intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ý nghĩa hình ảnh con quạ trong tác phẩm "Thuốc" của Lỗ Tấn

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

54
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lỗ Tấn (1881 – 1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng thế hệ đầu tiên có phương châm và mục đích sáng tác đúng đắn, dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần của quốc dân”, tác phẩm Thuốc là một trong số đó. Một trong những thành công của tác phẩm đó là chi tiết hình ảnh con quạ xuất hiện ở cuối bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ý nghĩa hình ảnh con quạ trong tác phẩm "Thuốc" của Lỗ Tấn

Đề bài: Ý nghĩa hình ảnh con quạ trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn<br /> <br /> Bài làm:<br /> <br /> Lỗ  Tấn (1881 – 1936) tên thật là Chu Thụ  Nhân, quê  ở  phủ  Thiệu Hưng, tỉnh Chiết <br /> Giang, Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng thế hệ đầu tiên có phương châm và mục <br /> đích sáng tác đúng đắn, dùng ngòi bút để  phanh phui các “căn bệnh tinh thần của quốc  <br /> dân”, tác phẩm Thuốc là một trong số đó. Một trong những thành công của tác phẩm đó là <br /> chi tiết hình ảnh con quạ xuất hiện ở cuối bài. <br /> <br /> Khi nói đến loài quạ, có vẻ như trong suy nghĩ của chúng ta chúng luôn mang một ý nghĩa <br /> xấu. Có lẽ đó là vì ở phương Tây quạ từ lâu đã được coi là một điềm xấu, ngay cả trong <br /> các nền văn hóa nơi mà các con quạ  được xem là thủ  môn của pháp luật thiêng liêng, nó  <br /> vẫn còn là biểu tượng của “mặt tối”, “cái không biết”.  Ở  châu Á, trong văn hóa của  <br /> Trung Quốc và Nhật Bản đã chọn để miêu tả con quạ như một biểu tượng tốt, là một ví  <br /> dụ về tình yêu, hiếu thảo và sự tận tâm. Một truyền thuyết Trung Quốc còn miêu tả quạ <br /> như một biểu tượng mặt trời, chim đại diện cho nguyên lý sáng tạo.<br /> <br /> Nội dung truyện xoay quanh chủ  đề  Thuốc – một thứ  “thuốc” kinh khủng, gớm ghiếc  <br /> hiếm có xưa nay. Đó là bánh bao tẩm máu tươi của những kẻ  tử  tù bị  chém đầu, đem  <br /> nướng lên cho người bệnh ăn. Thiên hạ đồn rằng thứ thuốc ấy chữa khỏi được cài những  <br /> bệnh thuộc “tứ chứng nan y” như phong, lao, cổ, lại. Vợ chồng lão Hoa chủ quán trà gom  <br /> góp số tiền tích cóp đã lâu và lão Hoa đích thân đến tận pháp trường để mua “thuốc" cho  <br /> con trai bị bệnh lao nặng, với hi vọng là nó sẽ khỏi bệnh. Nhưng đau xót thay, máu của tử <br /> tù chết chém không chữa được bệnh lao! Thế là tiền mất tật mang, cuối cùng đứa con trai <br /> độc đinh của vợ chồng lão Hoa vẫn chết.<br /> <br /> Ở  cuối truyện chúng ta bắt gặp hình  ảnh hai bà mẹ  đi thăm mộ  con. Nghĩa địa của làng <br /> mộ  dày khít như  bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ, có một con đường mòn  ở  giữa chia <br /> làm hai: Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa người nghèo phía bên phải. Cả <br /> hai bà mẹ  cùng rất kinh ngạc khi thấy trên mộ  Hạ  Du có một vòng hoa: “hoa trắng hoa  <br /> hồng nằm khoanh trên nấm mộ  khum khum”. Bà mẹ  Hạ  Du cứ  lẩm bẩm câu hỏi “Thế <br /> này là thế nào?”. Câu hỏi vừa hàm chứa sự sửng sốt, vừa ẩn giấu niềm vui vì có người đã  <br /> hiểu con mình. Đồng thời đã là câu hỏi thì đòi hỏi có câu trả lời. Việc làm của Hạ Du đã  <br /> khiến mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc. Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự <br /> trân trọng và tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong.<br /> <br /> Con quạ  là một hình  ảnh đặc biệt và có ý nghĩa biểu trưng trong phần kết truyện. Khi  <br /> đang cố nhìn ngó xung quanh để xem ai đã đến đặt vòng hoa lên mộ con bà thì bà Hạ chỉ <br /> nhìn thấy “một con quạ đen đậu trên cành khô trụi lá”. Tiếng khóc của bà Hạ cất lên sau  <br /> đó là lời kết án, theo luật nhân quả  báo  ứng trong tâm thức của những người dân bình <br /> thường: “chúng nó giết con thì rồi chúng nó sẽ  bị  báo  ứng thôi”. Con quạ  trong văn hóa <br /> Trung Hoa có một ý nghĩa khác với quan niệm dân gian của Việt Nam.  Ở Việt Nam, con  <br /> quạ  là kẻ  tham ăn, vì thế  nó đã phải mang bộ  lông màu đen suốt đời, là biểu tượng của  <br /> điềm dữ, thường gắn liền với những bất hạnh của con người. Con quạ vốn là loài chim  <br /> phổ  biến  ở  các nước xứ  lạnh. Trong văn hóa Trung Hoa cũng như  trong văn hóa Nhật <br /> Bản, con quạ là biểu tượng của “đức hiếu thảo”, cho nên lời cầu khẩn của bà Hạ: “Nếu  <br /> hồn con quả  thật đang  ở  đây nghe lời mẹ nói thì con  ứng vào con quạ  kia, đến đậu vào <br /> nấm mộ con cho mẹ xem, con  ơi!” cũng cho thấy quan niệm văn hóa đặc biệt đó. Cho dù  <br /> “con quạ vẫn đậu trên cành khô trụi lá, rụt cổ lại, im lìm như đúc bằng sắt” thì trong cảm  <br /> thức bà Hạ vẫn sống dậy một niềm tin. Ngoài ra, người Hán xem quạ như một dấu hiệu  <br /> thần kỳ để tái lập trật tự xã hội. Đối với người Trung Hoa, quạ là con chim của mặt trời,  <br /> là hiện thân của mặt trời, là “kim ô” mà câu chuyện Hậu Nghệ  bắn mặt trời luôn được <br /> truyền tụng đã cho thấy điều đó.<br /> <br /> Với hình  ảnh con quạ vút bay về phía trời xa cũng chính là một dự cảm của Lỗ Tấn về <br /> một ngày không xa sự nghiệp cách mạng nói chung sẽ đến được bầu trời cao đẹp tự do,  <br /> con người Trung quốc sẽ được giải phóng. Đó còn có thể chính là hình ảnh tìm thấy một <br /> con đường đi mới cho cách mạng Trung Quốc lúc bấy giờ dẫu còn nhiều xa vời cách trở.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2