intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng qui trình xác định hàm lượng vitamin B1, B2, B3 và B6 trong sữa bột bổ sung vi chất dinh dưỡng

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

97
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm xây dựng qui trình xác định hàm lượng vitamin B1, B2, B3 và B6 trong sữa bột bổ sung vi chất dinh dưỡng. Nghiên cứu tiến hành triển khai trên máy sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần, tối ưu hóa qui trình xử lý mẫu, xác định giá trị sử dụng của phương pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng qui trình xác định hàm lượng vitamin B1, B2, B3 và B6 trong sữa bột bổ sung vi chất dinh dưỡng

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> <br /> XÂY DỰNG QUI TRÌNH XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VITAMIN B1, B2, B3 <br /> VÀ B6 TRONG SỮA BỘT BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG <br /> Trần Thị Mỹ Ngọc* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Đặt vấn đề: Hiện nay, các phương pháp xác định hàm lượng vitamin B trong sữa được phát triển rất đa <br /> dạng. Tuy nhiên ứng với mỗi loại vitamin B lại có một qui trình phân tích khác nhau nên khá tốn thời gian cũng <br /> như chi phí phân tích. Trong khi đó sữa bột được bổ sung cùng lúc nhiều loại vitamin B. Để hạn chế nhược điểm <br /> trên nghiên cứu này tập trung xây dựng qui trình xác định đồng thời hàm lượng các vitamin B1, B2, B3 và B6 <br /> trong sữa bột bổ sung vi chất dinh dưỡng. <br /> Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng qui trình xác định hàm lượng vitamin B1, B2, B3 và B6 trong sữa bột bổ <br /> sung vi chất dinh dưỡng.  <br /> Phương pháp nghiên cứu: Triển khai trên máy sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần, tối ưu hóa qui trình xử lý <br /> mẫu, xác định giá trị sử dụng của phương pháp. <br /> Kết quả: Hoàn chỉnh qui trình xác định hàm lượng vitamin B1, B2, B3 và B6 trong mẫu sữa bột bổ sung vi <br /> chất dinh dưỡng bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần. <br /> Kết luận: Áp dụng qui trình này để kiểm tra hàm lượng vitamin B1, B2, B3 và B6 trong mẫu sữa bột bổ <br /> sung vi chất dinh dưỡng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. <br /> Từ khóa: Vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, sữa bột, LC‐MS/MS. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> CONSTRUCTING A METHOD FOR DETERMINATION OF VITAMIN B1, B2, B3 AND B6 IN MILK <br /> POWDER HAVING MICRONUTRIENT SUPPLEMENT  <br /> Tran Thi My Ngoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 703 ‐ 708 <br /> Background:  Methods  for  determination  of  vitamins  B  in  milk  have  been  developed  for  a  long  time  ago. <br /> However  each  type  of  vitamin  group  B  has  a  different  analysis  procedure  that  consumes  time  and  costs  for <br /> analysis. Many types of vitamin B have been added in milk powder as micronutrient supplement. Thus, the study <br /> aims to construct a method that can determine four types of Vitamin group B in milk powder with micronutrient <br /> supplement. <br /> Objectives:  Construct  a  process  to  determine  vitamin  B1,  B2,  B3  and  B6  in  milk  powder  having <br /> micronutrient supplement.  <br /> Methods:  Implemented  on  a  liquid  chromatography  mass  spectrometry  LC‐MS/MS,  optimized  sample <br /> preparation, validated the method. <br /> Results: The method of determination of the amount of vitamin B1, B2, B3 and B6 in in milk powder having <br /> micronutrient supplement by liquid chromatography mass spectrometry LC‐MS/MS was constructed. <br /> Conclusion: The study suggests that the method of liquid chromatography mass spectrometry LC‐MS/MS <br /> can be applied for determination of vitamin B1, B2, B3 and B6 in milk powder having micronutrient supplement <br /> in Ho Chi Minh City. <br /> * Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh <br /> Tác giả liên lạc: CN. Trần Thị Mỹ Ngọc  <br /> ĐT: 0169 689 5534  Email: myphone820668@yahoo.com.vn <br /> <br /> 702<br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> Keywords: Vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, milk powder, LC‐MS/MS. <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng đối <br /> với  sức  khỏe  con  người.  Nhóm  này  bao  gồm <br /> thiamine (B1), riboflavin (B2), nicotinamide (B3), <br /> pyridoxine (B6) và những loại vitamin tan trong <br /> nước khác. Mặc dù những chất này có sẵn trong <br /> thực  phẩm  nhưng  việc  thiếu  vitamin  B  trong <br /> khẩu phần ăn của mỗi người là có thể xảy ra và <br /> ảnh hưởng đến sức khỏe. Tùy theo màu sắc, khả <br /> năng chống oxy hóa và giá trị dinh dưỡng, việc <br /> bổ sung vitamin nhóm B vào thực phẩm là cần <br /> thiết. Do đó, đòi hỏi có những phương pháp xác <br /> định những vitamin này trong thực phẩm(3). <br /> Tuy  nhiên  việc  phân  tích  vitamin  B  trong <br /> thực phẩm khá phức tạp bởi vì: các vitamin có <br /> cấu  trúc  hóa  học  và  tính  chất  khác  nhau  nên <br /> khó  tìm  một  phương  pháp  chung  thích  hợp <br /> phân  tích  đồng  thời  tất  cả  các  vitamin  trong <br /> thực  phẩm;  thực  phẩm  bổ  sung  vitamin <br /> thường là những nền mẫu phức tạp; có những <br /> vitamin  được  bổ  sung  với  hàm  lượng  thấp; <br /> một vài vitamin dễ bị phân hủy bởi ánh sáng, <br /> không khí và nhiệt độ. Nhiều phương pháp đã <br /> được  nghiên  cứu  để  có  thể  xác  định  vitamin <br /> nhóm  B  trong  thực  phẩm  và  thực  phẩm  bổ <br /> sung.  Blake  và  Konings  đã  tổng  hợp  nhiều <br /> phương  pháp  phân  tích  vitamin  nhóm  B  bao <br /> gồm kỹ thuật vi sinh, HPLC, biosensor/ ELISA. <br /> Trước đây kỹ thuật vi sinh được sử dụng khá <br /> phổ  biến  có  thể  phân  tích  vitamin  B  ở  hàm <br /> lượng  thấp.  Kỹ  thuật  này  phụ  thuộc  vào  sự <br /> phát  triển  của  những  vi  sinh  vật  đặc  trưng <br /> thực  hiện  phản  ứng  sinh  hóa  cho  từng  loại <br /> vitamin.  Chẳng  hạn  như  định  lượng  thiamine <br /> ở  hàm  lượng  vết  với  sự  hiện  diện  của <br /> L.viridescens(6). Quá trình ủ mất 16‐20 giờ ở 30 ± <br /> 20C  và  có  độ  lặp  lại  kém.  