intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng một nguồn nhân lực khỏe mạnh từ nền tảng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục sớm cho trẻ tại gia đình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xây dựng một nguồn nhân lực khỏe mạnh từ nền tảng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục sớm cho trẻ tại gia đình" giới thiệu một mô hình với các thành phần hỗ trợ chất lượng cao, có sự liên kết giữa thực hành hỗ trợ và kết quả chất lượng trong chăm sóc trẻ em nhiều khả năng có lợi cho trẻ em và gia đình hạnh phúc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng một nguồn nhân lực khỏe mạnh từ nền tảng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục sớm cho trẻ tại gia đình

  1. XÂY DỰNG MỘT NGUỒN NHÂN LỰC KHỎE MẠNH TỪ NỀN TẢNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC SỚM CHO TRẺ TẠI GIA ĐÌNH TS. Phan Thị Thanh Hương* 1 Tóm tắt: Một xã hội khỏe mạnh được xây dựng từ những con người khỏe mạnh, đặc biệt là tạo tiền để cho một đứa trẻ phát triển khỏe mạnh từ nhỏ. Việc xây dựng mô hình lý thuyết để hướng dẫn nghiên cứu và hiểu biết thêm về chất lượng chăm sóc, giáo dục sớm cho trẻ em tại gia đình đã và đang được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, đây là một mô hình mới, mang tính nhân văn thời sự trong bối cảnh hiện nay, bởi vì rất nhiều nghiên cứu khẳng định sự chăm sóc, giáo dục sớm, có chất lượng từ khi trẻ 0 tháng tuổi trở đi là nền tảng cho trẻ phát triển ở các năm tiếp theo của trẻ. Chính vì thế việc giáo dục như thế nào cho trẻ tại gia đình vẫn là điều cần quan tâm của các nhà tâm lý, giáo dục. Nghiên cứu được dựa trên một số nghiên cứu về chăm sóc trẻ em tại nhà, tư vấn tâm lý giáo dục trẻ mầm non và dịch vụ gia đình. Từ khóa: Chất lượng giáo dục, giáo dục sớm, chăm sóc sớm, giáo dục trẻ tại nhà; chăm sóc trẻ tại nhà, dịch vụ chăm sóc trẻ tại nhà. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc, giáo dục sớm cho trẻ tại nhà trước tuổi đi học đã được nhiều nước trên thế giới công nhận là một thành phần quan trọng trong công cuộc chăm sóc và giáo dục sớm cho trẻ. Chăm sóc trẻ tại nhà được hiểu là dịch vụ giữ trẻ của gia đình được cấp phép và gia đình không được kiểm soát hoặc không cấp giấy phép như ông bà, người thân, bạn bè, người hàng xóm (Bromer Juliet & Korfmacher Jon, 2016). Theo thống kê của (UNICEF tại Việt Nam 2017) có 6,7% trẻ em ngoài nhà trường ở cấp Mầm non, các trẻ em này được chăm sóc tại nhà hoặc các cơ sở nhận chăm sóc trẻ tại nhà (https://www.unicef.org/vietnam/vi/tr%E1%BA%BB-em-vi%E1%BB%87t- nam). Trong báo cáo tại Hội nghị tổng kết dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” được tổ chức vào ngày 12-13/6/2018 tại Hà Nội thì tính đến năm học 2016 - 2017, tỷ lệ huy động trẻ 3 - 5 tuổi đi học là 92,16% (Nguyễn Bá Minh, 2018). Như vậy tại Việt Nam, trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi và số lượng trẻ từ 3 đến 5 tuổi chưa đến trường hoặc chưa đủ điều kiện đến trường cũng cần phải được giáo dục sớm nhằm tạo bước tiến về chất lượng con người. Trường Đại học Sài Gòn. *
  2. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 219 Nghiên cứu của Koh và Newman khẳng định chăm sóc và giáo dục trẻ thời kỳ từ 6 tháng trở đi ảnh hưởng đến chất lượng, khả năng sau này của trẻ. Điều này được so sánh giữa những người chăm sóc trẻ không được đào tạo theo chương trình giáo dục sớm cho trẻ trước tuổi đi học mẫu giáo và người được đào tạo dù với liều lượng thời gian ít. Kết quả cho thấy chất lượng, khả năng của trẻ mà người chăm sóc có qua các lớp đào tạo khác với trẻ em người chăm sóc không qua đào tạo (Koh và Newman, 2009). Hay nghiên cứu được tiến hành bởi NICHD Mạng chăm sóc, giáo dục sớm cho trẻ em (2003)  kiểm tra tác động của tất cả các hình thức chăm sóc trẻ em để hình thành kỹ năng học tập của trẻ em, khả năng ngôn ngữ, năng lực xã hội và mức độ hành vi khi trẻ 4-5 tuổi. Nghiên cứu