intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu hướng tiêu dùng lương thực, thực phẩm: Một số gợi ý cho sự phát triển nền nông nghiệp thương mại ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả khảo cứu về các nghiên cứu trước đây ở các nước phát triển và các nước ở Châu Á chỉ ra rằng có một sự thay đổi mạnh mẽ về xu hướng tiêu dùng lương thực thực phẩm khi nền kinh tế phát triển. Đó chính là quá trình dịch chuyển từ sản phẩm ngũ cốc sang các thực phẩm có giá trị cao, từ các sản phẩm tự chuẩn bị sang các sản phẩm đã được chuẩn bị, từ các sản phẩm chất lượng thấp sang các sản phẩm có chất lượng cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu hướng tiêu dùng lương thực, thực phẩm: Một số gợi ý cho sự phát triển nền nông nghiệp thương mại ở Việt Nam

  1. XU HƯỚNG TIÊU DÙNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM: MỘT SỐ GỢI Ý CHO SỰ PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TREND OF FOOD CONSUMPTION: SOME SUGGESTION FOR COMMERCIAL AGRICULTURE DEVELOPMENT IN VIETNAM TS. Trương Tấn Quân Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Kết quả khảo cứu về các nghiên cứu trước đây ở các nước phát triển và các nước ở Châu Á chỉ ra rằng có một sự thay đổi mạnh mẽ về xu hướng tiêu dùng lương thực thực phẩm khi nền kinh tế phát triển. Đó chính là quá trình dịch chuyển từ sản phẩm ngũ cốc sang các thực phẩm có giá trị cao, từ các sản phẩm tự chuẩn bị sang các sản phẩm đã được chuẩn bị, từ các sản phẩm chất lượng thấp sang các sản phẩm có chất lượng cao. Cùng với đó là hệ thống bán lẽ cũng có sự chuyển dịch đáng kể từ các chợ truyền thống sang hệ thống siêu thị. Sự thay đổi này đòi hỏi những thay đổi trong phát triển nông nghiệp thương mại ở Việt Nam trong những năm gần đây. Từ khóa: lương thực, thực phẩm, nông nghiệp thương mại, Việt Nam Abstract Reviews and synthesizes of previous studies show that there are significant changes in patterns of food consumption in context of economic growth and globalization. These include transformations from cereals to high protein and high valued products, from self-cooked foods to caned and processed foods, from low to high quality. Along with above changes, retail system changes from traditional markets to supermarkets. These require changes in food production system while developing commercial agriculture in Vietnam in coming years. Key words: food, commercial agriculture, Vietnam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thương mại hóa là một xu hướng phổ biến ở hầu hết các nền nông nghiệp trong quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp tự cung tự cấp, lạc hậu, kém phát triển thành một nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, năng suất cao. Quá trình này phù hợp với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng và sản xuất. Trong tiêu dùng thì tính đa dạng trong nhu cầu sản phẩm ngày càng cao trong khi đó tính chuyên môn hóa trong sản xuất ngày càng phổ biến. Trong khuôn khổ bài báo này, xu hướng tiêu dùng về lương thực, thực phẩm sẽ được thảo luận trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu và các số liệu về xu hướng tiêu dùng của các nước trên thế giới và châu á. Đặc biệt sự thay đổi này cũng được thảo luận trong ngữ cảnh của Việt Nam, một nước mà sự thiếu hụt về lương thực và thực phẩm vẫn còn là vấn đề nan giải ở nhiều địa phương, mang tính cục bộ trong khi tổng thể nền kinh tế cơ bản đã có sự đáp ứng tốt nhu cầu lương thực thực phẩm của nền kinh tế. Những xu hướng trên cũng sẽ là cơ sở gợi ý cho quá trình chuyển dịch nông nghiệp Việt nam trong thời gian tới. 2. XU HƯỚNG TRONG TIÊU DÙNG 597
