intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị ở các trường tiểu học hòa nhập

Chia sẻ: ViSasuke2711 ViSasuke2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

122
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này ngoài việc phân tích những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh khiếm thị tiểu học còn nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho các em. Chính từ nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng này sẽ giúp các trường có được những biện pháp điều chỉnh để giúp học sinh khiếm thị có những kĩ năng sống cần thiết nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị ở các trường tiểu học hòa nhập

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 158-164<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0112<br /> <br /> YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH<br /> KHIẾM THỊ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA NHẬP<br /> Nguyễn Thị Thắm<br /> <br /> Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Khuyết tật thị giác không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, ngôn ngữ, giao<br /> tiếp, hành vi của học sinh khiếm thị mà còn ảnh hưởng đến kĩ năng sống của các em. Hiện<br /> nay, một số trường tiểu học hòa nhập đã bắt đầu quan tâm đến việc thực hiện giáo dục kĩ<br /> năng sống cho học sinh khiếm thị. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên hiệu quả giáo<br /> dục kĩ năng sống cho các em còn chưa cao. Bài viết này ngoài việc phân tích những kĩ<br /> năng sống cần giáo dục cho học sinh khiếm thị tiểu học còn nghiên cứu những yếu tố ảnh<br /> hưởng đến việc tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho các em. Chính từ nghiên cứu yếu tố<br /> ảnh hưởng này sẽ giúp các trường có được những biện pháp điều chỉnh để giúp học sinh<br /> khiếm thị có những kĩ năng sống cần thiết nhất.<br /> Từ khóa: Trẻ khiếm thị, trường tiểu học hòa nhập, giáo dục hòa nhập, kĩ năng sống, yếu tố<br /> ảnh hưởng.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Giáo dục hòa nhập là xu thế của xã hội hiện nay. Ở Việt Nam, năm 2010 Luật người khuyết<br /> tật được ban hành đã khẳng định cam kết của Chính phủ trong việc cung cấp cơ hội giáo dục cho<br /> toàn xã hội, tiến hành giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật nói chung, trẻ khiếm thị nói<br /> riêng [2]. Học sinh khiếm thị có cơ hội học tập, vui chơi, hòa nhập cùng các bạn học sinh sáng.<br /> Đối với học sinh khiếm thị tiểu học, mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống (KNS) là tạo cơ<br /> hội cho các em có được sự độc lập [4]. Độc lập giúp học sinh khiếm thị phát triển cảm giác tự tin<br /> và tham gia và cộng đồng như một người chủ. Khi còn nhỏ, trẻ học các kĩ năng sống bằng cách<br /> quan sát ngẫu nhiên và bắt chước hành động của người khác [6]. Khoảng 80% kiến thức và kĩ năng<br /> học được thông qua kênh thị giác. Với học sinh sáng mắt, khi thành thạo kĩ năng này em có thể<br /> khái quát hóa những gì học được và phát triển các kĩ năng mới. Nhưng với học sinh khiếm thị, do<br /> hạn chế về khả năng thị giác nên khi học các kĩ năng sống khó khái quát hóa được từ tình huống<br /> này sang tình huống khác. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị cần phải có những<br /> phương pháp đặc biệt, hướng dẫn kĩ năng sống phù hợp với các em, tạo cơ hội để học sinh được<br /> thực hành, tự làm quen và khám phá [4].<br /> Kĩ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục cho học sinh khiếm thị<br /> tiểu học. Hiện nay, các trường tiểu học hòa nhập đã lồng ghép việc giáo dục kĩ năng sống cho học<br /> sinh vào các môn học cũng như các hoạt động ngoại khóa. Học sinh khiếm thị được học một số<br /> Ngày nhận bài: 5/4/2016. Ngày nhận đăng: 5/8/2016.<br /> Liên hệ: Nguyễn Thị Thắm, e-mail: Thamnguyencwd@gmail.com<br /> <br /> 158<br /> <br /> Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị ở các trường...<br /> <br /> kĩ năng sống giống như học sinh sáng mắt. Bên cạnh đó, trong những tiết cá nhân học sinh khiếm<br /> thị cũng được giáo dục các kĩ năng khác như: kĩ năng định hướng di chuyển, kĩ năng đọc viết chữ<br /> Braille, âm nhạc. Trong quá trình thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị tiểu học,<br /> giáo viên, các trường tiểu học hòa nhập đã gặp rất nhiều những khó khăn, thách thức ảnh hưởng<br /> đến kết quả giáo dục. Việc nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học<br /> sinh khiếm thị tiểu học sẽ là cơ sở để các trường hòa nhập có các giải pháp điều chỉnh, nâng cao<br /> chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho các em.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Một số khái niệm cơ bản<br /> <br /> 2.1.1. Kĩ năng sống<br /> Năm 1960, thuật ngữ KNS (life skills) lần đầu tiên đã được đề cập đến bởi những nhà tâm<br /> lí thực hành, coi đó như là một khả năng quan trọng trong việc phát triển nhân cách. Ở Việt Nam,<br /> thuật ngữ KNS được biết đến bắt đầu từ năm 1996 cùng với chương trình của UNICEF “Giáo dục<br /> KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường”<br /> do các chuyên gia Australia tập huấn [8]. Trong những năm gần đây, thuật ngữ KNS xuất hiện ngày<br /> càng nhiều ở khắp nơi trên thế giới và và được coi như một trong những vấn đề quan trọng, cấp<br /> bách cần hình thành và rèn luyện cho học sinh ở tất cả các cấp học, bậc học.<br /> Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS:<br /> Theo quan điểm của UNESCO: KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng<br /> và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.<br /> Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): KNS là năng lực đáp ứng hoặc những hành vi tích<br /> cực giúp cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng<br /> ngày [8].<br /> Có quan niệm khác cho rằng: KNS là những khả năng tâm lí xã hội của con người để để<br /> tương tác với người khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày<br /> một cách tích cực và có hiệu quả [1].<br /> Tóm lại, KNS được hiểu theo các nghĩa khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là; “KNS<br /> nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chung ta đã có) và thái độ, giái trị (cái chung ta đã<br /> nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành hành động thực tế làm gì và làm cách nào là tính tích cực nhất và<br /> mang tính chất xây dựng” [3].<br /> <br /> 2.1.2. Khái niệm trẻ khiếm thị<br /> Trẻ khiếm thị là trẻ em dưới 16 tuổi có khuyết tật thị giác, sau khi đã có các phương tiện<br /> trợ thị vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động (sinh hoạt, học tập, vui chơi,. . . ) cần sử dụng<br /> mắt [2].<br /> Trẻ khiếm thị được chia thành hai loại: trẻ mù và trẻ nhìn kém.<br /> <br /> 2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng<br /> Yếu tố là một trong những bộ phận cấu thành nên các sự vật, hiện tượng, là những cái cần<br /> thiết hình thành và tạo nên cái khác (Từ điển Tiếng Việt).<br /> Yếu tố ảnh hưởng là những cái tác động lên một sự vật, hiện tượng làm thay đổi quá trình<br /> phát triển hoặc hiệu quả hoạt động của sự vật, hiện tượng đó.<br /> Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị tiểu học hòa nhập là<br /> 159<br /> <br /> Nguyễn Thị Thắm<br /> <br /> những cái tác động đến quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị tiểu học học hòa<br /> nhập [3]. Đó là các yếu tố liên quan đến điều kiện trường học, giáo viên, cha mẹ, môi trường,. . .