ thuộc rất lớn vào vai trò của quản trị địa phƣơng. 1. Khái niệm và lợi ích của không gian công cộng dành cho ngƣời cao tuổi 1.1. Khái niệm không gian công cộng 538
  3. Đây là một trong những khái niệm phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, tác giả tâm đắc với khái niệm không gian công cộng là tất cả những nơi đƣợc sở hữu công cộng hoặc đƣợc sử dụng công cộng, dễ tiếp cận và đƣợc tận hƣởng bởi tất cả mọi ngƣời mà không thu phí hay không vì mục đích lợi nhuận. Nó bao gồm các đƣờng phố, không gian mở và các tiện nghi công cộng (UN-Habitat, 2015). Khái niệm này đƣợc sử dụng trong bài viết để chỉ các không gian mở nhƣ công viên, vỉa hè, đình chùa nơi ngƣời cao tuổi đến để thăm viếng, thƣ giãn, giao tiếp hoặc tập dục, dƣỡng sinh hiện nay tại TP.HCM. 2.2. Lợi ích của không gian công cộng đối với người cao tuổi. 2.1.1. Duy trì sức khoẻ thể chất Hoạt động thể chất không chỉ cần thiết cho ngƣời trẻ mà còn vô cùng cần thiết cho ngƣời cao tuổi. Các bằng chứng khoa học cho thấy bên cạnh những lợi ích về sức khoẻ, nhƣ ngăn chặn bệnh tim mạch, tiểu đƣờng, béo phì thì hoạt động thể chất con có thể góp phần tạo nên đời sống độc lập, giảm bệnh bại liệt và nhìn chung có một tác động lớn lên chất lƣợng sống của ngƣời cao tuổi (Green Link, 2010:20) 2.1.2. Duy trì sức khoẻ tinh thần Không gian công cộng có hai vai trò chính trong việc duy trì sức khoẻ tinh thần của con ngƣời đó là vai trò tƣơng tác xã hội và vai trò tâm sinh lý. Vai trò tâm sinh lý. Hoạt động thể chất rất tốt cho tinh thần ngƣời cao tuổi, đặc biệt nếu nó đƣợc thực hiện trong không gian ngoài trời với không khí trong lành, hoa cỏ, cây xanh, quang cảnh đẹp. Những không gian nhƣ thế đƣợc xem nhƣ liều thuốc an thần giúp cho ngƣời cao tuổi tận hƣởng không gian an bình, tĩnh lặng, thoát khỏi những lo lắng, phiền muộn…thƣờng hay bắt gặp ở ngƣời cao tuổi. Vai trò tương tác xã hội. Bên cạnh vai trò tâm sinh lý, không gian công cộng cũng đóng một vai trò xã hội hoá quan trọng giúp ngƣời cao tuổi tạo mối quan hệ xã hội. Theo Green Link (2010) không gian công cộng ―giúp cho việc tận hƣởng không gian hàng ngày của con ngƣời diễn ra liên tục và giúp họ duy trì mạng lƣới xã hội‖. Tuy nhiên, cũng theo tác giả này thì để đáp ứng nhu cầu đó, không gian công cộng phải đảm bảo những tiêu chuẩn thiết kế chất lƣợng cao dành riêng cho ngƣời cao tuổi. Những không gian công cộng với sự an toàn và chất lƣợng cao nhƣ thế mang đến cơ hội cho con ngƣời tƣơng tác với nhau trong khu vực đơn vị ở của mình. Những nơi nhƣ vậy thƣờng khơi gợi ký ức và là một nơi cho con ngƣời gặp nhau và tạo mối quan hệ, cho phép ngƣời cao tuổi tạo ra và duy trì sự cố kết và đời sống năng động (Green Link (2010:21). 539