  2. 2.1. Xu hướng tiêu dùng lương thực, thực phẩm Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập và tự do hóa thương mại, xu hướng tiêu dùng lương thực, thực phẩm cũng có sự thay đổi nhanh chóng trong những năm vừa qua. Trước hết, đó là sự đa dạng trọng nhu cầu lương thực thực phẩm và quá trình chuyển đổi từ các thực phẩm ngũ cốc đến các loại thực phẩm có giá trị cao (Pingali và Rosegrant, 1995; Timmer, 1997; Pingali, 1997; Huang và Bouis, 2001; Pingali, 2004; Pingali, 2006). Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa và đô thị hóa cũng dẫn đến sự thay đổi trong cách tiêu dùng lương thực và thực phẩm, từ các thực phẩm mà người tiêu dùng tự chuẩn bị đến các thực phẩm đã được chế biến, thức ăn nhanh và các thực phẩm theo phong cách phương tây (Pingali, 2006). Xu hướng này có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp. Theo tác giả Pingali (2006), tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao bình quân đầu người đã tăng nhanh ở các nước Châu Á từ năm 1979 đến 2001. Ví dụ ở các nước Đông Nam Châu Á, tiêu thụ sữa bình quân đầu người tăng từ 26,1kg trong giai đoạn 1979- 1981 lên 41,6 kg trong giai đoạn 1999 -2001. Tương tự, tiêu thụ rau bình quân đầu người tăng hơn gấp đôi trong cùng giai đoạn này từ 57,1 kg lên 124,4 kg. Những xu hướng tương tự cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu của Huang và Bouis (2001), Joshi cùng các tác giả (2007), và Gulati cùng các tác giả (2007). Theo Gulati cùng các tác giả (2007), xu hướng thay đổi tiêu dùng lương thực thực phẩm từ các loại ngũ cốc sang các loại lương thực, thực phẩm có giá trị cao đang xãy ra ở Việt Nam, thậm chí với nhịp độ nhanh hơn nhiều nước châu Á khác. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu dùng các loại ngũ cốc bình quân đầu người tăng 1,2 % năm từ năm 1990 đến 2000 trong khi đó mức độ tăng trưởng về tiêu dùng bình quân đầu người là 4,3 % năm đối với thịt, 3,7% năm đối với cá, 4,9% năm đối với rau quả và 13,5 % năm đối với sữa. Những chỉ số này đều cao hơn so với các nước Bangladesh, Ấn độ, Pakistan, Indonesia, Philippines, và Thái Lan mặc dầu có thấp hơn một ít so với Trung Quốc. Theo nghiên cứu của tác giả Weinberger và Lumpkin (2005a), mặc dầu nguồn cung của thế giới về rau tiếp tục tăng lên từ năm 1961 và đạt 112 kg bình quân đầu người năm 2000, cung vẫn chưa đáp ứng mức độ tiêu dùng được đề xuất là 146 kg bình quân đầu người. Hơn thế nữa, do sự phân phối không đồng đều giữa các vùng và các quốc gia, nhiều vùng và một bộ phận lớn dân số đã và đang tiêu dùng thấp hơn nhiều mức được đề nghị. Tác giả Weinberger và Lumpkin (2005b) cũng chỉ ra rằng cung về rau bình quân đầu người ở châu Á tăng từ 41 kg đến 137 kg trong thời gian từ năm 1972 đến năm 2002. Xu hướng tăng lên tương tự trong tiêu dùng rau cũng được tìm thấy ở các nước Nam Á bởi nghiên cứu của Joshi và các tác giả (2007). Đối với Việt Nam, có rất nhiều số liệu khác nhau về tiêu dùng rau nhưng tất cả các nguồn số liệu đều chỉ xu hướng tăng lên trong tiêu dùng rau. Theo tác giả Figuie (2003) và tác giả Ali cùng đồng sự (2006), rau là loại lương thực, thực phẩm quan trọng thứ 2 sau gạo ở trong khía cạnh về mặt số lượng mặc dầu giá trị tiêu dùng của chúng chỉ là 6 % và 8% của tổng chi tiêu về lượng thực và thực phẩm một cách tương ứng. Số liệu viện dinh dưỡng quốc gia chỉ ra rằng tiêu dùng bình quân đầu người năm về các loại rau xanh tăng từ 45,5 kg vào năm 1987 lên 53,7 kg vào năm 2000 trong khi đó số liệu của FAO, chỉ số này tăng từ 48,4 kg vào năm 1987 lên 71,2 kg vào năm 2000 (Figuie, 2003). Trên khía cạnh về độ co giản, tác giả 598
