intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng nội dung dạy học môn tiếng Việt cấp tiểu học cho học sinh nước ngoài

Chia sẻ: DanhVi DanhVi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

115
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn dạy học, bài viết xây dựng nội dung dạy học môn tiếng Việt cấp tiểu học cho học sinh nước ngoài ở các trường Quốc tế tại Việt Nam theo chuẩn đầu ra bậc 1 với khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài. Nội dung dạy học gồm ba thành phần: Chủ đề giao tiếp, kiến thức ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng nội dung dạy học môn tiếng Việt cấp tiểu học cho học sinh nước ngoài

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 32-34<br /> <br /> XÂY DỰNG NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CẤP TIỂU HỌC<br /> CHO HỌC SINH NƯỚC NGOÀI<br /> Đoàn Thị Thúy Hạnh - Võ Thanh Hà<br /> Viện Khoa học giáo dục Việt Nam<br /> Ngày nhận bài: 21/12/2016; ngày sửa chữa: 30/12/2016; ngày duyệt đăng: 03/01/2017.<br /> Abstract: Currently, demand of learning Vietnamese of foreigners has been rising. However,<br /> teaching Vietnamese language for foreigners in Vietnam is mainly based on the available curricula<br /> of universities or individuals that had not been compiled as the official and comprehensive<br /> documents for teaching. To meet this demand of learning, authors have built the core contents of<br /> teaching Vietnamese for primary school foreign students for the international schools in Vietnam<br /> as outcomes in level 1 (Vietnamese capacity framework for foreigners). The contents of instruction<br /> comprised of three components: communication topics, knowledge of language and<br /> communicative skills.<br /> Keywords: Vietnamese capacity framework, foreigners, foreign students, primary school.<br /> từ những năm 50, phát triển nhanh vào những năm 70<br /> của thế kỉ XX và đạt được thành tựu đáng kể. Vấn đề thụ<br /> đắc “ngôn ngữ thứ hai” hay ngoại ngữ - với quá trình tâm<br /> lí, đặc biệt là trong mối liên hệ với quá trình thụ đắc ngôn<br /> ngữ thứ nhất (tức tiếng mẹ đẻ) đã thu hút sự quan tâm<br /> của giới nghiên cứu ngôn ngữ học. Vấn đề này được tiếp<br /> cận đa dạng từ nhiều góc độ: ngôn ngữ học xã hội, ngôn<br /> ngữ học giáo dục, ngôn ngữ học thần kinh, ngôn ngữ học<br /> tâm lí, ngôn ngữ học đối chiếu.<br /> Về phương pháp dạy học ngoại ngữ, có thể kể đến:<br /> dịch ngữ pháp; trực tiếp; đọc hiểu; nói khẩu ngữ; tình<br /> huống; học tiếng theo cộng đồng (học tư vấn); học tiếng<br /> thư giãn (còn gọi là phương pháp Lozanov); lối im lặng;<br /> toàn bằng hành động; giao tiếp. Trong các phương pháp<br /> trên, có thể thấy không có một phương pháp tối ưu cho<br /> tất cả mọi trường hợp; mỗi phương pháp đều có ưu và<br /> nhược điểm nhất định. Giáo viên cần lựa chọn, tổng hợp<br /> và khai thác để sử dụng hài hòa giữa các phương pháp,<br /> chú trọng phương pháp giao tiếp phù hợp với mục tiêu<br /> dạy học môn TV của HS nước ngoài.<br /> Nhìn chung, sự phát triển của ngôn ngữ học ứng<br /> dụng, đặc biệt là lí thuyết về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai<br /> giúp cho việc giảng dạy TV mang tính khoa học và có<br /> chiều sâu hơn.