Do  đó  hạn  chế  lớn <br /> nhất  của  kỹ  thuật  vi  sinh  là  tốn  nhiều  thời <br /> gian,  không  thể  phân  tích  nhiều  loại  vitamin <br /> cùng lúc, độ lặp lại kém nên không được xem <br /> là  phương  pháp  tối  ưu  cho  việc  phân  tích <br /> vitamin(2). <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br /> Kỹ  thuật  sắc  ký  lỏng  với  đầu  dò  UV  có  thể <br /> đo được một hoặc một vài vitamin B trong thực <br /> phẩm  như  việc  định  lượng  niacin  trong  sữa <br /> dùng  HPLC  là  một  phương  pháp  của  AOAC. <br /> Một vài loại vitamin với hàm lượng thấp nên độ <br /> nhạy  kém  không  thể  đo  trực  tiếp  được.  Chẳng <br /> hạn như để có thể đo được thiamine trong mẫu <br /> thực  phẩm  với  hàm  lượng  thấp  phải  chuyển <br /> thiamine về dạng thiochrome, tiến hành đo trên <br /> máy  HPLC  –  RF  (AOAC  986.27)(1).  Kết  quả  là <br /> ứng với từng loại vitamin mà ta có phương pháp <br /> xác định khác nhau dẫn đến việc tốn nhiều thời <br /> gian cũng như chi phí. Nhu cầu phân tích ngày <br /> càng  tăng  với  mong  muốn  có  thể  định  lượng <br /> đồng  thời  nhiều  loại  vitamin  B  trong  một  lần <br /> chay là xu hướng phát triển ngày nay.  <br /> Kỹ  thuật  LC‐MS/MS  có  thể  đáp  ứng  các <br /> yêu  cầu  trên  như  phân  tích  đồng  thời  nhiều <br /> vitamin B nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác và <br /> độ đúng. Hơn nữa kỹ thuật này có độ nhạy và <br /> độ  đặc  hiệu  cao  thích  hợp  phân  tích  những <br /> mẫu có hàm lượng thấp và nền phức tạp. Qui <br /> trình  xử  lý  mẫu  đơn  giản,  nhanh  giúp  tiết <br /> kiệm  đáng  kể  thời  gian  phân  tích.  Với  những <br /> ưu  điểm  vừa  nêu,  kỹ  thuật  LC‐MS/MS  được <br /> chọn để tiến hành xây dựng qui trình xác định <br /> hàm lượng vitamin B trong sữa. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> 31 mẫu sữa bột bổ sung vi chất dinh dưỡng <br /> được thu thập ngẫu nhiên tại các chợ và siêu thị <br /> trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7 <br /> đến tháng 11 năm 2013. <br /> <br /> Hóa chất – Thiết bị – Dụng cụ <br /> Thiết bị – Dụng cụ <br /> Hệ  thống  sắc  ký  lỏng  ghép  khối  phổ  LC‐<br /> MS/MS  bao  gồm  khối  phổ  ba  tứ  cực  AB  Sciex <br /> Qtrap 5500 với nguồn ion hóa Turbo‐V ghép nối <br /> với  sắc  ký  lỏng  Shimadzu  UFLCXR  bao  gồm <br /> bơm  Shimadzu  20ADXR,  bộ  tiêm  mẫu <br /> Shimadzu  SIL‐20ACXR,  bộ  điều  khiển <br /> <br /> 703<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> Shimadzu CBM‐20A. Toàn bộ hệ thống sắc ký và <br /> khối  phổ  được  kiểm  soát,  điều  khiển  bởi  phần <br /> mềm Analyst 1.5.1 của hang AB Sciex. Cột phân <br /> tích  được  sử  dụng  là  cột  HiQ  sil  C18HS‐3  4.6  x <br /> 150 mm, kích thước hạt 3 μm và cột bảo vệ được <br /> cung cấp bởi All‐tech. <br /> Các thiết bị, dụng cụ thông thường khác: cân <br /> phân  tích,  máy  ly  tâm,  máy  lắc,  dụng  cụ  thủy <br /> tinh (bình mức, pipet). <br /> <br /> Hóa chất – Chất chuẩn <br /> Hóa chất: loại tinh khiết dùng cho HPLC <br /> Các  chất  chuẩn:  vitamin  B1  (thiamine <br /> hydrochloride),  vitamin  B2  (riboflavin),  vitamin <br /> B3  (nicotinamide),  vitamin  B6  (pyridoxine <br /> hydrochloride)  của  