  3. Minot và Goletti (2000) chỉ ra rằng độ co giản của chi tiêu cho rau với thu nhập là rất cao, 0.8 cho miền Bắc, 1.01 ở miền Nam trong khi đó độ co giản đối với lương thực là âm. Tác giả Ali (2000) chỉ ra rằng tăng trưởng nhu cầu rau hàng năm là 6.2% trong khi đó nguồn cung nội địa chỉ tăng lên ở mức 3.3% . Bên cạnh đó, Ali cùng các tác giả (2006) đã tìm thấy tiêu dùng rau bình quân đầu người cao hơn ở vùng thành thị so với vùng nông thôn và nhóm người giàu so với nhóm người nghèo. Những phát hiện trên không những minh chứng cho sự chuyển dịch trong tiêu dùng rau mà còn khẳng định khoảng cách giữa cung và cầu đối với loại hàng hóa này. Tiêu thụ gạo có xu hướng giảm xuống ở trong các nước Châu Á có mức độ phát triển hơn. Huang và Bouis (2001) sử dụng số liệu của FAO chỉ ra rằng tiêu thụ lúa gạo bình quân đầu người hàng năm của người Nhật đã giảm từ 131 kg vào năm 1962 xuống 74 kg vào 1992. Họ cũng đã chỉ ra xu hướng tương tự ở Đài Loan trong tiêu thu lúa gạo. Kết hợp nhiều nước khác nhau của Châu Á, tác giả Pingali (2006) đã chỉ ra rằng tiêu thụ lúa gạo bình quân đầu người tăng từ 82 kg trong giai đoạn 1979 -1981, lên 89 kg trong giai đoạn 1989 -1991, sau đó giảm xuống 86 kg từ năm 1994 -1996, và xuống 84 kg trong giai đoạn 1999-2001. Ở Việt Nam, lúa gạo vẫn là lương thực chính, chiếm đến 75 % lượng calo được tiêu thụ vào (Tuyen cùng các tác giả, 2003) và chiếm 29.6% ngân sách tiêu dùng của gia đình (Minot và Goletti, 2000). Theo tác giả Thắng và Popkin (2004), “trung bình người Việt Nam đạt lượng khẩu phần ăn đầy đủ với mức Calo 2100 kcal năm vào những năm đầu của thập kỷ 90”. Vì thế, bất cứ một sự thiếu hụt về lương thực thực phẩm nào là vấn đề phân phối và vấn đề bất công bằng hơn là vấn đề lượng lương thực thực phẩm sẳn có ở qui mô tổng thể. Theo các tác giả Minot và Goletti (2000), người dân nông thôn tiêu thụ 162,8 kg gạo hàng năm vào năm 1993 trong khi đó người dân thành thị chỉ tiêu thụ 126.9 kg. So sánh giữa các nhóm 20 % dân số, hai tác giả đã chỉ ra rằng 20 % dân số nghèo nhất tiêu thụ gạo bình quân đầu người là 148.2 kg vào năm 1993 trong khi đó con số này là 164.8 kg cho nhóm 20 % dân số thứ 3 và 144.7 kg cho nhóm 20 % dân số giàu nhất và 155.6 kg cho tất cả các nhóm. Những số liệu này, một lần nữa khẳng định xu hướng chuyển dần từ tiêu dùng lúa gạo sang các loại thực phẩm có giá trị cao đang xãy ra ở Việt nam và mức độ đáp ứng nhu cầu về gạo hầu như đã vượt quá, ngoại trừ những đối tượng nghèo. 