<br /> 2.1.2. Công trình nghiên cứu về dạy học tiếng Việt cho<br /> người nước ngoài<br /> Một số đề tài cấp Bộ nghiên cứu về dạy học TV cho<br /> người nước ngoài như: “Xây dựng chương trình môn TV<br /> như môn “ngoại ngữ thứ hai” cho HS nước ngoài tại Việt<br /> Nam (chuẩn đầu ra mức A1, Khung tham chiếu châu<br /> Âu)”, mã số: B2014.19.12NV, Trường Đại học Sư phạm<br /> TP. Hồ Chí Minh, chủ nhiệm PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng;<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Những năm gần đây, việc giao lưu văn hóa giữa Việt<br /> Nam và cộng đồng thế giới ngày càng phát triển. Sự tiếp<br /> xúc ngôn ngữ giữa Tiếng Việt (TV) và các ngôn ngữ<br /> khác ngày càng được mở rộng. TV đã trở thành một trong<br /> những môn học được quan tâm ở trong và ngoài nước.<br /> Nhu cầu học TV của người nước ngoài ngày càng<br /> cao. Không chỉ người lớn mà trẻ em nước ngoài ở các<br /> trường Quốc tế cũng có nguyện vọng học TV như một<br /> “ngoại ngữ thứ hai”. Việc giảng dạy TV cho người nước<br /> ngoài ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa trên các giáo<br /> trình ở các trường đại học, các cá nhân tự biên soạn mà<br /> chưa có một chương trình tổng thể, khoa học, phù hợp<br /> với trình độ HS, nhất là đối tượng tiểu học.<br /> Ngày 01/9/2015, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số<br /> 17/2015/TT-BGDĐT về khung năng lực TV dùng cho<br /> người nước ngoài. Khung năng lực TV được chia làm 3<br /> cấp (sơ cấp, trung cấp, cao cấp) và 6 bậc (từ bậc 1 đến<br /> bậc 6, tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong khung<br /> tham chiếu chung châu Âu). Thông tư là chỉ dẫn quan<br /> trọng để thực hiện xây dựng chương trình dạy TV cho<br /> người nước ngoài trong giai đoạn mới.<br /> Từ những lí do nêu trên, xây dựng nội dung dạy học<br /> môn TV cấp tiểu học cho học sinh (HS) nước ngoài theo<br /> chuẩn đầu ra Khung năng lực TV dành cho người nước<br /> ngoài là cần thiết.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Tổng quan về nghiên cứu dạy học tiếng Việt cho<br /> người nước ngoài<br /> 2.1.1. Một số nghiên cứu khoa học trên thế giới<br /> Trên thế giới, việc nghiên cứu sự thụ đắc “ngôn ngữ<br /> thứ hai” (second language acquisition research) bắt đầu<br /> <br /> 32<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 32-34<br /> <br /> Đề tài cấp Bộ năm 2011-2013 “Xây dựng chương trình<br /> nội dung dạy học TV cho người nước ngoài theo định<br /> hướng văn hóa giao tiếp người Việt” của tác giả Đỗ Việt<br /> Hùng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các đề tài này<br /> công bố một số thực trạng về việc dạy học TV cho người<br /> nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục ở Việt Nam và nước<br /> ngoài. Từ đó, các tác giả đã xây dựng chương trình môn<br /> TV như một môn “ngoại ngữ thứ hai” cho HS nước ngoài<br /> tại Việt Nam theo chuẩn đầu ra mức A1 hoặc theo định<br /> hướng văn hóa giao tiếp của người Việt.