<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Một số kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh khiếm thị tiểu học<br /> <br /> Cũng giống như học sinh sáng mắt, học sinh khiếm thị tiểu học cần phải được giáo dục<br /> những kĩ năng sống cơ bản. Nếu thiếu các kĩ năng sống này học sinh khiếm thị sẽ gặp khó khăn<br /> lớn trong việc tự chăm sóc bản thân, trong giao tiếp xã hội, hòa nhập với cộng đồng. Thành thạo<br /> các kĩ năng sống này sẽ tạo cho học sinh khiếm thị “tăng sự tự tin và cảm giác tự hào về bản thân<br /> – điều này rất quan trọng đối với phát triển tâm lí xã hội của học sinh khuyết tật thị giác” (Rosen,<br /> 1993). Một số kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh khiếm thị [6]:<br /> - Kĩ năng tự nhận thức [7]: Tự nhìn nhận đánh giá về bản thân để xác định được những mặt<br /> mạnh, mặt yếu của bản thân. Nhận thức được sự thay đổi về tâm sinh lí của bản thân khi bước vào<br /> tuổi vị thành niên để có thái độ và hành vi đúng đắn: không hoảng hốt, lo sợ khi có sự thay đổi về<br /> tâm lí, sinh lí, có ý thức giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì, có lối sống lành mạnh về thể chất và tinh thần,<br /> hiểu rõ vị trí của mình trong các mối quan hệ ở nhà, ở trường học và ngoài xã hội thông qua các<br /> hoạt động giao tiếp hàng ngày với thầy cô, bè bạn và những người xung quanh. Đối với học sinh<br /> khiếm thị, việc nhận thức được bản thân sẽ giúp các em cảm thấy tự tin hơn, không mặc cảm, xấu<br /> hổ vì mình bị khuyết tật.<br /> - Kĩ năng tự phục vụ [4]: Đối với học sinh sáng mắt, việc học kĩ năng tự phục vụ chủ yếu<br /> qua bắt chước. Đối với học sinh khiếm thị, các em cần được hướng dẫn các kĩ năng tự phục vụ<br /> cụ thể, bằng những phương pháp đặc thù. Các kĩ năng tự phục vụ dạy cho học sinh khiếm thị bao<br /> gồm: kĩ năng đi vệ sinh, kĩ năng vệ sinh cá nhân (tắm, gội, rửa tay, rửa mặt, đánh răng,. . . ), kĩ năng<br /> mặc quần áo,. . .<br /> - Kĩ năng tự bảo vệ: Học sinh biết cách tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bản thân liên<br /> quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh, an toàn ở nhà,<br /> ở trường và ở nơi công cộng. Do khiếm khuyết về thị giác nên việc giữ an toàn, bảo vệ chăm sóc<br /> bản thân với học sinh khiếm thị là rất quan trọng. Các em cần được hướng dẫn cụ thể các kĩ thuật<br /> để đảm bảo sự an toàn khi tham gia vào các hoạt động ở trường hòa nhập. Với học sinh nhìn kém,<br /> các em còn cần biết cách chăm sóc và bảo vệ kính, đôi mắt của mình để tận dụng tối đa khả năng<br /> thị lực còn lại.<br /> - Kĩ năng giao tiếp [5]: Trong kĩ năng này học sinh khiếm thị cần hiểu được các qui tắc giao<br /> tiếp chung như: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị, biết cách ứng xử phù hợp với<br /> một số người gần gũi quen thuộc với các em như: thầy cô giáo, bạn bè, người thân trong gia đình,<br /> phụ nữ có thai, người có hoàn cảnh khó khăn, người già. . . Biết cách giao tiếp trong các tình huống<br /> đặc biệt cần sự hỗ trợ của giáo viên, các bạn sáng mắt cùng trang lứa.<br /> - Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối: Học sinh biết kiên quyết giữ vững lập trường và<br /> biết nói lời từ chối trước những chất gây nghiện, trước lời mời mọc, rủ rê của bạn bè và người xấu,<br /> không tham gia vào việc làm, hành vi mang tính tiêu cực.