  4. Nhìn chung, một không gian công cộng đáp ứng đầy đủ những vai trò trên có thể mang đến sức khoẻ tinh thần và thể chất cho ngƣời cao tuổi. Yếu tố tinh thần là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lƣợng sống của con ngƣời. Điều này còn đặc biệt quan trọng hơn đối với ngƣời cao tuổi khi họ đang trong giai đoạn bị giới hạn trong việc xây dựng hay duy trì mối quan hệ do điều kiện sức khoẻ hay đã nghỉ hƣu và phải ở trong giai đoạn tâm sinh lý của ngƣời cao tuổi thƣờng làm cho họ hay dễ buồn giận với ngƣời thân trong gia đình. Điều này càng trầm trọng hơn khi họ thƣờng ở nhà một mình do con cháu hoặc các thành viên trong gia đình phải đi làm, đi học hoặc e ngại chuyện tiếp xúc, gần gũi để chăm sóc họ. 2. Các vai trò của không gian công cộng đối với sự phát triển đô thị Môi trƣờng đô thị ngày nay buộc con ngƣời phải làm việc với cƣờng độ cao và ít thƣờng xuyên tƣơng tác với tự nhiên cũng nhƣ giao tiếp trực tiếp với nhau (face-to- face) trong đời sống hằng ngày và trong công sở. Do vậy, con ngƣời cần các không gian công cộng và các không gian cộng đồng ngoài trời để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu này. Theo Z. Müge Akkar Ercan (2007) không gian công cộng có những vai trò chính, bao gồm: (1) Vai trò Sinh thái (Ecological roles) ; (2) Vai trò Tâm lý (Psychological roles); (3) Vai trò Tƣơng tác xã hội (Social interaction roles); (4) Vai trò Chính trị (Political roles); (5) Vai trò Kinh tế (Economic roles); (6) Vai trò Biểu tƣợng (Symbolic roles); (7) và vai trò Thẩm mỹ (Aesthetic roles). Trong số những vai trò này, có bốn vai trò có liên quan trực tiếp đến các tiêu chí xây dựng đô thị phát triển bền vững nhƣ đƣợc thể hiện bên dƣới: 2.1. Vai trò sinh thái - tạo ra môi trƣờng sinh thái tốt, trong lành, cân bằng, ổn định. Đây là tiêu chí phát triển bền vững về môi trƣờng 2.2. Vai trò tương tác xã hội - tạo ra nơi cho con ngƣời gặp nhau. Thông qua tƣơng tác xã hội, con ngƣời có thể phát hiện, khám phá chính mình, ngƣời khác, và hiểu về môi trƣờng mà họ đang sống, giúp họ có cảm giác đƣợc kết nối, gắn kết và bắt nhịp đƣợc với thế giới vốn luôn có nhiều biến đổi. Không gian công cộng đóng vai trò xã hội rất quan trọng trong việc mang các nhóm xã hội đến với nhau, bất kể tầng lớp, nguồn gốc, giới tính, tuổi tác nào. Do vậy, nó còn đƣợc xem nhƣ là một chất keo cố kết xã hội, kết nối con ngƣời với nhau. Nói cách khác, đây chính là môi trƣờng xã hội hoá cá nhân trong xã hội đô thị. 2.3. Vai trò Chính trị - tạo ra không gian mở cho tất cả mọi ngƣời, là nơi cho phép một xã hội dân sự phát triển. Nó cho phép các cá nhân có quyền tự do thể hiện chính mình, tự do bình luận các vấn đề xã hội. Nó cho phép con ngƣời có cơ hội hành động tự do, tự do diễn đạt, và tự do tƣơng tác với ngƣời khác. Nó nhắm tới một xã hội tự do, một nền tảng cơ bản để hình thành nên một xã hội dân sự nơi con ngƣời có tiếng 540
  5. nói, khuyến khích những hoạt động tham gia cộng đồng và các điều kiện cần thiết cho một xã hội đáp ứng các mục tiêu của Phát triển Bền Vững. 2.4. Vai trò kinh tế - tăng cƣờng các giá trị bất động sản bằng việc duy trì không gian, quang cảnh đẹp. Thực tế cho thấy, nơi nào có không gian công cộng đƣợc đầu tƣ tốt thì giá bất động sản cũng cao hơn những nơi không đƣợc đầu tƣ. Bên cạnh đó, không gian công cộng còn là nơi diễn ra các hội chợ triển lãm, góp phần mang đến lợi ích kinh tế cho khu vực. Tóm lại, với tất cả những vai trò quan trọng đƣợc đề cập ở trên, không gian công