<br /> <br /> 2.2. Định hướng xây dựng nội dung dạy học môn<br /> Tiếng Việt cấp tiểu học cho học sinh nước ngoài<br /> 2.2.1. Cơ sở lí thuyết:<br /> 2.2.1.1. Các lí thuyết về thụ đắc ngôn ngữ và phương<br /> pháp dạy tiếng trên thế giới<br /> Trong các nghiên cứu trên thế giới về sự thụ đắc ngôn<br /> ngữ của trẻ em, có thể kể đến các nhà ngôn ngữ học tiêu<br /> biểu như: J.Cummins (lí thuyết tảng băng (Iceberg<br /> Theory), Chomsky (giải thích sự phát triển của ngữ năng<br /> bằng thiết bị thụ đắc ngôn ngữ bẩm sinh) trên cơ sở của<br /> ngữ pháp phổ quát (universal grammar),... Có rất nhiều<br /> phương pháp dạy tiếng, mỗi phương pháp có ưu, nhược<br /> điểm khác nhau, cần lựa chọn phương pháp phù hợp với<br /> đối tượng tiếp nhận và quan điểm dạy học của nhóm<br /> nghiên cứu. Có thể chú trọng các phương pháp sau: giao<br /> tiếp, tình huống, nghe nói khẩu ngữ, đọc hiểu,...<br /> <br /> Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã thực hiện một<br /> số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này, như: Chương<br /> trình dạy TV cho người Việt Nam ở nước ngoài (dành<br /> cho người lớn); Chương trình dạy TV cho người Việt<br /> Nam ở nước ngoài (dành cho thanh, thiếu niên); Đề án<br /> hỗ trợ việc dạy và học TV cho người Việt Nam ở nước<br /> ngoài; Đề tài cấp Bộ “Xây dựng chương trình môn học<br /> có tính tích hợp cao dành cho HS là người Việt Nam và<br /> người nước ngoài theo học chương trình giáo dục phổ<br /> thông nước ngoài tại Việt Nam (từ lớp 4-12)” Mã số:<br /> B2014-37-03NV, do GS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến<br /> làm chủ nhiệm.<br /> <br /> 2.2.1.2. Ngôn ngữ học chức năng và khung tham chiếu<br /> năng lực ngoại ngữ của châu Âu<br /> Trường phái ngôn ngữ học chức năng cho rằng,<br /> không dạy học ngôn ngữ như một hệ thống cấu trúc và<br /> xét trong mối quan hệ với chức năng của nó. Hướng tiếp<br /> cận này đang chi phối việc xây dựng chương trình, tài<br /> liệu dạy học ngôn ngữ trên toàn thế giới. Đây là hướng<br /> tiếp cận nhóm nghiên cứu lựa chọn, nhằm đạt hiệu quả<br /> cao nhất cho sản phẩm giáo dục, phù hợp với chuẩn đầu<br /> ra theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ châu Âu.<br /> Khi xây dựng các nội dung dạy học, cần bám sát chuẩn<br /> đầu ra bậc 1 theo Khung năng lực TV dành cho người<br /> nước ngoài (Theo thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ban<br /> hành về Khung năng lực TV dùng cho người nước ngoài<br /> do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành).<br /> <br /> Có thể nói, những thành tựu về lí luận và thực tiễn<br /> của ngôn ngữ học đối chiếu, ngôn ngữ học ứng dụng và<br /> các liên ngành như đã nói ở trên là cơ sở cho các công<br /> trình nghiên cứu khoa học, đúc kết kinh nghiệm và là yếu<br /> tố thúc đẩy quá trình giảng dạy TV như một “ngoại ngữ<br /> thứ hai” phát triển.<br /> 2.1.3. Các tài liệu dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài<br /> Tài liệu dạy TV cho người nước ngoài hiện nay khá<br /> đa dạng. Ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, giáo<br /> trình, tài liệu về TV được biên soạn đa dạng về mục tiêu,<br /> phạm vi đào tạo, trình độ (trình độ bắt đầu, trình độ trung<br /> cấp, trình độ nâng cao). Ngoài các trường đại học, một<br /> số trường quốc tế ở Hà Nội đã rất chú trọng biên soạn tài<br /> liệu dạy học môn TV (như trường Hàn Quốc ở Hà Nội).