này cho thấy kết quả đứa trẻ lúc 4- 5 tuổi được dự đoán bởi chất lượng chăm sóc trẻ nhận được từ 6 tháng đến 36 tháng (dẫn theo, Gillian Doherty and cộng sự, 2006). Các nhà nghiên cứu ở cả Hoa Kỳ và Canada thông báo rằng giữ trẻ gia đình là mô hình của sự lựa chọn cho một số phụ huynh, bởi vì họ đánh giá cao việc có một người chăm sóc duy nhất với con mình cả ngày, bầu không khí tại nhà cũng làm cho đứa trẻ cảm thấy thoải mái hơn (dẫn theo, Gillian Doherty và cộng sự, 2006). Nghiên cứu của Morrissey và Banghart, cũng chỉ ra rằng, một phần tư trẻ ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác được đầu tư về thời gian, môi trường chăm sóc trẻ em tại gia đình trước khi vào học chính thức. Cha mẹ có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ chăm sóc trẻ gia đình có xu hướng là có con nhỏ hơn hoặc nhiều hơn một đứa trẻ, có thu nhập giới hạn. Vì vậy, môi trường chăm sóc trẻ em gia đình là một phần quan trọng trong mạng lưới chăm sóc và học tập thời thơ ấu (dẫn theo, Ellen Abell và cộng sự, 2014). Tuy nhiên, lĩnh vực chăm sóc và giáo dục sớm tại nhà cho trẻ thiếu lộ trình và mô hình rõ ràng để giúp đỡ các gia đình, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ tại nhà cải thiện chất lượng (Paulsell và cộng sự, 2010 ). Trong một số nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng việc cung cấp dịch vụ không thống nhất, hạn chế trong đào tạo chuyên gia hỗ trợ, hay thay đổi mô hình, chính sách dẫn đến thiếu sự liên kết giữa đầu vào chương trình chăm sóc trẻ và đánh giá kết quả đầu ra (Bryant và cộng sự, 2009; Paulsell và cộng sự, 2010).  Vì vậy rất cần một mô hình với các thành phần hỗ trợ chất lượng cao, có sự liên kết giữa thực hành hỗ trợ và kết quả chất lượng trong chăm sóc trẻ em nhiều khả năng có lợi cho trẻ em và gia đình hạnh phúc.
  3. 220 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Một số mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ tại gia đình Mô hình giáo dục sớm tại gia đình thông qua người thân hoặc qua nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục sớm tại gia đình, đã được các nước trên thế giới nghiên cứu từ rất lâu. Fischer và Eheart (1991), Kontos et al. (1995) đã xác định được một số biến sau đây là những biến cần thiết đóng góp vào chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình (a) Trình độ giáo dục phổ thông của người chăm sóc; (b) trình độ văn bằng của người cung cấp dịch vụ giữ trẻ; (c) quy mô nhóm; (d) luôn bồi dưỡng nâng cao kinh nghiệm đội ngũ; (e) Thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ giữ trẻ; (f) nhà cung cấp nhận thức mức độ căng thẳng công việc; và (g) cam kết công việc lâu dài của nhà cung cấp. Trong mẫu nghiên cứu là 266 (trong đó có 102 là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ tại gia đình) cho thấy các biến trên có ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc trẻ tại gia đình, nhưng biến có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chăm sóc trẻ tại gia đình đó là luôn bồi dưỡng nâng cao kinh nghiệm đội ngũ và có cấp chứng chỉ, biến thứ 2 là sự cam kết mang tính chuyên nghiệp và lâu dài của nhà cung cấp (Dẫn theo, Gillian Doherty và cộng sự, 2006). Hamm và cộng sự (2005) đã phỏng vấn các chuyên gia chăm sóc trẻ sơ sinh để xác định nội dung phát triển chuyên nghiệp, các chiến lược phù hợp với chất lượng chăm sóc trẻ em gia đình. Sau đó, họ mô tả một sự lựa chọn chất lượng các chương trình cải tiến dựa trên thành công của họ sử dụng một hoặc nhiều trong số bảy chiến lược: • Sử dụng một cố vấn hoặc tư vấn để cung cấp việc thăm viếng từng người một với người chăm sóc; • Hỗ trợ các nhà cung cấp để tìm kiếm sự công nhận; • Phát triển mạng lưới chăm sóc trẻ em gia đình; • Kết nối các nhà cung cấp với các nguồn lực của cộng đồng; • Hỗ trợ tài chính cho giáo dục; • Xây dựng các định mức thưởng cho các nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng cao hơn; • Các bậc thang nghề nghiệp liên kết các mức đào tạo cao hơn. (Dẫn theo, Ellen Abell và cộng sự, 2014). Nghiên cứu về trẻ em trong chăm sóc trẻ em gia đình của Mỹ báo cáo rằng, những người cung cấp dịch vụ nhạy cảm hơn, chăm sóc tốt hơn và có đầu tư chất lượng tốt hơn sẽ có nhiều khả năng: (a) tìm kiếm các cơ hội để tìm hiểu về chăm sóc trẻ và sự phát triển của trẻ; (b) mở rộng mạng lưới với các nhà cung cấp khác; (c) có ý thức lập kế hoạch kinh nghiệm cho trẻ; (d) mô tả chăm sóc trẻ gia đình là nghề nghiệp được lựa chọn của