Sigma  –  Aldrich  có  độ  tinh <br /> khiết > 98%. <br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu <br /> Xử lý mẫu <br /> Qui trình xử lý mẫu đóng góp tới 80% sai số <br /> của kết quả phân tích, do đó việc tìm ra qui trình <br /> xử lý mẫu thích hợp là điều quan trọng. Hầu hết <br /> các vitamin B1, B2, B3 và B6 nhạy cảm với nhiệt <br /> độ, ánh sáng nên dễ bị phân hủy trong thời gian <br /> ngắn. Việc chiết các vitamin này từ nền mẫu sữa <br /> bột cần lưu ý đến tính bền vững của chúng như <br /> điều  kiện  pH,  nhiệt  độ,  ánh sáng,  tác  nhân oxy <br /> hóa từ môi trường, lực ion và sự có mặt của các <br /> ion kim loại nặng có trong mẫu. <br /> <br /> Phương pháp phân tích <br /> Vitamin  B1,  B2,  B3  và  B6  được  phân  tích <br /> định  tính  và  định  lượng  bằng  LC‐MS/MS. <br /> Khảo sát lựa chọn mảnh ion mẹ và ion con, sử <br /> dụng  mảnh  ion  con  cho  tín  hiệu  lớn  nhất  để <br /> định  lượng,  lấy  thêm  một  mảnh  ion  con  khác <br /> để định tính. <br /> <br /> Xác định giá trị sử dụng của phương pháp <br /> Thực  hiện  đánh  giá  các  thông  số  kỹ  thuật <br /> bao gồm khoảng tuyến tính, giới hạn phát hiện <br /> và giới hạn định lượng, độ lặp lại, độ chính xác <br /> trung  gian,  độ  đúng  và  hiệu  suất  thu  hồi  của <br /> phương pháp. <br /> <br /> 704<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN <br /> Khảo sát điều kiện khối phổ <br /> Trong kỹ thuật ion hóa phun điện tử với chế <br /> độ  bắn  ion  dương,  các  ion  mẹ  thường  ở  dạng <br /> (M+1). Để thu được mảnh ion con có tín hiệu cao <br /> thì cần phải chọn được mức năng lượng bắn phá <br /> thích  hợp.  Tiến  hành  khảo  sát  bắn  phá  các  ion <br /> mẹ, kết quả được trình bày trong bảng 1. <br /> Bảng 1: Kết quả khảo sát ion mẹ và ion con (cặp ion <br /> được in đậm là cặp ion định lượng, cặp ion còn lại là <br /> cặp ion định tính) <br /> Chất phân<br /> tích<br /> Vitamin B1<br /> Vitamin B1<br /> Vitamin B2<br /> Vitamin B2<br /> Vitamin B3<br /> Vitamin B3<br /> Vitamin B6<br /> Vitamin B6<br /> <br /> Ion mẹ<br /> (m/z)<br /> 265<br /> 265<br /> 377<br /> 377<br /> 124<br /> 124<br /> 170<br /> 170<br /> <br /> Ion con<br /> (m/z)<br /> 122<br /> 144<br /> 243<br /> 198<br /> 80<br /> 78<br /> 134<br /> 152<br /> <br /> DP (V) CE (eV)<br /> 35<br /> 35<br /> 70<br /> 70<br /> 60<br /> 60<br /> 45<br /> 45<br /> <br /> 21<br /> 21<br /> 35<br /> 35<br /> 30<br /> 30<br /> 31<br /> 31<br /> <br /> Khảo sát điều kiện sắc ký lỏng <br /> Pha động: <br /> +  Pha  động  A  (Acetonitrile  bổ  sung  0,05% <br /> Acid formic) <br /> +  Pha  động  B  (H2O  bổ  sung  0,05%  Acid <br /> formic) <br /> Bảng 2: Chương trình gradient nồng độ <br /> Thời gian (phút)<br /> Pha động<br /> Tỷ lệ nồng độ (%)<br /> 0,01<br /> B<br /> 100<br /> 13,00<br /> B<br /> 35<br /> 13,01<br /> B<br /> 100<br /> 14,00<br /> Dừng chương trình<br /> <br /> Tốc độ dòng: 0,5 mL/phút. <br /> Thể tích bơm mẫu: <br /> <br /> 5 μL. <br /> <br /> Cột  phân  tách:  Cột  HiQ  sil  C18HS‐3,  4.6  x <br /> 150 mm, kích thước hạt 3μm với bộ phận bảo <br /> vệ cột. <br /> <br /> Xử lý mẫu <br /> Quá  trình  xử  lý  mẫu  được  thực  hiện  như <br /> sau: cân 1g mẫu đã đồng nhất vào tube nhựa 50 <br /> ml. Thêm 50 ml dung dịch chiết 5mM HCl chứa <br /> 20% MeOH cho mỗi tube. Mẫu được lắc Vortex <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> và  siêu  âm  30  phút.  