cộng hầu nhƣ thoả mãn đƣợc tất cả ba trụ cột quan trọng của tiêu chí phát triển đô thị bền vững: Xã hội, Môi trƣờng và Kinh tế. 3. Thực trạng không gian công cộng và không gian cộng đồng ngoài trời dành cho ngƣời cao tuổi hiện nay tại TP.HCM. Hiện nay tại TP.HCM có trên 20 công viên mở, tuy nhiên, hầu nhƣ không có một công viên nào chính thức dành cho ngƣời cao tuổi. Nhiều công viên hiện nay không thích hợp cho ngƣời cao tuổi tận hƣởng không gian về đêm do không đủ đèn chiếu sáng hay quá ồn ào, tệ nạn xã hội, hoặc không đƣợc trang bị đầy đủ ghế ngồi. Chỉ có một vài không gian công cộng đáp ứng đƣợc nhu cầu này nhƣng thƣờng chỉ đáp ứng cho ngƣời cao tuổi ở gần khu vực công viên. Trong khi đó, ngƣời cao tuổi thƣờng có tâm lý sợ đi ra bên ngoài quá xa, do vậy, họ thƣờng chọn các không gian công cộng gần nhà, nơi có điều kiện không gian kém chất lƣợng để tận hƣởng không khí ngoài trời. Hơn nữa, hầu hết các nhà riêng của ngƣời cao tuổi thƣờng không có đủ sân trong hay vƣờn để đi dạo, tản bộ. Một mặt nữa là các con hẻm hiện nay tại TP.HCM thƣờng quá nhỏ (nhiều hẻm có chiều rộng chƣa tới 2m) và thƣờng dành cho giao thông xe cộ đi lại, gây khó khăn cho việc bộ hành. Các vỉa hè lại quá hẹp, và không an toàn, và thƣờng bị chiếm dụng làm nơi buôn bán hàng rong hay đỗ xe gắn máy. Trong khi đó nhu cầu không gian công cộng ngoài trời của ngƣời cao tuổi rất cao. Một nghiên cứu đã đƣợc thực trên 50 ngƣời cao tuổi cho thấy trong tổng số 50 ngƣời cao tuổi đƣợc phỏng vấn thì 50 ngƣời đều trả lời là rất cần không gian công cộng ngoài trời hơn là không gian công cộng bên trong nhà (Trần Thị Ngọc Nhờ, 2014). Hiện nay, hầu hết ngƣời cao tuổi thƣờng đến những công viên lớn nhƣ công viên Lê Văn Tám, Tao Đàn, Gia Định để tập thể dục, dƣỡng sinh hay khiêu vũ. Công viên tƣợng đài Thích Quảng Đức, một trong những công viên mới đƣợc xây vào năm 2010, chẳng hạn, nằm ở giao lộ Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám. Đây là nơi thƣờng có ngƣời cao tuổi đến cầu nguyện, tập thể dục hoặc ngắm cảnh vào buổi sáng và chiều tối. Tuy nhiên, công viên này tƣơng đối nhỏ (chỉ khoảng 200m2), do vậy chỉ đáp ứng nhu cầu cho một vài ngƣời cao tuổi sống gần khu vực. Hơn nữa, do vị trí toạ 541
  6. lạc của công viên này nằm ở giao lộ nơi tập trung đông đúc xe cộ giao thông, đặc biệt là giờ cao điểm nên gây khó khăn không nhỏ cho việc tiếp cận không gian này. Bên cạnh đó, với vị trí toạ lạc nhƣ thế cũng không thích hợp cho ngƣời cao tuổi trong việc tận hƣởng không gian tâm linh do quá ồn ào. Từ thực trạng thiếu không gian công cộng phù hợp nhƣ thế nên ngƣời cao tuổi thƣờng tìm đến những nơi khác nhƣ đền, chùa, nhà thờ,....Những nơi này đƣợc xem nhƣ những không gian chính để họ giao tiếp nhau, tạo mối quan hệ và giúp họ thoả mãn nhu cầu tâm linh. 4. Những lý do cần thiết xây dựng không gian công cộng và không gian cộng đồng ngoài trời dành cho ngƣời cao tuổi. 4.1. Tỉ lệ già hoá dân số của Việt Nam đang ngày một tăng Một báo cáo gần đây vào tháng 10 năm 2013 của Bộ Y Tế cho thấy tỉ lệ già hoá dân số của Việt Nam trong những năm gần đây đang gia tăng