  4. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 221 họ; và (e) xác định chăm sóc trẻ gia đình như là một sự nghiệp lâu dài chứ không phải là nghề nghiệp tạm thời (Dẫn theo, Gillian Doherty và cộng sự, 2006). Mô hình thăm viếng tại nhà, huấn luyện cá nhân, Azzi-Lessing (2011) cho rằng sự khác biệt cơ bản nhất giữa trẻ được chăm sóc tại nhà do bố, mẹ, ông bà người thân và trẻ được chăm sóc tại các nhà giữ trẻ gia đình đó là trẻ chăm sóc tại nhà do bố, mẹ, ông, bà…thường tập trung cải thiện chất lượng vào một đứa trẻ, còn với nhóm giữ trẻ gia đình thì tập trung vào đánh giá chất lượng và thiết lập mục tiêu của nhà cung cấp dẫn đến cải thiện chất lượng của nhà cung cấp nhưng không cải thiện được trẻ (Azzi-Lessing, L. 2011). Bromer Juliet & Korfmacher Jon (2016), đã tổng hợp từ các công trình nghiên cứu của (Pearlmutter et al, 2005; Bryant và cộng sự, 2009; Kreader & Chrisler, 2011; Groenveld et al, 2011) các nhà nghiên cứu trên những mẫu nghiên cứu và đưa ra kết luận có thể thay đổi chất lượng chăm sóc trẻ tại nhà thông qua mô hình thăm nhà của những người có chuyên môn hoặc chuyên gia, giúp cải thiện chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà, đặt biệt là kiến thức chuyên môn về tâm sinh lý, dinh dưỡng cho trẻ từ 3- 12 tháng tuổi, phát triển sớm, can thiệp sớm cho trẻ, bằng các hình thức như đào tạo, tư vấn, hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng, giáo dục tại nhà cho những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, thời lượng 14 lần/6-12 tháng/mỗi lần từ 1-4 giờ; sau mỗi lộ trình có những thang đánh giá về sự hiểu con cái của bố mẹ, phát triển hoạt động giao tiếp tốt hơn giữa bố mẹ với con cái, đánh giá phản xạ chuyên nghiệp của người trực tiếp chăm sóc qua người giám sát, nâng cao chất lượng dinh dưỡng, thang đo sự hài lòng về dịch vụ…; một số nghiên cứu của (Maher và cộng sự, 2008; Moreno và cộng sự, 2015; Ota & Austin, 2013) thêm một mô hình là giáo dục đồng đẳng, có nghĩa là những người cùng hoàn cảnh không cần trực tiếp tới đào tạo, hỗ trợ có thể thông qua điện thoại, Internet, mạng xã hội để hỗ trợ cho những người chăm sóc trẻ chưa có kinh nghiệm về các kiến thức chăm sóc như giảm trầm cảm ở người chăm sóc, phát triển kiến thức cho trẻ, cung cấp các kiến thức về trẻ sơ sinh, phát triển cho trẻ mới biết đi, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, sau đó người thực hành sẽ tự báo cáo kết quả với người hỗ trợ đồng đẳng, người hỗ trợ đồng đẳng sẽ báo cáo với giám sát, họ sẽ được nghi nhận về giờ hỗ trợ, nếu đủ số giờ theo qui định họ sẽ được cấp chứng chỉ, tuy nhiên những người này cũng phải truy cập vào hệ thống để tự nâng cao trình độ hoặc phải được tập huấn khoảng 150 giờ thực hành. Căn cứ vào nghiên cứu tổng quan (Bromer Juliet & Korfmacher Jon, 2016) đã đưa mô hình khái niệm về dịch vụ chất lượng cao trong chăm sóc, giáo dục sớm cho trẻ tại nhà, đặc biệt là trẻ trước tuổi đi học từ 6 tháng – 3 tuổi. Trong đó, 2 tác giả nhấn mạnh muốn nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục sớm cho trẻ thì phải chú ý đến (a) Các loại dịch vụ hỗ trợ (huấn luyện cá nhân, huấn luyện nhóm gia đình những người trực tiếp chăm sóc trẻ), dịch vụ hỗ trợ phải chuyên nghiệp, đa dạng và bền vững và (b) Họ phải được thực hành, thực hiện đến khi thuần thục, thành phản xạ trong các dịch vụ liên quan đến chăm sóc, giáo dục sớm cho trẻ tại nhà...