2.2. Xu hướng chuyển đổi hệ thống phân phối bán lẽ Cùng với quá trình chuyển đổi trong xu hướng tiêu thụ thực phẩm, hệ thống phân phối bán lẽ ở các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi đang có những thay đổi nhanh đáng kể, từ hệ thống chợ truyền thống hay chợ vĩa hè đến các hệ thống siêu thị (Dries cùng các tác giả, 2004; Reardon cùng các tác giả, 2003 (a, b, c)); Hu cùng các tác giả, 2004). Trên khía cạnh nhu cầu, yếu tố dẫn dắt quá trình thay đổi đó là quá trình đô thị hóa, là quá trình tăng thu nhập và sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong lực lượng lao động. Ở trên khía cạnh cung, yếu tố dẫn dắt chính là đầu tư nước ngoài, tái cấu trúc đầu tư trong nước ở trong hệ thống bán lẽ. Chính sự thay đổi này đã và đang làm cho phương thức mua sắm, kể cả mua sắm lương thực, thực phẩm có sự thay đổi sâu sắc. Quá trình phát triển nhanh chóng của hệ thống siêu thị không chỉ tìm thấy ở các nước Đông và Tây Âu (Dries cùng các tác giả, 2004; Dries và Reardon, 2005), mà còn ở các nước Châu Mỹ Latin (Reardon và Berdegue, 2002), các nước Châu Phi (Weatherspoon và Reardon, 599
  4. 2003), và các nước Châu Á (Reardon cùng các tác giả, 2003(a)). Tác giả Reardon và đồng sự (2003a) đã chỉ ra rằng tỷ lệ giá trị lương thực, thực phẩm được bán thông qua hệ thống siêu thị trong tổng giá trị thực phẩm được tiêu thụ là 33% ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan, nhưng khoảng 63% ở Triều Tiên, Đài Loan và Philippines. Ở Trung Quốc, tỷ lệ này tăng từ 0.18% vào năm 1994 lên 11.20% vào 2002 (Hu cùng các tác giả, 2004). Ở Việt Nam, mặc dầu không có số liệu chính thức nhưng Gulati cùng các tác giả (2006) ước tính rằng tỷ lệ này chỉ dưới 2% vào năm 2003. Đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực bán lẽ đã được mở cửa vào năm 2009 và sự phát triển đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực trên trong những năm qua không những làm cho khu vực siêu thị có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà bán lẽ trong nước và nước ngoài mà còn đẫy khu vực này phát triển một cánh nhanh chóng trong thời gian qua. Sự hình thành và phát triển một cách nhanh của hệ thống siêu thị ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Huế là minh chứng cho xu hướng thay đổi này ở Việt nam trong thời gian qua và thời gian tới. Trong các sản phẩm, tỷ lệ rau quả được phân phối thông qua hệ thống siêu thị thường thấp hơn so với các lĩnh vực thực phẩm khác. Theo các tác giả Weinberger và Lumpkin (2005b), tỷ lệ quả và rau được bán thông qua hệ thống siêu thị vào năm 2004 là 60% và 35% một cách tương ứng ở Malaysia, 40% và 30% ở Thái Lan, 15% cho cả quả và rau ở Philippines và dưới 10% ở Trung Quốc. Ở Việt nam, không có số liệu chính thức về tiêu dùng rau quả thông qua hệ thống siêu thị tuy nhiên có thể thấy rằng mức độ hiện diện và tiêu dùng rau quả qua hệ thống siêu thị ngày càng tăng. Sự phát triển của hệ thống siêu thị có thể vừa là cơ hội cho người nông dân tiếp cận thị trường một cách ổn định và bền vững hơn. Tuy nhiên, chính những thay đổi này cũng đang trở thành những thách thức lớn cho người nông dân, đặc biệt là người sản xuất nhỏ. Thách thức thứ nhất mà người nông dân phải đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống siêu thị là sự tăng lên về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn (Dries cùng các tác giả, 2004; Gulati cùng các tác giả, 2006). Các nghiên cứu trên cũng chi ra rằng bên cạnh đó người nông dân cũng phải đối mặt với thực tế về yêu cầu lượng cung đủ lớn và liên tục và điều này trở thành bất lợi cho người nông dân sản xuất với qui mô nhỏ. Thách thức trên thực sự là một trở ngại lớn đối với nền nông nghiệp với đặc thù với qui mô nhỏ và độc canh cây lúa như nước ta. 3. MỘT SỐ GỢI Ý THAM KHẢO CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Rõ ràng, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa, xu hướng tăng tiêu dùng sản phẩm có giá trị cao như thịt, cá, hay rau quả là xu hướng phổ biến ở mọi nền kinh tế. Cùng với xu hướng đó, hệ thống phân phối bán lẽ cũng có những thay đổi sâu sắc với sự phát triển của hệ thống siêu thị thay thế cho chợ truyền thống hay chợ ven đường. Việt Nam không những không có xu hướng này mà tốc độ thay đổi theo xu hướng này ngày càng cao và thậm chí nhanh chóng hơn nhiều nước đi trước ở trong khu vực. Nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, từ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp hướng đến nền nông nghiệp thương mại. Xu hướng này là xu hướng tất yếu để có một nền nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, để quá trình chuyển đổi này thành công, quá trình chuyển đổi không thể tách rời khỏi xu hướng tiêu dùng về lương thực và thực phẩm. 600
  5. Phát triển sản xuất hàng hóa hay chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải dựa trên nhu cầu thị trường. Vì vậy, việc lựa chọn cây con trong nông nghiệp đòi hỏi phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Nhu cầu ở đây không chỉ là nhu cầu địa phương, nhu cầu trong nước mà còn là nhu cầu cho xuất khẩu. Vì thế, lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao sẽ trờ thành lợi thế cho quá trình chuyển đổi. Quá trình phát triển nông nghiệp thương mại ở Việt Nam có thể dẫn đến sự lựa chọn giữa cây lúa truyền thống với các cây trồng có giá trị cao như rau, quả, cá hay gia súc gia cầm. Quá trình lựa chọn được thực hiện trên cơ sở nhu cầu thị trường nhưng cũng chính là quá trình sử dụng lợi thế so sánh giữa các loại cây trồng khác nhau. Có thể sự lựa chọn này sẽ tạo ra mâu thuẩn dựa tầm vĩ mô và vi mô khi hộ gia đình sẽ thực hiện quyết định sản xuất dựa trên tối ưu hóa lợi ích cá nhân của gia đình họ trong khi yêu cầu an ninh lương thực lại là yêu cầu quan trọng và thiết yếu trên phương diện vĩ mô đối với nhà quản lý. Vì vậy, người thực hiện chức năng hoạch định chính sách và qui hoạch cần có những điều chỉnh thích ứng khi nhu cầu về lương thực hầu như đã được đáp ứng. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu lớn của thế giới về lúa gạo. Thực tế này trở thành niềm tự hào cho nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên,Việt Nam có nên tiếp tục duy trì định hướng phát triển lúa gạo để xuất khẩu hay không vẫn là một câu hỏi lớn cần có sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng. Trên giác độ vĩ mô, sự duy trì diện tích sản xuất lúa thông qua qui định của pháp luật là một việc làm cần thiết cho an ninh lương thực. Tuy nhiên, vấn đề an ninh lương thực nên được duy trì ở mức độ nào để người dân có lợi nhất vẫn đang là một câu hỏi cho quá trình chuyển đổi khi mà thu nhập và nhu cầu từ lúa thường thấp hơn các loại cây trồng khác. Rõ ràng định hướng theo nhu cầu thị trường là điều bắt buộc khi phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đối với hộ sản xuất, vì vậy quá trình chuyển đổi sang các loại cây trồng có giá trị cao luôn sẽ là lựa chọn của gia đình hay hộ sản xuất nếu họ muốn thành công. Tuy nhiên, điều này đôi khi sẽ trở thành mâu thuẩn đối với chính sách và lợi ích chung. Vì vậy cần, nhà nước cần có những điều chỉnh cần thiết để có thể đáp ứng được cả hai mục tiêu này trong quá trình phát triển nông nghiệp thương mại. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ali, M. (2000). Dynamics of vegetables in Asia: a synthesis. In Mubarik Ali (ed), Dynamics of vegetable production, distribution and consumption in Asia. Asian Vegetable Research and Development Center-AVRDC publication no. 00-498, 1-29. Ali, M., Quan, N. T., & Nam, N. V. (2006). An Analysis of Food Demand Patterns in Hanoi: Predicting the structural and Qualitative Changes. Technical Bulletin No 35. AVRDC publication no 06-671. Shanhua, Taiwan: AVRDC- The world Vegetable Centre. Dries, L., & Reardon, T. (2005). Central and Eastern Europe: Impact of Food Retail Investments on the Food Chain. Rome: FAO Investment Centre/ European Bank for Reconstruction and Development Cooperation Programme. 601
  6. Dries, L., Reardon, T., & Swinnen, J. F. M. (2004). The Rapid Rise of Supermarkets in Central and Eastern Europe: Implications for the Agrifood Sector and Rural Development. Development Policy Review, 22(5), 525-556. Figuie, M. (2003). Vegetable consumption Behaviour in Vietnam: Asian Vegetable Research and Development; International Center for Agriculture Resrach and Developemt; Research Institute of Fruit and Vegetable, Vietnam. Gulati, A., Minot, N., Delgado, C., & Bora, S. (2007). Growth in High-value Agriculture in Asia and the Emergence of Vertical Links with Farmers: In Swinnen, J. Global Supply Chain, Standards, and Poor farmers, London: CABI press. Hu, D., Reardon, T., Rozelle, S., Timmer, P., & Wang, H. (2004). The Emergence of Supermarkets with Chinese Characteristics: Challenges and Opportunities for China's Agricultural Development. Development Policy Review, 22(5), 557-586. Huang, J., & Bouis, H. (2001). Structural changes in the demand for food in Asia: Empirical evidence from Taiwan. Agricultrural Economics, 26, 57-69. Pingali, P. L., & Rosegrant, M. W. (1995). Agricultural commercialization and diversification: processes and policies. Food Policy, 20(3), 171-185. Joshi, P. K., Gulati, A., & Cummings, R. (Eds.). (2007). Agricultural Diversification in South Asia: Beyond Food Security: In Agricultural Diversification and Smallholders in South Asia: Academic Foundation. Pingali, P. L. (2004). Agricultural diversification in Asia: opportunities and constraints. Paper presented at the International rice conference, Rome, Italy. Pingali, P. (2006). Westernization of Asian diets and transforamtion of food systems : Implications for Research and Policy. Food policy, 32, 281-298. Minot, N., & Goletti, F. (2000). Rice Market Liberalization and Poverty in Viet Nam, International Food Policy Research Institute, Washington, D.C. Pingali, P. L. (1997). From subsistence to commercial production systems: the transformation of Asian agriculture. American Journal of Agricultural economics, 79, 628-635. Reardon, T., & Berdegue, J. A. (2002). The Rapid Rise of Supermarkets in Latin America: Challenges and Opportunities for Development. Development Policy Review, 20(4), 371-388. Reardon(a), T., Timmer, C. P., Barrett, C. B., & Berdegue, J. (2003). The Rise of Supermarkets in Africa, Asia and Latin America. American Journal of Agricultural Economics, 85(5), 1140-1146. Thang, N. M., & Popkin, B. M. (2004). In an era of economic growth, is inequity holding back reductions in child malnutrition in Vietnam? Asia Pacific J Clin Nutr, 12(4), 405-410. 602
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2