và chạm mức hàng đầu Châu Á. Đây đƣợc xem là thành tựu to lớn của các chính sách kế hoạch hóa gia đình cũng nhƣ phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên, điều này tạo ra một thách thức lớn cho Việt Nam trong việc giải quyết những thay đổi về nhân khẩu học trong khi cơ sở hạ tầng xã hội không đáp ứng hoặc tụt lại phía sau. Báo cáo cũng chỉ ra những thách thức trong hệ thống xã hội cũng nhƣ an sinh xã hội. Có khoảng 30% ngƣời cao tuổi đƣợc hƣởng trợ cấp từ ngân sách nhà nƣớc. Số còn lại phụ thuộc vào con cái và hạn chế khả năng tự mƣu sinh, 70% không có tích luỹ tài sản, 30% không có bảo hiểm sức khoẻ. 4.2. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng gây ra nhiều áp lực hơn trong vấn đề quy hoạch không gian, đặc biệt là không gian công cộng dành cho người cao tuổi. Tỷ lệ đô thị hóa đƣợc đo bằng sự gia tăng dân số, mật độ dân số, và chất lƣợng cuộc sống. Theo ƣớc tính của Ngân hàng Thế giới2, đến năm 2040, dân số thành thị ở Việt Nam sẽ vƣợt quá dân số nông thôn. Trong khi đó, theo báo cáo của UNFPA3 cho thấy rằng Việt Nam sẽ chính thức bƣớc vào giai đoạn "già hoá" trong hai thập kỉ tới khi dự báo chỉ số già hóa tăng từ 35,5% năm 2009 lên đến hơn 100% vào năm 2032. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề quy hoạch không gian, đặc biệt là các không gian công cộng dành cho ngƣời cao tuổi nơi họ có thể trải nghiệm đƣợc một đời sống đầy ý nghĩa và thỏa mãn. 5. Một số giải pháp để xây dựng không gian công cộng và không gian cộng đồng ngoài trời cho ngƣời cao tuổi. 2 Ngân hàng Thế giới (2011) ―Đánh giá về Đô thị hoá ở Việt Nam - Báo cáo về hỗ trợ kỹ thuật‖ (trang 31) 669160ESW0WHIT00hoa0o0Viet0Nam00TV0 (1).pdf 3 UNFPA (2011) Già hoá dân số ở Việt Nam - Thực thực, The Aging population in Viet Nam – Current Status, Dự báo, và các Phản ứng Chính sách Khả thi Ageing report_ENG_FINAL_27.07.pdf 542
  7. 5.1. Tận dụng và nâng cấp không gian công cộng trong thành phố Hiện nay, nhiều công viên không an toàn cho ngƣời cao tuổi, đặc biệt là vào buổi tối. Vì vậy, cần mở rộng và nâng cấp các công viên đáp ứng nhu cầu của ngƣời cao tuổi, đó phải là những nơi dễ tiếp cận, nhiều băng ghế, các bậc tam cấp thấp và chống trơn trƣợt để phòng ngừa té ngã; không gian yên tĩnh và thoáng mát với cây cối, hoa cỏ, chim muông, …. Đó là những không gian vừa cho phép ngƣời cao tuổi có thể thƣ giãn, tập thể dục, vừa có thể chăm sóc con cháu trong khi chơi gần đó, đồng thời giao tiếp với ngƣời khác. Cần phải nâng cấp vỉa hè trong thành phố, tạo thành nơi an toàn cho ngƣời cao tuổi có thể đi lại. Các bề mặt vỉa hè nên bằng phẳng, không có chƣớng ngại vật. Thiết kế một số băng ghế dọc theo vỉa hè đặt ở vị trí thích hợp với bóng mát vào ban ngày và đủ ánh sáng vào ban đêm. 5.2. Thiết kế, nâng cấp không gian công cộng để tạo không gian cộng đồng ngoài trời trong đơn vị ở. Không gian công cộng dành cho ngƣời cao tuổi không nhất thiết là không gian đƣợc thiết kế chính thức, bài bản, công phu, tốn kém. Đó có thể là các không gian nhỏ ở góc hẻm gần nhà họ, với một vài cây cảnh, một vài bàn ghế để họ đánh cờ, uống trà