<br /> - Kĩ năng ứng phó với các tình huống căng thẳng [6]: Học sinh biết cách học tập, nghỉ ngơi,<br /> vui chơi, giải trí phù hợp để có tâm trạng thoải mái, lành mạnh, tránh các tình huống căng thẳng<br /> không cần thiết. Đồng thời, học sinh khiếm thị tiểu học cũng cần biết xác định rõ các mối quan<br /> hệ giữa bản thân với những người xung quanh để có thể chia sẻ, tâm sự, tìm kiếm sự giúp đỡ của<br /> người đáng tin cậy để tìm ra các giải pháp tối ưu khi gặp phải các tình huống căng thẳng trong<br /> cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: khi bị các bạn sáng mắt trêu trọc học sinh khiếm thị phải biết cách<br /> giải quyết.<br /> - Kĩ năng ra quyết định: Học sinh khiếm thị tiểu học cũng cần biết cách đưa ra các quyết<br /> 160<br /> <br /> Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị ở các trường...<br /> <br /> định nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi<br /> trường, để phòng tránh bị xâm hại, tránh các hành vi sai trái làm ảnh hưởng đến cuộc sống, học<br /> tập của bản thân và những người xung quanh.<br /> - Kĩ năng đặt mục tiêu và giải quyết các công việc [5]: Học sinh khiếm thị tiểu học cũng<br /> nên được học kĩ năng phân chia công việc thành các bước đơn giản (Fullwood, 1984). Trước tiên<br /> nên đặt ra cho học sinh khiếm thị các công việc đơn giản, dành cho trẻ để hoàn thành. Chấp nhận<br /> sự sai hỏng và khuyến khích các em kiên trì thực hiện mục tiêu. Điều này rất quan trọng với học<br /> sinh khiếm thị bởi rất nhiều em khi đi học hòa nhập vì không thể thực hiện được các nhiệm vụ đã<br /> phải bỏ học.<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNS cho học sinh khiếm thị tiểu<br /> học ở các trường hòa nhập<br /> <br /> - Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu mức độ tác động của các yếu tố đến quá trình giáo dục<br /> KNS cho học sinh khiếm thị ở trường tiểu học hòa nhập.<br /> - Địa bàn, đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu trên 30 giáo viên đang dạy cho học sinh khiếm<br /> thị ở 2 trường tiểu học hòa nhập: Trường Nguyễn Đình Chiểu - Hà Nội và Trường Tiểu học Lê<br /> Hồng Phong – Thái Bình.<br /> - Tiến hành nghiên cứu:<br /> Bước 1: Phát phiếu điều tra cho 30 giáo viên<br /> Bước 2: Giáo viên tiến hành trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra<br /> Bước 3: Thu thập phiếu điều tra, xử lí số liệu<br /> Bước 4: Phỏng vấn sâu một số giáo viên để thu thập thêm các thông tin liên quan đến nội<br /> dung nghiên cứu.<br /> Bước 5: Phân tích kết quả nghiên cứu<br /> - Xử lí số liệu: xử lí số liệu thu được theo quy trình sau<br /> + Cộng số điểm mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố theo đánh giá của giáo viên: tác động<br /> nhiều (3 điểm), tác động bình thường (2 điểm), tác động ít (1 điểm), không tác động (0 điểm).<br /> + Sử dụng công thức tính X<br /> + Dựa vào X để xếp thứ bậc mức độ ảnh hưởng của các yếu tố<br /> Sau quá trình điều tra và xử lí số liệu chúng tôi thu được kết quả sau:<br /> Bảng 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNS cho học sinh khiếm thị tiểu học<br /> Mức độ ảnh hưởng (số lượng)<br /> TT Các yếu tố ảnh hưởng<br /> Thứ bậc<br /> X<br /> Tác<br /> Không<br /> Bình<br /> Ít tác<br /> động<br /> tác<br /> thường động<br /> nhiều<br /> động<br /> 1<br /> Sự kì thị của học sinh sáng<br /> 25<br /> 4<br /> 1<br /> 0<br /> 2,8<br /> 5<br /> Học sinh khiếm thị không<br /> được can thiệp sớm trước khi<br /> 2<br /> 15<br /> 9<br /> 6<br /> 0<br /> 2,1<br /> 9<br /> vào học tiểu học<br /> Sự kì thị của phụ huynh học<br /> 3<br /> 13<br /> 12<br /> 5<br /> 0<br /> 2,25<br /> 8<br /> sinh sáng<br /> <br /> 161<br /> <br /> Nguyễn Thị Thắm<br /> <br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> <br /> 8<br /> 9<br /> <br /> Bố mẹ học sinh khiếm thị quá<br /> quan tâm, nuông chiều<br /> Bố mẹ học sinh khiếm thị ít<br /> quan tâm, chăm