Sau  đó  ly  tâm  4500  vòng <br /> trong  4  phút.  Lọc  qua  màng  PTFE  0,45μm  vào <br /> vial màu nâu. Đem vial tiến hành phân tích mẫu <br /> trên máy sắc ký lỏng ghép khối phổ 2 lần. Dung <br /> dịch 5mM HCl chứa 20% MeOH được chọn làm <br /> dung dịch chiết vì những lý do sau đây: <br /> Vitamin B1 có bản chất ion nên có khả năng <br /> hấp phụ lên thành bình, dung dung dịch có tính <br /> acid mạnh chống lại ảnh hưởng này (vitamin B1 <br /> ổn  định  hơn  10  tiếng  sau  khi  chiết  bằng  5mM <br /> HCl trong khi trước đó dung dịch pH 7 thì sau 1 <br /> tiếng vitamin B1 giảm 30% tín hiệu). <br /> Sử  dụng  dung dịch  5mM  HCl  có  chứa  20% <br /> MeOH để tủa protein trong mẫu sữa, sau khi ly <br /> tâm  lấy  phần  dung  dịch  nổi  phía  trên  lọc  qua <br /> màng PTFE dễ dàng hơn. <br /> Qui  trình  xử  lý  mẫu  đơn  giản,  nhanh,  giúp <br /> tiết kiệm đáng kể thời gian phân tích cũng như <br /> hạn  chế  đáng  kể  sự  phân  hủy  của  các  vitamin <br /> B1, B2, B3 và B6. <br /> <br /> Các thông số của phương pháp phân tích <br /> Khoảng tuyến tính <br /> Khoảng tuyến tính của hỗn hợp các vitamin <br /> với  nồng độ  từ  0,05  đến  0,6  mg/kg  cho  kết  quả <br /> như trong bảng 3. <br /> Bảng 3: Các thông số về khoảng tuyến tính của <br /> chuẩn các chất phân tích <br /> Chất phân<br /> tích<br /> Vitamin B1<br /> Vitamin B2<br /> Vitamin B3<br /> Vitamin B6<br /> <br /> Khoảng nồng độ<br /> 2<br /> Hệ số tương quan R<br /> (mg/kg)<br /> 0,9991<br /> 0,9996<br /> 0,05 – 0,1 – 0,2 –<br /> 0,4 – 0,6<br /> 0,9993<br /> 0,9982<br /> <br /> Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của <br /> phương pháp <br /> Phân tích các mẫu trắng thêm chuẩn ở nồng <br /> độ thấp và xác định tỷ lệ S/N, LOD và LOQ lần <br /> lượt được xác định tại các giá trị S/N tương ứng <br /> là 3 và 10. Qua thực nghiệm cho giá trị LOD từ <br /> <br /> Độ chính xác của phương pháp phân tích <br /> Độ lặp lại <br /> Qua quá trình phân tích mẫu xác định độ lặp <br /> lại  của  phương  pháp  trong  cùng  một  lần  thí <br /> nghiệm,  chúng  tôi  nhận  thấy  độ  lặp  lại  của <br /> phương pháp có hệ số biến động (% RSD) nằm <br /> trong khoảng từ 5.55 đến 8.82. Chất phân tích có <br /> hệ  số  biến  động  thấp  nhất  trên  cùng  một  thí <br /> nghiệm là vitamin B2 và chất có hệ số biến động <br /> cao nhất trên cùng một thí nghiệm là vitamin B1. <br /> Kết quả chi tiết được trình bày trong bảng 4. <br /> Độ tái lặp nội bộ <br /> Qua quá trình phân tích mẫu xác định độ tái <br /> lặp  nội  bộ  của  phương  pháp  tại  phòng  thí <br /> nghiệm  trong  các  ngày  phân  tích  khác  nhau, <br /> chúng  tôi  nhận  thấy  độ  tái  lặp  nội  bộ  của <br /> phương pháp có hệ số biến động (% RSD) nằm <br /> trong khoảng từ 6,27 đến 9,10. Chất phân tích có <br /> hệ  số  biến  động  thấp  nhất  trên  các  ngày  phân <br /> tích  khác  nhau  là  vitamin  B3  và  chất  có  hệ  số <br /> biến động cao nhất trên các ngày phân tích khác <br /> nhau  là  vitamin  B2.  