hoặc cà phê vào buổi sáng. Đồng thời, nên tận dụng không gian trống giữa các tầng nhà làm không gian giao tiếp, xây các không gian công cộng kết nối những tòa nhà hoặc dƣới lòng đất. Đây có thể là những không gian trên sân thƣợng của tòa nhà cao tầng (có thang máy) hoặc những cây cầu vƣợt nối qua các tòa nhà nơi ngƣời cao tuổi có thể tập thể dục, tham quan, giao tiếp với những ngƣời hàng xóm của họ trong khu dân cƣ. Mặc khác, cũng có thể thiết kế không gian ngầm thành những không gian giao tiếp công cộng dành cho ngƣời cao tuổi. 5.3. Thiết kế vườn rau (community gardens) Thiết kế không gian công cộng giữa các sân chung, đƣợc sử dụng làm không gian ngoài trời dùng chung (shared outdoor public space) của căn hộ để họ có thể trồng hoa, rau hoặc cây cảnh. Mô hình này khá phổ biến ở nhiều thành phố lớn của các nƣớc phát triển nhƣ Hoa Kỳ và một số nƣớc Tây Âu. Ở Việt Nam, mô hình này nên đƣợc khuyến khích nhân rộng vì đa số ngƣời dân di cƣ từ nông thôn ra thành thị, do đó mô hình này có thể giúp ngƣời cao tuổi trải nghiệm và khơi gợi hồi ức đƣợc sống trở lại môi trƣờng nông thôn, qua đó giúp tăng sự cố kết cộng đồng trong các đơn vị ở qua quá trình cùng nhau chăm sóc, trao đổi các sản phẩm thu hoạch đƣợc từ các dạng mô hình trồng vƣờn này. 5.4. Phát huy đối đa vai trò quản trị địa phương 543
  8. Nội hàm cốt yếu của quản trị địa phƣơng (local governance) là nhằm ―xây dựng một chính quyền gần dân hơn, tạo điều kiện để ngƣời dân tham gia nhiều hơn vào các công việc của địa phƣơng, tăng cƣờng tính trách nhiệm của lãnh đạo địa phƣơng trong ban hành và thực thi các quyết định của chính quyền‖ (Đào Thị Thanh Thuỷ, 2016). Do đó quản trị địa phƣơng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực thi hoá chính sách và phúc lợi dành cho ngƣời cao tuổi. Một vai trò cụ thể cần đƣợc triển khai triệt để là huy động sự tham gia của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời cao tuổi trong việc thiết kế và xây dựng không gian công cộng. Đây là một trong những phƣơng pháp phổ biến trong quá trình xây dựng và thiết kế đô thị bền vững. Cách tiếp cận này sẽ giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời cao tuổi qua việc hiểu đƣợc nguyện vọng và thực thi các yêu cầu, sáng kiến mà họ đề xuất. Đồng thời, cách tiếp cận này cũng cho phép chính quyền thành phố cân nhắc trong định hƣớng xây dựng một thành phố nhân văn, thông qua đó phản ánh đƣợc nguyện vọng, tiếng nói và thể hiện sự tƣơng tác, đồng thuận của chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân, giải quyết tốt hơn những khó khăn còn tồn đọng trong thiết kế và xây dựng không gian công cộng. Suy cho cùng, mọi quy hoạch, thiết kế đô thị ngoài mục đích tổ chức, sắp xếp hợp lý các cấu trúc, chức năng sao cho đảm bảo hệ thống đô thị vận hành tốt và hiệu quả thì điều quan trọng nhất vẫn là vì chất lƣợng đời sống con ngƣời tốt đẹp hơn. Các thiết kế, quy hoạch không gian công cộng cũng vậy, đó phải thật sự là những không gian đƣợc thiết kế vì con ngƣời và đƣợc đa dạng tầng lớp, sắc tộc, giới, độ tuổi khác nhau đến tận hƣởng, sử dụng. Bởi lẽ, theo Jane