<br /> Các tài liệu này được biên soạn theo lớp và theo trình độ<br /> và được lưu hành nội bộ ở từng trường, chưa được phổ<br /> biến rộng rãi.<br /> <br /> 2.2.2. Xây dựng mục tiêu:<br /> 2.2.2.1. Mục tiêu chung<br /> Chương trình môn TV cấp tiểu học cho HS nước<br /> ngoài nhằm giúp các em bước đầu có khả năng giao tiếp<br /> đơn giản, hình thành và phát triển năng lực sử dụng TV<br /> thông qua các kĩ năng ngôn ngữ cơ bản, tạo hứng thú và<br /> thói quen học tập ngoại ngữ.<br /> <br /> Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu và tài liệu<br /> dạy học, bước đầu chúng tôi nhận thấy: - Việc xây dựng<br /> chương trình, tài liệu học TV cho người nước ngoài đã<br /> được đặt ra và nghiên cứu từ rất lâu. Ngày nay, với việc<br /> hội nhập quốc tế càng sâu, rộng thì vấn đề này càng được<br /> quan tâm hơn; - Chương trình và tài liệu dạy học TV cho<br /> người nước ngoài chủ yếu dành cho đối tượng người lớn,<br /> đối tượng HS tiểu học vẫn chưa có một chương trình và<br /> tài liệu phù hợp. Vì vậy, việc xây dựng chương trình và<br /> tài liệu sách giáo khoa cho HS tiểu học là rất cần thiết.<br /> <br /> 2.2.2.2. Mục tiêu cụ thể<br /> Sau khi kết thúc chương trình TV cấp tiểu học, HS có<br /> thể: - Giao tiếp đơn giản bằng TV; - Có kiến thức cơ bản,<br /> ban đầu về ngôn ngữ TV, gồm: ngữ âm, từ vựng, ngữ<br /> pháp, biết đọc, viết TV; - Cung cấp những hiểu biết về<br /> đất nước, con người, nền văn hóa Việt Nam; - Hình thành<br /> phương pháp học tập, hứng thú với môn TV.<br /> 2.2.3. Những yêu cầu cần đạt<br /> 2.2.3.1. Kĩ năng ngôn ngữ:<br /> <br /> 33<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 32-34<br /> <br /> - Kĩ năng nghe:<br /> + Nghe, hiểu những ngôn ngữ đơn giản, có tốc độ<br /> chậm, phát âm chuẩn xác rõ ràng;<br /> + Nghe, hiểu được những thông báo, chỉ lệnh đơn<br /> giản với tốc độ chậm, phát âm chính xác.<br /> - Kĩ năng nói:<br /> + Biết dùng từ, cụm từ, câu đơn giản để nói về người<br /> hay sự vật, hiện tượng gần gũi với cuộc sống;<br /> + Biết dùng những tổ hợp câu đơn giản để giao tiếp<br /> trong cuộc sống hàng ngày.<br /> - Kĩ năng đọc:<br /> + Đọc hiểu được những từ, cụm từ, câu đơn giản<br /> trong chương trình đã học;<br /> + Đọc hiểu được những đoạn văn ngắn, đơn giản về<br /> các chủ đề quen thuộc, gần gũi với cuộc sống;<br /> + Đọc hiểu được các chỉ dẫn đơn giản ở những nơi<br /> công cộng;<br /> + Đọc hiểu những nội dung đơn giản khác trong<br /> chương trình.<br /> - Kĩ năng viết:<br /> + Viết được các từ, cụm từ, câu đơn giản;<br /> + Có thể sắp xếp theo gợi ý các câu đơn giản thành<br /> đoạn văn (bài văn) ngắn để kể, miêu tả về bản thân, về<br /> một số sự vật, sự kiện xung quanh.<br /> 2.2.3.2. Kiến thức ngôn ngữ:<br /> - Ngữ âm:<br /> <br /> + Kiến thức ngôn ngữ được lựa chọn đưa vào<br /> chương trình là những tri thức căn bản về ngôn ngữ TV<br /> nhằm giúp các em có công cụ vững chắc để có thể tự<br /> học, phát triển ngôn ngữ. Kiến thức ngôn ngữ được<br /> cung cấp gồm: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Các vấn đề<br /> ngôn ngữ được xây dựng cần gắn với chủ đề giao tiếp,<br /> giúp các em có cơ hội thực hành ngôn ngữ một cách dễ<br /> dàng, thuận tiện;<br /> + Kĩ năng ngôn ngữ, gồm 4 kĩ năng cơ bản là: nghe,<br /> nói, đọc, viết. Các