Kết  quả  chi  tiết  được  trình <br /> bày trong bảng 4. <br /> Độ đúng của phương pháp phân tích <br /> Độ  đúng  của  phương  pháp  phân  tích  được <br /> đánh giá dựa trên việc xác định mẫu CRM thong <br /> qua độ chệch (bias). Mẫu CRM có mã số là SRM <br /> 1894a  được  cung  cấp  bởi  tổ  chức  National <br /> Institue  of  Standard  &  Technology.  Qua  quá <br /> trình thực nghiệm chúng tôi thu được độ chệch <br /> nằm trong khoảng 2.39% đến 11.66%. Độ chệch <br /> thấp  nhất  là  vitamin  B1  và  cao  nhất  là  vitamin <br /> B6. Kết quả chi tiết được trình bày trong bảng 4. <br /> Hơn  nữa  khi  so  với  giá  trị  nồng  độ  được  cung <br /> cấp trong CA của mẫu CRM chúng tôi thu được <br /> độ thu hồi  của  từng  chất  phân tích. Độ thu hồi <br /> nằm  trong  khoảng  88%  đến  100%,  trong  đó  độ <br /> thu hồi của vitamin B1, B2, B3 và B6 lần lượt là <br /> 98%, 95%, 100% và 88%. <br /> <br /> 0,010 đến 0,015 mg/kg và LOQ từ 0,030 đến 0,045 <br /> <br /> Hiệu suất thu hồi của phương pháp <br /> <br /> mg/kg.  Kết  quả  chi  tiết  được  trình  bày  trong <br /> <br /> Hiệu  suất  thu  hồi  của  phương  pháp  được <br /> khảo sát tại các nồng độ 0,1 mg/kg, 0,2 mg/kg và <br /> <br /> bảng 4. <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br /> 705<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> 0,4 mg/kg. Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi <br /> vitamin B3. Kết quả này phù hợp khi so sánh với <br /> nhận  thấy hiệu  suất thu  hồi trung  bình  của  các <br /> độ thu hồi khi thực hiện trên mẫu CRM. Kết quả <br /> vitamin  từ  82.25%  đến  101.97%.  Hiệu  suất  thu <br /> chi tiết được trình bày trong bảng 4. <br /> hồi  thấp  nhất  là  vitamin  B6  và  cao  nhất  là <br /> Bảng 4: Bảng thông số giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, độ lặp lại, độ tái lặp nội bộ, độ chệch và hiệu suất <br /> thu hồi của phương pháp phân tích <br /> Chất phân<br /> tích<br /> Vitamin B1<br /> Vitamin B2<br /> Vitamin B3<br /> Vitamin B6<br /> <br /> Giới hạn phát hiện<br /> (mg/kg)<br /> 0,014<br /> 0,010<br /> 0,010<br /> 0,015<br /> <br /> Giới hạn định lượng<br /> (mg/kg)<br /> 0,043<br /> 0,030<br /> 0,031<br /> 0,045<br /> <br /> Độ lặp lại<br /> (% RSD)<br /> 8,82<br /> 5,55<br /> 5,16<br /> 7,37<br /> <br /> Độ tái lặp nội bộ Độ chệch<br /> (% RSD)<br /> (%)<br /> 7,35<br /> 6,73<br /> 9,10<br /> 8,27<br /> 4,95<br /> 5,21<br /> 8,58<br /> 11,22<br /> <br /> Hiệu suất<br /> thu hồi (%)<br /> 93,50<br /> 100,93<br /> 101,97<br /> 85,25<br /> <br /> địa  bàn  thành  phố  Hồ  Chí  Minh.  