Jacob thì nếu không gian công cộng nếu thiết kế theo cách chủ quan của nhà quy hoạch thì có thể dẫn đến tình trạng ―bỏ hoang‖, nghĩa là có thể các không gian công cộng đƣợc thiết kế rất đẹp nhƣng không ai vào, không thật sự thu hút con ngƣời thì đó cũng chỉ là một không gian chết, vô hồn chứ không phải không gian của cộng đồng nơi con ngƣời có thể tìm thấy nhau, gắn kết nhau. KẾT LUẬN Việt Nam đang phải đối mặt với quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh. Theo Báo cáo của Tổng cục môi trƣờng (2016) Năm 2009 dân số đô thị cả nƣớc là 25.584,7 ngàn ngƣời; năm 2010 là 26.515,9; năm 2011 là 27.719,3 ngàn ngƣời; năm 2012 là 28.269,2 ngàn ngƣời; năm 2013 là 28.874,9 ngàn ngƣời; năm 2014 là 30.035,4 ngàn ngƣời; năm 2015 là 31.131,5 ngàn ngƣời và tính đến năm 2016, dân số đô thị tại Việt Nam là trên 32 triệu ngƣời, chiếm 35,2% dân số cả nƣớc. Trong bối cảnh nhƣ thế, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu không gian công cộng và không gian cộng đồng ngoài trời dành cho ngƣời dân nói chung và ngƣời cao tuổi nói riêng. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn khi năm nay, năm 2017 Việt Nam chính thức bƣớc vào giai đoạn già hoá dân số. Dự báo đến 2020 độ tuổi trung vị của Việt Nam sẽ 32,2 tuổi và 544
  9. đến 2050 tuổi trung vị sẽ là 42,4 tuổi. Tỉ lệ ngƣời cao tuổi ở nƣớc ta trong 1990 là 7% nhƣng đến 2025 sẽ là 14% (Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ, 2009). Không gian công cộng đóng một vai trò rất quan trọng đối với con ngƣời, đặc biệt đối với ngƣời cao tuổi trong việc duy trì sức khoẻ thể chất và tinh thần. Nó giúp các đô thị giảm ngân sách nhà nƣớc về chăm sóc sức khoẻ của ngƣời cao tuổi. Mặt khác, việc xây dựng không gian công cộng cho ngƣời cao tuổi cũng đồng thời giải quyết vấn đề già hoá dân số trong tƣơng lai không thể tránh khỏi của Việt Nam. Trong những năm gần đây, các không gian công cộng bắt đầu đƣợc chú trọng nhiều hơn, điển hình nhƣ Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bùi Viện, các bờ kè Nhiêu Lộc, Thị Nghè, các vỉa hè thông thoáng nhờ công tác giải toả tốt…Đây là nỗ lực rất lớn từ phía chính quyền thành phố. Tuy nhiên, nhìn chung không gian công cộng hiện nay tại TP.HCM còn chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ về số lƣợng và chất lƣợng. Đồng thời các không gian này chƣa đƣợc phân bố đồng đều tại các khu vực trong thành phố. Các không gian mở tƣơng đối có chất lƣợng chủ yếu tập trung tại khu vực quận 1 và ít đƣợc đầu tƣ hoặc thiếu nghiêm trọng ở một vài khu vực lân cận ví dụ nhƣ Bình Thạnh, quận 3, quận 5. Thiết nghĩ trong tƣơng lai, chính quyền thành phố cần chú trọng nhiều hơn vấn đề quy hoạch không gian công cộng, trong đó chú trọng đến công tác quản trị địa phƣơng bằng cách tăng cƣờng phối hợp với ngƣời ngƣời trong quá trình đƣa ra chính sách, quyết định có liên quan đến lợi ích không gian công cộng mà có quyền đƣợc lấy ý và tham gia. Đó cũng là hành trình đi đến một thành phố sống tốt, nhân văn hơn, thân thiện hơn và bền vững hơn. 545