kĩ năng này được hình thành trong quá<br /> trình học và được củng cố thông qua các dạng bài tập<br /> phong phú trong giáo trình. Các kĩ năng sẽ được xây<br /> dựng theo nguyên tắc phát triển, nâng cao dần cùng với<br /> kiến thức ngôn ngữ, chủ đề giao tiếp. Mặt khác, ở mỗi<br /> giai đoạn, mỗi kĩ năng sẽ được chú trọng khác nhau. Kĩ<br /> năng nghe, nói là cơ bản nhất, được chú trọng ngay từ<br /> đầu. Kĩ năng đọc, viết sẽ nâng dần ở giai đoạn sau, chỉ<br /> đảm bảo ở mức tối thiểu.<br /> 3. Kết luận<br /> Tại Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên<br /> cứu, tài liệu về dạy học TV cho người nước ngoài. Mỗi<br /> công trình hay tài liệu được xây dựng theo một quan<br /> điểm riêng. Đa số các công trình nghiên cứu hay tài liệu<br /> dạy học TV như môn “ngoại ngữ thứ hai” đều dành cho<br /> người nước ngoài, chưa chú trọng đến đối tượng là trẻ<br /> em học ngoại ngữ ở các trường học. Kết quả nghiên cứu<br /> ở trên đã bám sát chuẩn đầu ra bậc 1 Khung năng lực TV<br /> cho người nước ngoài, kế thừa thành tựu khoa học giáo<br /> dục, đảm bảo tính logic, tính liên thông giữa các lớp,...<br /> nhằm làm căn cứ để tiến hành biên soạn tài liệu dạy học<br /> tiếp theo.<br /> <br /> + Nhận biết và phát âm đúng các âm, vần, thanh TV;<br /> + Phát âm và viết được các tiếng đơn giản;<br /> + Bước đầu nắm được một số luật chính tả TV.<br /> - Từ vựng: Nắm được nghĩa và biết cách sử dụng<br /> khoảng 500-700 từ TV trong chương trình.<br /> - Ngữ pháp:<br /> + Nắm được cấu trúc câu đơn, câu mở rộng thành<br /> phần, câu ghép,...;<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Bộ GD-ĐT (2015). Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ban hành về Khung năng lực tiếng Việt dùng cho<br /> người nước ngoài.<br /> [2] Đoàn Thị Thúy Hạnh. Xây dựng nội dung dạy học<br /> cốt lõi môn Tiếng Việt cấp tiểu học cho học sinh<br /> nước ngoài ở các trường quốc tế tại Việt Nam theo<br /> chuẩn đầu ra bậc 1 (Khung năng lực tiếng Việt dùng<br /> cho người nước ngoài). Nhiệm vụ cấp Viện, mã số<br /> V2016-17, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.<br /> [3] Huỳnh Thị Bích Vân (2016). Nghiên cứu sự thụ đắc<br /> tiếng Anh của học sinh tiểu học trên cơ sở lí thuyết<br /> hoạt động lời nói. Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học.<br /> [4] Trần Mạnh Hưởng (2007). Vui học Tiếng Việt. NXB<br /> Giáo dục.<br /> [5] Lê Phương Nga (2009). Phương pháp dạy học Tiếng<br /> Việt ở tiểu học. NXB Đại học Sư phạm.<br /> <br /> + Biết cách sử dụng các mẫu câu giao tiếp được học<br /> trong chương trình.<br /> 2.2.4. Nội dung dạy học:<br /> - Nội dung dạy học được xây dựng theo quan điểm<br /> giao tiếp và đảm bảo tính liên thông giữa các lớp học,<br /> tích hợp với nội dung mang giá trị văn hóa dân tộc của<br /> Việt Nam.<br /> - Nội dung dạy học gồm ba thành phần: chủ đề giao<br /> tiếp, kiến thức ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp. Trong đó:<br /> + Chủ đề giao tiếp được lựa chọn là những vấn đề<br /> gần gũi, quen thuộc với HS, hướng tới hình thành cho<br /> các em những nội dung, năng lực giao tiếp đơn giản để<br /> sử dụng hàng ngày tại Việt Nam;<br /> <br /> 34<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2