sóc, giáo dục<br /> Không có thời gian để dạy kĩ<br /> năng sống<br /> Giáo viên chưa có phương<br /> pháp để dạy kĩ năng sống cho<br /> học sinh khiếm thị<br /> Không có chương trình, nội<br /> dung cụ thể để dạy kĩ năng<br /> sống<br /> Lớp học hòa nhập quá đông<br /> X<br /> <br /> 20<br /> <br /> 7<br /> <br /> 3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,55<br /> <br /> 7<br /> <br /> 24<br /> <br /> 6<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,8<br /> <br /> 5<br /> <br /> 25<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,83<br /> <br /> 4<br /> <br /> 30<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 29<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,95<br /> <br /> 2<br /> <br /> 26<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,87<br /> <br /> 3<br /> 2,68<br /> <br /> Nhận xét:<br /> Bảng kết quả trên cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho<br /> học sinh khiếm thị ở các trường tiểu học hòa nhập. Mức độ tác động của các yếu tố là rất cao. Đa<br /> số giáo viên cho rằng các yếu tố tác động nhiều đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm<br /> thị (X = 2,68), không có ý kiến nào cho rằng các yếu tố trên không tác động. Nếu xét theo tiêu chí<br /> tác động nhiều để xếp thứ bậc thì thứ bậc về mức độ tác động của từng yếu tố là:<br /> Xếp ở vị trí thứ nhất là yếu tố “Giáo viên chưa có phương pháp để dạy kĩ năng sống” (X =<br /> 3,0). Mặc dù các giáo viên đều đã được tập huấn về dạy học hòa nhập nhưng dạy kĩ năng sống cho<br /> học sinh tiểu học nói chung, học sinh khiếm thị nói riêng thì các Cô chưa được học. Việc dạy kĩ<br /> năng sống cho học sinh trong lớp chỉ bằng kinh nghiệm cá nhân, chưa có những phương pháp đặc<br /> thù.<br /> Xếp ở vị trí thứ 2 là yếu tố “Không có chương trình, nội dung dạy kĩ năng sống” (X = 2,95).<br /> Qua điều tra giáo viên cho thấy các em học sinh tiểu học nói chung, học sinh khiếm thị nói riêng<br /> chưa được giáo dục KNS một cách chính thức, bài bản. Ở trường hòa nhập, giáo viên dạy kĩ năng<br /> sống chủ yếu mang tính cá nhân, không có một chương trình cụ thể. Đặc biệt với học sinh khiếm<br /> thị, qua phỏng vấn giáo viên chúng tôi nhận thấy rằng: giáo viên chủ yếu dạy kĩ năng sống cho<br /> các em bằng sự tâm huyết, yêu thương trẻ chứ không có chương trình, nội dung nào cụ thể. Ở mỗi<br /> lớp học, giáo viên hướng dẫn những kĩ năng khác nhau, chủ yếu là trong các tình huống học sinh<br /> khiếm thị chưa giải quyết được thì giáo viên sẽ hỗ trợ, hướng dẫn. Chính vì thế gần như học sinh<br /> khiếm thị chưa có được những kĩ năng sống đặc thù, trừ một số học sinh ở tại Hội người mù được<br /> các giáo viên đặc biệt hỗ trợ.<br /> Xếp ở vị trí tiếp theo là yếu tố “Lớp học quá đông” (X = 2,87), “Thiếu thời gian dạy kĩ năng<br /> sống” (X = 2,83). Theo các giáo viên, một lớp học tiểu học hòa nhập có khoảng 55-60 học sinh<br /> trong đó có 3-4 học sinh khiếm thị. Chương trình giáo dục tiểu học chủ yếu dành cho các môn văn<br /> hóa. Chính vì vậy giáo viên không có thời gian để dạy riêng các kĩ năng sống cho học sinh khiếm<br /> thị. Với một số học sinh khiếm thị, bên cạnh học văn hóa các em phải học thêm chữ nổi Braille để<br /> theo kịp học sinh sáng. Giáo viên chủ nhiệm khối lớp 4, lớp 5 – trường tiểu học Lê Hồng Phong –<br /> Thái Bình cho rằng họ vẫn kì vọng các trung tâm, hội người mù sẽ là nơi dạy kĩ năng sống cho các<br /> em khiếm thị. Giáo viên, trường hòa nhập chỉ dạy văn hóa vì lớp học quá đông, chương trình nội<br /> dung học văn hóa đã quá khó khăn đối với học sinh khiếm thị để đạt được mục tiêu theo yêu cầu.<br /> 162<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2