  5. 222 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Với bề dày nghiên cứu về giáo dục sớm trên thế giới, đã có nhiều mô hình được thực hiện và thực hiện rất có hiệu quả. Nền tảng của giáo dục không phải yếu đâu chống đó, hổng chỗ nào đắp chỗ đó mà phải được xây dựng trên một nền tảng vững chắc. Thực tế đã chứng minh, với nền tảng vững chắc về giáo dục sớm nên các nước như Mỹ, Hà Lan, Phần Lan, Nhật… nền giáo dục phát triển, trẻ em có cơ hội giáo dục sớm nên chất lượng đã thay đổi, vượt xa nhiều nước. Với xã hội công nghệ hiện đại như hiện nay, việc thực hiện theo các mô hình đã được nghiên cứu từ các nước bạn đi trước là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mô hình giáo dục sớm tại Việt Nam. 2.2. Chia sẻ của phụ huynh với giáo viên mầm non về những khó khăn trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ tại gia đình Nghiên cứu qua khảo sát trên 164 giáo viên mầm non đang công tác tại một số trường công lập và dân lập, nhóm trẻ tại một số quận ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Phương pháp chính là điều tra bằng bảng hỏi nhằm khảo sát những khó khăn của phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ tại nhà được chia sẻ với giáo viên mầm non. Cách thức thực hiện: Thực hiện bảng thăm dò bằng câu hỏi mở sau đó tổng hợp ý kiến và soạn bảng hỏi chính thức được gửi link trực tiếp đến khách thể nghiên cứu, hệ số tin cậy của thang đo là trên 0.60. Các mã hõa và tính điểm được quy định như sau: khó khăn ít điểm trung bình 1 - 1,49; khó khăn trung bình: điểm trung bình 1,5 - 2,49; khó khăn cao: điểm trung bình 2,5 - 3,0 Bảng 1. Chia sẻ của phụ huynh với giáo viên về những khó khăn khi chăm sóc – giáo dục trẻ tại gia đình Biểu hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn TT 1 Chưa lường trước được phải chăm sóc một đứa trẻ như thế nào 2,58 0,30 1 2 Chăm lo về dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển của trẻ 2,36 0,31 2 3 Chơi cùng trẻ ở nhà 2,29 0,40 3 4 Tổ chức bữa ăn ở nhà cho trẻ 2,27 0,42 4 5 Chưa đủ kiến thức về tâm lí của trẻ 2,17 0,41 5 2,05 0,43 6 Giáo dục thói quen cho trẻ 6 7 Nói chuyện với trẻ 2,01 0,40 7 8 Đưa ra yêu cầu với trẻ 1,96 0,51 8 9 Không có thời gian lo cho trẻ 1,91 0,51 9 Ghi chú: (1) Khó khăn ít; (2) Khó khăn trung bình; (3) Khó khăn cao
  6. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 223 Kết quả Bảng 1 cho thấy, phụ huynh rất quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục con của họ, nhưng do có rất nhiều khó khăn mà họ chưa có sự chuẩn bị, chưa được trang bị đầy đủ về kiến thức trước khi đón một đứa trẻ ra đời, xâm chiếm vào cuộc sống của họ, những khó khăn của họ đều từ mức khó khăn trung bình trở lên được xếp thứ tự từ cao đến thấp, trong đó khó khăn cao nhất đó là “Chưa lường trước được phải chăm sóc một đứa trẻ như thế nào”. Họ chia sẻ điều này với giáo viên mầm non vì thực sự họ cũng chưa biết nên đến chỗ nào và nên bắt đầu từ đâu để họ chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ. Vì vậy rất cần xây dựng một nhóm chuyên gia, một cộng đồng các nhà chuyên môn để giúp đỡ những gia đình đang có khó khăn trong việc chăm sóc trẻ tại gia đình. Nghiên cứu này xin đề xuất một số biện pháp nhằm định hướng xây dựng những mô hình chuyên gia hỗ trợ cộng đồng. 3. BIỆN PHÁP Giáo dục sớm ở các nước đã được chú trọng từ rất lâu, họ đã đầu tư và hình thành nhiều dự án cho sự phát triển của mô hình này. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây rất nhiều gia đình cũng quan tâm đến chất lượng chăm sóc, giáo dục sớm cho trẻ, rất nhiều gia đình trung lưu đã chạy theo chương trình giáo dục của Nga, Ấn, Mỹ, Nhật, Hàn… nhiều trẻ em trong những gia đình có thu nhập thấp thì gửi con trong những nhóm trẻ gia đình, chỉ quan tâm xem con mình có ăn no, ngủ ngon, không ốm đau, bệnh tật là yên tâm, có vấn đề gì xảy ra cho con thì họ lại đổ trách nhiệm lên cách chăm sóc giáo dục của các cô trông trẻ, điều đó cho thấy rằng phụ huynh cũng cần có trách nhiệm và được cung cấp kiến thức trong việc chăm sóc và giáo dục sớm cho con tại nhà. Qua nghiên cứu các mô hình, chúng tôi nhận thấy mô hình nghiên cứu được (Bromer Juliet & Korfmacher Jon, 2016) tổng hợp tương đối phù hợp, dễ thực hiện trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam. Từ đó, trong nghiên cứu này mạnh dạn nêu ra một số giải pháp nhằm để tham khảo và kịp thời phát triển mô hình giáo dục sớm cho trẻ tại Việt Nam. Thứ nhất, Nhà nước, Bộ Giáo dục cần phải có sự tuyên truyền, có những quy định cụ thể nhằm thay đổi quan niệm về chăm sóc, giáo dục sớm cho trẻ. Thứ hai, Nhà nước, Bộ Giáo dục cần phải có những chính sách, quy định cụ thể cho các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục sớm cho trẻ tại nhà. Có những tiêu chuẩn được đặt ra cho đội ngũ cố vấn như nghiên cứu của Bromer và cộng sự, 2013 đã đề suất đội ngũ cố vấn cần có các tiêu chuẩn sau: (1) có chuyên môn trong các lĩnh vực phát triển sớm hoặc giáo dục mầm non; (2) kiến ​​thức về thực tiễn phải phù hợp chuyên môn; (3) kiến ​​thức về chăm sóc trẻ em tại gia đình; (4) kinh nghiệm trước đây như là một người cố vấn hoặc giảng viên dạy tại các trường đại học có chuyên môn
  7. 224 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP trong tâm lý giáo dục; (5) có khả năng làm việc độc lập với sự giám sát trực tiếp. Sau khi được thuê, cố vấn cũng được đào tạo bởi các nhà giám sát chuyên môn. Sự kết nối của một người cố vấn được đào tạo với một nhà cung cấp hoặc một gia đình nhằm mục đích củng cố giá trị của người chăm sóc, để trở nên chuyên nghiệp hơn, chăm sóc tốt hơn cho trẻ em. Thứ ba, đối với những huấn luyện trực tiếp hoặc huấn luyện đồng đẳng cần phải đảm bảo các điều kiện như (a) cam kết về nghề nghiệp; (b) cách tiếp cận chuyên nghiệp đối với các gia đình cần hỗ trợ và đối với những đứa trẻ; (c) có động lực làm việc, hứng thú làm việc liên quan đến trẻ (dẫn theo, Gillian Doherty và cộng sự, 2006). Thứ tư, khi thiết kế chương trình đào tạo cần phải kiểm tra sự liên kết giữa các mục tiêu chương trình với kết quả dự định cũng như xác định một số biểu hiện trong thời gian gần. Bromer và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng các yếu tố tổ chức như sự ổn định tài chính, loại chương trình, sứ mệnh cơ quan, hỗ trợ hoạt động có thể cản trở hoặc tạo điều kiện cho công việc đối với các đơn vị chuyên với cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ tại nhà (Bromer Juliet & Korfmacher Jon, 2016). Thứ năm, Goelman và cộng sự (2006): Cần phải có những chính sách bảo hiểm, chế độ tiền lương cho các đối tượng thực hiện công việc chăm sóc, giáo dục sớm tại nhà, bởi vì tiền lương và các khoản phúc lợi, bảo hiểm có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng thực hiện công việc là một huấn luyện viên hay một người hỗ trợ các gia đình trong chăm sóc, giáo dục sớm cho trẻ tại nhà. Họ nhận thấy rằng các nhà cung cấp có thu nhập cao từ công việc của họ sẽ đáp ứng nhu cầu của gia đình và trẻ nhiều hơn, chất lượng về mặt tổng thể sẽ tốt hơn (dẫn theo, Gillian Doherty và cộng sự, 2006). Thứ sau, cần xây dựng một mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc và giáo dục sớm cho trẻ tại nhà trên cơ sở có sự giám sát của các cơ quan có liên quan, xây dựng mã nghề