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh 1. Dana Lyn Dougherty (2006). Embodying the city: identity and use in urban public space. Available at http://scholar.lib.vt.edu/theses/available/etd- 05052006-135933/unrestricted/bookfinal2.pdf, p.2. 2. David Reingold (2010) .Communities of Space. http://www.indiana.edu/~spea/pubs/undergrad-honors/volume- 4/day_lauren.pdf. 3. Drummond, Lisa (2000). Street Scenes: Practices of Public and Private Space in Urban Vietnam. Urban Studies, 37 (2000) 12, p.2379. 4. Green Link. (2010). Understanding the contribution parks and green spaces can make to improving people’s lives. Full Report. Report for Green Space. Available at : www.greenspace.org.uk/downloads/GreenLINK/Blue%20Sky%20Green%20S pace%20-%20Full%20 Report.pdf, p.20,21. 5. Jane Jacobs (1961). The Death and Life of Great American Cities. Random House, New York. 6. Laura Saldivar-Tanaka and Marianne E. Krasny (2004). Culturing Community Development, Neighborhood Open Space, and Civic Agriculture: the Case of Latino Community Gardens in New York City, p.3. http://communitygardennews.org/gardenmosaics/pgs/aboutus/materials/Cu lturing_Community_Development.PDF. 7. Lay, D.,Zhou, C.,Huang, J.,Jiang, Y.,Long, and Chen (2013). Outdoor space quality: a field study in an urban residential community in central China., https://engineering.purdue.edu/~yanchen/paper/2014-2.pdf. 8. Marcello Martinoni, Alma Sartoris (2009) .Criteria for the elderly people city? Simplify the complexity to act in concrete terms. International conference: City Futures in a Globalizing World 4 to 6 June 2009, Madrid. 9. Marcus, Clare Cooper (2003). Shared Outdoor Space and Community Life. Forum of Design for the Public Realm;Winter2003, Vol. 15 Issue 2, p36. 10. UN- Habitat (2015). Issue paper on public space. New York. 546
  11. Tiếng Việt 11. Đào Thị Thanh Thuỷ (2016). Quản trị địa phương - phương thức nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. Tạp chí Tổ chức Nhà Nƣớc, truy cập tại http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010067/0/32141/Quan_tri_dia_phuong _phuong_thuc_nang_cao_chat_luong_hieu_qua_hoat_dong_cua_chinh_quyen_ dia_phuong 12. Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009). Báo Cáo Tổng Quan Về Chính Sách Chăm S c Người Già Thích Ứng Với Thay Đổi Cơ Cấu Tuổi Tại Việt Nam. BỘ Y TẾ TỔNG CỤC DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH, QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC. 13. Tổng cục thống kê (2016). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016.Truy cập tại http://vea.gov.vn/vn/tintuc/tintuchangngay/Pages/C%C3%B4ng- b%E1%BB%91-B%C3%A1o-c%C3%A1o-hi%E1%BB%87n- tr%E1%BA%A1ng-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng- qu%E1%BB%91c-gia-2016-M%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng- %C4%91%C3%B4-th%E1%BB%8B.aspx 14. Trần Thị Ngọc Nhờ (2014) Không gian giao tiếp công cộng cho người cao tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp (nghiên cứu trường hợp ở các quận trung tâm. Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở 2014. 547
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2