Các  kết  quả <br /> được tổng hợp trong bảng sau: <br /> <br /> Kết quả phân tích mẫu thực tế <br /> <br /> Áp dụng qui trình đã xây dựng để phân tích <br /> các mẫu sữa bột bổ sung vi chất dinh dưỡng trên <br /> Bảng 5: Kết quả hàm lượng vitamin B1, B2, B3 và B6 trong mẫu sữa bột <br /> Mã số<br /> S - 01<br /> S - 02<br /> S - 03<br /> S - 04<br /> S - 05<br /> S - 06<br /> S - 07<br /> S - 08<br /> S - 09<br /> S - 10<br /> S - 11<br /> S - 12<br /> S - 13<br /> S - 14<br /> S - 15<br /> <br /> B1<br /> 3,21<br /> 6,99<br /> 10,50<br /> 6,83<br /> 25,85<br /> 8,43<br /> 8,70<br /> 8,91<br /> <br /> Kết quả (mg/kg)<br /> B2<br /> B3<br /> 7,96<br /> 36,28<br /> 6,70<br /> 84,43<br /> 7,89<br /> 102,24<br /> 6,58<br /> 98,13<br /> 27,41<br /> 76,07<br /> 8,74<br /> 56,60<br /> 9,36<br /> 72,00<br /> 8,43<br /> 86,62<br /> <br /> 11,01<br /> 14,08<br /> 9,39<br /> 9,63<br /> 2,12<br /> 9,30<br /> <br /> 9,36<br /> 10,79<br /> 8,53<br /> 6,81<br /> 13,62<br /> 8,48<br /> <br /> 83,55<br /> 79,04<br /> 87,19<br /> 71,36<br /> 6,23<br /> 91,29<br /> <br /> B6<br /> 4,84<br /> 8,18<br /> 6,36<br /> 8,83<br /> 29,58<br /> 5,47<br /> 11,42<br /> 10,59<br /> 7,09<br /> 10,53<br /> 13,31<br /> 12,68<br /> 9,1<br /> 1,90<br /> 11,95<br /> <br /> Nhận  xét: hàm  lượng  vitamin B1,  B2,  B3  và <br /> B6 thu được khi so sánh với hàm lượng của các <br /> chất được nhà sản xuất ghi trên bao bì, kết quả <br /> sai khác trong khoảng 10%.  <br /> <br /> KẾT LUẬN  <br /> Qua nghiên cứu chúng tôi đã xây dựng được <br /> một phương pháp đơn giản, nhanh, có độ tin cậy <br /> cao  để  xác  định  đồng  thời  hàm  lượng  các <br /> vitamin B1, B2, B3 và B5 trong nền mẫu sữa bột <br /> bổ sung vi chất dinh dưỡng. Phương pháp này <br /> được tiến hành nhanh chóng, độ nhạy và độ đặc <br /> hiệu cao nhờ sử dụng công cụ phân tích hiện đại <br /> <br /> 706<br /> <br /> Mã số<br /> S - 16<br /> S - 17<br /> S - 18<br /> S - 19<br /> S - 20<br /> S - 21<br /> S - 22<br /> S - 23<br /> S - 24<br /> S - 25<br /> S - 26<br /> S - 27<br /> S - 28<br /> S - 29<br /> S - 30<br /> S - 31<br /> <br /> B1<br /> 18,09<br /> 15,43<br /> 4,34<br /> 10,84<br /> 18,07<br /> 4,83<br /> 6,77<br /> 6,76<br /> 4,79<br /> 3,63<br /> 3,94<br /> 6,13<br /> 3,89<br /> 6,03<br /> 7,65<br /> 14,87<br /> <br /> Kết quả (mg/kg)<br /> B2<br /> B3<br /> 17,96<br /> 98,08<br /> 16,77<br /> 205,67<br /> 8,65<br /> 45,04<br /> 8,74<br /> 91,29<br /> 22,63<br /> 188,01<br /> 5,69<br /> 58,13<br /> 8,81<br /> 53,81<br /> 7,07<br /> 59,13<br /> 6,97<br /> 68,52<br /> 9,01<br /> 32,71<br /> 9,65<br /> 34,47<br /> 12,39<br /> 48,94<br /> 9,65<br /> 63,05<br /> 9,40<br /> 60,20<br /> 8,03<br /> 69,15<br /> 16,50<br /> 202,74<br /> <br /> B6<br /> 10,20<br /> 21,19<br /> 3,30<br /> 11,95<br /> 18,83<br /> 4,15<br /> 8,80<br /> 5,90<br /> 6,28<br /> 3,17<br /> 3,69<br /> 6,77<br /> 3,15<br /> 2,80<br /> 3,30<br /> 20,31<br /> <br /> là hệ thống sắc ký ghép khối phổ ba tứ cực. Qui <br /> trình  phân  tích  có  độ  đúng  được  kiểm  chứng <br /> thông qua việc xác định trên mẫu CRM. Độ lặp <br /> lại của phương pháp có hệ số biến động (% RSD) <br /> từ  5,16  đến  8,82.  Độ  tái  lặp  nội  bộ  của  phương <br /> pháp  có  hệ  số  biến  động  (%  RSD)  từ  4,95  đến <br /> 9,10.  Giới  hạn  định  lượng  của  phương  pháp  từ <br /> 0,010 mg/kg đến 0,015 mg/kg.  <br /> <br /> KIẾN NGHỊ <br /> Mở  rộng  phương  pháp  để  phân  tích  các <br /> đối tượng thực phẩm khác và các loại vitamin <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2