cho các cá nhân, các cố vấn, giám sát làm việc trong lĩnh vực này. 4. KẾT LUẬN Tóm lại, mặc dù đã có sự nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp hoạt động hoặc mô hình khái niệm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục sớm cho trẻ tại gia đình, tuy nhiên các mô hình nghiên cứu chỉ được tiến hành tổng quan hoặc trên mẫu nghiên cứu nhỏ mặc dù giá trị thực tiễn của các công trình này không hề nhỏ. Chính vì thế, cần phải có nhiều nghiên cứu hơn, có quy mô hơn có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm cụ thể để hiểu rõ hơn về những khó khăn thực sự phụ huynh đang gặp phải trong chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình từ đó có những định hướng về xây dựng chương trình đào tạo, những định hướng phát triển, cung cấp dịch vụ tư vấn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.
  8. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 225 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abell Ellen et al (2014), Mentoring and Facilitating Professional Engagement as Quality Enhancement Strategies: An Overview and Evaluation of the Family Child Care Partnerships Program, Child Youth Care Forum, DOI 10.1007/s10566-014-9254-1. 2. Bromer and et al (2013), Special section on understanding and improving quanlity in family child care: Introduction and commentary. Early Childhood Research Quarterly, 28 (4), pp. 875 – 878. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non”, Hà Nội. 4. D. M, Bryant., P. W, Wesley., M, Burchinal., J, Sideris., K, Taylor., C, Fenson., & I. U, Iruka. (2009). The QUINCE-PFI study: An evaluation of a promising model for child care provider training: Final report. Retrieved from http://www. researchconnections.org/childcare/ resources/18531/pdf 5. D, Paulsell., T, Porter., G, Kirby., K, Boller., E. S, Martin., A, Burwick., & C, Ross. (2010), Supporting quality in homebased child care: Initiative design and evaluation options. Retrieved from http://www.acf.hhs.gov/sites/default/files/opre/supporting_options.pdf 6. Doherty Gillian and et al (2006), Predictors of quality in family child care, Early Childhood Research Quarterly 21, 296–312, doi:10.1016/j.ecresq.2006.07.006. 7. Juliet Bromer & Jon Korfmacher (2016), Providing High-Quality Support Services to Home-Based Child Care: A Conceptual Model and Literature Review, Early Education and Development, DOI: 10.1080/10409289.2016.125672. 8. J. I, Layzer., B. D, Goodson. (2006), National study of child care forlow income families, Care in the home: A description of family child care and the experiences of the families and children who use it. Wave 1 report. Retrieved from http://www.acf.hhs.gov/sites/default/ files/opre/care_in_home.pdf 9. Koh Serene and B. Neuman, Susan. (2009), The Impact of Professional Development in Family Child Care: A Practice-Based Approach, Early Education and Development, 20:3, 537-562, DOI: 10.1080/1040928090290884. 10. L, Azzi-Lessing. (2011), Home visitation programs: Critical issues and future directions. Early Childhood Research Quarterly, 26, 387–398 11. L, Laughlin. (2013), Who’s minding the kids Child care arrangements: Spring 2011. Current population reports, P70-135. U.S. Census Bureau, Washington, DC. http://www.census.gov/prod/2013pubs/p70- 135.pdf. 12. Susan B. Neuman., Linda Cunningham, (2009), The Impact of Professional Development and Coaching on Early Language and Literacy Instructional Practice, American Education Research Jourrnal June 2009, Vol.46, No2, pp.532-566, doi: 10.3102/0002831208328088
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2